Trong hơn hai triệu chất hữu cơ, thì 400 000 chất có mùi nhiều hoặc ít. Đa số chất thơm có mùi đặc trưng riêng của mình. Mùi của chúng do những nhóm nguyên tử đặc biệt gọi là nhóm mang mùi quyết định. Tuy nhiên nếu tăng số nhóm mang mùi trong một phân tử lên thì không làm tăng mùi mà lại làm mùi yếu đi và đôi khi làm tắt mùi hoàn toàn.
Những nhóm mang mùi cơ bản thường là nguyên tử O, S, P, As, Se. Các nhóm mang mùi hữu cơ là: – C(OH) , – COOR, – C(CH3)3, – CHO, – CO –.
Có thể tăng mạnh hoặc làm yếu mùi này bằng một mùi khác, hoặc cho mùi mới mà đôi khi không giống và hoàn toàn bất ngờ. Chẳng hạn, mùi xạ hương của trinitrobutyltoluen hoàn toàn mất đi khi thêm vào một lượng nhỏ quynin sulfat là chất vốn không có mùi.
Mùi của cao su, iot, long não và gỗ bá hương khi phối hợp sẽ triệt tiêu với nhau hoàn toàn. Mùi của vani để trong lạnh sẽ mất hoàn toàn qua một vài phút, nhưng nếu thêm một ít cumarin thì hương của vani sẽ cảm thấy được rất lâu.
Các chất rất giống nhau về cấu tạo và tính chất có thể có mùi khác nhau. Chẳng hạn, công thức của hai chất họ hàng eugenol và dihydroxyeugenol chỉ khác nhau ở mạch bên.
Nhưng eugenol là thành phần chủ yếu của dầu đinh hương và có mùi đinh hương mạnh, còn dihydroxyeugenol lại hầu như không có mùi.
Vanilin và izovanilin chỉ khác nhau về vị trí của nhóm thế. Nhưng vanillin là hương liệu nổi tiếng nhất có mùi dễ chịu, còn izovanilin chỉ bắt đầu có mùi khi đun sôi.
Ngược lại, các chất hoàn toàn khác nhau có thể có mùi giống nhau. Chẳng hạn, công thức của xạ hương và các chất thay thế nó không giống nhau nhưng lại cho mùi giống nhau.
Đôi khi mùi còn phụ thuộc vào nồng độ của chất trong không khí. Chẳng hạn, mùi của ionon đậm đặc giống bá hương, nhưng khi ở trạng thái loãng thì ionon lại có mùi cây hoa tím.
Cần thấy rằng, nhiều hiện tượng liên quan đến mùi không thể giải thích được một cách chắc chắn, vì chưa có một quan niệm đầy đủ về khứu giác làm việc như thế nào và tại sao một chất nào đó lại có mùi.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chất thơm của rau gia vị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
Giới thiệu chung về chất thơm
Chất thơm: [6]
Là các hợp chất hóa học tạo mùi thơm cho sản phẩm.
Vài nét về mùi:[6]
Trong hơn hai triệu chất hữu cơ, thì 400 000 chất có mùi nhiều hoặc ít. Đa số chất thơm có mùi đặc trưng riêng của mình. Mùi của chúng do những nhóm nguyên tử đặc biệt gọi là nhóm mang mùi quyết định. Tuy nhiên nếu tăng số nhóm mang mùi trong một phân tử lên thì không làm tăng mùi mà lại làm mùi yếu đi và đôi khi làm tắt mùi hoàn toàn.
Những nhóm mang mùi cơ bản thường là nguyên tử O, S, P, As, Se. Các nhóm mang mùi hữu cơ là: – C(OH) , – COOR, – C(CH3)3, – CHO, – CO –.
Có thể tăng mạnh hoặc làm yếu mùi này bằng một mùi khác, hoặc cho mùi mới mà đôi khi không giống và hoàn toàn bất ngờ. Chẳng hạn, mùi xạ hương của trinitrobutyltoluen hoàn toàn mất đi khi thêm vào một lượng nhỏ quynin sulfat là chất vốn không có mùi. Mùi của cao su, iot, long não và gỗ bá hương khi phối hợp sẽ triệt tiêu với nhau hoàn toàn. Mùi của vani để trong lạnh sẽ mất hoàn toàn qua một vài phút, nhưng nếu thêm một ít cumarin thì hương của vani sẽ cảm thấy được rất lâu. Các chất rất giống nhau về cấu tạo và tính chất có thể có mùi khác nhau. Chẳng hạn, công thức của hai chất họ hàng eugenol và dihydroxyeugenol chỉ khác nhau ở mạch bên. Nhưng eugenol là thành phần chủ yếu của dầu đinh hương và có mùi đinh hương mạnh, còn dihydroxyeugenol lại hầu như không có mùi. Vanilin và izovanilin chỉ khác nhau về vị trí của nhóm thế. Nhưng vanillin là hương liệu nổi tiếng nhất có mùi dễ chịu, còn izovanilin chỉ bắt đầu có mùi khi đun sôi. Ngược lại, các chất hoàn toàn khác nhau có thể có mùi giống nhau. Chẳng hạn, công thức của xạ hương và các chất thay thế nó không giống nhau nhưng lại cho mùi giống nhau. Đôi khi mùi còn phụ thuộc vào nồng độ của chất trong không khí. Chẳng hạn, mùi của ionon đậm đặc giống bá hương, nhưng khi ở trạng thái loãng thì ionon lại có mùi cây hoa tím. Cần thấy rằng, nhiều hiện tượng liên quan đến mùi không thể giải thích được một cách chắc chắn, vì chưa có một quan niệm đầy đủ về khứu giác làm việc như thế nào và tại sao một chất nào đó lại có mùi.
Ý nghĩa của các chất thơm trong sản xuất thực phẩm: [6]
Cũng như màu sắc, hương thơm là một tính chất cảm quan quan trọng của thực phẩm, vì chúng có những tác dụng sinh lý rất quan trọng. Chất thơm có ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, đến nhịp đập của tim, đến hô hấp, đến nhịp thở, đến sự tiêu hóa, đến thính giác và cảm xúc nữa. Vì vậy trong sản xuất thực phẩm, người ta tìm mọi biện pháp kỹ thuật để bảo vệ những chất thơm tự nhiên, mặt khác người ta còn tìm cách để điều khiển các phản ứng tạo ra những hương thơm mới.
Thông thường người ta sử dụng một trong ba biện pháp sau để tạo cho sản phẩm có hương thơm:
Chất thơm vốn dễ bay hơi và thường không bền, vì vậy người ta dùng các biện pháp kỹ thuật và thiết bị phức tạp đê thu hồi các chất thơm đã bị tách ra khỏi sản phẩm trong quá trình gia nhiệt (đun hoặc cô đặc), tạo điều kiện giữ chúng lại, hấp thu trở lại vào thành phẩm các chất thơm tự nhiên vốn có trong nguyên liệu ban đầu;
Chưng cất và cô đặc các chất thơm tự nhiên từ các nguồn giàu chất thơm, sau đó dùng các chất thơm này để cho vào sản phẩm thực phẩm khác nhau;
Tổng hợp các chất thơm nhân tạo có mùi thích ứng để cho vào các sản phẩm thực phẩm;
Các chất mùi tự nhiên: [6]
Các chất mùi thường gặp trong tự nhiên là tinh dầu và nhựa. Tinh dầu và nhựa thuộc nhóm hợp chất izoprenoit, nghĩa là những hợp chất được coi như là dẫn xuất của izopren. Nhóm hợp chất izoprenoit bao gồm rất nhiều chất: ngoài tinh dầu và nhựa, còn có steroid, carotenoit và cao su. Các chất thuộc nhóm izoprenoit có đặc tính chung là không hoà tan trong nước và hoà tan trong các dung môi hữu cơ. Tinh dầu và nhựa được tạo thành và thoát ra trong các cơ quan đặc biệt của cây: trong lông tuyến và vẩy đối với tinh dầu và trong ống nhựa đối với nhựa. Tinh dầu và nhựa có hương thơm nhất định quyết định mùi của nhiều cây, của hoa và quả.
Chương 2
Giới thiệu chung về gia vị
Định nghĩa gia vị: [4]
Gia vị là thứ cho món ăn để tăng vị ngon như hành, tiêu, ớt… Món ăn ngon hơn hay không một phần nhờ ở gia vị. (Từ điển từ ngữ Việt Nam – Nguyễn Lân).
Gia vị là các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn, tăng thêm chất lượng thức ăn (Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng).
Các loại định nghĩa trên đều chưa đầy đủ vì ngoài vị ngon của thức ăn, gia vị còn có thể được dùng để tăng dinh dưỡng , độ bền hoặc các yếu tố khác của thức ăn. Ngoài ra, bên cạnh việc dùng gia vị như nguyên liệu ta có thể dùng gia vị làm sản phẩm hoặc các bán thành phẩm và gia vị có thể được sản xuất ở các dạng khác nhau từ tự nhiên như hạt tiêu cho đến các dạng viên, dạng bột tùy thuộc theo yêu cầu của sản xuất. Từ đó, ta có thể nêu ra định nghĩa gia vị như sau: “Gia vị là thứ cho vào thực phẩm nhằm để tăng chất lượng của thực phẩm”.
Thứ ở đây có nghĩa là tất cả những vật gì, dù ở dưới dạng gì, là nguyên liệu hoặc sản phẩm của một công đoạn hoặc một quá trình… nếu cho vào thực phẩm nhằm mục đích tăng chất lượng thực phẩm cũng đều được gọi là gia vị.
Chất lượng có thể được hiểu về mặt dinh dưỡng, sức khỏe, kỹ thuật hoặc về mặt cảm quan…
Các dạng sử dụng của gia vị trong thực phẩm:
Gia vị ở dạng tươi: thường sử dụng như các loại rau quả, thường dùng trong chế biến thực phẩm, ví dụ: hành, tỏi, ớt, gừng, ngò gai, rau om…
Gia vị ở dạng sấy: có thể sử dụng ở dạng nguyên (ví dụ: lá nguyệt quế, hoa tiêu hạt…) hoặc sau khi đã nghiền thành bột tùy theo yêu cầu của quá trình chế biến thực phẩm.
Gia vị ở dạng paste: gia vị ở dạng tươi sau khi nghiền nhỏ được đem đi cô đặc nhằm giảm bớt lượng nước và tăng hàm lượng chất khô. Ngoài ra, còn có thể phối trộn với một số phụ gia để tăng giá trị cảm quan của sản phẩm. Các sản phẩm này được sử dụng không chỉ tạo mùi thơm mà còn tạo ra vị đặc trưng của sản phẩm: mù tạt, cari, ngũ vị hương…
Hương liệu: là sản phẩm phối chế của tinh dầu thiên nhiên với các loại dung môi. Tinh dầu thiên nhiên có thể được chiết tách bằng nhiều cách khác nhau tùy đặc tính của từng loại nguyên liệu, nhưng phổ biến nhất vẫn là trích ly. Thông thường, hương liệu chỉ tạo mùi đặc trưng mà không có tác dụng tạo vị. Hương liệu được dùng rộng rãi và khá phổ biến trong thực phẩm, ví dụ: hương hành tây, hương húng quế, hương ngò, hương sả…
Nguyên liệu ở dạng tươi (lá, củ,hạt quả…)
Chiết tách
Nghiền-cô đặc
Sấy
Tinh dầu
Thiên nhiên
Gia vị sấy
Gia vị dạng Paste
Phối chế
Nghiền
Hương liệu
Bột gia vị
Chiết tách
Chiết tách
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát các quá trình chế biến gia vị
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM 4888 – 89 (ISO 676 – 1982)
GIA VỊ - TÊN GỌI – DANH MỤC ĐẦU TIÊN
Bảng 2.2. Tên gọi và bộ phận sử dụng
(thuật ngữ này áp dụng chung cho các sản phẩm dạng nguyên và dạng bột)
STT
TÊN GỌI
BỘ PHẬN SỬ DỤNG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Thạch xương bồ
Bạch đậu khấu
Hạt thiên đường
Hành tăm
Hành tây
Hành ta
Tỏi
Hành búi
Riềng
Thì là
Bạch chỉ
Rau nga sâm
Cần tây
Cần tây ăn lá cuống rỗng
Cải củ cay
Ngải thơm
Khế đường
Mù tạt
Bạch hoa
Ớt
Hạt vị thơm (hạt phòng phong)
Quế
Rau mùi
Nghệ tây
Nghệ
Đinh hương
A ngùy
Hương bài
Hồi hình sao
Bách xù
Nguyệt quế
Cần núi
Kinh giới ngọt
Hương phong
Bạc hà cay
Bạc hà lục
Cari
Mục đậu khấu
Húng quế
Kinh giới ô
Mùi tây
Thân, rễ
Quả và hạt
Quả và hạt
Củ
Củ đã làm khô
Lá
Cũ đã làm khô
Lá
Thân, rễ
Quả và lá
Quả, cành non, rễ
Lá
Hạt
Cây
Rễ
Lá, phần trên hoa
Quả
Hạt
Nụ hoa chưa nở
Quả
Quả
Vỏ cây
Lá và hạt
Đầu nhụy
Thân rễ
Nụ hoa chưa nở
Thân củ và nhựa của rễ
Lá
Quả
Quả
Lá
Quả và rễ
Lá, phần trên của hoa
Lá
Lá
Lá
Lá
Vỏ của hạt
Lá
Lá, phần trên của hoa
Lá và hạt
Bảng 2.3 Chất tạo mùi chính trong tổ hợp hương của gia vị [3]
Tinh dầu
Nguyên liệu
Chất đặc trưng
Hồi
Trái khô, lá,trái tươi
Trans – anetol
Húng quế
Lá
Metylchaniol, linalool
Riềng nếp
Thân, rễ
1,8 – cineol
Tỏi
Củ
Allicin
Gừng
Thân, rễ, trái cây
Zingiberen
Hành
Củ, lá tươi
Ally – propyl – disunfit
Hạt tiêu
Hạt tiêu đen
Hydrocacbontecpen
Ớt
Trái chín
2 – metoxy – 3 – isobutylpyrazin
Nghệ vàng
Thân rễ
Sesquiterpen
Rau mùi
Cây và trái
Linalol
Ngải cứu
Toàn cây
1,8 – xineol
Chương 3
Các loại rau gia vị phổ biến ở Việt Nam
3.1. Cây Bạc hà: [1, 2, 5, 8]
Giới thiệu chung về cây bạc hà:
Tên gọi:
Tên khoa học: Mentha sp.
Thuộc họ: HOA MÔI (Labiatae)
Phân loại:
Có 2 loại bạc hà chính:
Bạc hà Á (bạc hà Nam):
Bạc hà Âu:
Bạc hà Âu có 2 loại:
Loại trắng: thân và lá màu xanh nhạt, hoa trắng.
Loại tía: thân và lá màu tía, hoa đỏ cây mọc khỏe.
Tính chất vật lý và thành phần hóa học của các loại Bạc hà:
Bạc hà Âu:
Tính chất vật lý:
Tinh dầu không màu hay hơi vàng;
Vị cay, lúc đầu mát sau rất nóng, mùi thơm đặc biệt của Bạc hà;
Tỷ trọng: 0,9 – 0,927;
Chi số khúc xạ: 1,459 – 1,471;
Độ quay cực trong một ống dài hơn 10 cm ở nhiệt độ 200C: -100 đến -350C;
Chỉ số axit tối đa: 1,3;
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu Bạc hà là mentol.
Ngoài mentol , trong tinh dầu bạc hà còn có xeton, một số hợp chất tecpen như menten, pinen, phellandren, limonen và một số sesquitecpen (cadinen), chất d- menthofuran hay 3,6- dimethyl, 4,5,6,7 tetrahydro – cumaron.
Bạc hà Á:
Tính chất vật lý:
Tinh dầu không màu hay hơi vàng;
Vị cay, lúc đầu mát sau rất nóng, mùi thơm nồng;
Tỷ trọng: 0,89 – 0,91;
Chi số chiết quang: 1,458 – 1,471;
Độ quay cực trong một ống dài hơn 10 cm ở nhiệt độ 200C: -180 đến -320C;
Thành phần hóa học:
Trong lá có 2,4 – 2,75% tinh dầu, trong hoa có 4 – 6%, trong thân có 0,3%.
Tỷ lệ Mentol trong tinh dầu Bạc hà là 70 – 95%, trong đó từ 1 – 6% dưới dạng ester, còn lại ở dạng tự do. Ngoài ra còn có một số chất vô cơ, nhiều hợp chất tecpin, nhiều hợp chất flavonoit (7 – glucozit của luteolin, cafeyl – 4 – izohoifolosit, 7 – rhamnoglucozit của luteolin).
Tác dụng sinh học và công dụng:
Lá bạc hà là thuốc giúp cho tiêu hóa, trừ co thắc, trị nôn; tác dụng là do tinh dầu. Các flavonoit có tác dụng lợi mật. Dùng dưới dạng chè.
Y học cổ truyền dùng bạc hà làm thuốc trị cảm nóng, nhức đầu, ho, viêm phế quản, mụn nhọt, lỡ ngứa, nổi mề đay.
Tinh dầu bạc hà và mentol là hai thành phần của chế phẩm cao sao vàng và các cao sao xoa khác trị cảm lạnh, cảm sốt, nhức đầu, chóng mặt, say xe, sổ mũi, muỗi đốt, ngã tụ huyết.
Mentol là chất thơm dùng trong công nghiệp thuốc lá, thuốc đánh răng, kẹo.
Quy trình sản xuất tinh dầu Bạc Hà:
Bạc hà có thể cất để lấy tinh dầu ở dạng tươi và héo, cũng có nơi chế biến ở dạng khô; ở nước ta cho đến nay vẫn cất tinh dầu ở dạng tươi. Nhưng nếu phơi được héo để giảm bớt lượng nước có ở nguyên liệu thì cất vẫn tốt hơn, mùi tinh dầu sẽ dịu hơn.
Sau đây là sơ đồ qui trình kỹ thuật sản xuất:
Xử lý làm thức ăn gia súc
Phân tách các hợp chất
Tách tinh dầu loại 2
Phơi héo để giảm ẩm
Lá tươi
Bã
Chưng cất
Ngưng tụ
Nước chưng
Tinh dầu sản phẩm
Lọc
Làm khô
Lắng
Tinh dầu thô
Phân ly
Sơ đồ quy trình sản xuất tinh dầu bạc hà
Cây Gừng: [1, 2, 5]
Giới thiệu chung về cây gừng:
Tên gọi:
Tên khác: khương, sinh khương, can khương.
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose.
Thuộc họ: GỪNG (Zingiberaceae)
Phân loại:
Khương (Rhizoma Zingiberis) là thân rễ của cây gừng tươi hoặc khô. Tùy theo dạng sử dụng mà có tên khác nhau:
Sinh khương (gừng tươi);
Can khương (gừng khô);
Ổi khương, Thán khương (gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính);
Khương bì (vỏ gừng phơi khô);
Thành phần hóa học:
Theo phân tích trong thân rễ gừng có:
STT
TPHH
Hàm lượng
1
Tinh dầu
α - camphen
2-3%
β - phelandren
Zingiberen C15H24
Rượu sesquitecpen
Xitrala bocneola
Geraniola
2
Nhựa dầu
Một nhựa trung tính
5%
Hai nhựa axit
3
Chất béo
3,7%
4
Tinh bột
5
Chất cay như zingeron, zingerola và shogaola
Tinh dầu gừng có:
Tỷ trọng 0,878;
Năng suất quay cực – 250C ở –50C;
Độ sôi 155 – 3000C;
Hương thơm đặc trưng của gừng là do hàm lượng tinh dầu bay hơi chứa trong gừng (2-3% tính trên hàm lượng chất khoáng).
Vị hăng cay của gừng là do trong gừng có chứa zingeron, zingerola và shogaola.
Zingerola (R = – CH(OH)(CH2)nCH3 (n = 3,4,5)) là một chất lỏng sánh, màu vàng, không mùi, vị rất cay, độ sôi ở 18mmHg là 235 – 2400C. Khi đun sôi với Ba(OH)2 bị phân giải cho những chất andehyt bay hơi, những chất cay có tinh thể gọi là zingeron C11H14O3 và một chất ở thể dầu gọi là shogaola.
Shogaola (R = – CH = HC – (CH2)4CH3) có độ sôi 201 – 2030C.
Zingeron (R = – CH3) có tinh thể, độ sôi 40 – 41oC, vị rất cay.
Bảng 3.1 Thành phần hóa học trong 100g gừng tươi [10]
Đại lượng
Giá trị
Năng lượng
37 kcal
Nước
90,3 ml
Protein
1,1 g
Lipit
0,8 g
Carbonhydrat
7 g
Xơ
1 g
Ca
32 mg
P
28 mg
Na
6 mg
K
264 mg
Fe
2,5 mg
Thiamin
0,04 mg
Riboflavin
0,04 mg
Nicotinaminde
0,6 mg
Acid acorbic
4 mg
Bảng 3.2 Thành phần hóa học trong 100g gừng khô [10]
Đại lượng
Giá trị
Năng lượng
301 kcal
Nước
10,2 g
Protein
7,6 g
Lipit
2,9 g
Glucid
72,4 g
Tro
6,9 g
Xơ
30,2 g
Ca
0,16%
Fe
2,3%
Beta caroten
120 mcg
Vitamin B1
0,16 mg
Vitamin B2
0,27 mg
Vitamin PP
8,4 mg
Vitamin C
mg
Tác dụng sinh học và công dụng:
Một vị thuốc nam dùng rất phổ biến để chữa trị các chứng ho.
Là vị thuốc giúp cơ thể giải nhiệt.
Ngâm gừng trong rượu dùng để xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, đau nhức.
Nước chè, cho thêm vài lát gừng uống vừa ngon miệng vừa chống được viêm họng.
Gừng có vị cay, thơm, nên thường dùng làm gia vị khá phổ biến:
Gừng được dùng làm mứt gừng, nguyên liệu chế biến rượu, bia…
Tinh dầu gừng làm thơm thực phẩm, dùng trong: bánh mì, nước chấm, trong hương liệu…
Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm gừng:
Quy trình công nghệ gừng ngâm muối, dấm:
dd muối 10%
Gừng nguyên liệu
Ngâm 1
Rửa
Xắt lát mỏng
Ngâm 2
Chần
Để ráo
Ngâm 3
Sản phẩm
Đất, cát
Nước nóng
t=24 giờ
T=800C
t= 5 phút
Dd giấm muối
Tỷ lệ: rắn/dd = 75/25
Nước
Nước
3 – 4 tháng tuổi
Muối gừng mặn:
Lượng muối dùng trong quá trình khoảng 30% khối lượng gừng tươi. Khối lượng quả nén 35% khối lượng nguyên liệu tươi. Lượng nước muối dùng tẩy gừng là 5%.
Phân chia các lớp gừng khi muối. lượng muối dùng cho 2 lớp dưới là 40%, 2 lớp trên là 60%.
Trong thời gian muối đảo 1 lần đối với gừng già, 2 lần đối với gừng non.
Nếu dùng nguyên liệu gừng tốt: củ to, không xơ (gừng 6 tháng) thu hoạch sau rửa sạch cạo hết vỏ (không rửa lại saukhi cạo vỏ) và đưa vào muối ngay thì sản phẩm sẽ có chất lượngcao, màu vàng đến màu đỏ tươi. Nếu thu hoạch không chế biến ngay thì màu bị thay đổi kém đi. Trong thành phần gừng muối có hàm lượng muối là 23%. Nước gừng muối của quá trình và đảo có thể dùng để sản xuất tương gừng.
Đóng gói bao bì.
Gừng sấy khô:
Gừng được sấy khô ở nhiệt độ 60 – 700C để đạt độ ẩm an toàn cho quá trình bảo quản là <10%.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy khô gừng:
Độ ẩm của nguyên liệu trước khi sấy.
Kích thước của nguyên liệu trước khi sấy.
Vận tốc sấy.
Thời gian sấy.
Bảng 3.3 Độ ẩm của nguyên liệu theo thời gian
Thời gian (h)
Độ ẩm (%)
0
88,43
1
81,42
2
76,53
3
71,40
4
70,27
5
64,56
6
57,90
7
43,15
8
45,17
9
39,66
10
29,27
11
16,65
12
12,12
13
10,96
14
9,21
Cây Ớt: [1, 2, 4, 5, 6]
Giới thiệu chung về cây ớt:
Tên gọi:
Tên gọi khác: Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu...
Tên khoa học: Capsicum annuum L;
Thuộc họ: CÀ (Solanaceae);
Phân loại:
Có nhiều giống ớt khác nhau:
Ớt sừng trâu;
Ớt chìa vôi;
Ớt chỉ thiên;
Ớt rau;
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học của ớt tính theo 100g:
TPHH
Hàm lượng
Nước
Protit
Gluxit
Chất xơ
Capsicain C18H27O3
Capsaixin C9H14O2
Vitamin C
Chất khoáng
Capsanthin
Chất thơm Lexitin
Vitamin B1
Vitamin B2
Axit Xitric
Axit Malic
91%
1,3%
5,7%
1,4%
0,05 – 2%
0,01 – 0,10%
0,8 – 1,0%
5,17%
Tác dụng sinh học và công dụng:
Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím…tùy theo giống cây.
Ớt làm tăng cảm giác ngon miệng nên được dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A, vitC gấp 5-10 hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt.
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...). Do vậy ớt thường được dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn.
Capsaicin có trong trái ớt có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học.
Là chất chống oxy hóa, có tác dụng giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.
Có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính và các bệnh ung thư.
Lượng vitamin C trong ớt rất cao, giúp ích cho những người có hệ miễn dịch yếu, thiếu vitamin C.
Tác động tích cực đến glucose và các hóa chất khác của não.
Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim, tránh đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch.
Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.
Ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân.
Ớt bột trị được chứng say sóng. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng.
Axit hóa
Xếp hộp
Rút chân không
Làm lạnh
Chọn lựa
Phân loại
Bỏ vỏ, cắt tỉa
Chần
Ớt cay
Dán nhãn, lưu trữ
Quy trình sản xuất các sản phẩm từ Ớt:
Ớt đóng hộp:
Sản phẩm đóng hộp chủ yếu là ớt xanh.
Quy trình sản xuất ớt đóng hộp:
Rửa nước sát trùng lần 2
Để ráo nước
Lạnh đông nhanh
Từ to=-40 đến-45oC
Cân, đóng gói, đóng kiện
Thanh trùng
Thanh trùng carton
Túi P.E
Kiểm tra hóa học vi sinh vật
Bảo quản thành phẩm ở to = -18oC
Để kho lạnh ≥8 giờ
Chọn lựa
Phân loại
Ngâm nước sát trùng
Vặt cuống
Ớt cay
Ớt lạnh đông:
Ớt sấy:
Sự chuẩn bị cho việc sấy khô cũng giống như choviệc đóng hộp;
Ớt cần được lát mỏng trước khi sấy khô.
Sau đó ớt được nghiền bột ngay.
Sản phẩm sấy khô dùng làm tăng mùi vị và màu sắc cho những sản phẩm khác, gồm cả sản phẩm đóng hộp.
Ớt ngâm nước muối:
Ớt được rửa bằng nước sạch nhiều lần;
Ớt đạt tiêu chuẩn được đưa ra hàng rào kiểm tra, nơi các khuyết điểm sẽ bị loại bỏ;
Các lát ớt được trộn với axit axetic với pH = 3,5 và độ muối 15%.
Đóng gói và xuất xưởng.
Tương ớt:
Để chế biến tương ớt có thể dùng quả tươi hoặc ớt ở dạng bột khô hoặc ớt quả ở dạng muối mặnvới hàm lượng muối 1,5 – 2%. Các phụ kiện khác để làm tương ớt: tỏi, cà chua tươi hoặc cà chua cô đặc, đường kính, muối ăn, bột sắn, axit axetic, Natribenzoat, phẩm dùng cho thực phẩm màu đỏ, mì chính.
Tương ớt được chế biến theo sơ đồ dây chuyền công nghệ như sau:
Nguyên liệu
Rửa
Xử lí
Làm sạch
Pha chế
Nghiền
Chà
Đun nóng
Rót chai, ghép kín
Đóng nhãn
Bao gói
Bảo quản sản phẩm
Cây Hành: [2, 5, 6]
Giới thiệu chung về Hành:
Tên gọi:
Tên khác: hành hoa, đại thông, thông bạch, tứ quý thông, hom búa (Thái), thái bá, lộc thái, hoa sự thảo, khtim (Campuchia), ciboule.
Tên khoa học: Allium fistulosum L.
Thuộc họ: HÀNH TỎI (Liliaceae).
Tên tiếng Anh: catawissa, onion.
Phân loại:
Hành có 2 loại:
Hành lá (còn gọi là hành hoa)
Hành củ (hành ta – củ nhỏ, hành tây – củ to)
Thành phần hóa học:
Hành có mùi thơm đặc biệt, trong củ hành tây có 0,015 – 0,064% tinh dầu, trong củ hành ta lượng tinh dầu cao hơn trong hành tây. Trong tinh dầu hành tây thành phần chủ yếu là Alyl – disunfua, Alyl – propila – disunfua. Trong tinh dầu hành ta thành phần chủ yếu là Alixin. Ngoài ra trong hành còn có phitin, axit hữu cơ (focmic, malic, xitric và photphoric), các chất Inulin, Manic manoza, Matoza, một số enzim và Vitamin B, C). Đặc biệt trong hành có Phitonxit.
Tác dụng sinh học và công dụng:
Hành tây:
Tinh dầu hành hạ cholesterol và triglyxerit trong huyết tương (thực nghiệm trên thỏ).
Làm thuốc ho, trị đờm, ra mồ hôi, lợi tiểu trong chứng bụng nước do gan cứng, đắp mụn nhọt.
Hành ta:
Tinh dầu có tính sát khuẩn mạnh (tinh dầu chứa Alixin).
Nước hành nhỏ mũi chữa ngạt mũi, viêm niêm mạc mắt.
Có thể giã nát,