Cải thiện sinh kế và vệ sinh môi trường cho cộng đồng nghèo huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Cạn giai đoạn 2008 – 2011

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc miền núi phía Đông Bắc của Việt Nam. Tỉnh hiện có hàng ngàn nông dân (thuộc các dân tộc thiểu số) sinh sống tại hơn 120 xã. Nguồn thu nhập và lương thực của người dân địa phương vẫn chủ yếu là cây lúa. Trong một vài năm gần đây, những biến đổi thời tiết, sự gia tăng dịch bệnh và những biến động mạnh của giá lúa giống đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của người dân nơi đây. Pác Nặm là 1 trong 60 huyện nghèo nhất trong cả nước. Nằm cách xa trung tâm tỉnh Bắc Kạn hơn 90 km về phía Bắc, đường giao thông đi lại khó khăn chủ yếu là dốc núi. Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.539 ha, nhưng chỉ có 9,3% đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa cả năm là 1.882 ha, đất lâm nghiệp 19.509,26 ha. Huyện có 5.204 hộ, gồm 7 dân tộc: Tày, Mông, Dao, Nùng, Sán Chỉ, Kinh, Hoa cùng sinh sống. An Thắng và Cổ Linh là 2 xã nghèo của huyện Pác Nặm, diện tích đất trồng trọt trung bình trên đầu người thấp, khoảng 200 m2/người và đất trồng trọt phân bố rải rác, hầu hết nằm ở những vùng thấp dưới chân núi. Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt. Đa số người dân ở đây đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong sản xuất như thiếu đất nông nghiệp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ học vấn thấp, một số người dân không có khả năng đọc và viết tiếng Kinh, khó khăn về sự tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh, Tiếp theo thành công của các dự án đã thực hiện trước đó, căn cứ vào điều kiện thực tế ở An Thắng và Cổ Linh là 2 xã nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với dự án phát triển, với sự tài trợ của Caritas – Australia, SRD (Sustainable Rural Develoment) đã triển khai thực hiện Dự án “Cải thiện sinh kế và vệ sinh môi trường cho cộng đồng nghèo huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Cạn” giai đoạn 2008 – 2011.

doc20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cải thiện sinh kế và vệ sinh môi trường cho cộng đồng nghèo huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Cạn giai đoạn 2008 – 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Bắc Kạn là một tỉnh thuộc miền núi phía Đông Bắc của Việt Nam. Tỉnh hiện có hàng ngàn nông dân (thuộc các dân tộc thiểu số) sinh sống tại hơn 120 xã. Nguồn thu nhập và lương thực của người dân địa phương vẫn chủ yếu là cây lúa. Trong một vài năm gần đây, những biến đổi thời tiết, sự gia tăng dịch bệnh và những biến động mạnh của giá lúa giống đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của người dân nơi đây. Pác Nặm là 1 trong 60 huyện nghèo nhất trong cả nước. Nằm cách xa trung tâm tỉnh Bắc Kạn hơn 90 km về phía Bắc, đường giao thông đi lại khó khăn chủ yếu là dốc núi. Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.539 ha, nhưng chỉ có 9,3% đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa cả năm là 1.882 ha, đất lâm nghiệp 19.509,26 ha. Huyện có 5.204 hộ, gồm 7 dân tộc: Tày, Mông, Dao, Nùng, Sán Chỉ, Kinh, Hoa cùng sinh sống. An Thắng và Cổ Linh là 2 xã nghèo của huyện Pác Nặm, diện tích đất trồng trọt trung bình trên đầu người thấp, khoảng 200 m2/người và đất trồng trọt phân bố rải rác, hầu hết nằm ở những vùng thấp dưới chân núi. Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng trọt. Đa số người dân ở đây đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong sản xuất như thiếu đất nông nghiệp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ học vấn thấp, một số người dân không có khả năng đọc và viết tiếng Kinh, khó khăn về sự tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt, hố xí hợp vệ sinh, … Tiếp theo thành công của các dự án đã thực hiện trước đó, căn cứ vào điều kiện thực tế ở An Thắng và Cổ Linh là 2 xã nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với dự án phát triển, với sự tài trợ của Caritas – Australia, SRD (Sustainable Rural Develoment) đã triển khai thực hiện Dự án “Cải thiện sinh kế và vệ sinh môi trường cho cộng đồng nghèo huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Cạn” giai đoạn 2008 – 2011. PHẦN B: NỘI DUNG MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN Mục tiêu chung Giúp đỡ hỗ trợ cộng đồng nghèo xây dựng, sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt, tập huấn về vệ sinh môi trường, xây dựng một số trường mầm non tại địa phương nhằm cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục cho các em học sinh. Mặt khác, thay đổi nhận thức của gia đình, nhà trường và xã hội đối với trẻ em, bảo vệ trẻ em và phát huy quyền của trẻ em. Nhận thức về việc bảo vệ môi trường, sử dụng nước sạch, cách phát triển kinh tế hộ gia đình được nâng cao. Mục tiêu cụ thể Cải thiện khả năng lập kế hoạch, triển khai và giám sát có sự tham gia thông qua nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ địa phương và người dân thôn bản trong quá trình phát triển kinh tế xã hội; Tăng thu nhập và sinh kế nông hộ thông qua giới thiệu và phát triển các kỹ năng chuyên môn và kỹ thuật phù hợp cho người dân thôn bản; Cải thiện điều kiện sống cơ bản cho nông dân nghèo tại các thôn bản thông qua nâng cấp hạ tầng cơ sở và điều kiện vệ sinh môi trường; Cải thiện vai trò và vị thế của người phụ nữ thông qua lồng ghép bình đẳng giới trong phát triển cộng đồng; Thúc đẩy việc hình thành và vận hành các nhóm nông dân/ tổ chức cộng đồng để cải thiện sự tương trợ, tinh thần đoàn kết và sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định ở cấp cộng đồng; Phổ biến các bài học thành công và vận động chính sách cho người nghèo. KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN Hợp phần 1: Nâng cao năng lực Hợp phần này hướng đến các mục tiêu: (1) Phổ biến pháp lệnh dân chủ cở sở để người dân thực hiện quyền tham gia và giám sát các hoạt động cộng đồng (2) Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thúc đẩy, điều hành của cán bộ địa phương và nông dân chủ chốt. Kết quả mong đợi: Năng lực quản lý, và giám sát của cán bộ địa phương các cấp (huyện, xã) và nông dân chủ chốt được củng cố để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Kế hoạch hoạt động của dự án được xây dựng từ thôn bản, xã và huyện, đáp ứng đúng nhu cầu, mục tiêu và nguồn lực thực tế của địa phương. Cán bộ địa phương và người dân hiểu rõ về Pháp lệnh DCCS Người dân và phụ nữ được tham gia vào việc xây dựng kế hoạch thôn bản, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện. Thực tế đạt được: Dự án đã hoàn thành 02/02 lớp tập huấn cho tập huấn viên về dân chủ cơ sở tại Văn phòng dự án huyện Pác Nặm, với tổng số 39 học viên là cán bộ BQL dự án các xã và huyện tham gia. Khóa tập huấn đem lại những nội dung cơ bản về dân chủ cơ sở cho các học viên và quan trọng hơn nữa là họ đó có thể trao đổi lại vấn đề dân chủ này cho bà con trong thôn bản. Ngoài ra, khóa học này cũng là cơ sở để dự án tiếp tục triển khai hoạt động trao đổi dân chủ cở sở tại các thôn bản. Sau đó đã triển khai thực hiện 8/10 buổi nói chuyện về dân chủ cơ sở tại 4 thôn thực hiện dự án. Đối tượng tham dự là tất cả các hộ dân trong thôn hưởng lợi dự án. Người nói chuyện, hướng dẫn là tập huấn viên của huyện cùng với các học viên đã được tham gia tập huấn tại huyện. Nhìn chung sau khi được tham gia các buổi nói chuyện người dân đã cơ bản nắm được những điều mình được biết, được bàn và được quyết định: 14 điều người dân được thông báo; 5 điều người dân được bàn và được quyết định; 9 việc dân được bàn, tham gia ý kiến nhưng chính quyền xã quyết định; 11 việc dân giám sát và kiểm tra và đã vận dụng khá linh hoạt trong cuộc sống. Dự án cũng đã thực hiện xong 2/2 lớp tập huấn về lập kế hoạch giám sát đánh giá có sự tham gia tại huyện với học viên là các thành viên Ban quản lý dự án xã, Ban phát triển cộng đồng thôn, các hộ dân tiêu biểu trong thôn. Thông qua các khóa tập huấn về dân chủ cơ sở, về lập kế hoạch giám sát đánh giá có sự tham gia cũng như các hoạt động tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm ở trong và ngoài nước mà năng lực quản lý, giám sát, thúc đẩy, điều hành của cán bộ địa phương và nông dân chủ chốt đã được cải thiện, nâng cao một bước đáng kể. Có thể nói, nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý dự án, về dân chủ cơ sở của cộng đồng là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đặc biệt tích cực mà Dự án VM015 đã đem lại. Hợp phần 2: Phát triển sinh kế nông hộ Hợp phần này hướng đến các mục tiêu: (1) Nông dân có kỹ năng quản lý, lập kế hoạch và hạch toán kinh tế trong sản xuất nông hộ và (2) Các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi phù hợp được phổ biến và áp dụng tạo thêm nguồn thu nhập cho các hộ nghèo. Kết quả mong đợi: - Các hộ nông dân có đủ năng lực về lập kế hoạch sản xuất, biết cách ghi chép, hạch toán thu chi trong sản xuất. - 70% hộ nông dân hiểu và áp dụng các kỹ thuật cải tiến về trồng trọt - Năng xuất vật nuôi, cây trồng tăng 20 - 30% - Thu nhập trung bình từ sản xuất nông hộ tăng 30 - 50% - Các tổ chức/nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp do dân bản thành lập có quy chế hoạt động rõ ràng, cụ thể; Có kế hoạch hoạt động cho từng quý dựa trên nhu cầu thực tiễn của dân bản. - Kế hoạch sản xuất nông nghiệp từng quý của thôn bản/Nhóm được xây dựng và được các cấp thông qua. Thực tế đạt được: Đối với hoạt động Tập huấn về lập kế hoạch sản xuất nông hộ, lập sổ sách ghi chép và hoạch toán thu chi trong chăn nuôi trồng trọt, Dự án đã tiến hành tổ chức 2 khóa tập huấn tại huyện với 48 lượt người tham gia, các học viên là cán bộ khuyến nông xã, các hộ dân đến từ 4 thôn thực hiện dự án. Sau khóa tập huấn các học viên tham gia cơ bản nắm được: Lập kế hoạch để làm gì, các bước tiến hành khi lập kế hoạch, cách hoạch toán thu chi trong sản xuất kinh tế hộ gia đình để từ đó áp dụng đối với gia đình mình và thông tin cho các hộ khác trong cộng đồng thôn. Kết quả thảo luận nhóm ở 2 thôn của 2 xã cho thấy người dân đã hiểu và vận dụng các khái niệm căn bản về hạch toán lãi/lỗ, chi phí, lập kế hoạch sản xuất của gia đình và có những ví dụ minh họa rất sôi động. Dự án cũng tổ chức lớp tập huấn cho các thành viên Ban quản lý vốn vay luân chuyển của xã, thôn tại Văn phòng BQL huyện. Có 14 thành viên tham gia trong đó có 7 nữ và 7 nam tham gia. Để thực hiện mục tiêu phổ biến các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi phù hợp cho người dân và được họ áp dụng tạo thêm nguồn thu nhập cho các hộ nghèo, Dự án đã thực hiện hàng loạt các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi tại cơ sở. Đến nay, đã thực hiện được 28/30 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi tại 4 thôn dự án, với đối tượng là tất cả người dân trong thôn hưởng lợi dự án. Phương pháp tập huấn theo cách thức “cầm tay chỉ việc” sẽ giúp người dân nhận thức được vấn đề và dễ dàng tiếp nhận hơn khi tham gia khóa tập huấn. Đồng thời cũng đã hoàn thành 2/2 khóa đào tạo thú y viên thôn bản cho cán bộ thú y xã, các thành viên tham gia quản lý tủ thuốc thú y tại thôn và t hiết lập được 02/04 tủ thuốc thú y tại 02 xã, hiện nay các tủ thuốc vẫn duy trì hoạt động và đã tự chủ động trong hoạt động cung cấp các dịch vụ thú y cho người dân trong thôn, xã. Bên cạnh các hoạt động tập huấn, đã tổ chức các hoạt động thăm quan học tập kinh nghiệm (Thực hiện 02 cuộc thăm quan chéo giữa các Ban quản lý dự án 2 xã, các nhóm nông dân của các thôn; Tổ chức cho các thành viên Ban quản lý dự án huyện xã, người dân 4 thôn thăm quan học tập các mô hình tốt tại huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình và Phối hợp tổ chức thành công thăm quan mô hình sinh kế thành công tại Campuchia cho các thành viên Ban quản lý, đại diện hộ dân). Hoạt động tham quan tỉnh bạn (Hòa Bình) cũng như tham quan học hỏi ở Campuchia đã giúp các cán bộ cấp cơ sở và người dân có cơ hội để lần đầu tiên tham quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế, đời sống văn hóa ở nước ngoài, giúp họ có những cảm nhận và thay đổi nhận thức lớn lao hơn đối với công tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng,… Hợp phần 3: Hạ tầng cơ sở, vệ sinh môi trường Hợp phần này hướng đến các mục tiêu: (1) Đường liên thôn, nhà văn hóa được nâng cấp; (2) Hệ thống dẫn nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng trâu bò được xây dựng đảm bảo vệ sinh môi trường trong thôn bản. Kết quả mong đợi: Các đoạn đường khó khăn nguy hiểm dẫn vào thôn được mở rộng 4 nhà văn hóa được lát nền xi măng, trang bị thêm bàn ghế, bảng Hệ thống dẫn nước sạch đơn giản được hình thành, cung cấp đủ nước cho 80% hộ gia đình Thôn bản có quy ước và sử phạt trâu bò, lợn thả rông Đương làng, ngõ xóm vệ sinh sạch sẽ, không có phân gia súc bừa bãi Thực tế đạt được: Về khối lượng, kết quả: Đã cải tạo, nâng cấp 7.5 km/7.5km (đạt 100%), mặt đường rộng từ 1.0 m lên 1.5 m tại 2 thôn Tiến Bộ và thôn Khuổi Làng thuộc xã An Thắng; xây mới 2 nhà văn hóa tại 2 thôn Khuổi Trà (xã Cổ Linh) và thôn Tiến Bộ (xã An Thắng). Cải tạo nâng cấp 2 nhà văn hóa tại 2 thôn Bản Sáng (xã Cổ Linh) và thôn Khuổi Làng (xã An Thắng); hỗ trợ bàn, ghế, loa đài, tủ sách, sách cho các thôn. Ngoài ra dự án còn cấp thêm cho xã Cổ Linh mỗi thôn 2 loa cầm tay và ống dẫn nước cho thôn Khuổi Trà. Hệ thống dẫn nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng trâu bò được xây dựng đảm bảo vệ sinh môi trường trong thôn. Dự án đã xây dựng được 3/4 công trình nước sạch tại 3 thôn với 53 hộ dân và 3 điểm trường học được sử dụng nước sạch (Thôn Tiến Bộ 10 hộ và 01 điểm trường; Thôn Khuổi Làng 16 hộ và 2 điểm trường; Thôn Khuổi Trà 27 hộ). Tại thôn Bản Sáng đã có công trình nước sạch nên toàn bộ kinh phí xây dựng nước sạch tập trung cho thôn Khuổi Trà. Đối với các hộ không được hưởng lợi trực tiếp từ công trình nước sạch dự án đã hỗ trợ cho 4 thôn mỗi thôn 25 thùng đựng nước loại 180 lít. Đối với nhà vệ sinh xây dựng được 87/100 nhà đạt 87% (trong đó Xã An Thắng đạt 46/50, Xã Cổ Linh đạt 41/50). Do một số hộ thực hiện chưa đạt yêu cầu theo thiết kế của dự án nên đã không được nghiệm thu. Phần kinh phí còn thừa chuyển sang làm chuồng trâu, bò. Về chuồng trâu, bò xây dựng được 59/50 chuồng đạt 118% (Xã An Thắng đạt 35/25, xã Cổ Linh đạt 24/25). Ngoài ra dự án cồn hỗ trợ cho mỗi hộ hưởng lợi 24 m2 bạt xanh để che chắn gió cho trâu, bò. Dự án còn hỗ trợ cho mỗi xã 01 tủ thuốc thú y đặt tại ủy ban nhân xã. Về chất lượng công trình: Qua phỏng vấn các hộ hưởng lợi, Đoàn đánh giá nhận thấy người dân đã được tham gia góp ý về hồ sơ thiết kế và tham gia giám sát cộng đồng nên chất lượng công trình tương đối đảm bảo. Tuy nhiên đối với các hạng mục giao trực tiếp cho dân tự thi công thì cần rút kinh nghiệm phải hướng dẫn cách làm rất cụ thể và chi tiết, tránh trường hợp dân làm không đúng thiết kế hoặc chất lượng, không đảm bảo dẫn đến không nghiệm thu được. Đây là bài học rút ra cho thực hiện các dự án khác. Đánh giá và nhận định về kết quả đầu ra đạt được: Tất cả các hộ hưởng lợi đều phát biểu rằng các hạng mục được đầu tư đều rất thiết thực đối với họ và họ mong muốn dự án sẽ kéo dài thêm hoặc có một dự án khác tương tự để tất cả các hộ dân của 2 xã đều được đầu tư đầy đủ các hạng mục trên. Điều đó chứng tỏ các hạng mục đã đầu tư là đúng và vừa phải với khuôn khổ của dự án. Hợp phần 4: Bình đẳng giới Hợp phần này hướng đến các mục tiêu: (1) Các thúc đẩy viên về giới có đủ trình độ và kỹ năng áp dụng các công cụ giới ở cấp cộng đồng; (2) Nhận thức về bình đẳng giới của cán bộ địa phương và người dân được cải thiện thông qua các cuộc tập huấn, nói chuyện, hội thảo và (3) Kế hoạch giám sát và đánh giá giới được xây dựng kèm theo các chỉ số giới. Kết quả mong đợi: Các Nhóm thúc đẩy về bình đẳng giới tổ chức các lớp tập huấn, nói chuyện và tuyên truyền về bình đẳng giới trong thôn bản 50% nữ giới tham gia vào các hoạt động của Dự án và cộng đồng Sau 3 năm thực hiện Dự án 10 -20 % phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo trong các tổ chức cộng đồng; 40% phụ nữ có giờ nghỉ tăng lên 1 – 2 /ngày Dự án đã tổ chức lớp tập huấn đào tạo các tập huấn viên tại huyện cho 25 cán bộ địa phương và nông dân chủ chốt, có 10/25 (40%) là cán bộ phụ nữ. Tiếp đó, tổ chức 19 buổi nói chuyện về giới cho người dân được hưởng lợi từ dự án với 672 người tham gia trong đó có 376 nam (55,95%) và 296 nữ (44,05%). Tháng 1/2011, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về bình đẳng giới. Tại đây các đại biểu đã tổng kết những hoạt động đã triển khai, đánh giá các kết quả đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục nhằm tăng cường hơn nữa vị thế của người phụ nữ trong cộng đồng xã hội và gia đình. Biên soạn tài liệu về bình đẳng giới, in 350 tờ rơi minh họa bằng các hình vẽ về bình đẳng giới phát cho các hộ gia đình ở thôn bản thuộc phạm vi tác động của dự án. Các nội dung về giới được lồng ghép trong tất cả các hoạt động, tạo nên sự tác động dây chuyền tăng cường hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của các kết quả đạt được về bình đẳng giới. 5. Hợp phần 5: Tăng cường năng lực quản trị địa phương thông qua các tổ chức cộng đồng (CBO). Hợp phần này hướng đến các mục tiêu: (1) Các Trưởng nhóm, thành viên Ban quan quản lý có đủ năng lực thúc đẩy và quản lý nhóm; (2) Vị thế và tiếng nói của người dân được cải thiện và tôn trọng và (3) Tinh thần tương trợ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và cải thiện cuộc sống của người dân được củng cố và tăng cường. Kết quả mong đợi: Các tổ chức cộng đồng, Ban quản lý DA ở các cấp được thành lập, người dân tự nguyện tham gia và bầu chọn người lãnh đạo Các CBO đều có kế hoạch hoạt động theo quý, có kiểm tra, giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện 50% kế hoach hoạt động của thôn bản được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã/huyện. Không xẩy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng, tinh thần tập thể được hình thành thông qua các hoạt động theo nhóm. Trên cơ sở nhu cầu và sở thích của từng cá nhân, người dân đã thảo luận và đi đến thiết lập các nhóm cùng sở thích tại các thôn/ bản. Tại xã An Thắng, mỗi thôn thành lập 4 nhóm sở thích, gồm: Nhóm ngô, nhóm lúa, nhóm chăn nuôi lợn, nhóm chăn nuôi gà. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, nhóm phó. Các nhóm đã bước đầu đi vào hoạt động, hỗ trợ tốt cho bà con trong phát triển kinh tế. Ví dụ nhóm Lúa ở thôn Tiến Bộ họp bàn nhau lựa chọn ngày cày ải cho phù hợp thời vụ. Nhóm cử người thường xuyên thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Nhóm Ngô thì tổ chức thảo luận so sánh năng suất và cách trồng ngô lai/ ngô thuần chủng…Ở xã Cổ Linh, các thôn cũng đã hình thành các nhóm sở thích nhưng các nhóm chưa đi vào hoạt động. Kết quả của hợp phần này vừa là hệ quả hoạt động của các hợp phần khác, đồng thời cũng là tiền đề cho sự thành công của các hợp phần khác. Kết quả của các hoạt động: xây dựng cơ chế dân chủ trong cộng đồng, cải thiện môi sinh, nâng cấp nhà văn hóa thôn, nâng cao nhận thức và thay đổi hành động về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức và kĩ năng áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… đã tạo những điều kiện rất tốt, tạo nên những chất xúc tác cho việc thực hiện mục tiêu của hợp phần 5. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy truyền thống tương thân, tương ái vốn hình thành từ lâu đời trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, Pác Nặm nói riêng. Mặc dù vậy, còn một vài tồn tại đáng lưu ý trong triển khai hợp phần này. Đó là: Ở xã An Thắng, các nhóm sở thích đã đi vào hoạt động và bước đầu cho thấy hiệu quả, song ở xã Cổ Linh các nhóm mới được thành lập và chưa hoạt động. Các nhóm đã đi vào vận hành thì các hoạt động cũng mang tính chất tự phát nhiều hơn, nhằm giải quyết những vấn đề nẩy sinh nhất thời mà chưa có kế hoạch hoạt động theo thời gian, chưa có kiểm tra giám sát, đánh giá tiến độ… Các tồn tại này xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu. Đó là (1) Việc xây dựng nhóm sở thích trong thôn bản là một mô hình mới, bà con thôn bản chưa có kinh nghiệm. Ngay Ban quản lí dự án xã cũng chưa có kinh nghiệm tổ chức, điều hành, hỗ trợ. Bên cạnh đó (2) Các cán bộ huyện/ xã còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên chưa kiểm tra, đôn đốc, giám sát thường xuyên. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Về Kinh tế Thứ nhất: Thay đổi tư duy kinh tế sinh kế bền vững cho cả lãnh đạo và cộng đồng nghèo địa phương. Nếu như trước đây tư duy kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nông nghiệp quảng canh là nguyên nhân căn bản để phần lớn hộ dân ở đây còn nghèo đói thì giờ đây tư duy, nếp nghĩ của bà con đã được đổi mới căn bản. Việc xây mới và cải tạo nhà văn hóa, trang bị loa đài, tủ sách là cơ sở để nâng cao nhận thức cho cán bộ xã, thôn và người hưởng lợi về mọi mặt như nhận thức về việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, về bình đẳng giới, tính đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy người dân nghèo đã nhận thức sâu sắc về hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao đời sống của các hộ dân. Bên cạnh đó với các kiến thức về quản lý dự án của cả cán bộ xã-thôn và người dân được tăng cường là bài học rất có giá trị trong việc tham gia quản lý các dự án khác trong tương lai. Bên cạnh đó, người dân đã bước đầu làm quen với phương thức sản xuất, canh tác và phát triển bền vững, không chỉ quan tâm phát triển kinh tế mà còn chú trọng đối với các vấn đề xã hội, môi trường trong sản xuất và đời sống. Thứ hai: Giao lưu thông thương hàng hóa được thuận lợi: Việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường tại 2 thôn Khuổi Làng và Tiến bộ của xã An Thắng đã mang lại hiệu ích rất thiết thực cho các hộ hưởng lợi ở đây: người dân đi lại dễ dàng hơn, bây giờ có thể đi lại và vận chuyên hàng hóa ra vào thôn bằng xe máy còn trước dự án chỉ có thể đi bộ. Chi phí vận chuyển hàng hóa giảm từ 40%- 50% vì trước đây vận chuyển hàng hóa rất khó khăn chủ yếu là khênh, gùi hoặc gánh. Chi phí đầu vào cho sản xuất giảm khoảng 20%, lợi nhuận thu được từ đầu ra tăng cao khoảng 30-50% vì trước dự án chủ yếu là trồng lúa và ngô thuần sau dự án trồng lúa và ngô lai. Thứ ba: Góp phần cải thiện thu nhập của nông hộ và phát triển kinh tế trong vùng: Với các kiến thức đã được tập huấn liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sinh kế nông hộ đã góp phần tăng năng suất, sản lượng. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy với việc áp dụng các giống mới, đặc biệt là giống lai cộng với kỹ thuật canh tác tiến bộ được áp dụng sau tập huấn, năng suất ngô tăng bình quân trên 20% so với trước khi thực hiện dự án. Các hỗ trợ của dự án cho chuồng trại, tủ thuốc thú y,…đã góp phần ổn định và phát triển đàn trâu, bò ở địa phương tăng cường sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù dự án hỗ trợ xây dựng chuồng trâu, bò cho khoảng 24% các hộ trong 4 thôn của 2 xã An Thắng và Cổ Linh, song hiện tại đa số các hộ trong xã đã có chuồng trâu, bò và được bảo vệ chống rét tốt. Thực tế trong năm qua, không có trâu bò chết trong mùa đông giá rét