Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng đầu
trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng từ sau khi chiến tranh thế
giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai. Kể từ khi Trung Quốc trở thành
thành viên WTO (2001), và mới đây trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất, các nhà
sản xuất Trung Quốc đã dần trở thành sự thách thức lớn đối với các nhà sản xuát nội
địa của Mỹ, nhất là ngành dệt may và chế tạo.
Bên cạnh việc tích cực tăng cường và đa dạng hóa hợp tác song phương về kinh
tế thì những bất đồng, căng thẳng cũng ngày một nhiều hơn. Nhất là giai đoạn từ năm
2005 cho đến gần đây, giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới luôn xuất hiện những
mâu thuẫn thương mại. Người ta lo sợ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai quốc
gia này có thể xảy ra, khi quốc gia này sử dụng các biện pháp để hạn chế nước kia thì
bị trả đũa và ngược lại. Nếu thật sự có một cuộc chiến thương mại xảy ra thì không
những Mỹ và Trung Quốc bị tổn hại mà kinh tế toàn cầu chắc chắn cũng bị ảnh
hưởng.
Với đề tài được giao là “cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung”, chúng tôi muốn
cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc: từ thực trạng
hiện nay, những vấn đề đặt ra, nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh tới tác động và giải
pháp .Chúng tôi cũng xin đưa ra nhận định của mình về việc cạnh tranh thương mại
có thể trở thành một cuộc chiến hay không. Ngoài ra, Việt Nam là một nước đang
phát triển có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về thể chế chính trị và kinh tế.
Chúng tôi cũng muốn qua đề tài này có thể có một số gợi ý những bài học kinh
nghiệm bước đầu cho Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sau khi Việt
Nam đã là thành viên chính thức của WTO (2007), đặc biệt nước ta cũng phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề đặt ra trong bài viết.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5293 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cạnh tranh thương mại Mĩ - Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 1
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ
MÔN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MĨ - TRUNG
TIỂU LUẬN
Nhóm 10:
Nguyễn Thanh An – E35 CTQT (nhóm trưởng)
Hoàng Thu Hà – E35 CTQT
Phan Thu Giang – E35 CTQT
Lại Thùy Giang – E35 CTQT
Đỗ Thị Thanh Huyền – E35 CTQT
Phạm Thế Huy – E35 CTQT
Nguyễn Thị Mai Phương – F35 CTQT
Touyang Xaydoua – K35 - CTQT
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 2
LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng đầu
trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng từ sau khi chiến tranh thế
giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai. Kể từ khi Trung Quốc trở thành
thành viên WTO (2001), và mới đây trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất, các nhà
sản xuất Trung Quốc đã dần trở thành sự thách thức lớn đối với các nhà sản xuát nội
địa của Mỹ, nhất là ngành dệt may và chế tạo.
Bên cạnh việc tích cực tăng cường và đa dạng hóa hợp tác song phương về kinh
tế thì những bất đồng, căng thẳng cũng ngày một nhiều hơn. Nhất là giai đoạn từ năm
2005 cho đến gần đây, giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới luôn xuất hiện những
mâu thuẫn thương mại. Người ta lo sợ một cuộc chiến thương mại mới giữa hai quốc
gia này có thể xảy ra, khi quốc gia này sử dụng các biện pháp để hạn chế nước kia thì
bị trả đũa và ngược lại. Nếu thật sự có một cuộc chiến thương mại xảy ra thì không
những Mỹ và Trung Quốc bị tổn hại mà kinh tế toàn cầu chắc chắn cũng bị ảnh
hưởng.
Với đề tài được giao là “cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung”, chúng tôi muốn
cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc: từ thực trạng
hiện nay, những vấn đề đặt ra, nguyên nhân dẫn tới cạnh tranh tới tác động và giải
pháp…..Chúng tôi cũng xin đưa ra nhận định của mình về việc cạnh tranh thương mại
có thể trở thành một cuộc chiến hay không. Ngoài ra, Việt Nam là một nước đang
phát triển có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc về thể chế chính trị và kinh tế.
Chúng tôi cũng muốn qua đề tài này có thể có một số gợi ý những bài học kinh
nghiệm bước đầu cho Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sau khi Việt
Nam đã là thành viên chính thức của WTO (2007), đặc biệt nước ta cũng phải đối mặt
với rất nhiều vấn đề đặt ra trong bài viết.
Do hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài cũng như tài liệu có hạn,
chắc chắn tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi khiếm khuyết, mong thầy cô và các bạn
đóng góp ý kiến cũng như phản biện lại những luận điểm của chúng tôi cho đề tài
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Đặng Hoàng Linh – giảng viên
khoa Kinh tế quốc tế, thầy Nguyễn Văn Lịch – trưởng khoa Kinh tế quốc tế Học viện
Ngoại giao, người phụ trách bộ môn Thương mại quốc tế và các thầy cô khác của
khoa Kinh tế.
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 3
MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC .... 4
II. CẠNH TRANH TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
MỸ - TRUNG TỪ 1979 TỚI NAY ........................................................... 6
1. Tổng quan thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Trung ....................... 6
2. Cạnh tranh về các mặt hàng giữa Mỹ và Trung Quốc trên các thị
trường trong những năm gần đây ..................................................................... 7
2.1. Thị trường nội địa Mỹ - Trung ................................................................... 7
2.1.a. Thị trường Trung Quốc .......................................................................... 7
2.1.b. Thị trường Mỹ ......................................................................................... 8
2.1.1.1 Hàng hoá ............................................................................................... 10
2.1.1.2 Khoa học công nghệ ............................................................................ 12
2.1.1.3 Dịch vụ ................................................................................................. 13
2.2. Thị trường thứ ba ........................................................................................ 15
2.2.1 Cuộc chiến tài nguyên ở Châu Phi .......................................................... 15
2.2.2 Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở thị trường Brazil .......................... 15
3. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung .......................................................15
4. Các vấn đề đặt ra .....................................................................................20
4.1.Vấn đề việc làm. .......................................................................................... 20
4.2. Vấn đề về luật pháp. ................................................................................... 21
4.3. Tính cạnh tranh của nền kinh tế................................................................. 22
III. NGUYÊN NHÂN TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 23
1. Nguyên nhân kinh tế ................................................................................23
2. Nguyên nhân chính trị .............................................................................25
IV. TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 26
1. Tác động đến nền kinh tế Mỹ ......................................................................... 26
2. Tác động đến nền kinh tế Trung Quốc ......................................................... 27
3. Tác động đến các quốc gia khác .................................................................... 28
V. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT ................................................................ 29
1. Về phía Trung Quốc ........................................................................................ 29
2. Về phía Mỹ ........................................................................................................ 29
3. Giải pháp chung ............................................................................................... 29
4. Tổ chức, cơ quan quốc tế. ................................................................................. 29
VI. DỰ BÁO CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG .............. 31
1. Tranh chấp thương mại sẽ vẫn tiếp tục diễn ra ......................................31
2. Khó có thể biến thành chiến tranh thương mại ............................................ 32
VII. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ............................................................ 32
1, Tác động đến Việt Nam ...........................................................................32
2, Bài học cho Việt Nam ...............................................................................33
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 4
CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
I. LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC
Tháng 10/1949, Mao Trạch Đông lật đổ chính phủ theo đường lối dân tộc của Tưởng
Giới Thạch ( thân Mỹ) và thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Quan hệ Mỹ
Trung cũng bị cắt đứt trong suốt 22 năm sau kể từ khi đảng cộng sản lãnh đạo. Tới năm
1971, quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung chính thức được khai thông bởi nền ngoại giao bóng
bàn giữa hai nước. Cũng năm đó vào ngày 14/4, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại
kéo dài 20 năm chống Trung Quốc và bắt đầu thực hiện quá trình bình thường hóa quan
hệ giữa hai nước. Chuyến thăm lịch sử của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tới
Mỹ đầu năm 1979 là dấu mốc quan trọng đưa quan hệ giữa hai nước sang một trang sử
mới. Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng nhờ đó mà bắt đầu được tái thiết lập. Dưới
đây là một số mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của quan hệ thương mại Mỹ
Trung.
- Từ ngày 06 đến 16/5/1979, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Kreps thăm Trung Quốc.
Chính phủ hai nước Trung – Mỹ đã ký tắt Hiệp định thương mại, ký chính thức thỏa
thuận giải quyết vấn đề yêu cầu về tài sản còn tồn đọng lại từ 30 năm trước và thỏa thuận
cùng nhau tổ chức triển lãm thương mại tại hai nước.
- Ngày 07/7/1979 tại Bắc Kinh, Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định thương mại
Trung – Mỹ với thời hạn 3 năm, quy định dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc.
Hiệp định này có hiệu lực vào tháng 2/1980.
- Tháng 5/1983 tại Bắc Kinh, lần đầu tiên diễn ra Hội nghị của Ủy ban liên hợp
thương mại Trung – Mỹ.
- Năm 1990, một số nghị sĩ của Quốc hội Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết lấy cớ về
vấn đề nhân quyền để yêu cầu hủy bỏ chế độ ưu đãi tối huệ quốc hoặc kéo dài các điều
kiện kèm theo đối với Trung Quốc.
- Ngày 26/5/1994, Tổng thống Mỹ B.Clinton tuyên bố kéo dài chế độ ưu đãi tối huệ
quốc thêm 2 năm (từ năm 1994 – 1995) đối với Trung Quốc, và quyết định không gắn
vấn đề ưu đãi tối huệ quốc với vấn đề nhân quyền.
- Ngày 15/11/1999 tại Bắc Kinh, Trung – Mỹ đã ký kết Hiệp định song phương về
việc Trung Quốc gia nhập WTO, kể từ thời điểm này rào cản lớn nhất đối với việc Trung
Quốc gia nhập WTO đã được gỡ bỏ.
- Ngày 10/10/2000, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã ký pháp lệnh về thiết lập quan hệ
thương mại bình thường hóa vĩnh viễn đối với Trung Quốc, pháp lệnh này sau khi được
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 5
Thượng nghị viện, Hạ nghị viện Mỹ thông qua đã trở thành luật chính thức của Mỹ. Căn
cứ vào pháp lệnh này, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ sẽ chấm dứt việc căn cứ
vào điều khoản có liên quan trong “Luật Thương mại năm 1974” để tiến hành xem xét
hàng năm về việc dành cho Trung Quốc chế độ “Ưu đãi tối huệ quốc”, thiết lập quan hệ
thương mại bình thường hóa vĩnh viễn với Trung Quốc.
- Ngày 27/12/2001, Tổng thống Mỹ Bush ký sắc lệnh, chính thức dành cho Trung
Quốc quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn. Sắc lệnh này có hiệu lực chính thức
kể từ ngày 01/01/2002.
- Từ ngày 07 đến 10/12/2003, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo tiến
hành thăm chính thức Mỹ. Trong thời gian làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã
đưa ra 5 nguyên tắc để bảo đảm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ
tiếp tục phát triển lành mạnh, Tổng thống J.Bush tỏ ý tán thành. Hai bên thỏa thuận nâng
cấp cho Ủy ban liên hợp thương mại Trung – Mỹ
- Từ ngày 14 đến ngày 15/12/2006 tại Bắc Kinh, lần đầu tiên diễn ra Đối thoại kinh tế
chiến lược Trung – Mỹ với chủ đề là “Con đường phát triển của Trung Quốc và chiến
lược phát triển kinh tế Trung Quốc”. Hai bên đã xác định các lĩnh vực như ngành dịch vụ,
chữa bệnh, đầu tư, tăng cường độ minh bạch, năng lượng và bảo vệ môi trường là công
tác trọng điểm trong 6 tháng tiếp theo.
- Từ ngày 15 đến ngày 18/11/2009, Tổng thống Mỹ B.Obama đã thăm làm việc với
Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã tiến hành hội đàm với Tổng thống B.Obama. Hai
bên đã ra “Tuyên bố chung”. Tuyên bố chung nhấn mạnh, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường
đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực chính sách kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện các biện
pháp hiện hữu nhằm bảo đảm cho tốc độ hồi phục kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu
lớn mạnh và tiếp tục phát triển. Đồng thời cùng nhau nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ
dưới mọi hình thức, với thái độ xây dựng, hợp tác và cùng có lợi tích cực giải quyết
những tranh chấp trong thương mại và đầu tư của hai bên. Đồng thời, đẩy nhanh đàm
phán “Hiệp định đầu tư song phương”.
Những mốc lịch sử thương mại Mỹ - Trung trên đây đã cho thấy tốc độ phát triển
thương mại vô cùng nhanh chóng giữa hai nước. Đã ba mưới năm kể từ thời điểm Trung
Quốc bắt đầu cải cách, mở cửa ( từ năm 1978) và giờ đây, Trung Quốc lần lượt vượt qua
một loạt các cường quốc kinh tế khác, kể cả Nhật Bản, để vươn lên thành nền kinh tế thứ
hai trên thế giới và luôn phấn đấu giành được sự bình đẳng trong quan hệ thương mại với
Mỹ. Tính tới nay, có thể thấy Mỹ và Trung Quốc đều là một trong những đối tác thương
mại quan trọng nhất của nhau.
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 6
II. CẠNH TRANH TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
MỸ - TRUNG TỪ 1979 TỚI NAY
1. Tổng quan thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Trung
Năm 1979 là mốc khai thông quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Quan hệ
thương mại hai chiều giữa hai nước chưa phát triển và kim ngạch thương mại hai chiều
giữa hai nước chỉ đạt 2,45 tỷ 1. Lí giải con số khiêm tốn này, có thể đưa ra một số nguyên
nhân sau chủ yếu đến từ cơ chế quản lý và thúc đẩy nền kinh tế chưa hiệu quả và thị
trường mới mẻ: thứ nhất, thời gian đầu, các nhà kinh doanh giữa hai nước chưa có nhiều
hiểu biết sâu sắc vè cách tiếp cận và phương thức hoạt động tại thị trường; thứ hai, nền
kinh tế Trung Quốc vẫn bị hạn chế bởi vẫn ảnh hưởng khá nhiều từ quản lý của các cơ
quan trung ương (ví dụ như các công ty xuất nhập khẩu do Bộ Ngoại thương Trung Quốc
quản lý, hay Ngân hàng Trung ương là ngân hàng duy nhất bảo đảm chức năng chuyển
đổi ngoại hối); thứ ba, người tiêu dùng còn xa lạ với hàng ngoại dẫn đến sức mua trong
thị trường Trung Quốc còn yếu.
Tới năm 1988, thương mại hai nước đã có những bước tiến đáng kể với tổng hàng
xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đạt 5,1 tỷ USD và nhập khẩu tăng 4,5 lần so với năm
1981 là 8,5 tỷ USD, tạo ra mức thâm hụt thương mại 3,1 tỷ USD cho Mỹ và đã biến Mỹ
trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc sau Hồng Kông và Nhật Bản.
Năm 1999, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ đã đạt tới 61,48
tỷ USD. Và từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, quan hệ thương mại song
phương giữa hai nước ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Xu thế đối thoại và sử dụng
những nguyên tắc quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa hai bên ngày càng trở thành chủ
đạo. Thương mại song phương giữa hai nước tăng liên tục như sau: từ 121,5 tỷ USD năm
2001 tới 2003 đạt 126,33 tỷ USD và 211,63 tỷ USD năm 2005. Tới năm 2007 kim ngạch
thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên đột phá mốc 300 tỷ USD, đạt
302,08 tỷ USD.2
Năm 2005, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trường xuất
khẩu lớn thứ bốn của Mỹ. Các mặt hàng chủ lực Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc bao
gồm thiết bị máy móc điện tử, thiết bị sản xuất năng lượng, máy bay và các thiết bị liên
quan, thiết bị y tế, dầu, các hoa quả chứa dầu, và đậu nành. Còn đối với Trung Quốc, giá
trị thương mại với Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Mỹ trở
1
quoc-my.html bài Kim ngạch hai chiều giữa Trung Quốc- Mỹ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 7
thành đối tác thương mại số một và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Năm
mặt hàng xuất khẩu đứng đầu của Trung Quốc sang Mỹ gồm các thiết bị điện tử, các thiết
bị sinh năng lượng, đồ chơi, đồ nội thất, và hàng dệt may. Trong đó, các nhóm hàng máy
móc, thiết bị điện và điện tử ngày càng gia tăng tỷ trọng, năm 2005 chiếm tới hơn 40%
tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ. 3
Tới năm 2009, Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu thương mại lớn nhất của Trung Quốc
trong khi đó, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ sau Canada và Mexico.
Và tính đến cuối năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ Trung đã đạt tới con
số 459 tỉ USD4, gấp hàng trăm lần con số 2,45 tỉ USD đạt được năm 1979. Nhìn qua sự
tăng lên vùn vụt của nhưng con số kim ngạch, thấy rằng, quan hệ thương mại Mỹ Trung
được thúc đẩy rất tích cực nhằm phát huy tối đa lợi thế và tăng cường sức mạnh kinh tế
của mỗi bên.
2. Cạnh tranh về các mặt hàng giữa Mỹ và Trung Quốc trên các thị
trường trong những năm gần đây
2.1. Thị trường nội địa Mỹ - Trung
2.1.1 Thị trường Trung Quốc
Bảng dưới đây sẽ thống kê cho thấy mười mặt hàng Mỹ xuất khẩu nhiều nhất sang
Trung Quốc.
Top hàng hoá xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc
2009 ( tỷ USD)
*Tính toán bởi USCBC
Nguồn: Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ
M
ã
Tên gọi
2
009
% thay
đổi với 2008
8
5
Máy móc và thiết bị điện
9
.5
-16.8
1
2
Dầu và hạt, quả chứa dầu
9
.3
26.5
8 Thiết bị điện 8 -13.8
3 The U.S Business Council
4
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 8
Top hàng hoá xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc
2009 ( tỷ USD)
4 .4
8
8
Máy bay và tàu vũ trụ
5
.3
4.5
3
9
Nhựa plastic và các sản
phẩm từ nhựa
4
.4
14.1
9
0
Quang học và thiết bị y tế
4
.0
6.0
7
2, 73
Sắt thép
*
3.5
*6.9
4
7
Bột giấy cáctông
2
.5
9.4
2
9
Các chất hữu cơ
2
.4
15.1
8
7
Phương tiện giao thông (
không bao gồm đường sắt)
1
.9
2.3
2.1.2 Thị trường Mỹ
Nói đến cạnh tranh giữa hàng hoá Mỹ và Trung Quốc là chủ yếu đề cập tới sự cạnh
tranh ở thị trường Mỹ hơn cả. Bởi lẽ thị trường kinh tế Mỹ là thị trường mở cửa trước
khoảng thời gian dài so với Trung Quốc. Từ sau chiến tranh lạnh, nền kinh tế nước này
vẫn giữ ở vị thế số một thế giới. Là thị trường mở cửa, sôi động, với mặt hàng chất lượng
đa dạng, với các thương hiệu nổi tiếng, các nhà điều hành kinh tế có nhiều kinh
nghiệm...Thế nhưng, từ một thập kỷ trở lại đây, với sức bật mạnh mẽ của mình, Trung
Quốc đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mỹ và đang là
mối đe doạ của các nhà kinh doanh Mỹ nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung. Chính vì
thế, nhóm thực hiện sẽ đề cập nhiều hơn tới sự cạnh tranh của các mặt hàng Trung Quốc
với mặt hàng cùng loại của thị trường nội địa Mỹ.
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 9
Top hàng hoá nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc 2009 ($ tỷ USD)5
*Tính toán bởi USCBC
Nguồn: Uỷ ban thương mại quốc tế Mỹ
Mã Tên gọi
200
9
% thay đổi so với 2008
85 Máy móc thiết bị điện
72.
9
-9.2
84 Thiết bị điện
62.
4
-4.2
61,
62
Trang phục
*24
.3
*1.5
95 Đồ chơi
23.
2
-14.6
94 Nội thất
16.
0
-17.4
72,
73
Sắt thép
*8.
0
*45.9
64 Giày dép
13.
3
-7.9
39 Nhựa plastic và các sản phẩm từ nhựa 8.0 -10.1
42 Hàng hoá da và du lịch 6.0 -18.9
90 Quang học và thiết bị y tế 5.6 -9.4
5
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG NHÓM 11 – CT35 10
Trên đây là bảng thống kê 10 loại hàng hoá mà Trung Quốc xuất khẩu sang thị
trường Mỹ nhiều nhất. Nhóm chúng tôi sẽ tập trung vào một số mặt hàng cụ thể để làm rõ
sự cạnh tranh của mặt hàng này tại thị trường Mỹ.
2.1.1.1 Hàng hoá
a. Khoáng sản
- Thép
Hiện tại Trung Quốc vẫn là nước cung ứng nguồn khoáng sản hàng đầu cho Mỹ
trong đó có thép. Tình hình cạnh tranh mặt hàng thép do Trung Quốc xuất khẩu tại thị
trường nội địa Mỹ trở nên vô cùng gay gắt. Nhập khẩu thép ống từ Trung Quốc vào Mỹ
tăng trong những năm gần đây. Điển hình là Trung Quốc đã xuất 5 triệu tấn thép ống mà
thị trường Mỹ cần năm 2008, so với 900.000 tấn năm 2007 và 750.000 tấn năm 2006.
Mỗi năm Mỹ nhập khẩu một lượng ống thép Trung Quốc trị giá khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ
để dùng trong lĩnh vực dầu khí. Thống kê cho thấy, tới năm 2009, tổng kim ngạch thép
ống mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD, còn quy mô nhập khẩu của năm
2008 là 2,8 tỷ USD. Như vậy với lợi thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu thép Trung
Quốc, sản lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ ngày càng tăng.
- Đất hiếm
Đất hiếm liên quan đến rất nhiều công nghệ năng lượng xanh, từ bóng đèn tiết
kiệm năng lượng cho đến sản xuất xe điện, tuabin gió lớn, đều cần sử dụng đất hiếm.
Trung Quốc nắm 99,8% của 5 loại đất hiếm lớn.
Ngành chế tạo của Mỹ, đặc biệt là công nghiệp năng lượng xanh, luôn cần đến các
loại đất hiếm, nhưng họ lại đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, ít nhất là 5 năm
tới.Theo bản báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ cuối tháng 12/2010, đây là mặt hàng mà
nước này đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung của Trung Quốc. Điều này làm cho nền
kinh tế Mỹ dễ bị tổn thương trong ngắn hạn bởi loại khoáng sản này. Theo dự kiến, Mỹ
có thể mất 15 năm mới có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Trung
Quốc.
Nhận thức được điều này, Trung Quốc đã dựa vào lợi thế gầ