Câu hỏi
Câu 1: Phân tích vai trò của công tác giống và cải thiện giống cây rừng đối với ngành lâm nghiệp nước ta? Ý nghĩa của cải thiện giống cây rừng đối với sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và bảo tồn nguồn gen?
Câu 2: Thực trạng công tác giống cây trồng lâm nghiệp ở nước ta? Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện được giống cây rừng đáp ứng được nhu cầu giống chất lượng cao hiện nay và trong tương lai? Liên hệ thực tiễn ở địa phương?
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập bài Tiểu luận - Môn Giống và cải thiện giống cây rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP: CAO HỌC LÂM NGHIỆP K26
HỌC VIÊN: PHẠM THẾ VIỆT
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: GIỐNG VÀ CẢI THIỆN GIỐNG CÂY RỪNG
Câu hỏi
Câu 1: Phân tích vai trò của công tác giống và cải thiện giống cây rừng đối với ngành lâm nghiệp nước ta? Ý nghĩa của cải thiện giống cây rừng đối với sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và bảo tồn nguồn gen?
Câu 2: Thực trạng công tác giống cây trồng lâm nghiệp ở nước ta? Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện được giống cây rừng đáp ứng được nhu cầu giống chất lượng cao hiện nay và trong tương lai? Liên hệ thực tiễn ở địa phương?
Trả lời
Câu 1:
* Vai trò công tác giống: Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao.
Ở Việt Nam, năng suất rừng tự nhiên chỉ đạt 2 – 3m3/ha/năm, năng suất rừng trồng cũng chỉ đạt 5 – 10m3/ha/năm thì một số nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đã tạo được năng suất rừng trồng 40 - 50m3/ha/năm (như giống Dương lai I – 214 ở Italia và Bạch đàn ở Công Gô). Gần đây, việc phát hiện, chọn lọc, nhân giống và khảo nghiệm giống thành công cho giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm đã mở ra một triển vọng lớn cho trồng rừng nguyên liệu ở nước ta. Sau 4 năm tuổi giống lai có thể tích 70 – 80dm3/cây, trong khi những xuất xứ tốt nhất của Keo tai tượng chỉ có thể 30 – 40dm3/cây, còn những xuất xứ tốt nhất của Keo lá tràm cũng chỉ đạt 17 – 27dm3/cây, những xuất xứ kém chỉ đạt 12dm3/cây. Các dòng cây lai được chọn còn có ưu điểm là thân thẳng, cành nhánh nhỏ và có sức sống hơn hẳn so với bố mẹ.
*Cải thiện giống cây rừng:
Các nhà lâm nghiệp phải mất một thời gian dài để thừa nhận rằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng không thể thu được năng suất tối đa trừ khi có sử dụng những cây có chất lượng di truyền tốt nhất. Ngược lại, trong những năm gần đây, các nhà lâm nghiệp cũng học được những kinh nghiệm rằng bất luận một giống cây xuất sắc như thế nào về mặt di truyền vẫn không đạt được sản phẩm tối đa trừ khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
khi nói đến cải thiện giống cây rừng một mặt phải nghĩ đến áp dụng các nguyên lý di truyền học và chọn giống để nâng cao năng suất và chất lượng cây rừng theo mục tiêu kinh tế là chính, mặt khác không bao giờ quên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích.
* Vai trò của cải thiện giống cây rừng trong sản xuất lâm nghiệp
Tạo hoàn cảnh phù hợp với yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng. Đó là việc chọn vùng trồng và mùa trồng thích hợp với từng giống cây, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp như cày, bừa, chăm sóc, tưới tiêu và bảo vệ rừng chống tác nhân phá hoại.
Chọn giống và cải thiện giống có năng suất cao, chất lượng tốt, sức sống mạnh và thích hợp với từng hoàn cảnh.
Vừa chọn giống vừa cải thiện giống, vừa tạo điều kiện hoàn cảnh thích hợp với sự phát triển của cây trồng.
Trong nông nghiệp, diện tích canh tác không lớn, lực lượng lao động nhiều, có điều kiện để tác động vào yếu tố hoàn cảnh nhằm tạo ra môi trường thích hợp với cây trồng, nhưng việc chọn giống và cải thiện giống vẫn giữ vai trò quan trọng.
Trong lâm nghiệp, diện tích kinh doanh lớn, lực lượng lao động ít, cây sống dài ngày. Việc tạo hoàn cảnh chỉ thực hiện tốt ở giai đoạn vườn ươm, ít có điều kiện chăm sóc như cây nông nghiệp, nên vai trò của chọn giống và cải thiện giống càng quan trọng.
Trong lâm nghiệp quảng canh, khi nhiệm vụ đặt ra cho trồng rừng là phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chúng ta đã không quan tâm đầy đủ đến công tác giống. Kết quả là chi phí cho trồng rừng rất tốn kém nhưng năng suất lại không cao, thậm chí nhiệm vụ phủ xanh đất trống còn không thực hiện được. Điều đó là do, một mặt thiếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ, mặt khác do lấy giống xô bồ, không chọn loài cây thích hợp, không chọn xuất xứ và cây giống có năng suất kinh tế cao.
Ngay cả tái sinh rừng, nếu biết chọn lọc những cây tốt để lại làm cây mẹ gieo giống cũng góp phần tăng đáng kể năng suất rừng.
*Ý nghĩa của cải thiện giống cây rừng đối với sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và bảo tồn nguồn gen
+ Với kinh doanh lâm nghiệp: Cải thiện giống cây rừng nhằm đạt được 3 mục tiêu chính: Năng suất sinh trưởng; Chất lượng gỗ và sản phẩm; Tính chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi
Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp cho thấy mục tiêu kinh tế khác nhau thì chỉ tiêu chọn lọc cũng phải khác nhau. Ví dụ như chọn cây lấy gỗ là tốc độ sinh trưởng và chất lượng gỗ, cho cây lấy quả lại là sản lượng, chất lượng quả và nhân hạt, còn cho lấy nhựa là sản lượng và chất lượng nhựa. Trong các chỉ tiêu này, có những chỉ tiêu tương quan tỷ lệ thuận với nhau nhưng cũng có những chỉ tiêu không có tương quan với nhau, thậm chí còn tương quan tỷ lệ nghịch. Vì vậy, trong cải thiện giống cây rừng bao giờ cũng phải lấy mục tiêu kinh tế làm chỉ tiêu chính để chọn lọc.
+ Với bảo tồn nguồn gen: Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú, đa dạng. Nó vừa thể hiện tính bản địa cao (chiếm 50% tổng số), vừa là nơi tập hợp của 3 luồng di cư của các hệ thực vật lân cận: Hymania – Vân Nam – Quý Châu (Trung Quốc) (10%), Ấn Độ - Mianma (14%) và Malaysia – Indo (15%).
Rừng tự nhiên nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, sự suy giảm này đạt đến ngưỡng an toàn sinh học, dẫn đến sự báo động nguy cơ mất các nguồn tài nguyên sinh thái trong đó có nguồn gen cây rừng.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này do áp lực dân số, lương thực, chất độc hoá học chiến tranh để lại, xây dựng các công trình
Theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nếu chú trọng đến cây có giá trị kinh tế, lãng quên cây chưa biết hết giá trị sử dụng của chúng; đến 1 lúc nào đó ta cần đến nguồn gen hoang dại hoặc bản địa để cải thiện giống cây rừng thì chúng không còn nữa.
Bảo tồn nguồ gen còn có ý nghĩa trong trao đổi giống quốc tế, đặc biệt đối với những loài cây có phân bố rộng. Chính vì vậy cải thiện giống cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen.
Câu 2:
Thực trạng công tác giống cây trồng lâm nghiệp ở nước ta
*Về văn bản quản lý nhà nước:
- Đã ban hành 4 Danh mục về giống cây lâm nghiệp làm cơ sở cho việc thực hiện Quy chế giống: 1) Danh mục giống cây lâm nghiệp chính (số 13 2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005), 2) Danh mục giống cây lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành (số 15/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005), 3) Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh (số 14/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005), 4) Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp (số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005).
- Đã ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp (Số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005)
- Đã Phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 (Số 62/2006/QĐ-BNN ngày 16/8/2006).
Chiến lược phát triển giống lâm nghiệp được ban hành đã thể hiện rõ định hướng của Bộ là phấn đấu thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng ngành giống lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng; áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống; hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ phù hợp với cơ chế thị trường. Về cung cấp giống, đến năm 2010 bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận (trong đó 40% giống từ nhân giống sinh dưỡng) cho trồng rừng, đến năm 2015 bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công nhận (trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng) cho trồng rừng. Về quản lý giống, đến hết năm 2006 xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các văn bản có liên quan đến quản lý giống cây lâm nghiệp, đến hết năm 2008 cơ bản hoàn thành các tiêu chuẩn kỹ thuật về giống cây lâm nghiệp, hoàn thiện bộ máy và công cụ quản lý đủ để kiểm soát chất lượng giống theo thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với các loài cây trồng chính vào năm 2007. Về nghiên cứu, chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại, đảm bảo rừng được trồng từ sau năm 2020 đối với cây mọc nhanh năng suất bình quân 30m3/năm, cây gỗ lớn đạt 15m3/năm. Về nguồn lực, đến năm 2010 về cơ bản bảo đảm đủ cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giống, hình thành mạng lưới sản xuất và cung ứng giống theo hướng xã hội hoá nghề giống cây lâm nghiệp với nhiều thành phần tham
* Về tổ chức thực hiện:
Trong một thời gian ngắn, các cấp từ Trung ương xuống địa phương đã chuyển đổi nhận thức về trách nhiệm, vai trò và vị trí của giống cây lâm nghiệp, đã tích cực triển khai thực hiện được một số việc chủ yếu chuyển dần tập quán sản xuất, sử dụng giống không rõ nguồn gốc sang giống có nguồn gốc rõ ràng, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh giống:
a) Ở cấp Trung ương:
+ Một số các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi Cục Lâm nghiệp bộ NN & PTNT triển khai Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp về công nhận nguồn giống và quản lý sản xuất kinh doanh giống; hướng dẫn sử dụng các giống cây trồng lâm nghiệp mới được công nhận trong năm đưa vào sản xuất phục vụ trồng rừng ở những nơi phù hợp để làm tăng giá trị của rừng.
+ Kết hợp các hội nghị giao ban lâm nghiệp, triển khai kế hoạch trồng rừng sản xuất để phổ biến Quy chế quản lý giống cho các cán bộ quản lý nhà nước thuộc Sở NN & PTNT và Chi cục lâm nghiệp, các nhà khoa học trong ngành nhằm hiểu rõ để tổ chức quản lý và nâng cao nhận thức về giống cây lâm nghiệp.
+ Phối hợp với Dự án Nâng cao năng lực và thể chế ngành giống lâm nghiệp Việt Nam do DANIDA tài trợ mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các cán bộ thuộc các đơn vị sự nghiệp, đơn vị, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh giống các kiến thức về giống cây lâm nghiệp và thực hiện các thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống đối với các loài cây trồng chính. Xây dựng trang Web về giống lâm nghiệp.
+ Thúc đẩy triển khai chương trình giống theo Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, xây dựng các dự án giống giai đoạn 2006-2010 theo định hướng của chiến lược.
b) Ở cấp tỉnh: đã có chuyển biến tích cực về thực hiện quy chế quản lý giống từ nhận thức tới tổ chức thực hiện bằng tổ chức công nhận các nguồn giống, đơn vị đủ diều kiện sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh theo quy chế để sản xuất cung ứng giống cho nhu cầu trồng rừng ngay trong năm 2006 đến nay và những năm tiếp theo, điển hình là các tỉnh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Lào Cai, Kon Tum...
* Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện được giống cây rừng đáp ứng được nhu cầu giống chất lượng cao hiện nay và trong tương lai:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và chính sách hỗ trợ phát triển về giống cây lâm nghiệp.
- Kiểm tra các hoạt động về giống lâm nghiệp trong phạm vi cả nước để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý giống. Quy hoạch hệ thống nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao trong phạm vi toàn quốc, đảm bảo cung cấp đấy đủ giống chất lượng tốt cho kế hoạch trồng rừng hàng năm.
- Hỗ trợ các tỉnh về đào tạo cán bộ, trang thiết bị tin học nhằm tăng cường năng lực quản lý giống.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình dự án về công nghệ sinh học, các đề tài nghiên cứu giống cây lâm nghiệp; thực hiện công nhận giống mới theo Quy chế quản lý giống lâm nghiệp.
- Các đơn vị nghiên cứu các cấp tập trung vào việc tuyển chọn, lai tạo, khảo nghiệm các loài cây mới có năng suất và tính chống chịu phù hợp với vùng sinh thái.
- Các đơn vị đào tạo lâm nghiệp tập trung đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ chuyên về giống lâm nghiệp, chuyên sâu về tuyển chọn, lai tạo giống mới, công nghệ sinh học, công nghệ gen, di truyền phân tử, kỹ thuật về nhân giống và quản lý vườn ươm.
- Các tỉnh tiếp tục thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giống, trọng tâm là Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo tiến trình đã quy định; Hình thành bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách về quản lý giống cây lâm nghiệp có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giống lâm nghiệp; Xây dựng và quản lý nguồn giống được cải thiện di truyền trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cung cấp giống có kiểm soát trong tỉnh và cho các tỉnh khác; Phát triển kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá với nhiều thành phần kinh tế, sản xuất và cung ứng giống tốt góp phần nâng cao chất lượng nguồn giống cây rừng, nâng cao giá trị của rừng trồng.
*Liên hệ thực tiễn ở địa phương tỉnh Lạng Sơn.
Lạng Sơn là một tỉnh trung du miền núi có quỹ đất lâm nghiệp gần 128 ngàn ha (chiếm 50,3% diện tích tự nhiên). Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 110.04,6 ha rừng trồng với các loài cây chủ yếu là Keo, Mỡ ,Bạch đàn, Bồ đề, Giổi và một số loài cây bản địa khác. Tuy diện tích phủ xanh chiếm tỷ lệ cao nhưng thực tế cho thấy, nhiều diện tích rừng trồng kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng gỗ kém.
Một trong những nguyên nhân là nguồn giống không đảm bảo, chất lượng giống không cao. Để phát triển lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh thì nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng là một nội dung rất quan trọng, trong đó giống cây lâm nghiệp là giải pháp cần được quan tâm hàng đầu.
Hiện nay, trên địa bàn có 21 vườn ươm cố định với công suất 49 triệu cây giống/năm và hàng trăm vườn ươm của các hộ gia đình tự làm, đã đáp ứng đủ nhu cầu cây giống cho trồng rừng trên địa bàn tỉnh và bán cho một số tỉnh lân cận. Về số lượng thỏa mãn yêu cầu trồng cây, trồng rừng song việc kiểm soát nguồn giống và chất lượng giống ở các vườn ươm nhỏ lẻ của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là kiểm soát lượng cây giống bán ra ngoài tỉnh. Nguồn giống tuy được cải thiện nhưng giống tốt mới chỉ đáp ứng được khoảng 42% nhu cầu trồng rừng (Hàng năm cả nước vẫn phải nhập khoảng 600 kg hạt giống Keo tai tượng từ Úc để sản xuất, riêng tỉnh Lạng sơn con số này khoảng 112-130 kg/năm). Đối với cây Mỡ và một số loài cây bản địa khác có giá trị kinh tế cao nhu cầu trồng rừng công nghiệp cũng như trồng rừng theo hình thức phân tán rất lớn, hiện nay vẫn chưa có rừng giống nào được thiết lập ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo dự báo giai đoạn 2011-2020, nhu cầu hạt giống và cây con sinh dưỡng phục vụ trồng rừng và các loài cây lâm sản ngoài gỗ sẽ không ngừng gia tăng, nhất là đối với các loài Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm, Bạch đàn, Mỡ, Trám, Song, Mây Để đáp ứng được các yêu cầu về giống cây lâm nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu các nguồn giống có địa chỉ tin cậy
- Tăng cường năng lực về chất lượng giống và sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp để tạo ra được giống có chất lượng cao phục vụ trồng rừng trong và ngoài tỉnh. Cụ thể cần tập trung xây dựng rừng giống đối với một số loài Keo Tai tượng, Keo lưỡi liềm và Mỡ. Xây dựng vườn giống cây đầu dòng cho các loài Keo lai, Bạch đàn trắng, Bạch đàn đỏ; cây đặc sản rừng: Trám đen, Trám trắng, Ba kích, Sa nhân tím, Tam thất núi đá, Kim tiền thảo, Hoài Sơn, nhằm cung cấp vật liệu cho nhân giống sinh dưỡng (nuôi cấy mô-tế bào, giâm hom và ghép). Chuyển hóa rừng giống các loài cây bản địa có giá trị trồng rừng kinh tế cao như Giổi, Chò chỉ, De gừng, Sồi Phảng, Kim Giao. Xây dựng và trang bị hoàn chỉnh khu nuôi cấy mô-tế bào đi vào hoạt động hiệu quả cao cung cấp cây giống lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô- tế bào để mỗi năm có thể sản xuất được 6 triệu cây giống các loại. Xây dựng vườn ươm tại huyện theo mô hình sản xuất cây con tiên tiến bao gồm cả hệ thống nhà lưới ở các vùng sinh thái trọng điểm thuộc.
Dự kiến hàng năm các vườn ươm này có thể sản xuất được 08 triệu cây từ gieo hạt và nuôi cấy mô tế bào, giâm hom và ghép. Xây dựng các quy trình nhân giống sinh dưỡng cho các loài cây trên. Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất giống sinh dưỡng và nuôi cấy mô tế bào; quản lý rừng giống; kiểm nghiệm giống; bảo quản giống và các công tác khác có liên quan đến giống cây lâm nghiệp. Thiết lập hệ thống quản lý giống cho từng loài ở mỗi vùng sinh thái nói trên.
- Quy hoạch hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp thành hệ thống thống nhất từ nghiên cứu, chọn lựa đến sản xuất. Trong giai đoạn tới chỉ đạo các vườn ươm đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị để tạo thành vườn ươm đạt chất lượng cao.
- Giải pháp về khoa học công nghệ, đào tạo, khuyến lâm: đầu tư tuyển chọn, tạo nguồn giống, nhập hạt giống chất lượng cao, tăng cường áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống đáp ứng nhu cầu sản xuất, cung ứng giống lâm nghiệp phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm. Nghiên cứu các công nghệ chế biến mới để nâng cao năng lực chế biến và hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng; đẩy mạnh việc tinh chế sản phẩm và sản xuất đồ gỗ chất lượng cao. Tuyên truyền phổ biến kiến thức rộng rãi để mọi người dân, tích cực tham gia trồng rừng thâm canh, quan tâm trồng cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư ứng dụng các công nghệ mới, đầu tư cho thử nghiệm các mô hình điểm.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến lâm cho các cơ sở, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong hoạt động khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với các chủ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp để nhận được sự hỗ trợ và dịch vụ khoa học. Đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn. với nhiều hình thức: tự đào tạo, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, tờ rơi
5. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Tăng cường phối hợp tổ chức các hội thảo, hội chợ cây giống chất lượng cao và hội chợ giống mới và tổ chức tham quan mô hình. Quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Về cơ chế chính sách, cần đổi mới về chính sách khoa học công nghệ: khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ