20. Tên Việt Nam: CÂY LÁT HOA
Tên địa phương: Lát
Tên các nước lân cận: May Dun Hin (Lào – Thái)
Tên khoa học: Chukrasia Tabulari A.Juss
Họ thực vật: Meliaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Thân thẳng có bạnh vè lớn. vỏ màu nâu đen. Lá kép lông chim 1 lần chẵn. hoa màu vàng nhạt. quả hình bầu dục, hạt xếp chồng chất thành 2 dãy. Ra hoa tháng 7. quả chín tháng 12-1.
Mô tả gỗ: Lõi màu đỏ có ánh hồng, vân đẹp, thớ chéo, mịn, giác màu hồng nhạt, óng ánh do phản xạ ánh sáng. Vòng năm dễ nhận trên các mặt cắt, mạch to trung bình, thưa, gỗ nặng trung bình, tỷ trọng 0,819 (15% nước). Lực kéo ngang thớ 35 kg/cm2. nén dọc thớ 530 kg/cm2; oằn: 1,378 kg/cm2. Gỗ cứng, ít co dãn, không mối mọt, dễ đánh bóng, dùng để đóng đồ giá trị.
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở Vĩnh Phủ, Hà Tuyên, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, nơi có núi đá vôi. Cây ưa sáng, dễ tính, mọc chậm, sống lâu, tái sinh hạt tốt, cây con ưa bóng.
21. Tên Việt Nam: CÂY SUA
Tên địa phương: Trắc Thối
Tên các nước lân cận
Tên khoa học: Dalbergia Lonkinensis Prain
Họ thực vật: Fabaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây trung bình, vỏ màu xám nhạt. lá kép lông chim 1 lần mọc cách. Hoa màu trắng, có mùi thơm. quả dẹt, cứng, 1 hạt nổi rõ, dẹt. mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 11-12.
Mô tả gỗ: Gỗ màu đỏ hơi nâu, hơi chéo thớ. Vòng năm trông không rõ. Gỗ có mạch vòng; gỗ sớm, mạch rất to; gỗ muộn mạch trung bình, mật độ thưa. Tia nhỏ mật độ cao. Gỗ khá nặng, tỷ trọng 0,650 (15%). Lực kéo ngang thớ 31 kg/cm2. nén dọc thớ 560kg/cm2; oằn 1,180 kg/m2. gỗ bền, đẹp, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình.
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh ở miền Bắc ( Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Nam Ninh ). Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt nhiều nhưng ít gặp cây non.
22. Tên Việt Nam: CÂY PƠ - MU
Tên địa phương: Ngọc Am, Mậy Vạc (Hoàng Liên Sơn); Hong-He (Ba Na)
Tên các nước lân cận: Thái- Lào: Mậy Long – lanh (Maylenle)
Tên khoa học: Fokienia Hodginsii (Dunn) Henry Et Thomas
Họ thực vật: Cupressaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây thường xanh, vỏ màu xám xanh, cành nhỏ dẹt. lá có 2 dạng, non dạng lá to xòe rộng, già dạng vẩy xếp lớp. nón đực, cái trên cùng cây. Quả hình cầu màu nâu đỏ, hạt có 2 cánh không đều.
Mô tả gỗ: Gỗ nhẹ, mùi thơm dịu, thớ thẳng mịn, lõi màu nâu, giác dày màu vàng nhạt, vòng năm rõ, tia rất nhỏ, không trông thấy, không có ống dẫn dầu. tỷ trọng 0,542; lực kéo ngang thớ 18 kg/cm2. nén dọc thớ 363 kg/cm2, oằn 0,885 kg/cm2. gỗ dễ làm, không bị mối mọt, dùng làm đồ mỹ nghệ, xây dựng, làm quan tài (không mục)
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở cùng Núi Yên Bái, Lào Cai, Nghệ Tĩnh. Cây ưa sáng, khí hậu mát ẩm, trên đất miền núi cao. Tái sinh hạt tốt, không có khả năng sinh chồi gốc.
23. Tên Việt Nam: CÂY THÔNG TRE
Tên địa phương: Thông tre lá ngắn, Trước đào
Tên các nước lân cận
Tên khoa học: Podocarpus brevifolius (Stapf) Foxv
Họ thực vật: Podocarpaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây thường xanh, vỏ mỏng, màu vàng xám, nhẵn, bóng thành sợi, có mùi thơm. Lá mọc cách, tập trung ở đỉnh, dầy, hình bầu dục dài, mép nguyên. Nón đực mọc tập trung 2-3 chiếc. nón cái đơn độc. hạt hình cầu trên đế nạc rộng. mùa quả chín mỗi năm 2 lần (tháng 1 và tháng 6)
Mô tả gỗ: Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thẳng, kết cấu đồng đều, mịn, tỷ lệ gỗ sớm và muộn giống nhau, chất gỗ hơi cứng, mặt cắt dọc bóng, vòng sinh trưởng rõ vân hoa, khá đẹp, gỗ nặng, tỷ trọng 0,650 (15% nước), lực kéo ngang thớ 22kg/cm2; nén dọc thớ 445kg/cm2, oằn 1,171 kg/cm2. gỗ dùng làm nhà cửa, ván sàn, hòm tủ, báng súng, nhạc cụ, điêu khắc, đồ tiện.
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác vùng núi đá: Quảng Ninh, Hà Sơn Bình. Cây trung tính, lúc nhỏ chịu bóng, khí hậu lạnh, đòi hỏi đất không khắt khe, cây mọc chậm, tái sinh tự nhiên tốt.
24. Tên Việt Nam: CÂY BẰNG LĂNG CƯỜM
Tên địa phương: Sáng Lẻ, Bằng lang ổi.
Tên các nước lân cận:
Tên khoa học: Lagerstroemia angustifolia Pierre; B. Caly Culata Kurz
Họ thực vật: Lythraceae
Tên thương phẩm: Lagerstromia
Mô tả cây:cây rụng lá. Vỏ màu nhạt, nhẵn. lá hơi lệch, đỉnh kéo dài thành mũi. Hoa trung bình màu tím. Quả nặng, nứt 6 mảnh. Mùa hoa tháng 6-7. mùa quả chín tháng 3-4 năm sau.
Mô tả gỗ: Giác màu trắng, lõi màu vàng xám hay hơi nâu. Vòng năm khó trông thấy trên các mặt cắt. tia rất nhỏ, mật độ rất cao. Gỗ nặng và cứng, tỷ trọng (15% nước) : 0,90. Gỗ dễ cưa xẻ, kém bền nếu để ngoài trời, thường dễ xẻ ván, đóng đồ gia đình.
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu từ bình trị thiên trở vào các tỉnh miền Nam (chủ yếu ở Lâm Đồng Và Nam Bộ). Cây điển hình cho kiểu rừng nửa rụng lá, thường mọc tập trung, ưa đất sâu dầy độ ẩm trung bình, sinh trưởng chậm, tái sinh hạt và chồi tốt.
25. Tên Việt Nam: CÂY DU SAM
Tên địa phương: Ngô tùng, Hinh
Tên các nước lân cận: Mậy Hinh (Lào – Thái)
Tên khoa học: Keteleeria davidiana (Bertr) Beissn.
Họ thực vật: Pinaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây lớn, vỏ màu xám, nứt dọc. Lá ở cây non có dạng mác, ở cây già hình tuyến, (7 – 10 lá đầu có dạng vảy, xếp xoắn ốc). Nón cái hình trụ dài đến 20 cm, non màu xanh, già màu nâu. Hạt dài có cánh màu vàng.
Mô tả gỗ: Gỗ có giác lõi màu nâu (lúc non có màu trắng vàng, mềm) có vân rõ và cứng trung bình, tỷ trọng (15% nước): 0,67. gỗ bền, ít mối mọt, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền, làm dụng cụ gia đình.
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở Tây Bắc (Bắc Việt Nam): thuận châu, yên châu, mộc châu và rải rác vùng núi cao nam trung bộ (lâm đồng, têy nguyên).
Cây ưa sáng, có thể chịu hạn một chút. Cây sinh trưởng trung bình, tái sinh khỏe.
18 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây gỗ trong kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÂY GỖ
TRONG KINH DOANH
Biên soạn: Trần Hợp – Nguyễn Hồng Đảng
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
1990
LỜI GIỚI THIỆU
Hôm nay nhu cầu về gỗ dùng trong công nghiệp xây dựng, xuất khẩu và làm chất đốt ngày càng tăng.
Trong vài thập kỹ trở lại đây gỗ ở nước ta đã trở thành một mặt hàng được các nước trên thế giới ưa chuộng như: Liên Xô, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan…Hàng năm chúng ta đã xuất khẩu một số lượng gỗ khá lớn trong đó có gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ ván sàn tinh chế…và hàng mộc, đồ gỗ mỹ nghệ quý giá. Để giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu 1 số loại gỗ phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và giao dịch mua bán với các nước trên thế giới. Hội KHKT Lâm nghiệp Tp Hồ Chí Minh xin gới thiệu với bạn đọc cuốn sách “ CÂY GỖ TRONG KINH DOANH” của tác giả PTS Trần Hợp và Nguyễn Hồng Đảng. với 120 loại gỗ thông dụng sắp xếp, phân loại theo 8 nhóm có đầy đủ các nội dung.
Tên họ loài cây (tên việt nam, tên địa phương, tên khoa học, tên thương phẩm)
Mô tả cây gỗ và công dụng
Phân bố và sinh thái của từng cây.
Nội dung được trình bày ngắn gọn và súc tích, cuốn sách sẽ giúp ích cho bạn, các cơ quan đơn vị hiện nay đang cần biết về cây gỗ trong sản xuất kinh doanh
Hội KHKT Lâm nghiệp TP Hồ Chí Minh rất mong được sự tham gia góp ý về nội dung cuốn sách để bổ sung hoàn chỉnh.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
HỘI KHKT LÂM NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN LOẠI GỖ
(Căn cứ theo tỷ trọng và sức chịu đựng)
Dựa theo “Nghị quyết số 10-CP nagỳ 26-4-1960 cùa Hội Đồng Bộ Trưởng”
“Quyết định về phân loại gỗ sử dụng số 42 – QĐ ngày 9-8-1960 của Tổng Cục Lâm Nghiệp”.
“quyết định ban hành bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sữ dụng thống nhất trong cả nước số 2198/CNR ngày 26-11-1977 của Bộ Lâm Nghiệp”
NHÓM I
1. Tên Việt Nam: CÂY TRẮC
Tên địa phương: La r’lang (Ê-Đê Đác Lắc) Giau Ca (Gia Rai) Ka Rắc (Ba Na)
Tên các nước lân cận: M. Ka nhoung (lào)
Tên khoa học: Dalbergia Conchinchinensis Pierre
Họ thực vật: Fabaccac
Tên thương phẩm: Tecchicai Sitan
Mô tả cây: cây gỗ, có bạnh khá to. Lá kép lông chim 7-9 lá chét. Hoa trắng. quả có hạt nổi tròn. Ra hoa tháng 5-7 quả chín tháng 8-11
Mô tả: gỗ màu đỏ hay đen pha nâu hồng nhạt. giác màu xám nhạt, dày. Thớ mịn, dễ làm, bền, chéo thớ. Gỗ rất nặng, tỷ trọng 1,09 (15% nước), rất cứng, ít co, uốn được. dùng làm đồ mộc tinh vi, tiện khắc, trạm trổ, đồ mỹ nghệ, dể làm, không bị mối mọt, mặt gỗ bóng rất đẹp.
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở miền Nam, như Gia Rai Kong Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Sông Bé, Thuận Hải. cây ưa sáng, lúc non chịu bóng, ưa đất sét pha cát, ẩm, sâu. Sinh trưởng tương đối chậm, khả năng nảy chồi mạnh.
2. Tên Việt Nam: CÂY MUỒNG ĐEN
Tên địa phương: Muồng Xiêm, Muồng Vàng.
Tên các nước lân cận: May xathone (Lào – Thái)
Tên khoa học: Cassia Siamea Lamk
Họ thực vật: Cacsal Piniaceac
Tên thương phẩm: Murasaki Taceyasen, Kassod tree
Mô tả cây: Cây gỗ, vỏ xám đen. Lá kép lông chim 7-8 đôi lá chét. Hoa màu vàng. Quả dài, hạt mỏng dẹp, nổi rõ. Ra hoa tháng 6-7. quả chín tháng 8-9.
Mô tả gỗ: Lõi màu nâu đen, có vân dẹp, giác màu xám vàng. Thớ thẳng, mạch to thưa, tia nhỏ, mịn, Gỗ nặng, tỷ trọng 0.912 (16% nước)lực kéo ngang thớ 19kg/cm2, nén dọc thớ 722 kg/cm2, oằn 1.995 kg/cm2.
Gỗ quý, không sợ ẩm, chống mối mọt, dùng trong xây dựng, trang trí trong nhà, đồ mỹ nghệ, nhạc cụ.
Phân bố và sinh thái: mọc từ bình trị thiên trở vào nam
Cây trung tính thiên về ưa sáng, ưa đất can xi và đất bồi tụ trung tính, chịu được đất khô cằn, cây mọc nhanh, nẩy chồi khỏe, ít bị sâu bệnh.
3. Tên Viêt Nam: CÂY MUN
Tên địa phương: mun sừng
Tên các nước lân cận: may kua (lào – thái)
Tên khoa học: diospyros mun a chev
Họ thực vật: Ebenaceae
Tên thương phẩm: ebomy
Mô tả cây: cây gỗ trung bình, phân nhánh sớm. Vỏ màu nâu đen, dể bóc, lá đơn. Mọc cách, màu xanh nhạt, nhẵn. hoa màu vàng, mọc đơn độc ở nách lá. Quả nhỏ,gần tròn, nhẵn, màu đen. Hat5 dày bóng, nhẵn.
Mô tả gỗ: gỗ rất rắn, nặng, lõi màu đen, giác dày màu đỏ nâu, xám nhạt, tỷ trọng 1,390 (15% nước)
Gỗ quí, khó làm, thường dùng làm đồ mỹ nghệ, vân không rõ do vòng năm không nhận ra được. Tia nhỏ, mật độ cao, mạch to trung bình, thưa.
Phân bố và sinh thái: mọc chậm, sống lâu, tái sinh hạt hiếm.
4. tên việt nam: CÂY HUÊ MỘC, GIÁNG HƯƠNG QUẢ TO
Tên địa phương: Cây hương, san (E-dốt – đắc lắc)
Tên các nước lân cận
Tên khoa học: Pterocarpus Macrocarpus Kurz.
Họ thực vật: Fabaceac
Tên thương phẩm: Padauk
Mô tả cây: Cây lớn, vỏ nứt dọc, màu nâu nhạt tán xòe rộng. lá khép lông chim lẻ, 11 chét, mọc cánh, màu xanh nhạt. hoa màu nhạt có lông đỏ. Quả hình tròn, cuối mảnh, cánh có gân mạng lưới, và có nếp nhăn, 2 hạt. mùa hoa vào tháng 1-4. mùa quả vào tháng 4 -6.
Mô tả gỗ: gỗ chắc, có mùi thơm dịu, màu nâu đỏ, giác màu nâu nhạt, thớ mịn, nặng, không bị mối mọt. tỷ trọng 0,843 – 0,845 (15% nước) lực kéo ngang thớ 27 kg/cm, nén dọc thớ 655 kg/cm2; oằn 1,575 kh/cm2.
Phân bố và sinh thái: Cây mọc chủ yếu ở Tây Nguyên (Gia Rai – Kông Tum) vào các tỉnh phía Nam. Cây ưa sáng, mọc nơi rừng thưa rụng lá hay ven rừng chịu được đất khô, xấu, sinh trưởng tring bình.
5. Tên Việt Nam: CÂY GỤ MẬT
Tên địa phương: Gõ mật
Tên các nước lân cận: May te (Lào – Thái)
Tên khoa học: Sindora Cochinchinensis H.Baill.(Sindora Siamensis teySm ex Miq)
Họ thực vật: Caesalpiniacelae
Tên thương phẩm: Sindoer, Sepertir
Mô tả cây: Cây thường xanh, phân cành cao, tán rộng. vỏ màu nâu sẫm, bong thành mảng hình chữ nhật. lá kép lông chim chẵn. hoa màu đỏ nhạt. quả gần tròn có mũi nhịn, dẹt, có gai thẳng, 1 hạt. hoa nở vào tháng 1 – 3, quả chín vào tháng 4 -8.
Mô tả gỗ: Gỗ màu hồng, có vân nâu, chóng thẫm lại. giác màu nhạt hơn, vòng năm khó nh6ạn ra trên các mặt cắt. gỗ rất cứng, nặng, ròn nhưng rất bền, không bị mối mọt, chóng khô, không co. Tỷ trọng: 0,9 – 1,1.
Gỗ để đóng dụng cụ gia đình, dùng lâu lên nước bóng, đẹp, vỏ tàu đi biển, đồ trạm trổ.
Phân bố và sinh thái: mọc chủ yếu ở các tỉnh phía nam từ: Gia Rai – Kông Tum, Đắc Lắc đến Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai.
Cây ưa sáng, tái sinh tốt, chịu được đất xấu.
6. Tên Việt Nam: CÂY GỤ LAU
Tên địa phương: Gõ
Tên các nước lân cận
Tên khoa học: Sindora glabra Merr. ex de Wit.
Họ thực vật: Caesalpiniaceac.
Tên thương phẩm: Red – wood.
Mô tả cây: Thân tròn, vỏ non màu nâu xanh, già màu nâu đỏ, bong vảy lớn. lá xếp lông chim 1 lần chẵn. hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả hóa gỗ, hình trái xoan dẹt, mặt ngoài có gai, 2 hạt. mùa hoa tháng 5-6. mùa quả tháng 10-11.
Mô tả gỗ: Giác màu trắng xám, lõi màu đỏ nhạt, cứng, thớ mịn rất bền, một số vòng năm dể nhận nhờ lớp gỗ muộn sẫm đen. Tia nhỏ mật độ trung bình. Gỗ nặng trung bình.
Gỗ qúi dùng để dong đồ dùng cao cấp, làm đồ mỹ nghệ.
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác ở các tỉnh miền Bắc như Quảng Ninh, Hà Bắc, Nghệ Tỉnh. Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng, ưa đất tốt.
Cây sinh trưởng chậm, nhưng tái sinh hạt và chồi khỏe.
7. Tên Việt Nam: CÂY GIÁNG HƯƠNG
Tên địa phương: Hương
Tên các nước lân cận: May Dou (Lào – Thái)
Tên khoa học: Plerocarpus pedatus Pierre
Họ thực vật: Fabaceae
Tên thương phẩm: Narra Padauk
Mô tả cây: Thân thẳng, tròn, vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc. lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cánh. Hoa nhỏ màu vàng, có mùi thơm, làm thành chùm ở nách lá. Quả tròn dẹt, có mũi cong, mang 1-2 hạt. quả có cánh mỏng
Mô tả gỗ: Gỗ đẹp, có mùi thơm, màu nâu hồng, mịn, có vân đẹp do vòng năm khá rõ ràng, thơm, tia rất nhỏ mật độ cao; mạch to mật độ cao, tỷ trọng 0,845; lực kéo ngang thớ 27,0 kg/cm2, uốn dọc thớ 655 kg/cm2, oằn 1,575 kg/cm2.
Gỗ quí, dùng để đóng đồ gỗ cao cấp, hàng mỹ nghệ.
Phân bố và sinh thái: Cây mọc nhiều ở Nam Bộ, nhất là Đồng Nai, Phú Quốc.
Cây ưa sáng, mọc nhiều trên đất cát pha, tầng đất sâu dày, trong rừng thường xanh nhiệt đới thứ sinh.
8. Tên Việt Nam: CÂY LONG NÃO
Tên địa phương:Dạ hương
Tên các nước lân cận: May Khao Khinh (Lào – Thái)
Tên khoa học: Cinnamomum camphora nees et eberm
Họ thực vật: Lauraceae
Tên thương phẩm: Camphrier, Japanese Camphor tree
Mô tả cây: Cây thường xanh, vỏ màu xám nâu, nứt dọc thành rãnh sâu, có mùi thơm. Lá mỏng, mọc cách. Hoa màu trắng nhạt, nhỏ, mọc tập trung thành chùy. Quả hình cầu, chín màu tím đen. Mùa hoa tháng 2-4, mùa quả tháng 10-11
Mô tả gỗ: Gỗ màu xám vàng hay xám hồng, có mùi thơm, không bị mối mọt, nhưng kém chịu mục. Gỗ này trung bình, tỷ trọng (15% nước) 0,676 dùng đóng đồ đạt hay xây dựng
Phân bố và sinh thái: Cây nguyên sản ở Đài Loan, được gây trồng rộng rãi khắp các tỉnh nước ta
9.Tên Việt Nam: CÂY TRẦM HƯƠNG
Tên địa phương: Dó, Kỳ nam
Tên các nước lân cận: klem (tok) (campuchia)
Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre
Họ thực vật: Thymeleaceae
Tên thương phẩm: Santal wood
Mô tả cây: Vỏ màu xám có nhiều sợi, mặt ngoài nhẵn. lá đơn mọc cách, dai không có lông, mặt trên màu lục, mặt dưới màu xanh xám. Hoa màu trắng, quả nặng, hình trứng ngược, 1 hạt màu nâu đen. Mùa hoa tháng 7-8, quả chín tháng 9-10
Mô tả gỗ: Gỗ mền màu trắng pha vàng nhạt, nhẹ, tỷ trọng 0,395, kém chịu mục, ở phần lõi có chứa trầm, có khối hình thể không đều, màu trắng trong đến nâu đậm, làm thuốc và làm hương liệu
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác vùng núi Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bình Trị Thiên, Quãng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thuận Hải, Phú Quốc.
Cây chịu bóng một phần, mọc rải rác nơi rừng ẩm, tái sinh tự nhiên tốt, ưa đất thịt pha cát tầng đất sâu dày
10.Tên Việt Nam: CÂY KIM GIAO
Tên địa phương:Kim giao Wallich
Tên các nước lân cận:
Tên khoa học: Podocarpus wallichianus C.Presl
Họ thực vật: Podocarpaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây thân thẳng, tán hình trụ, vỏ bong thành mảng. Lá hình trái xoan, đầu nhọn. lá mọc đối hay gần đối. nón đực hình viên trụ. Nón cái gần tròn xếp đơn độc. hạt hình cầu, đế mập. Ra hoa tháng 5. hạt chín tháng 11-12
Mô tả gỗ: Gỗ nhẹ, tỷ trọng 0,508, thớ mịn, nhiều vân đẹp, màu hồng nâu nhạt, hơi vàng xám, không thơm, vòng năm không rõ, nhưng có vân trên mặt cắt ngang và cắt dọc không có ống dẫn dầu.
Gỗ quí thường dùng làm đồ mỹ nghệ
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác ở vùng núi đá vôi như Bắc Thái, Hà Tĩnh, Hà Tuyên, Lạng Sơn, Quảng Bình, Hà Sơn Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.
Cây ưa sáng, đòi hỏi đất sâu, tốt, thoát nước, thường dễ giao với cây lá rộng.
11. Tên Việt Nam: CÂY CẨM LAI VÚ
Tên địa phương:Cẩm
Tên các nước lân cận:
Tên khoa học: Dalbergia mammosa Pierre
Họ thực vật: Fabaceae
Tên thương phẩm: Rose – wood.
Mô tả cây:Cây có thân tròn thẳng, vỏ màu xám có nhiều khoảng trắng lớn. lá kép lông chim lẻ mọc cách. Hoa màu trắng xanh. Quả dẹt mỏng có 1-2 hạt, chín màu nâu. Hạt nhẵn bóng. Mùa hoa tháng 5-6. mùa quả tháng 8-11
Mô tả gỗ: Giác màu trắng vàng, lõi màu nâu đỏ có vân đen, thớ mịn, nặng, chắc, ít nứt nẻ. Tỷ trọng 1- 1,1. gỗ quí, không bị mối mọt, ít co giãn, dể tiện, đánh bóng bền màu, dùng đóng đồ đạt quý, hàng mỹ nghệ, làm tranh, tượng, lọ hoa…
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Tây Nguyên (Gia Tai – Kông Tum, Đắc Lắc) qua Đồng Nai, Tây Ninh.
Cây ưa sáng, tái sinh mạnh dưới tán rừng, nơi đất trống.
12. Tên Việt Nam: CÂY CẨM LAI
Tên địa phương:Cẩm, Nênh ( Ê-Đê – Đắc Lắc)
Tên các nước lân cận: May Cam Phi ( Lào – Thái), Pa Dong Deng (Lào)
Tên khoa học: Dalbergia bariaensis Pierre
Họ thực vật: Fabaceae
Tên thương phẩm: Rose - wood
Mô tả cây: Cây thường xanh, vỏ màu xám điểm đốm trắng, vàng, nhẵn. lá kép lông chim 1 lần mọc cách. Hoa nhỏ màu trắng. quả dẹt có 1-2 hạt. Mùa hoa tháng 12-1, mùa quả tháng 2-4.
Mô tả gỗ: Giác trắng nhạt sau màu vàng nhạt, lõi đỏ sẫm có vân tím đen. Gỗ rất cứng, nặng, tỷ trọng 107, thớ mịn, khá ròn, vân đẹp. gỗ quí dễ gia công, hoặc cắt nhẵn, dễ đánh bóng, thường đóng đồ mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ, trang trí, tiện, khảm, khắc.
Phân bố và sinh thái: Đặc hữu ở đông dương, mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (Tây Nguyên, Lâm Đồng, Thuận Hải, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh…) Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng, ưa đất feralit đỏ nâu, nâu vàng, dể thoát nước. Sinh trưởng trung bình, tái sinh rải rác.
13 .Tên Việt Nam: CÂY TRAI
Tên địa phương:Trai Nam bộ, vàng danh ( Bình Trị Thiên)
Tên các nước lân cận: Mậy Manh pa ( Lào – Thái)
Tên khoa học: Fagraca fragans Roxb
Họ thực vật: Loganiaceae
Tên thương phẩm: Rose - wood
Mô tả cây: Cây thường xanh, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu xám vàng hay nâu, nứt dọc. lá đơn nguyên, dai. Hoa màu trắng thơm. Quả hạch, màu đỏ nhạt, gần hình cầu. hạt có góc. Mùa hoa tháng 4-6. mùa quả tháng 7-11.
Mô tả gỗ: Gỗ màu vàng, rất cứng và nặng, tỷ trọng (15% nước) 0,85. Thớ gỗ mịn, bền ngay cả trong nước.
Gỗ quí dùng trong xây dựng, đóng đồ gia đình
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu từ Bình Trị Thiên trở vào (Gia Rai – Kông Tum, Tây Ninh, Kiên Giang, Côn Đảo…)
Cây mọc trong rừng mưa rụng lá, ưa đất cát bị ngập nước từng thời kỳ, dọc sông suối
14. Tên Việt Nam: CÂY SAMU
Tên địa phương: Xa mộc, thông mụ (tây nguyên), Samou dâu.
Tên các nước lân cận: May Long Long (Lào – Thái)
Tên khoa học: Cunningghamia lanccolala (lamk). Hook.
Họ thực vật: Taxodiaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây gỗ lớn, vỏ màu nâu, nứt dọc và bong vảy. lá dày cứng nhọn đầu, mép răng cưa. Nón đơn tính cùng gốc. nón đực ở đầu cành. Nón cái đơn độc. quả nón hình trứng nhọn đầu. hạt dẹt, 2 mép có cánh nhõ. Mùa hoa tháng 1-2, quả chín tháng 9-10.
Mô tả gỗ: Gỗ màu vàng nhạt, lõi hơi hồng, thớ thẳng, nhẹ, tỷ trọng (15% nước)0,38. gỗ đẹp, không bị mối mọt, thường dùng trong xây dựng, làm cầu, đóng thuyền và đóng đồ dùng gia đình.
Phân bố và sinh thái: Nguyên sản ở trung quốc, nay gây trồng vùng núi cao từ Bắc đến Nam Trung Bộ (Tây Bắc, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Quảng Ninh, Lâm Đồng). cây ưa sáng, nơi khí hậu mát mẻ, lượng mưa cao, ưa đất sét pha cát, nhiều mưa, độ ẩm cao. Cây sinh trưởng nhanh, đâm chồi mạnh.
15. Tên Việt Nam: CÂY GÕ CÀ TE
Tên địa phương: Cà te (Ê-Đê, Ba-Na, Tây Nguyên), Hồ bì
Tên các nước lân cận: Beng, May Kha (Lào – Thái)
Tên khoa học: Afzelia xylocarpa (kurz) craib. (Pahudia cochinchinensis Pierre)
Họ thực vật: Caesalpiniaceae
Tên thương phẩm: Red - wood
Mô tả cây: Vỏ màu vàng xám, sần sùi, nhiều bì không màu nâu. Lá kép lông chim nhẵn mọc cách. Hoa màu tím nhạt, nhỏ, mọc tập trung thành cụm. quả hóa gỗ dày, màu nâu đen, có áo hạt cứng màu vàng, mùa hoa tháng 3-4. mùa quả tháng 10-11.
Mô tả gỗ: Giác màu trắng xám đến vàng, lõi màu đỏ nhạt, nổi rõ các vân đen giống da hổ (hổ bì). Gỗ khá nặng, tỷ trọng (15% nước) :0,80 -0,85, thớ hơi thô. Gỗ cứng, rất bền không bị mối mọt, dễ uốn, dễ gia công đánh bóng, đóng đồ dùng cao cấp, chạm trổ nhất là các u gỗ có vân xoáy rất đẹp (gỗ lúp)
Phân bố và sinh thái: Mọc từ Gia-Rai, Kông-Tum trở vào Nam Bộ ( Đồng Nai, Sông Bé). Cây ưa sáng, nơi đất bằng phẳng, sâu, không ngập nước. tái sinh hạt tốt nơi đất trống.
16. Tên Việt Nam: CÂY HUỲNH ĐƯỜNG
Tên địa phương: Chặc khế
Tên các nước lân cận: Mậy Khou Ta Sang (Lào – Thái)
Tên khoa học: Disoxylum loureiri Pierre
Họ thực vật: Meliaceac
Tên thương phẩm: Mahogany.
Mô tả cây: Thân tròn, thường xanh, vỏ màu nâu xám có bì khổng xù xì, bong vảy tròn. Lá kép lông chim lẻ. Hoa nhỏ màu vàng mọc thành chùy. Quả hình cầu mỗi ô 1 hạt. mùa hoa tháng 8-10, mùa quả chín tháng 3-4
Mô tả gỗ: Giác rất mỏng màu vàng nhạt, lõi màu hồng rất cứng, khá nặng, tỷ trọng (15% nước) 0,8 – 0,85 rắn, thơm.
Gỗ quí, chịu được dưới đất lâu ngày, thường làm đồ dùng cao cấp, trạm trổ. Gỗ thơm có thể đốt thay trầm.
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác ở các tỉnh phía nam (chủ yếu ở Gia Rai – Kông Tum) vùng núi đá hay rừng lá rộng thường xanh. Ưa đất sét hay đất có đá. Cây trung tính, mọc chậm. cây tái sinh chịu bóng cao.
17. Tên Việt Nam: CÂY SƠN HUYẾT
Tên địa phương: Sơn
Tên các nước lân cận: Mậy Nam Khiêng (Lào – Thái)
Tên khoa học: Melanorrhoea Laccifera Pierre
Họ thực vật: Anacardiaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây rụng lá, thân thường không thẳng, vỏ màu xám tro, nứt dọc và bì khổng sáng, có nhựa vàng sau cứng và đen. Lá đơn, mọc cách. Cụm hoa chùm ở nách lá. Quả hình cầu dẹt, có cánh hoa còn lại ở gốc. mùa hoa tháng 10-12, mùa quả tháng 2-4
Mô tả gỗ: Giác màu đỏ nhạt khá dày, lõi đỏ sẫm, sau chuyển màu đen. Gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0.8 bóng. Gỗ quý, hơi ròn, dễ nứt, không bị mối mọt, dùng làm đồ quý trong nhà, làm khuôn, tiện, mỹ phẩm.
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu từ miển trung trở vào (Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Tây Nguyên, Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang…) mọc nơi rừng thưa, đất nghèo. Cây sinh trưởng trung bình.
18. Tên Việt Nam: CÂY TRẮC ĐEN
Tên địa phương: Cẩm Lai Đen, Chàm, Chàm Trắc.
Tên các nước lân cận
Tên khoa học: Dalbergia Nigrescens Kurz
Họ thực vật: Fabaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Thân thẳng, tròn. Vỏ màu xám trắng có mụn sần sùi. Lá kép lông chim lẻ mọc cách, già chuyển màu đen. Hoa màu trắng vàng. Quả dẹt, mỏng, non màu xanh, già màu xanh đen, có 1-2 hạt. mùa hoa tháng 6-7. mùa quả tháng 8-12.
Mô tả gỗ: Giác màu trắng vàng, lõi màu nâu. Thớ gỗ mịn, khá nặng, ít nứt nẻ. gỗ quý dùng đóng đồ đạc trong gia đình, làm đồ mỹ nghệ.
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở vùng núi Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Rai, Kông Tum) Tây Ninh…
Cây ưa sáng, mọc nơi thung lũng hay ven suối. tái sinh rát mạnh, ưa đất ba dan vàng đỏ, phù sa cổ hoặc đất bồi tụ ven sông suối, ưa ẩm.
19. Tên Việt Nam: CÂY HOANG ĐÀN
Tên địa phương: Hoàng Đàn Chi Lăng
Tên các nước lân cận:
Tên khoa học: Cupressus Funebris Endl
Họ thực vật: Cupressaceae
Tên thương phẩm: Cypress
Mô tả cây: Cây dáng đẹp, thân thẳng, vỏ màu nêu xám trắng, có mùi thơm. Cành mảnh, dẹt màu xanh lục. lá hình vẩy đầu nhọn. quả hình cầu, hạt có cánh nhỏ. Nón tháng 4, hạt chín vào tháng 6 năm sau.
Mô tả gỗ: Lõi màu nâu vàng, giác màu nâu vàng nhạt, vân thẳng, hơi ròn. Tỷ trọng 0,681 ; lực kéo ngang thớ kg/m2, nén dọc thớ 504 kg/m2, oằn 1,150 cm3.
Gỗ quý, tốt, không bị mối mọt, mùi thơm bền, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng cao cấp.
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác cùng núi đá vôi: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang.
Cây ưa sáng, ưa ẩm, khí hậu mát có sương mù sinh trưởng chậm, nhưng tái sinh hạt khỏe.
20. Tên Việt Nam: CÂY LÁT HOA
Tên địa phương: Lát
Tên các nước lân cận: May Dun Hin (Lào – Thái)
Tên khoa học: Chukrasia Tabulari A.Juss
Họ thực vật: Meliaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Thân thẳng có bạnh vè lớn. vỏ màu nâu đen. Lá kép lông chim 1 lần chẵn. hoa màu vàng nhạt. quả hình bầu dục, hạt xếp chồng chất thành 2 dãy. Ra hoa tháng 7. quả chín tháng 12-1.
Mô tả gỗ: Lõi màu đỏ có ánh hồng, vân đẹp, thớ chéo, mịn, giác màu hồng nhạt, óng ánh do phản xạ ánh sáng. Vòng năm dễ nhận trên các mặt cắt, mạch to trung bình, thưa, gỗ nặng trung bình, tỷ trọng 0,819 (15% nước). Lực kéo ngang thớ 35 kg/cm2. nén dọc thớ 530 kg/cm2; oằn: 1,378 kg/cm2. Gỗ cứng, ít co dãn, không mối mọt, dễ đánh bóng, dùng để đóng đồ giá trị.
Phân bố và sinh thái: Mọc chủ yếu ở Vĩnh Phủ, Hà Tuyên, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, nơi có núi đá vôi. Cây ưa sáng, dễ tính, mọc chậm, sống lâu, tái sinh hạt tốt, cây con ưa bóng.
21. Tên Việt Nam: CÂY SUA
Tên địa phương: Trắc Thối
Tên các nước lân cận
Tên khoa học: Dalbergia Lonkinensis Prain
Họ thực vật: Fabaceae
Tên thương phẩm:
Mô tả cây: Cây trung bình, vỏ màu xám nhạt. lá kép lông chim 1 lần mọc cách. Hoa màu trắng, có mùi thơm. quả dẹt, cứng, 1 hạt nổi rõ, dẹt. mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 11-12.
Mô tả gỗ: Gỗ màu đỏ hơi nâu, hơi chéo thớ. Vòng năm trông không rõ. Gỗ có mạch vòng; gỗ sớm, mạch rất to; gỗ muộn mạch trung bình, mật độ thưa. Tia nhỏ mật độ cao. Gỗ khá nặng, tỷ trọng 0,650 (15%). Lực kéo ngang thớ 31 kg/cm2. nén dọc thớ 560kg/cm2; oằn 1,180 kg/m2. gỗ bền, đẹp, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình.
Phân bố và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh ở miền Bắc ( Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Nam Ninh…). Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt nhiều nhưng ít gặp cây non.
22. Tên Việt Nam: CÂY PƠ - MU
Tên địa phương: Ngọc Am, Mậy Vạc (Hoàng Liên Sơn); Hong-He (Ba Na)
Tên các nước lân cận: Thái