Công tác kế toán luôn là một khâu quan trọng trong mỗi doanh nghiệp cũng như các đơn vị. Trong giai đoạn hiện nay, hòa mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, kế toán trong mỗi doanh nghiệp càng phải thể hiện rõ vai trò của mình. Kế toán thực hiện chức năng cung cấp thông tin và là công cụ đắc lực cho quản lý, bảo vệ tài sản doanh nghiệp.
Sau bốn năm trên giảng đường đại học, chúng em đã được học tập và rèn luyện, trang bị những kiến thức cần thiết cho những kế toán viên tương lai. “Học đi đôi với hành”, chính vì vậy, nhà trường và thầy cô đã tạo điều kiện để chúng em được đi thực tập, sử dụng những kiến thức mình đã học tập để áp dụng vào thực tiễn. Không chỉ được nắm vững những lý thuyết căn bản, chúng em còn có cơ hội được tiếp xúc với thực tế, thấy được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế để rèn luyện kỹ năng.
Giá thành của sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà nó còn phản ánh chất lượng quản lý vật tư, lao động và tiền vốn. Chính vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Tại mỗi công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng luôn được coi trọng và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp, em nhận thấy cần thiết phải học hỏi, hiểu biết thêm về thực tế của công tác này. Chính vì vây, em chọn chuyên đề thực tập với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thuốc lá Thăng Long”. Trong phạm vi một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất thuốc lá hàng đầu tại Việt Nam như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Thăng Long, em hy vọng sẽ thu được thêm những hiểu biết về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Về mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty thuốc lá Thăng Long, so sánh với kiến thức đã học để hiểu biết thêm và đưa ra những nhận định về công tác kế toán trong thực tế, đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty thuốc lá Thăng Long.
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu CĐ tốt nghiệp 2011- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất của công ty thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty thuốc lá Thăng Long 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long 6
1.2. Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất sản phẩm 7
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động 7
1.2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm 8
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty 10
1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lí 10
1.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh 11
2. Đặc điểm công tác kế toán công ty thuốc lá Thăng Long 11
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 11
2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 14
2.3. Hình thức kế toán, phần mềm kế toán áp dụng tại công ty 14
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty thuốc lá Thăng Long 17
I. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty thuốc lá Thăng Long 17
1. Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 17
1.1. Phân loại chi phí sản xuất 17
1.2. Đối tượng hạch toán chi phí 17
2. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 18
2.1. Nội dung chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 18
2.2. Tài khoản hạch toán 20
2.3. Thủ tục và chứng từ 20
2.4. Trình tự ghi sổ 22
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 26
3.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp 26
3.2. Hình thức trả lương và chứng từ sử dụng 26
3.3. Tài khoản hạch toán 27
3.4. Chứng từ và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 27
3.5. Trình tự ghi sổ 33
4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 37
4.1. Nội dung chi phí sản xuất chung 37
4.2. Tài khoản hạch toán 37
4.3. Chứng từ và quy trình ghi sổ 38
5. Tổng hợp chi phí sản xuất 41
5.1. Tài khoản hạch toán 41
5.2. Trình tự ghi sổ 41
II. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 46
1. Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành 46
2. Đánh giá sản phẩm dở dang 46
3. Phương pháp tính giá thành và quy trình tính giá thành sản phẩm 46
3.1. Phương pháp tính giá thành 46
3.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm 48
3.2.1. Phân bổ vật tư 49
3.2.2. Phân bổ tiền lương 622 52
3.2.3. Phân bổ chi phí sản xuất chung: 53
3.2.3.1. Đối với chi phí khấu hao cơ bản: 54
3.2.3.2. Đối với chi phí điện nước, chi phí bằng tiền khác, chi phí vật tư, chi phí tiền lương cho nhân viên phân xưởng: 55
III. Nhận xét về thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 61
1. Ưu điểm 61
2. Tồn tại 61
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và 63
tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 63
I. Sự cần thiết phải hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 63
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long 64
1. Căn cứ, nội dung và ý nghĩa của các giải pháp 64
2. Điều kiện thực hiện các giải pháp 68
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1: Bảng kê số 4 (Tài khoản 621) 24
Biểu 2.2: Sổ cái (Tài khoản 621) 25
Biểu 2.3: Bảng thanh toán tiền lương- Phân xưởng bao mềm 29
Biểu 2.4: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 32
Biểu 2.5: Bảng kê số 4 (Tài khoản 622) 34
Biểu 2.6: Sổ cái (Tài khoản 622) 36
Biểu 2.7: Bảng kê số 4 (Tài khoản 627) 39
Biểu 2.8: Sổ cái (Tài khoản 627) 40
Biểu 2.9: Nhật ký chứng từ số 7 43
Biểu 2.10: Sổ cái (Tài khoản 154) 45
Biểu 2.11: Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính 50
Biểu 2.12 : Bảng vật tư cho sản xuất sản phẩm 51
Biểu 2.13: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 53
Biểu 2.14: Bảng phân bổ khấu hao cơ bản 54
Biểu 2.15: Bảng phân bổ điện nước 56
Biểu 2.16: Bảng phân bổ tiền lương công nhân sản xuất 57
Biểu 2.17: Bảng phân bổ vật tư – phụ liệu 57
Biểu 2.18: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung 58
Biểu 2.19: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm 59
Biểu 3.1: Thẻ tính giá thành sản phẩm 67
LỜI MỞ ĐẦU
Công tác kế toán luôn là một khâu quan trọng trong mỗi doanh nghiệp cũng như các đơn vị. Trong giai đoạn hiện nay, hòa mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, kế toán trong mỗi doanh nghiệp càng phải thể hiện rõ vai trò của mình. Kế toán thực hiện chức năng cung cấp thông tin và là công cụ đắc lực cho quản lý, bảo vệ tài sản doanh nghiệp.
Sau bốn năm trên giảng đường đại học, chúng em đã được học tập và rèn luyện, trang bị những kiến thức cần thiết cho những kế toán viên tương lai. “Học đi đôi với hành”, chính vì vậy, nhà trường và thầy cô đã tạo điều kiện để chúng em được đi thực tập, sử dụng những kiến thức mình đã học tập để áp dụng vào thực tiễn. Không chỉ được nắm vững những lý thuyết căn bản, chúng em còn có cơ hội được tiếp xúc với thực tế, thấy được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế để rèn luyện kỹ năng.
Giá thành của sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà nó còn phản ánh chất lượng quản lý vật tư, lao động và tiền vốn. Chính vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Tại mỗi công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng luôn được coi trọng và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu quản lý nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với mỗi doanh nghiệp, em nhận thấy cần thiết phải học hỏi, hiểu biết thêm về thực tế của công tác này. Chính vì vây, em chọn chuyên đề thực tập với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Thuốc lá Thăng Long”. Trong phạm vi một doanh nghiệp Nhà nước sản xuất thuốc lá hàng đầu tại Việt Nam như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Thăng Long, em hy vọng sẽ thu được thêm những hiểu biết về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Về mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty thuốc lá Thăng Long, so sánh với kiến thức đã học để hiểu biết thêm và đưa ra những nhận định về công tác kế toán trong thực tế, đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty thuốc lá Thăng Long.
Về phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề được nghiên cứu dựa trên số liệu tháng 01/2011 của công ty thuốc lá Thăng Long với các sản phẩm thuốc lá điếu, mà chi tiết là sản phẩm Sa pa bao mềm.
Về phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ những vấn đề nêu trên, chuyên đề sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như quan sát, so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân tích, kết hợp nghiên cứu với lý luận thực tiễn.
Qua thời gian thực tập tại công ty thuốc lá Thăng Long, em đã nắm được một số hoạt động cơ bản của công tác kế toán, có cái nhìn tổng quan về công việc của một kế toán viên. Em đã thu được rất nhiều kiến thức bổ ích nhằm hoàn thiện ngành học của mình. Với những kiến thức căn bản được học từ thầy cô, bạn bè, cùng với sự cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, em hy vọng bài viết của mình sẽ làm rõ thêm về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cũng như đóng góp một phần nhỏ vào các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Thăng Long.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này này gồm có 3 chương:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long
Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá Thăng Long
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất của công ty thuốc lá Thăng Long có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty thuốc lá Thăng Long
Công ty thuốc lá Thăng Long là một công ty đầu ngành của tổng công ty thuốc lá Việt Nam, được thành lập ngày 06/01/1957. Theo quyết định số 318/2005/QĐ-TTg ngày 06/12/2005, nhà máy thuốc lá Thăng Long đổi tên thành “Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long”, thuộc tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Tên viết tắt: công ty thuốc lá Thăng Long
Tên giao dịch quốc tế: Thang Long tobaco limited (Vinataba Thang Long)
Địa chỉ: 235 – đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.8 584 441 – 04.8 584 342 Fax: 04.8 584 344
Người đại diện: Ông Đặng Xuân Phương – Giám đốc công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long
Công ty thuốc lá Thăng Long – tiền thân là Nhà máy thuốc là Thăng Long được thành lập vào ngày 06/01/1957. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, cán bộ công nhân viên công ty luôn nỗ lực sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bảo vệ Tổ quốc, không ngừng tồn tại và phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.
Trong những năm đầu tiên xây dựng, công ty gặp rất nhiều khó khăn về thiết bị cũng như nguồn lực. Với quyết tâm và nỗ lực cao, trong vòng hơn một tháng, từ ngày 6/1 – 31/2/1957, công ty đã hoàn thành kế hoạch đầu tiên mà bộ công nghiệp giao trước thời hạn một tuần, giao 100.000 bao thuốc lá Thăng Long.
Cơ sở vật chất của công ty dần nâng cao, trang bị thêm máy cuốn, máy đóng bao, máy thái nhập từ nước bạn. Các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn được hoàn thiện. Nhiều loại thuốc lá mới được ra đời như: Đại Đồng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Bông Lúa.. Tháng 7/1958, lần đầu tiên thuốc lá Thăng Long xuất hiện trên thị trường thế giới.
Cuối năm 1958, nhà máy thuốc lá Thăng Long được khởi công xây dựng. Năm 1960, thuốc lá Thăng Long chính thức hoạt động ở cơ sở mới ở khu công nghiệp Thượng Đình ( Thanh Xuân – Hà Nội). Công ty đã có 5 phân xưởng sản xuất, xây dựng được hệ thống kho nguyên vật liệu, thành phẩm cơ khí. Bộ máy quản lí được kiện toàn với các phòng ban.
Từ những năm 60 đến những năm 80, đối mặt với nhiều khó khăn thách thức cả về cơ sở vật chất, nhân công trong điều kiện chiến tranh, kinh tế khó khăn.. công ty thuốc lá Thăng Long vẫn luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 1981, Công ty thuốc lá Thăng Long trở thành xí nghiệp trực thuộc xí nghiệp liên hiệp thuốc lá I, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khắc phục khó khăn, nhằm tạo ra bước chuyển biến mới trong sản xuất.
Năm 1985, Liên hiệp thuốc lá Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước chuyển biến mới về phương thức quản lí và trở thành một mô hình đầu tiên về quản li ngành đối với toàn ngành thuốc lá Việt Nam. Tình hình sản xuất thuốc lá giai đoạn 1985 – 1990 có đặc điểm nổi bật là sự ra đời của các xí nghiệp thuốc lá tại các tỉnh, thành. Đường lối đổi mới toàn diện của Đảng đã tạo ra điều kiện và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn của cơ chế thị trường. Giai đoạn 1991 – 1995, mức tăng trưởng bình quân của công ty đạt 25 – 30%, doanh thu tăng trưởng nhanh. Công ty đầu tư theo chiều sâu, xây dựng đầu tư trang thiết bị, đồng thời coi trọng công tác đào tạo và nâng cao kỹ thuật cho người lao động. Trải qua giai đoạn này, công ty thuốc lá Thăng Long đã trưởng thành hơn, vững bước tiến vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng đất nước.
Năm 1995, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam được thành lập theo quyết định của thủ tướng chính phủ. Công ty thuốc lá Thăng Long là đơn vị thành viên của tổng công ty thuộc khối sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu. Từ năm 1996, cuộc vận động không hút thuốc lá, không sử dụng thuốc lá ở nơi công cộng được phát động mạnh mẽ, công ty thực hiện ghi trên bao bì sản phẩm dòng chữ lớn “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Giai đoạn 1996 – 2000, quyết định cấm tuyên truyền, quảng cáo thuốc lá trên phương tiện thông tin đại chúng cũng làm cho sức mua giảm. Bên cạnh việc phát triển sản xuất thuốc lá, công ty mở rộng ngành nghề, phát triển phù hợp với xu thế của thời đại.
Hiện nay, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đang hướng tới xây dựng thành một tập đoàn kinh tế mạnh, tiến hành sản xuất đa ngành, kinh doanh trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngân hàng, sản xuất nước tinh khiết, sản xuất rượu, sản xuất trà giải độc, đầu tư vào ngành bảo hiểm.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thăng Long, chúng ta có thể thấy rằng, trải qua bao thời kỳ khó khăn cùng lịch sử đất nước, công ty vẫn luôn vững bước xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, hết lòng vì công việc, trang thiết bị không ngừng củng cố để nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Lĩnh vực hoạt động, quy trình sản xuất sản phẩm
Lĩnh vực hoạt động
Công ty thuốc lá Thăng Long hoạt động trên các lĩnh vực:
Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu.
Chế tạo, gia công sửa chữa thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
Kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty.
Trong các lĩnh vực kể trên, sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu là lĩnh vực chủ đạo của công ty. Đây là lĩnh vực mang lại cho công ty nguồn thu nhập lớn, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Quy trình sản xuất sản phẩm
Sản xuất thuốc lá điếu cần phải trải qua quy trình liên tục, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, theo đúng các tiêu chuẩn. Trong mỗi giai đoạn, công ty luôn đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ, đảm bảo các yêu cầu đã đặt ra. Qui trình sản xuất thuốc lá được thể hiện qua sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất thuốc lá
Các sản phẩm của công ty Thuốc Lá Thăng Long được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, khép kín qua nhiều khâu khác nhau, sản phẩm ở giai đoạn này được coi là đầu vào sản xuất cho các giai đoạn tiếp theo. Qui trình công nghệ của công ty thuốc lá Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ 1.2:
Sơ đồ 1.2: Qui trình công nghệ
Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Đặc điểm tổ chức quản lí
Tổ chức bộ máy quản lí của công ty thuốc lá Thăng Long được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng. Mô hình này là sự kết hợp những ưu điểm của mô hình trực tuyến và mô hình chức năng. Hiệu quả công việc được thể hiện rõ do có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ của cấp trên đối với cấp dưới, có mối liên hệ giữa các cấp với nhau; đồng thời có sự chuyên môn hóa cao theo chức năng, tạo sự thống nhất và logic trong công việc.
Bộ máy quản lý của công ty thuốc lá Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ 1.3.
Sơ đồ 1.3: Bộ máy quản lí trong công ty thuốc lá Thăng Long
Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh
Công ty thuốc lá Thăng Long được tổ chức sản xuất – kinh doanh với cơ cấu sản xuất được chia ra làm 3 cấp: công ty – phân xưởng – tổ đội sản xuất. Cơ cấu này tạo điều kiện cho công ty vận động thích nghi với những thay đổi của thị trường, thực hiện nhanh chóng các kế hoạch được đặt ra, rút ngắn thời gian chế tạo sản phẩm và kéo dài sự có mặt của các sản phẩm trên thị trường.
Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất và qui trình công nghệ, công ty thuốc lá Thăng Long được tổ chức sản xuất thành 6 phân xưởng, bao gồm các phân xưởng: phân xưởng sợi, phân xưởng bao cứng, phân xưởng bao mềm, phân xưởng cơ điện và phân xưởng Dunhill, phân xưởng số 4. Mỗi phân xưởng đảm nhận một nhiệm vụ sản xuất khác nhau:
Phân xưởng sợi: Có nhiệm vụ chế biến sợi thuốc, phối chế lá thuốc thành sợi thuốc thành phẩm khác nhau cho từng loại thuốc lá khác nhau. Nguyên liệu được đưa đến phân xưởng qua quy trình chế biến, với các công thức kết hợp với nhiều loại hương liệu khác nhau sẽ tạo thành các loại thành phẩm với hương vị khác nhau đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Phân xưởng bao cứng :có nhiệm vụ là nhập nguyên liệu từ kho về và chế biến thành các các sản phẩm bao cúng như Vinataba, Hồng Hà…
Phân xưởng bao mềm: sản xuất các sản phẩm bao mềm như Thăng Long, Hoàn Kiếm, Điện Biên…và các sản phẩm không có đầu lọc.
Phân xưởng cơ điện: thực hiện việc sửa chữa, bảo trì các thiết bị máy móc tại các phân xưởng, đảm bảo nhu cầu điện, nước cho việc sản xuất và toàn bộ công ty.
Phân xưởng hợp tác quốc tế ( Dunhill): có nhiệm vụ tiến hành sản xuất hợp tác với hãng Rothmans. Nguyên vật liệu được công ty hợp tác gửi sang , sau đó tiến hành chế biến các sản phẩm theo quy trình công nghệ của hãng. Sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ được nhập kho và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đặc điểm công tác kế toán công ty thuốc lá Thăng Long
Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trong công ty thuốc lá Thăng Long được tập trung tại phòng tài chính – kế toán, làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về mặt tài chính kế toán, tổ chức quản lý mọi mặt liên quan đến công tác tổ chức kế toán tổ chức. Phòng tài chính – kế toán với 11 người được phân công công việc rõ ràng, gồm 1 kế toán trưởng (trưởng phòng), 1 phó phòng, 6 kế toán viên các phần hành, 1 thủ quỹ và 2 kỹ sư tin học. Bộ máy này được thể hiện qua sơ đồ 1.4:
Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán trong công ty thuốc lá Thăng Long
Trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng): phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động khác của công ty có liên quan đến công tác tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của nhà máy; Thực hiện các chính sách chế độ về công tác tài chính kế toán; Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp đồng; Tổ chức các công tác kiểm kê định kỳ theo quy định, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát phần nhiệm vụ đối với cán bộ thống kê, kế toán các phần hành trong công ty; Kế toán trưởng là kế toán tổng hợp, vốn kinh doanh và các quỹ của công ty, phụ trách báo cáo tài chính và phân tính tài chính.
Phó phòng kế toán: giúp việc cho kế toán trưởng giải quyết các công việc, cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng các nhiệm vụ được phân công, trực tiếp làm công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh, đồng thời kiểm tra dự toán công trình và các hạng mục công trình về xây dựng cơ bản, đảm bảo nguyên tắc, thủ tục, trình tự về xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Nhà nước
Kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương: Theo dõi tài sản cố định hiện có cũng như tình hình tăng giảm tài sản cố định trong công ty về đối tượng sử dụng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Hàng tháng tình khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn vào đối tượng sử dụng, thực hiện kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định. Đồng thời, kế toán làm công việc thanh toán tiền lương, các khoản tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của giám đốc. Thanh toán các loại bảo hiểm cho người lao động theo quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương trong công ty, thanh toán các khoản thu chi của công đoàn.
Kế toán tiêu thụ, kế toán tiền, kế toán thuế: kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ khi lập phiếu thu, chi; cùng với thủ quỹ kiểm tra, đối chiếu số dư tồn quỹ, sổ sách thực tế, theo dõi các khoản ký quỹ; tập hợp và lập các báo cáo thuế và nộp thuế theo đúng quy định của nhà nước.
Kế toán nguyên liệu, vật liệu: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư các loại vật tư trong công ty (kho vật liệu, kho cơ khí, kho vật tư nông nghiệp, kho phế liệu), thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo quy định của Nhà nước; chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng , giá cả nguyên vật liệu lá thuốc lá thông qua các hợp đồng, theo dõi tình hình tự trồng nguyên liệu lá thuốc lá thông qua các hợp đồng với chủ đầu tư
Kế toán thành phẩm, hàng hóa; kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của thành phẩm, tập hợp các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung để tính giá thành các loại sản phẩm và lập các chứng từ cần thiết có liên quan.
Kế toán thanh toán; kế toán các khoản phải thu, phải trả: chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại vật tư qua các hợp đồng mua vật tư.