Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam

Trong giai đoạn phát triển vừa qua Việt Nam đã đạt được kết quảtương đối cao vềtăng trưởng kinh tế. Tốc độtăng Tổng sản phẩm quốc nội đạt trung bình 7,9% thời kỳ1990-1997 và 6,6% thời kỳ1998-2004. Cùng với tăng thu nhập bình quân đầu người và cải thiện vềcuộc sống, tỷlệnghèo đã giảm đáng kểtừ58,2% năm 1992 xuống còn 28,9% năm 2002. Nhưng theo một vài đánh giá gần đây thì chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp. Nghịquyết Hội nghịTƯ9, Khoá IX đã nhận định “ tăng trưởng kinh tếkhá nhưng chưa tương xứng với mức tăng đầu tưvà tiềm năng của nền kinh tế.” Có thểthấy tính bền vững của tăng trưởng hay chất lượng tăng trưởng ngày càng được quan tâm nhiều hơn và nâng cao chất lượng tăng trưởng là một mục tiêu quan trọng của chính sách tăng trưởng và chính sách phát triển ởViệt Nam. Nghiên cứu khía cạnh chất của tăng trưởng là một lĩnh vực mới ởViệt nam. Tổng cục Thống kê mới đây đã đềcập tới lĩnh vực này bằng cách ước lượng đóng góp của nhân tốvốn vật chất, lao động và Tổng năng suất các nhân tốvào tăng trưởng GDP trong giai đoạn từ1994-2002 (TCTK, 2003). Tuy vậy, Báo cáo mới chỉxem xét một khía cạnh của chất lượng tăng trưởng, cụthểlà mới phân tích nguồn lực hay đóng góp của ba nhân tốtrên đây vào tăng GDP, nhưng chưa ước lượng được đóng góp của vốn con người- được coi là một nhân tốrất quan trọng đểnâng cao chất lượng tăng trưởng. Một vài nghiên cứu khác cũng gián tiếp đềcập tới chất lượng tăng trưởng, tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu riêng nào vềvấn đềnày

pdf48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan