Vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị và sức lao động luôn được coi là điều kiện kiên quyết của hoạt động sản xuất. Vì vậy mà người sử dụng lao động, nhà quản lý các Doanh nghiệp luôn quan tâm và coi trọng việc đầu tư duy trì và phát triển sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, các chủ Doanh nghiệp luôn coi nguyên vật liệu trong đó có năng lượng, lúc nào cũng được tìm cách để đưa ra giá thấp nhất trên thị trường mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử dụng sức lao động được thuê với giá rẻ của các chủ Doanh nghiệp không hề tính đến các nguy hiểm có hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. Thực trạng này đang diễn ra đối với tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước có nền công nghiệp chưa phát triển. Và như vậy tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động và hạnh phúc của người lao động đã bị bỏ qua và các vấn đề về môi trường cũng bị lãng quên. Điều này đòi hỏi tổ chức Công đoàn, các nhà chính trị - xã hội, các phong trào phi chính phủ phải đặc biệt quan tâm và làm tốt hơn nữa việc cân bằng giữa việc làm, tiền lương, chất lượng, khối lượng công việc, sức khoẻ người lao động.
Hiện nay môi trường và điều kiện lao động đã được quan tâm, cải thiện, được nhận thức và chấp nhận là một giá trị xã hội cũng như là một yêu cầu vô điều kiện cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương” để từ đó có lời khuyên, góp ý tới công ty nhằm cải thiện điều kiện lao động giúp người lao động và người sử dụng lao động hài lòng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị và sức lao động luôn được coi là điều kiện kiên quyết của hoạt động sản xuất. Vì vậy mà người sử dụng lao động, nhà quản lý các Doanh nghiệp luôn quan tâm và coi trọng việc đầu tư duy trì và phát triển sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, các chủ Doanh nghiệp luôn coi nguyên vật liệu trong đó có năng lượng, lúc nào cũng được tìm cách để đưa ra giá thấp nhất trên thị trường mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử dụng sức lao động được thuê với giá rẻ của các chủ Doanh nghiệp không hề tính đến các nguy hiểm có hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. Thực trạng này đang diễn ra đối với tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước có nền công nghiệp chưa phát triển. Và như vậy tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động và hạnh phúc của người lao động đã bị bỏ qua và các vấn đề về môi trường cũng bị lãng quên. Điều này đòi hỏi tổ chức Công đoàn, các nhà chính trị - xã hội, các phong trào phi chính phủ phải đặc biệt quan tâm và làm tốt hơn nữa việc cân bằng giữa việc làm, tiền lương, chất lượng, khối lượng công việc, sức khoẻ người lao động.
Hiện nay môi trường và điều kiện lao động đã được quan tâm, cải thiện, được nhận thức và chấp nhận là một giá trị xã hội cũng như là một yêu cầu vô điều kiện cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương” để từ đó có lời khuyên, góp ý tới công ty nhằm cải thiện điều kiện lao động giúp người lao động và người sử dụng lao động hài lòng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức lao động tại Công ty
- Điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố : ánh sáng, tiếng ồn, vi khí hậu, bụi, hơi khí độc
- Tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là người lao động trực tiếp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu theo các phương pháp sau :
- Phương pháp hồi cứu số liệu về điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất, thống kê báo cáo về tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn 82 người lao động trực tiếp tại phân xưởng Đúc.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu :
- Quá trình hình thành và phát triển, tình hình sản xuất, đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố điều kiện lao động được tiến hành theo phương pháp hồi cứu thu thập số liệu của phòng Quản lý chất lượng năm 2009
Các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn
Các yếu tố vi khí hậu : nhiêt độ, độ ẩm, tốc độ gió
Các chỉ số về bụi
Các chỉ số về hơi khí độc
- Đánh giá thực trạng sức khỏe người lao động.
3. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Chương III : Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Mai; các cán bộ phòng Quản lý chất lượng, phòng Kế toán – tài vụ và đặc biệt là phòng Tổ chức Lao động đã tạo điều kiện thuận lợi để chuyên đề này được hoàn thành.
Vì khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương chỉ kéo dài 15 tuần, nên những nhận định về điều kiện lao động và các biện pháp cải thiện điều kiện lao động có thể còn nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Chương I
Cơ sở lý luận của cải thiện điều kiện lao động trong
doanh nghiệp
1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về điều kiện lao động
Lao động tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con người. Không những thế lao động còn là điều kiện cần thiết để con người khỏe mạnh. Tuy nhiên, lao động phải dựa trên cơ sở có khoa học có nghĩa là trong quá trình lao động, cơ thể phải thích ứng với tốt nhất với môi trường xung quanh cũng như điều kiện lao động.
Khái niệm điều kiện lao động đã được nói đến nhiều trong các công trình khoa học trong và ngoài nước với nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng đều thống nhất ở khái niệm : “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc bao gồm các yếu tố vệ sinh, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài.”
1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và bộ môn Tổ chức lao động khoa học nói riêng, điều kiện lao động trong thực tế hiện nay rất phong phú và đa dạng. Người ta phân các nhân tố của điều kiện lao động thành 5 nhóm là : nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
1.2.1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động
Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động gồm các yếu tố :
Sự căng thẳng về thể lực
Sự căng thẳng về thần kinh
Nhịp độ lao động
Tư thế lao động
Tính đơn điệu của lao động
1.2.2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường
Điều kiện để đảm bảo thường xuyên sức khỏe và khả năng làm việc của con người ở mức độ cao là sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất với các quy luật về vệ sinh phòng bệnh của môi trường gồm :
Vi khí hậu
Tiếng ồn, rung động, siêu âm
Môi trường không khí
Tia bức xạ, tia hồng ngoại, ion hóa và chiếu sáng
Sự tiếp xúc với dầu mỡ, hóa chất độc
Phục vụ vệ sinh và sinh hoạt
Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường là nhân tố quan trọng để nâng cao nâng suất lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động
Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động có tác dụng lớn đối với tâm lý người lao động. Thẩm mỹ của lao động tạo nên sự yên tâm và phấn khởi cho người lao động. Trang thiết bị thuận tiện sử dụng và có hình dáng, bố trí đẹp, nhà xưởng, cảnh quan xung quanh phù hợp với quá trình sản xuất sẽ có tác dụng làm tăng chất lượng của sản phẩm làm ra, giảm bớt phế phẩm, tăng năng suất lao động. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động bao gồm các yếu tố :
Bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ
Sự phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu của thẩm mỹ
Một số nhân tố khác của thẩm mỹ : âm nhạc, trang trí, cảnh quan môi trường
1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì con người luôn muốn nhận được nhiều thứ từ công việc chứ không phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn thấy, họ muốn thỏa mãn các nhu cầu được quan hệ với những người khác để có thể thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác, họ muốn được tôn trọng, được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực hoặc đạt được các thành tích mới. Vì vậy, các nhà quản lý cần cải thiện nhóm điều kiện tâm lý xã hội gồm :
Bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, khen thưởng và kỷ luật
Điều kiện để thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua, phát huy sáng kiến
1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi gồm các yếu tố :
Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao
Độ dài thời gian nghỉ, hình thức nghỉ
1.3. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Mục đích của cải thiện điều kiện lao động là đạt kết quả lao động đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, phát triển toàn diện người lao động và góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của người lao động, giúp doanh nghiệp phát triển.
Với mục đích đó, có nhiều lý do để nói rằng cải thiện điều kiện lao động là quan trọng và cần được quan tâm trong doanh nghiệp. Trong đó có ba lý do chủ yếu là :
Thứ nhất, cải thiện điều kiện lao động đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Con người đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc xây dựng doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có đứng vững trong sự phát triển của kinh tế hay không một phần quan trọng là có con người khỏe mạnh hay không. Nhiệm vụ của cải thiện điều kiện lao động là nhằm bảo vệ sức khỏe,an toàn cho người lao động. Khi điều kiện lao động tốt có nghĩa là con người được đảm bảo về mọi mặt thì họ sẽ sẵn sàng và luôn đáp ứng yêu cầu của công việc, nói cách khác là đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp.
Thứ hai, cải thiện điều kiện lao động tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp bởi vì một trong những phương pháp cải thiện điều kiện lao động là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Mặt khác, cải thiện điều kiện lao động còn là tạo môi trường làm việc lành mạnh giúp người lao động có thể tác động đến chính công việc của họ, đến các kỹ năng quản lý, các khả năng phát triển và học hỏi trong công việc của từng người nên đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng phương thức quản lý mới.
Thứ ba, cải thiện điều kiện lao động là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiêp. Cải thiện điều kiện lao động nhằm tạo ra một nơi làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động giúp người lao động có được trạng thái tối ưu để làm việc, từ đó làm tăng năng suất lao động nên tiết kiệm được lao động sống trên một đơn vị sản phẩm giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Hơn nữa, cải thiện điều kiện lao động cũng là tạo thương hiệu cho doanh nghiệp giúp thu hút được nhiều lao động giỏi đến với doanh nghiệp.
Từ những lý do trên có thể thấy được vai trò quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải thường xuyên quan tâm và đưa ra thảo luận tại các cuộc trao đổi khi xây dựng chương trình, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
2. Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động
2.1. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát là phương pháp dùng phương tiện kỹ thuật đo lường để ghi chép, theo dõi về hiện trạng các yếu tố điều kiện lao động, tương ứng với nó là ghi chép các mức đọ tác động lên trạng thái cơ thể con người trong quá trình làm việc.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép đánh giá chính xác về điều kiện lao động, biết được ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện lao động lên trạng thái sức khỏe của người lao động, biết được nguyên nhân gây ra các điều kiện không tốt đối với người lao động, biết được mức độ ảnh hưởng của điều kiện lao động – mức độ nặng nhọc của lao động. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là tốn thời gian và chi phí.
Mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động là mức độ ảnh hưởng của tổng thể các yếu tố thuộc môi trường làm việc lên trạng thái, chức năng cơ thể của con người và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tái sản xuất của người lao động.
Tùy thuộc vào tình hình phát triển của mỗi quốc gia, mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động ở mỗi quốc gia gồm nhiều loại khác nhau. Ở Việt Nam, Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội của Bộ Lao động đã chia mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động thành 6 loại sau :
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động nhẹ nhàng thoải mái, những công việc loại này thường có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm việc và góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm việc phù hợp với điều kiện vệ sinh an toàn lao động và mức tiêu chuẩn sinh lý ở mức độ cho phép của điều kiện cơ thể của người lao động.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động tương đối không thuận lợi hoặc có một số yếu tố tiêu chuẩn vượt mức cho phép ở mức không đáng kể, khả năng làm việc của người lao động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi tâm sinh lý trong quá trình lao động được phục hồi nhanh, sức khỏe lâu dài của người lao động cũng như trước mắt không bị ảnh hưởng đáng kể.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 là công việc mà dưới tác động của những yếu tố điều kiện không thuận lợi (độc hại và nguy hiểm) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng của trạng thái tiền bệnh lý và tới hạn của những người thực sự khỏe mạnh, khả năng làm việc của người lao động bị ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định và sức khỏe giảm sút. Những công việc này không thích hợp với những người kém sức khỏe hoặc mắc bệnh.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5 là những trường hợp khi người lao động làm việc trong những điều kiện rất không thuận lợi, xuất hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, cường độ lao động lớn, hoạt động thần kinh tâm lý căng thẳng,… Phản ứng đặc trưng của cơ thể ít nhiều chuyển sang trạng thái bệnh lý sau lao động, cần có thời gian dài để phục hồi các chức năng bị rối loạn do lao động sinh ra. Ở những công việc này tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp cao.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 : Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 khi lao động được tiến hành trong những điều kiện lao động rất nặng nhọc, độc hại, các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao ở xấp xỉ ngưỡng chịu đựng tối đa cho phép của cơ thể, thời gian làm việc quá dài. Ở những công việc loại này sẽ làm phản ứng đặc trưng của trạng thái chức năng cơ thể chuyển sang trạng thái bệnh lý, mất đi khả năng bảo vệ và đền bù.
2.2. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp đánh giá điều kiện lao động dựa theo báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe của người lao động.
- Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được chia thành 3 loại : tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ.
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, ngoài con số tuyệt đối thống kê được, người ta còn xác định tần suất tai nạn lao động :
KTNLĐ = n/N * 1000
Trong đó : n : số trường hợp bị tai nạn lao động trong doanh nghiệp
N : tổng số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê
Đơn vị : phần nghìn (%0).
- Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh ra bệnh là do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là do sự suy yếu dần về sức khỏe gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất.
Đánh giá tình hình mắc bệnh nghề nghiệp người ta dùng chỉ tiêu tần suất mắc bệnh nghề nghiệp :
KBNN = m/N * 1000
Trong đó : m : số người mắc bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp
N: tổng số lao động trong doanh nghiệp trong thời điểm thống kê
Đơn vị : phần nghìn (%0).
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giá tình hình tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp cao hay thấp, giảm hay tăng. Hiện nay, các doanh nghiệp đang đề ra chiến dịch “K=0”, nghĩa là phấn đấu tiến đến không xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Những điều kiện vệ sinh phòng bệnh trong sản xuất
3.1. Chiếu sáng trong sản xuất
3.1.1. Ý nghĩa của chiếu sáng trong sản xuất
Trong sản xuất, ánh sáng là một yếu tố quan trọng, không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Ánh sáng là một dạng năng lượng bức xạ điện tử, trong đó, ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời chiếu sáng thích hợp và có tác dụng tốt đối với sinh lý con người, ánh sáng nhân tạo được phát ra từ hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo. Chiếu sáng hiệu quả tại nơi làm việc phải đảm bảo kết hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo.
Thị lực mắt người lao động bị phụ thuộc rất nhiều vào độ chiếu sáng trong sản xuất. Độ chiếu sáng đạt tới mức quy định thì thị lực của mắt phát huy được năng lực làm việc cao nhất và độ ổn định của thị lực mắt càng bền. Thành phần quang phổ của nguồn ánh sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt. Ánh sáng màu vàng, màu da cam giúp cho mắt làm việc tốt hơn. Trong thực tế sản xuất, ánh sáng được bố trí đầy đủ, màu sắc của ánh sáng thích hợp thì năng suất lao động tăng từ 20 – 30%. Nếu không đảm bảo điều ấy sẽ làm cho mắt chóng mệt mỏi, dẫn đến cận thị làm giảm khả năng lao động và có thể dẫn đến tai nạn lao động.
3.1.2. Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý
Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây căng thẳng và khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém. Đó là nguyên nhân làm tăng mức phế phẩm trong sản xuất và làm giảm năng suất lao động. Người lao động trẻ tuổi nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽ sinh ra tật cận thị. Ngoài ra do ánh sáng quá thiếu, sự phân biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm sai các động tác và do đó sẽ xảy ra tai nạn lao động.
Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lóa mắt tức là tình trạng mắt bị chói quá là nhức mắt và do đó cũng làm giảm thị lực của người lao động. Tác hại do chiếu sáng quá chói hoặc bố trí không hợp lý cũng dẫn đến giảm năng suất lao động và tăng tai nạn lao động.
.
Tiêu chuẩn chiếu sáng
Sự tương phản giữa vật và nền
Đặc điểm của nền
Độ rọi nhỏ nhất (lux)
Dùng đèn huỳnh quang
Dùng đèn sợi đốt
Chiếu sáng hỗn hợp
Chiếu sáng chung
Chiếu sáng hỗn hợp
Chiếu sáng chung
Nhỏ
Tối
1500
500
750
200
Nhỏ trung bình
Tối trung bình
1000
400
500
200
Lớn trung bình
Sáng trung bình
750
300
400
150
Lớn
Sáng
500
200
300
100
3.2. Tiếng ồn
Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là một nhân tố phổ biến của điều kiện lao động. Tùy theo đặc điểm sản xuất của từng ngành, tiếng ồn phát ra ở mức độ khác nhau. Chống lại tiếng ồn ngày nay không còn là một vấn đề lý luận mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách của một số ngành sản xuất.
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh hỗn độn gây cho con người những cảm giác khó chịu.
3.2.1. Phân loại tiếng ồn
Tiếng ồn trong sản xuất được chia thành nhiều loại nhưng có 2 cách phân loại chủ yếu :
Theo đặc tính của nguồn ồn : căn cứ vào nguồn gốc phát ra tiếng ồn ta có
thể chia thành các loại :
- Tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy.
- Tiếng ồn do va chạm như quá trình rèn, dập, tán.
- Tiếng ồn khí động do hơi chuyển động với vận tốc cao : tiếng động cơ phản lực, tiếng máy nén hút khí,…
- Tiếng nổ hoặc xung động khi động cơ đốt trong hoặc diesel làm việc.
Theo tần số âm thanh : căn cứ vào sức nghe của tai người có các loại :
- Hạ âm có tần số < 20Hz, tai người không nghe thấy.
- Âm tai người nghe được có tần số 20Hz – 16KHz.
- Siêu âm có tần số > 20KHz, tai người không nghe thấy.
Ngoài ra người ta có thể phân loại tiếng ồn theo dải tần số, cách lan truyền nguồn ồn, theo phổ,…
3.2.2.