- Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Công lao lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
- Khi Nguyễn Ái Quốc sinh ra, Việt Nam đã hoàn toàn là thuộc địa của Pháp. Lúc này, nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Đời sống nhân dân lầm than cơ cực. Cứu nước, giải phóng dân tộc trở thành vấn đề bức tiết của toàn thể dân tộc.
- Ngày 5.6.1911, lấy tên là Văn Ba, với vai trò phụ bếp trên tàu Đô đốc La – tu – sơ – tơ – rê – vin, Người bắt đầu hành trình của mình. Người đã chọn nước Pháp để tìm đường cách mạng giải phóng cứu nước. Sở dĩ Người chọn như vậy vì: Trước tiên, với tư tưởng “muốn thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ chúng”, người muốn sang Pháp để tìm hiểu về xã hội, con người Pháp, xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào giải phóng dân tộc. Thứ hai, người muốn sang Pháp để tìm hiểu cái gọi là “tự do, bình đẳng, bác ái” mà bọn thực dân rêu rao ở Đông Dương là gì.
- Hơn nữa, với cuộc cách mạng khoa học, nước Pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sang Pháp, Người có điều kiện để tìm hiểu và tích lũy tri thức.
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Đường lối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại chọn Pháp để tìm đường cách mạng giải phóng cứu nước?
Answer:
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Công lao lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Khi Nguyễn Ái Quốc sinh ra, Việt Nam đã hoàn toàn là thuộc địa của Pháp. Lúc này, nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại và bị dìm trong biển máu. Đời sống nhân dân lầm than cơ cực. Cứu nước, giải phóng dân tộc trở thành vấn đề bức tiết của toàn thể dân tộc.
Ngày 5.6.1911, lấy tên là Văn Ba, với vai trò phụ bếp trên tàu Đô đốc La – tu – sơ – tơ – rê – vin, Người bắt đầu hành trình của mình. Người đã chọn nước Pháp để tìm đường cách mạng giải phóng cứu nước. Sở dĩ Người chọn như vậy vì: Trước tiên, với tư tưởng “muốn thắng kẻ thù thì phải hiểu rõ chúng”, người muốn sang Pháp để tìm hiểu về xã hội, con người Pháp, xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào giải phóng dân tộc. Thứ hai, người muốn sang Pháp để tìm hiểu cái gọi là “tự do, bình đẳng, bác ái” mà bọn thực dân rêu rao ở Đông Dương là gì.
Hơn nữa, với cuộc cách mạng khoa học, nước Pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sang Pháp, Người có điều kiện để tìm hiểu và tích lũy tri thức.
Tác dụng của lao động sản xuất đối với Nguyễn Ái Quốc trong quá trình tìm đường cứu nước?
Answer:
Không chỉ khác về hướng đi, con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc còn khác con đường cứu nước truyền thống của các vị tiền bối ở cách đi. Người đã lựa chọn lao động làm phương tiện trong quá trình hoạt động của mình.
Người đã đi đến nhiều nước ở châu Âu, châu Mĩ, châu Phi… và làm nhiều nghề lao động khác nhau như phụ bếp, cào tuyết, vẽ tranh… vừa kiếm sống vừa hoạt động. Với những chuyến đi, cuộc khảo sát đó, Người hiểu nắm bắt, hiểu rõ hơn về cách mạng thế giới, tích lũy được nhiều tri thức.
Đặc biệt, sự đồng cảm với đồng bảo mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức.
Cũng qua đó, Người nhận rõ bạn thù, hiểu rõ được bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Đây chính là cơ sở quan trọng để Người tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lê nin sau này. Người rút ra kết luận: “Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề ” và “dù màu da có khác nhau, trên đời này cũng chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi – tình hữu ái vô sản”.
Điều kiện khách quan để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa MÁc?
Answer
Xu thế phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên thế giới nói chung và các nước thuộc địa nói riêng.
Thế giới:
Quốc tế cộng sản III (1919) ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt, một thắng lợi vĩ đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản III kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917) mở ra một thời kì mới: thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc và quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho thấy sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác.
Trong nước:
Các phong trào yêu nước theo xu hướng phong kiến, tư sản, nông dân… nổ ra đều thất bại và lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối. Chỉ có một con đường duy nhất là con đường cách mạng vô sản.
Cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường lối cứu nước và con đường cứu nước. Nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại và bị dìm trong biển máu, đời sống nhân dân lầm than cơ cực. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin là con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã mất nhiều năm tìm kiếm, giải đáp cho những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam nói riêng cũng như cách mạng thuộc địa nói chung.
“Sơ thảo lần thứ nhất đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin đã đáp ứng nguyện vọng của Nguyễn Ái Quốc, đó là: độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào và mở ra cánh cửa để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
Quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động chính trị: Nguyễn Ái Quốc thấy ở đâu cũng có sự bóc lột và thấy rõ bản chất của tư sản và phong kiến; nhận thức được quy luật phát triển của lịch sử là thuộc về giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất định sẽ chiến thắng
Nhân tố quyết định việc Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác để tìm ra con đường đúng đắn
Nhân tố quyết định: do nguyên nhân chủ quan
Xuất phát từ quá trình bôn ba tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc( tự rèn luyện mình từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản( điều kiện thuận lợi tiếp thu CN Mác
Chủ nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh, với CN M-L có cùng bản chất
Mang tính cách mạng
Đều mang tính dân chủ
Tính nhân văn
Nhằm giải phóng giai cấp, xã hội, con người một cách triệt để
Nhân tố con người
Có khát vọng giải phóng dân tộc
Có sự nhảy cảm về chính trị, tư duy sắc bén
Vốn tri thức được tích lũy trong quá trình hoạt động
Tại sao nói con đường NAQ lựa chọn là đúng đắn
Khẳng định: con đường mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn là con đường cách mạng vô sản. Vì sao đó là con đường đúng đắn là vì:
Cách mạng vô sản là con đường triệt để nhất
Nó đã được chứng minh qua thực tiễn – thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga
Kết quả mà cách mạng vô sản mang lại: vì đại đa số quần chúng nhân dân lao động
Các cuộc cách mạng tư sản (ở Mĩ, Anh, pháp) không đến nơi
Cách mạng vô sản tập hợp được đông đảo lực lượng nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nhân – nhân dân thông qua chính đảng của mình
Xu thế phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới
Cách mạng Việt Nam đang khủng hoảng về đường lối, các con đường cứu nước trong nước đều lần lược thất bại (phong trào cần vương, phong trào duy tân cải cách….)
ĐCSVN ra đời là đúng đắn
Answer:
Sự ra đời của Đảng đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam đủ sức đảm đương sứ mạng lịch sử của mình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Định hình ra được quy luật ra đời và phát triển của Đảng cộng sản ở nước ta: Kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới sự ra đời cua Đảng.
Đảng có cương lĩnh chính trị là bước vận dụng sáng tạo học thuyết chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng thuộc địa vạo thực tế Việt Nam. Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận vào thực tiễn.
Về thực tiễn: chấm dứt thời kỳ khủng hoảng và bế tắc về đường lối của phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam, đã có một cương lĩnh hoàn chỉnh, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho cách mạng Việt Nam.
Tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, đồng thời cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tại sao vừa mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo được cao trào 30-31?
Đảng ta mới ra đời với đường lối đúng đắn, sáng tạo phù hợp – con đường cách mạng vô sản, vì mục tiêu của đại đa số nhân dân lao động…. trong những năm 30 – 31 đảng ta đã rất đã nhạy bén với thời cuộc, xem xét tình hình trong và ngoài nước để đưa ra chủ trương đúng đắn cho cách mạng nước ta lúc bấy giờ.
Mặc dù mới ra đời nhưng mà đảng được đông đảo quần chúng nhân dân, các tầng lớp ủng hộ và tin tưởng đi theo sự lãnh đạo của đảng
Đảng có một lực lượng đảng viên ưu tú, giàu lòng yêu nước, tinh thần cao…
Đảng ra đời đã hình thành được khối liên minh công nhân – nhân dân, phát huy dc sức mạnh to lớn của khối này
Tại sao nói phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 30-31?|
Vì : Phong trào cách mạng 1930 – 1031 đã diễn ra trên quy mô lớn, hình thức quyết liệt và triệt để. Cụ thể:
Về quy mô, PTCM đã diễn ra trong gần hai năm từ 30 đến 31, kéo dài từ Bắc đến Nam, cả thành thị lẫn nông thôn. Đó là các cuộc đấu tranh của công nhân ở các thành phố lứn như Nam Định, Hà Nội, Vinh – Bến Thủy… Nhiều cuộc biểu tình của nhân dân liên tục diễn ra ở Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An….
Hình thức quyết liệt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng đã đấu tranh từ thấp đến cao, ngày càng sôi nổi. không ngại hi sinh quyết vùng lên chiến đấu giành độc lập tự do. Từ những cuộc bãi công của công nhân cao su Phú Riềng, diên cưa Bến Thủy…đến những cuộc biểu tình đòi giảm sưu cao thuế nặng của nhân dân Thái Bình, Nghệ An , Hà Tĩnh… Khi bị thực dân Pháp trả lời bằng súng đạn, họ đã vùng lên chống lại bằng các cuộc biểu tình có vũ trang hộ trợ: Nhân dân huyện Nam Đàn đốt huyện lị, phá nhà lao; nông dân Thanh Chương bao vây đồn điền Kí Việt…. Điển hình là cuộc biểu tình của nhân dân huyện Hưng Nguyên.
Mang tính chất triệt để: dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng ko còn mơ hồ về kẻ thù của dân tộc và giai cấp như trước nữa mà nhằm thẳng vào hai đối tượng là thực dân pháp và địa chủ phong kiến. Bằng sức mạnh quật khởi của mình qua đấu tranh đã khiến cho chính quyền địch ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bị tê liệt, tan rã. Trước tình hình đó một chính quyền mới mô phỏng theo Xô Viết ở NGa ra đời với những chính sách tiến bộ đã giải quyết được một số quyền lợi cho người lao động.
Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển thành cuộc đấu tranh vũ trang làm sụp đổ và tan rã hàng mảng chính quyền của đế quốc và phong kiến.
Tại sao Đảng chủ trương đòi dân sinh dân chủ trong thời kỳ 36-39?
Answer: Đảng chủ trương đòi dân sinh, dân chủ trong thời kỳ 36-39 vì:
BCH TW Đảng xác định CM ở ĐD vẫn là: “CM tư sản dân quyền phản đế và điền địa – lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới CM xã hội chủ nghĩa”. Nhưng điều kiện về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa.
Yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.
Giống và khác nhau giữa chính quyền Xô Viết và chính quyền dân chủ nhân dân?Tại sao Đảng chọn chính quyền dân chủ nhân dân?
Tại sao Đảng chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh?
Vì : Phong trào cách mạng 1930 – 1031 đã diễn ra trên quy mô lớn, hình thức quyết liệt và triệt để. Cụ thể:
Về quy mô, PTCM đã diễn ra trong gần hai năm từ 30 đến 31, kéo dài từ Bắc đến Nam, cả thành thị lẫn nông thôn. Đó là các cuộc đấu tranh của công nhân ở các thành phố lứn như Nam Định, Hà Nội, Vinh – Bến Thủy… Nhiều cuộc biểu tình của nhân dân liên tục diễn ra ở Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An….
Hình thức quyết liệt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng đã đấu tranh từ thấp đến cao, ngày càng sôi nổi. không ngại hi sinh quyết vùng lên chiến đấu giành độc lập tự do. Từ những cuộc bãi công của công nhân cao su Phú Riềng, diên cưa Bến Thủy…đến những cuộc biểu tình đòi giảm sưu cao thuế nặng của nhân dân Thái Bình, Nghệ An , Hà Tĩnh… Khi bị thực dân Pháp trả lời bằng sung đạn, họ đã vùng lên chống lại bằng các cuộc biểu tình có vũ trang hộ trợ: Nhân dân huyện Nam Đàn đốt huyện lị, phá nhà lao; nông dân Thanh Chương bao vây đồn điền Kí Việt…. Điển hình là cuộc biểu tình của nhân dân huyện Hưng NGuyên/.
Mang tính chất triệt để: dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng cách mạng ko còn mơ hồ về kẻ thù của dân tộc và giai cấp như trước nữa mà nhằm thẳng vào hai đối tượng là thực dân pháp và địa chủ phong kiến. Bằng sức mạnh quật khởi của mình qua đấu tranh đã khiến cho chính quyền địch ở nhiều địa phương thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bị tê liệt, tan rã. Trước tình hình đó một chính quyền mới mô phỏng theo Xô Viết ở NGa ra đời với những chính sách tiến bộ đã giải quyết được một số quyền lợi cho người lao động.
Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp dã man nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh vẫn tiếp tục dâng cao, phát triển thành cuộc đấu tranh vũ trang làm sụp đổ và tan rã hàng mảng chính quyền của đế quốc và phong kiến.
Tác dụng của phong trào phá và cướp kho thóc của Nhật đối với sự nghiệp cách mạng
Khẩu hiệu đã đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của nhân dân lúc bấy giờ chính vì thế đã tạo nên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có. Hàng triệu quần chúng đi phá kho thóc của địa chủ dưới nhiều hình thức
Đánh trúng tâm lí của người dân nên phòng trào diễn ra rầm rộ và tạo nên một phong trào mạnh mẽ
Góp phần vào cao trào kháng nhật cứu nước=(tạo sự chuẩn bị sẵn sang trên tất cả các lĩnh vực, tạo niềm tin và ý chí quyết tâm cho nhân dân
Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hoạt động của chúng ta đã dự báo thời cơ cách mạng nước ta
Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, ban thường vụ trung ương Đảng họp tại làng đình bảng (từ sơn – bắc ninh, ngày 12/3/1945 ban thường vụ đã ra chỉ thị: “nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Ý nghĩa:
Chỉ thị như một chương trình hành động một lời hiệu triệu, một ngọn cờ dẫn dắt toàn quan, toàn dân ta đẩy mạnh chuẩn bị cho tổng khỏi nghĩa dành chính quyền
Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo, đúng đắn của đảng ta trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình
Hành động của chúng ta dự báo thời cơ cách mạng: thông qua diễn biến của cao trào kháng nhật cứu nước.
Ở khu căn cứ Cao- bắc – lạng việt nam tuyên truyền giải pong quân và cứu quốc quân phối hợp với lục lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã châu, huyên… thành lập chính quyền CM
Phong trào phá kho thóc của nhật giải quyết nạn đói
Tại các nhà giam tù chính trị nổi dậy phá nhà lao vượt ngục ra ngoài hoạt động……
( Cao trào kháng nhật cứu nước tạo ra sự chuẩn bị sẵn sang trên tất cả các lĩnh vực để tiến tới tổng khỏi nghĩa dành chính quyền.
Hội nghị quân sự Bắc kì họp ngày 15- 20/4/1945 nhằm đẩy mạng hơn nữa công tác chuẩn bị khỏi nghĩa vụ trang
16/4/1945 ủy ban giải phóng dan tộc việt nam thành lập
( - Kẻ thù đang suy yếu
Quần chúng thống trị không thể chịu bị thống trị được nữa
Đội tiền phong cách mạng tức đảng cộng sản đã sẵn sang lãnh đạo
Các tầng lớp trung gian đã ngã về phía cách mạng
Những hạn chế của luận cương chính trị và nguyên nhân của những hạn chế đó
Answer:
Hạn chế:
Luận cương tháng 10 -1930 không đưa nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, không nêu ra mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp.
Đánh giá không đúng vai trò CM của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia CM, do đó Luận cương không đề ra được một liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Nguyên nhân
Luận cương chưa phân tích những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến của Việt Nam.
Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề giai cấp, dân tộc trong CM thuộc địa.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp tử khuynh hướng “Tả” của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản trong thời gian đó. Luận cương tháng 10-1930 đã không chấp nhận những điểm mới, sáng tạo trong Chính cương của Nguyễn Ái Quốc
Qua phong trào 36-39, Đảng đã thật sự trưởng thành
Answer:
Được thể hiện qua 4 nghị quyết của 4 hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương: Hội nghị lần 2 (tháng 7-1936), Hội nghị lần 3 (3-1937), HN lần 4(9-1937), HN lần 5(3-1938)
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh: BCH TW xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là “cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa”, nhưng yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiên đời sống.
Về kẻ thù cách mạng: bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
Xác định nhiệm vu trước mắt của CM: chống Phát xít, chống chiến tranh đế quốc, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Xác định lực lượng CM: thành lập mặt trận nhân dân phản đế gồm mọi giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo với nòng cốt là liên minh công nông
Đoàn kết quốc tế: Ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn Phát xít ở Pháp và bọn phản đông thuộc địa ở Đông Dương.
Hình thức và phương pháp đấu tranh: Kết hợp nhiều hình thức. Vừa đấu tranh công khai vừa nửa công khai, vừa hợp pháp vừa nửa hợp pháp.
Xây dựng tổ chức: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai Nhằm mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng, giáo dục, tổ chức, lãnh đạo quần chúng bằng các hình thức và khẩu hiệu thích.
Nhận thức mới của Đảng vể mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: Được thể hiện trong văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới công bố tháng 10 năm 1936. Trong chính sách mới cho rằng : “ Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải gắn kết chặt với cuộc cách mạng liên địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng.”. Tức là với 2 nhiệm vụ này không nhất thiết phải song song tồn tại, mà phải tùy hoàn cảnh mà đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu hoặc giải quyết các nhiệm vụ một cách liên tiếp, đồng thời xác định kẻ thù nào là nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của dân tộc mà đánh cho toàn thắng.
Tóm lại: chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, xác định mục tiêu trước mắt của CM, từ đó đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành chính quyền, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh sau này.
Phong trào 36-39 đã tổ chức, rèn luyện lực lượng cách mạng
Phong trào 36 – 39 được xem là cuộc tập dượt lần hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám.
Qua phong trào, thông qua hoạt động báo chí công khai, đường lối chính sách của đảng, của Quốc tế cộng sản được truyền bá sâu rộng trong quần chúng. NHờ đó, ý thức giác ngộ chính trị của đông đảo quần chúng được nâng lên rõ rệt.
Với hình thức Mặt trận dân chủ Đông Dương, đông đảo quần chúng đã được tập hợp, giác ngộ. Trong đó, công – nông là lực lượng nòng cốt. Ngoài ra còn có sự tham gia của các lực lượng yêu nước và dân chủ như tiểu tư sản, tư sản, địa chủ… Một đội quân chính trị quần chúng được xây dựng hùng hậu trong cho phong trào đấu tranh về sau.
Qua phong trào 36 – 39, Đảng cộng sản Đông Dương cũng đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp… Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
Tại sao Đảng chủ trương hoà với quân Tưởng khi chúng vào miền Bắc nước ta?
Cách mạng tháng Tám thành công, 2.9.1945 nước VNDCCH ra đời và đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, nhất là nạn ngoại xâm:
Về chính trị quân sự, lúc này quân đội các nước Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản lũ lượt kéo vào nước ta.
Từ vĩ tuyến 16 trở ra, 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn vào nước ta nhằm thực hiện âm mưu “Diệt cộng, cầm Hồ”. Theo sau chúng là bọn Việt gian, phản động trong các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách…
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, núp dưới bong quân ANh, thực dân Pháp đã quay trở lại. Đêm 22 rạng 23.9.45, đthực dân Pháp nổ sung tấn công trụ sở chính quyền cách mạng tại Sài Gòn, mở màn cho quá trình tái chiếm Việt Nam lần hai.
Lúc này trến đất nước ta còn khoảng 6 vạn quân Nhật đang nguyên vũ khí. Hơn nữa, hơn nửa trong số đó nghe theo lời quân Anh đã đứng về phía Pháp, chống lại lực lượng cách mạng.
Trong bối cảnh đó, các lực lượng phản động trong các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo cũng ngóc đầu dậy hoạt động chống phá cách mạng.
Trong khi đó chính quyền của ta còn non trẻ, quân đội với số lượng ít, trang bị vũ khí còn thô sơ. Chưa bao giờ đất nước ta lại có nhiều thế lực ngoại xâm và nội phản như vậy.
Về kinh tế, nền nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nạn đói 45 khiến hàng vạn người chết.
Về tài chính, ngân sách quốc gia hầu như trống rỗng.
Về văn hóa xã hội, do tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân phong kiến để lại nên có hơn 90% dân số nước ta mù chữ. Các tệ n