Cạnh tranh để phát triển sản phẩm dệt may của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không

Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hoá đã và đang mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều thách thức và đe doạ. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau - giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau- ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh để tồn tại, phát triển đã trở thành một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Công ty cung ứng Dịch vụ Hàng Không trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên các chuyến bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong các ngành nghề của công ty, có các sản phẩm dệt bao gồm các loại khăn như: các loại khăn bông, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn lót khay, khăn vải ba tầng, khăn lót rỏ, Các sản phẩm dệt của công ty hàng năm đem lại cho Công ty hàng tỷ đồng doanh thu, đem lại lợi nhuận cao. Chính điều này đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động đang hoạt động trong ngành dệt may của công ty, giúp cải thiện đời sống cho các công nhân viên. Đồng thời cũng nhờ những thành công trên công ty đã mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới trang thiết bị .Với thị trường cung ứng sản phẩm nội bộ cho Ngành Hàng không Việt Nam, sản phẩm khăn là một mặt hàng mang tính ổn định và đóng vai trò thế mạnh của Công ty. Tuy nhiên không nằm ngoài xu thế Hội nhập và toàn cầu hoá, Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không đang gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Để tồn tại và phát triển trên trên thị trường đầy cạnh tranh, công ty cung ứng dịch vụ Hàng không cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của mình. Trong thời gian thực tập nghiên cứu thực tế tại Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không em đã hoàn thành đề tài: “ Cạnh tranh để phát triển sản phẩm dệt may của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không”.

doc61 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cạnh tranh để phát triển sản phẩm dệt may của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam đang diễn ra một cách nhanh chóng. Hội nhập và toàn cầu hoá đã và đang mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều thách thức và đe doạ. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau - giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau- ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh để tồn tại, phát triển đã trở thành một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Công ty cung ứng Dịch vụ Hàng Không trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam với chức năng nhiệm vụ là một đơn vị độc lập, hoạt động đa ngành nghề trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ, sản xuất và cung ứng các sản phẩm phục vụ hành khách trên các chuyến bay; trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong các ngành nghề của công ty, có các sản phẩm dệt bao gồm các loại khăn như: các loại khăn bông, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn lót khay, khăn vải ba tầng, khăn lót rỏ,…Các sản phẩm dệt của công ty hàng năm đem lại cho Công ty hàng tỷ đồng doanh thu, đem lại lợi nhuận cao. Chính điều này đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động đang hoạt động trong ngành dệt may của công ty, giúp cải thiện đời sống cho các công nhân viên. Đồng thời cũng nhờ những thành công trên công ty đã mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới trang thiết bị….Với thị trường cung ứng sản phẩm nội bộ cho Ngành Hàng không Việt Nam, sản phẩm khăn là một mặt hàng mang tính ổn định và đóng vai trò thế mạnh của Công ty. Tuy nhiên không nằm ngoài xu thế Hội nhập và toàn cầu hoá, Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không đang gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Để tồn tại và phát triển trên trên thị trường đầy cạnh tranh, công ty cung ứng dịch vụ Hàng không cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của mình.. Trong thời gian thực tập nghiên cứu thực tế tại Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không em đã hoàn thành đề tài: “ Cạnh tranh để phát triển sản phẩm dệt may của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở những lý luận vể cạnh tranh và phát triển và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cung ứng và dich vụ Hàng không từ đó đánh giá được những tiềm năng trong ngành dệt may cua công ty. Từ những nghiên cứu và đánh giá đó đưa ra những phương pháp cũng như đề án thích hợp để có thể phát triển ngành dệt may của công ty. 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu đó là kết hợp phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, điều tra, phỏng vấn, thống kê nhằm đảm bảo tính thực tiễn của đề tài. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không giai đoạn 2004-2006. 4. Nội dung của đề tài. Chương I: Lý luận chung về cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dể phát triển sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không. Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển sản phẩm dệt của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng Không. CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM 1.Khái niệm và vai trò của cạnh tranh sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.Khái niệm cạnh tranh sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, trao đổi xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên chỉ đến khi xuất hiện tiền tệ thì cạnh tranh mới xuất hiện. Với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh đặc biệt phát triển. Nguyên nhân của nó chính là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh thực sự vẫn là một vấn đề tất yếu và là yếu tố tạo động lực, kích thích kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, tăng năng suất lao dộng và phát triển sản xuất. Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường và thị trường là nơi dành cho cạnh tranh. Sự thắng lợi trong cạnh tranh là phần thưởng, là cơ hội của sự tồn tại và sự phát triển của các sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất ra và đem bán trên thị trường. Trên thực tế, có nhiều quan niệm về cạnh tranh. Xong nhìn chung các học giả đều thống nhất : Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các đối thủ trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất phát triển Trong cuốn sách “ Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ ( PGS.TS Võ Thanh Thu) đã nêu: “ Cạnh tranh thực chất là sự ganh đua tạo lợi thế. Trong lĩnh vực kinh tế - kinh doanh là sự ganh đua tạo lợi thế của các chủ thể kinh doanh nhằm tạo lợi thế thu được nhiều lợi nhuận hơn”. Khả năng cạnh tranh là khả năng có thể để dành được những điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ có lợi nhất trên thị trường. Khi nói đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thông thường người ta tiếp cận khả năng cạnh tranh trên 3 cấp độ: Khả năng cạnh tranh của từng mặt hang và loại hình dich vụ (sản phẩm); Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ( ngành); Khả năng cạnh tranh của cả quốc gia ( nền kinh tế) - Khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng và loại hình dịch vụ (sản phẩm ) được cấu thành bởi các nhân tố: Chất lượng cao; được chế biến và chế tạo (đối với hàng hoá ) hoặc tổ chức tốt (đối với các loại hình dịch vụ) đem lại giá trị gia tăng cao; giá cả hợp lý; hợp thị hiếu ngườI tiêu dung và được tiếp thị tốt - Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức; đổo mới công nghệ, phương pháp quản lý và phục vụ với năng suất và hiệu quả cao; đổi mới mặt hàng và các loại hình dịch vụ, tiếp thị quảng cáo tốt. - Khả năng cạnh tranh của quốc gia là khả năng của một nền kinh tế có thể tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới. Khả năng cạnh tranh của quốc gia bao gồm hai chỉ tiêu cơ bản + Chỉ số khả năng cạnh tranh- GCI ( Grouwth Competitiveness Index) đo các yếu tố đóng góp vào sự phát triển trong tương lai của một nền kinh tế (trong vòng 5 năm tới). Nó bao gồm 3 chỉ số: trình độ công nghệ, chất lượng của thể chế công cộng, các điều kiện kinh tế vĩ mô. Đây chính là lý đo vì sao một vài quốc gia lại có sự phát triển vượt bậc so với các quốc gia khác. + Chỉ tiêu thứ 2 đó là khả năng cạnh tranh vi mô – MICI (Microeconomic Competitiveness Index). Chỉ số này cho biết các yếu tố làm nền tảng của năng suất và hoạt động của nền kinh tế hiện thời. Chỉ số này được đo bởi mức GDP/đầu người. Nó phản ánh cơ sở vi mô với 2 chỉ số đó là: Chất lượng các hoạt động và chiến lược của các doanh nghiệp; Chất lượng của môi trường kinh doanh quốc gia. Yếu tố này giải thich tạị sao một số quốc gia có thể duy trì sự thinh vượng của mình cao hơn các quốc gia khác. Ba mặt của khả năng cạnh tranh nói trên gắn bó mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và không thể thiếu mặt nào. Khả năng cạnh tranh sản phẩm và khả năng canh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bởi lẽ doanh nghiệp là chủ thể còn sản phẩm là đối tượng của quá trình sản xuất nên trong những trường hợp nhất định khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể cùng lúc sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc kinh doanh nhiều hay một số lĩnh vực khác nhau do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm không phải lúc nào cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giữa chúng luôn có sự khác biệt tương đối. 1.2 Vai trò cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quạn trọng trong nền sản xuất hàng hoá, trong lĩnh vực kinh tế là một động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,góp phần vào sự phát triển kinh tế.Cạnh tranh mang lại nhiều lợI ích đặc biệt cho ngườI tiêu dùng.Người sản xuất tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn,có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn…để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.Cạnh tranh,làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn nắm bắt tốt hơn nhu cầu của ngườI tiêu dùng, thường xuyên cảI tiến kĩ thuật áp dụng những tiến bộ, các nguyên cứu thành công mới nhất trong sản xuất năng động hơn nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kĩ thuật, áp dụng những tiến bộ các nghiên cúư thành công mớI nhất vào sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế 2. Mở rộng với khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải biết mình đang có thế mạnh gì, điểm yếu gì, hay nói cách khác chính là phải nhận biết được năng lực của mình tới đâu. Từ đó doanh nghiệp có thể khắc phục những điểm yếu và phát triển tận dụng những điểm mạnh. Như ông cha ta đã nói, biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Chính vì vậy để có thể cạnh tranh với các đối thủ các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Đó cũng là lý do vì sao ta sẽ đi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong phần sau 2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh nảng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp Từ khái niệm về cạnh tranh thì mở rộng ra khái niệm “ năng lực cạnh tranh”: là khả năng cạnh tranh của hàng hoá được đưa vào chứng thực trong thực tế. Và “Năng lực cạnh tranh của sản phẩm” trên thị trường là những sản phẩm có những đặc tính ưu việt hơn các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường về chất lượng, được khách hàng ưa chuộng hơn… Từ khái niệm trên thì tại các cuộc hội thảo của các doanh nghiệp thường đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh hay nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt là một vấn đề nhằm đảm bảo chủ động nâng cao hiệu quả hợp tác đảm bảo ổn định KT-XH-CT. Vậy nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp tức là các chủ thể kinh doanh sử dụng các công cụ, biện pháp cạnh tranh nhằm đầy mạnh, phát triển sản phẩm với những tính năng vượt trội nhằm chiếm lĩnh thị trường nhờ những lợi thế mà doanh nghiệp có được. 2.2.Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nước ta đang phát triển, kinh tế còn kém, sức cạnh tranh còn thấp, trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế nên hội nhập kinh tế thường có nhiều khó khăn nên nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề bắt buộc vì nó đóng vai trò to lớn tạo công ăn việc làm đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tiếp nhận vốn và công nghệ và nhu cầu xã hội ngày càng được đảm bảo vì chất lượng ngày càng được nâng cao. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đóng vai trò thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến nâng cao công nghệ, phương pháp quản lý… Có vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế thông qua thúc đẩy việc các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lựu tối ưu….Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp 2.3.Những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. 2.3.1 .Nhân lực và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp đó, nhân lực được hiểu là nguồn nhân lực của mỗi người mà nguồn lực này bao gồm thể lực và trí lực. Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành cơ bản nên năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp và tác động gián tiếp lên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Để đánh giá nguồn nhân lực của một doanh nghiệp chúng ta xem xét số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động và trình độ quản lý. Số lượng lao động là yếu tố phản ánh quy mô và nhân lực sản xuất của doanh nghiệp. Còn trình độ nhân lực là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Trình độ quản lý là các hoạt động của một doanh nghiệp để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của một doanh nghiệp về mặt chất lượng và số lượng. Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải định hướng doanh nghiệp theo tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang yếu tố quyết định. Tìm đúng người, giao đúng việc đúng cương vị đang là một vấn đề đềi hỏi với mọi doanh nghiệp. Quản lý các nguồn lực khác sẽ không hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý nguồn nhân lực tốt vì suy cho cùng mọi hoạt động đều thực hiện bởi con người. 2.3.2Kỹ thuật –công nghệ. Trình độ kỹ thuật-công nghệ là yếu tố cấu thành cơ bản tác động gián tiếp đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh mẽ tác động ảnh hưởng lớn đến năng lực sản xuất, chất lượng và giá cả sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh sản phẩm. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên việc sản phẩm có chất lượng cao sẽ dần thay thế các sản phẩm có trình độ công nghệ lạc hậu hơn. Việc áp dụng khoa học công nghệ cao giúp doanh nghiệp giảm đáng kể về hao hụt nguyên vật liệu, đảm bảo quy mô sản xuất, giảm chi phí nhân công, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh của sản phẩm như: giá cả thấp, tính vượt trội về chất lượng.… Công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến giúp cho doanh nghiệp tạo ra những lợi thế riêng cho sản phẩm của mình. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.3.3.Trình độ quản lý và công nghệ quản lý. Trình độ quản lý của doanh nghiệp là yếu tố cấu thành cơ bản nên năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp và là yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh sản phẩm. Trình độ quản lý là vai trò trung tâm trong việc thành lập các doanh nghiệp và giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Trình độ quản lý là một hệ thống các kiến thức, các nguyên tắc và các phương pháp khoa học đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tế để thực hiện: quản lý về chất lượng, quản trị sản xuất và quản lý công nghệ, quản lý con người…Người quản lý tiên tiến cần phải tính đến những thay đổi về chất của những đối tượng phải quản lý cũng như những điều kiện khách quan, bằng trí tưởng tượng sáng tạo, có những dự đoán chính xác đúc kết thành kinh nghiệm áp dụng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trình độ quản lý kém sẽ dẫn đến việc làm giảm chất lượng sản phẩm, gây lãng phí nguồn nhân lực sản xuất dẫn đến giảm năng lực sản xuất kinh doanh làm giảm chất lượng sản phẩm. Trình độ quản lý được đánh giá bằng các phương pháp, cách thức quản lý, hiệu quả quản lý. Để nâng cao trình độ quản lý cần áp dụng tiêu chuẩn như hệ thống quản lý chất lượng(ISO 9000,QS 9000, HACCP) tuỳ từng loại lĩnh vực kinh doanh mà chúng ta sử dụng lựa chọn cho phù hợp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. 2.3.4.Marketing và hoạt động marketing. Kinh tế ngày càng phát triển hàng hoá được đưa ra thị trường một khối lượng lớn và ngày càng đa dạng phong phú, cạnh tranh trở nên gay gắt làm cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm thành mối quan tâm hàng đầu cho các doanh nghiệp. Việc tiêu thụ sản phẩm được đưa ra nhiều cách ứng xử khác nhau và Marketing được coi là một nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh hiện đại. Marketing là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả nhất của doanh nghiệp trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu dùng. Marketing góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua tăng doanh số bán, giảm giá bán và giảm thời gian một vòng quay vốn. Ngoài ra, Marketing cung cấp đầy đủ thông tin đến khách hàng là công cụ giúp nhà sản xuất đưa ra sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất Marketing và hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp tăng sản lượng sản phẩm bán ra còn giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao, tạo uy tín sản phẩm trên thị trường giúp khách hàng biết đến và hiểu rõ sản phẩm.Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm phát triển, khai thác thị trường mở rộng thị trường, tim đối tác làm ăn… 2.3.5.Vốn và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Vốn doanh nghiệp là thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh. Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập, hoạt động, phát triển và phá sản doanh nghiệp. Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh để tiến hành các hoạt động như mua nguồn nguyên vật liệu đầu vào…Muốn phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường cần phải có nguồn hàng đủ lớn, mở rộng mạng lưới thu mua, bán hàng. Vốn là một điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát huy tài năng của ban lãnh đạo, giúp thực hiện các chính sách kinh doanh, thu hút nhân tài, có thể triển khai và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, khai thác tốt các thông tin thị trường và khách hàng. Tất cả các yếu tố trên đều nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố về giá trị tác động gián tiếp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Tiềm lực tài chính kinh doanh của doanh nghiệp tác động mạnh tới năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Những yếu tố tài chính gồm phạm vi rất rộng lớn từ các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và các cách thức có liên quan đến sử dụng nguồn lực kinh doanh. Một doanh nghiệp mà xây dựng được một tiềm lực tài chính vững mạnh, cơ sở vật chất kết hợp chuyên dùng, khai thác tối đa lợi thế doanh nghiệp thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp là rất cao. Chúng ta có tiềm lực tài chính mạnh thì chúng ta chiến thắng mà không cần chiến đấu bằng cách: khuếch trương tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình gồm tiền vốn, cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại còn tài sản vô hình là những cái không nhìn thấy được nhưng rất có ý nghĩa trong quá trình kinh doanh như thương hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp, niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp vào sản phẩm…muốn thực hiện được thì doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính vững mạnh. 2.3.6.Các yếu tố thuộc thị trường đầu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường đầu vào là thị trường cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh chính như các yếu tố nguyên vật liệu. Thị trường đầu vào đóng vai trò ngày càng quan trọng nếu các nhà cung ứng đảm bảo tốt các yếu tố đầu vào như số lượng, chất lượng, thời gian, chủng loại, địa điểm với chi phí nhỏ nhất sẽ tạo ra động lực lớn giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự hợp tác chặt chẽ, mối quan hệ tốt giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp giúp doanh nghiệp lập kế hoạch thích hợp ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào dù công nghệ có hiện đại tới đâu cũng không thể thiếu được yếu tố đầu vào vì đảm bảo các yếu tố đầu vào chính xác kịp thời tác động trực tiếp đến năng suất lao động tăng chất lượng đầu ra của doanh nghiệp là cơ sở hạ giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm là thị trường mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đây là khâu cuối cùng kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó lại quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm thì mới có thể thu hồi vốn và có lợi nhuận. Thị trường đầu vào là điều kiện cần để thực hiện thị trường đầu ra. Thị trường đầu ra là cơ sở thực hiện tái sản xuất kinh doanh mở rộng. 2.4.Các tiêu thức cơ bản phản ánh năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. 2.4.1.Sản phẩm và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm là y
Luận văn liên quan