Những sáng tác của Nguyễn Khải thường mang khuynh hướng chính luận – thời sự, với
những câu văn đầy màu sắc triết lý. Mục đích của bài báo là nghiên cứu các đặc điểm triết lý trong
văn xuôi của ông. Cụ thể là triết lý về cuộc đời; triết lý về con người và triết lý về tôn giáo. Những
đặc điểm triết lý này đã cho chúng ta thấy một phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Khải:
một nhà văn hiện thực tỉnh táo với tính chính luận sắc sảo và một giọng điệu đầy tính tranh biện,
triết lý. Thêm vào đó nó còn cho thấ y quá trình phát triển của một tài năng từ chặng đường đầu
của sự nghiệp đến sự trưởng thành chín chắn của một cây bút hiện thực cách mạng sắc sảo.
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4115 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải (qua xung đột, mùa lạc, hãy đi xa hơn nữa và người trở về), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
163
CHẤT TRIẾT LÝ TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN KHẢI (QUA XUNG ĐỘT,
MÙA LẠC, HÃY ĐI XA HƠN NỮA VÀ NGƯỜI TRỞ VỀ)
QUALITY PHILOSOPHY IN PROSE, NGUYEN KHAI (THROUGH CONFLICT,
SEASONAL, GO FURTHER AND RETURN)
SVTH: Phạm Trọng Đạt1,SVTH: Đỗ Thị Nhung2
Lớp: 107CVH1, 207CVH2, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phong Nam
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư Phạm
TÓM TẮT
Những sáng tác của Nguyễn Khải thường mang khuynh hướng chính luận – thời sự, với
những câu văn đầy màu sắc triết lý. Mục đích của bài báo là nghiên cứu các đặc điểm triết lý trong
văn xuôi của ông. Cụ thể là triết lý về cuộc đời; triết lý về con người và triết lý về tôn giáo. Những
đặc điểm triết lý này đã cho chúng ta thấy một phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Khải:
một nhà văn hiện thực tỉnh táo với tính chính luận sắc sảo và một giọng điệu đầy tính tranh biện,
triết lý. Thêm vào đó nó còn cho thấy quá trình phát triển của một tài năng từ chặng đường đầu
của sự nghiệp đến sự trưởng thành chín chắn của một cây bút hiện thực cách mạng sắc sảo.
ABSTRACT
Nguyen Khai compositions often tend to the review, the time the sentence with colorful
philosophy. purposes of this paper is to study the characteristics of philosophy in his prose.
particular philosophy of life, human philosophy and philosophy of religion. characteristics of this
philosophy has showed us a unique art style of the Nguyen Khai: a writer with the sober reality of a
talk tone is sharp and highly arguments, philosophical. adding that it also shows the development
of a top talent from the stage to maturity, maturity of a true revolutionary pen sharp.
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Khải là một cây bút năng nổ nhạy bén với các vấn đề xã hội. Tác phẩm của
ông thuờng mang màu sắc triết lý về con người và đạo đức nhân sinh. Việc nghiên cứu đề
tài này sẽ giúp ta hiểu hơn về năng lực tư duy cũng như bổ sung kiến thức về một tác gia
văn học lớn. Đồng thời nó giúp chúng ta sống tốt hơn, vững tin hơn trong cuộc sống đầy
khó khăn và biến động hiện nay.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải. cụ thể là
triết lý về cuộc đời; triết lý về con người; triết lý về tôn giáo.
Phạm vi nghiên cứu trong Xung đột; Mùa lạc; Hãy đi xa hơn nữa và Người trở về.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống, thống kê; Phân tích tổng hợp; So sánh, đối chiếu.
1.4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Khải là một tác giả nổi tiếng của Văn học Việt Nam hiện đại cho nên có rất
nhiều công trình nghiên cứu về ông nói chung và nghiên cứu về tác phẩm và những giá trị
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
164
của nó nói riêng. Mỗi người khám phá ở mỗi khía cạnh khác nhau tuy nhiên ở phạm vi đề
tài này thì chưa có một công trình nào thực sự trở thành hệ thống hoàn chỉnh cả.
Trước hết là những nhận định, đánh giá về Nguyễn Khải. Đại diện cho khuynh
hướng này là Vũ Quần Phương, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Phan Cự Đệ, Đào
Thủy Nguyên…nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá Nguyễn Khải là
cây bút xông xáo, năng nổ, nhạy bén.
Tiếp đến là những bài nghiên cứu về giá trị các tác phẩm của Nguyễn Khải cùng
với chất triết lý trong văn xuôi ông. Đại diện như Đỗ Kim Hồi, Vũ Tuấn Anh, Hà Minh
Đức, Tuyết Nga, Lại Nguyên Ân…
Riêng chỉ có Lê Thành Vinh đã có một công trình nghiên cứu mang tên “Triết luận
về tôn giáo trong tiểu thuyết Nguyễn Khải” nhưng với đề tài này, tác giả chỉ khai thác chủ
yếu ở mặt triết luận trong phạm vi những tiểu thuyết, nhất là những tiểu thuyết sau năm
1975. Còn điều mà chúng tôi đề cập đến là những vấn đề triết lý trong phạm vi một tác
phẩm cụ thể.
1.5. Bố cục công trình nghiên cứu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Danh mục tài liệu tham khảo; phần Nội dung
được chia thành hai chương chính:
Chương 1: Nguyễn Khải – con người và sự nghiệp
Chương 2: Đặc điểm chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải
2. Nội dung
2.1.1. Chương I: Nguyễn Khải - con người và sự nghiệp
2.1.2. Con người và những chặng đường văn
a. Vài nét về tiểu sử
Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ngày 03 tháng 12 năm
1930 tại Hà Nội, mất ngày 15 tháng 01 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh.
b. Những chặng đường văn Nguyễn Khải
Từ năm 1965 trở về trước: tác phẩm của ông là những khúc tráng ca lãng mạn của
công cuộc xây dựng chế độ mới – Xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm tiêu biểu như Xung đột, tập
truyện Mùa lạc, Tầm nhìn xa…
Từ năm 1965 – 1975: ông chủ yếu viết về người anh hùng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Tác phẩm như Họ sống và chiến đấu, Đường trong mây, Ra đảo…
Từ sau năm 1975, bên cạnh những sáng tác viết về nơi ông đã đi qua, Nguyễn Khải
còn viết về những miền đất mới: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người. đặc biệt là các
trang viết về Hà Nội như Một người Hà Nội, Người của ngày xưa.
2.1.3. Quan niệm của Nguyễn Khải về văn học
a. Về sáng tác văn học
Viết văn với ông không chỉ là để khẳng định mình mà quan trọng hơn là để đền ơn
cách mạng. Theo ông, tinh thần của nhà văn hướng vào cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của xã
hội là điều đáng trân trọng.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
165
b. Về nhà văn
Nguyễn Khải quan niệm nhà văn phải trở thành người bạn đáng tin cậy của độc giả.
Muốn thế họ phải có tài và có tâm. Ông cũng đòi hỏi nhà văn phải có một tinh thần dũng
cảm dám nói ra những mặt sai trái của con người và xã hội.
2.1.4. Đặc sắc nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải
a. Nguyễn Khải – nhà văn hiện thực tỉnh táo
Nguyễn Khải luôn dùng ngòi bút hiện thực, giàu tính chiến đấu của mình để phê
phán, vạch ra chỗ đúng, chỗ sai của con người. Ông là một nhà văn chịu khó đi và tìm tòi.
b. Tính chính luận sắc sảo
Vấn đề chính luận trong tác phẩm của Nguyễn Khải nhìn chung đều mang ý nghĩa
nhân văn cụ thể. Sức hấp dẫn trong sáng tác của ông là tính vấn đề.
c. Tính năng động, thời sự
Nguyễn Khải có mặt ở những nơi chiến sự xảy ra ác liệt nhất, ông luôn theo kịp
bước đi của cách mạng.
d. Giọng tranh biện triết lý
Trong các sáng tác, Nguyễn Khải thường thông qua các cuộc đối thoại của nhân vật
để trình bày các vấn đề của đời sống. tất những vấn đề nhân sinh thế sự được các nhân vật
quan tâm, bàn luận trên mọi khía cạnh tạo nên triết lý sâu sắc.
2.1.5. Chương II: Đặc điểm chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải
2.1.6. Cơ sở của chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải
a. Nguyên nhân chủ quan
Nguyễn Khải có một gia đình bất hạnh cộng với điều kiện sống vô cùng khó khăn
nên từ nhỏ phải sống rất cơ cực nên đã hình thành trong ông một ý chí sống để khẳng định
mình. Thêm nữa trước khi trở thành một nhà văn ông từng làm tuyên huấn và viết báo,
điều đó đã giúp ông có sự nhạy cảm và hiểu biết cần thiết trước cuộc đời.
b. Nguyên nhân khách quan
Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp đem lại cho ông cơ hội để
khẳng định mình. Năm 1975 ông chuyển vào Nam sinh sống và làm việc, chính môi
trường mới đã cho ông cái nhìn sâu sắc hơn với những quan niệm đầy đủ hơn về cuộc
sống, con người.
2.1.7. Nội dung triết lý trong Xung đột, Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa và Người trở về
a. Triết lý về cuộc đời
Với Nguyễn Khải, triết lý về cuộc đời được hiểu là những chiêm nghiệm, những
đúc kết, lý giải về cuộc đời. Nhiều sáng tác của ông là những bài học, triết lý về lối sống.
Rõ ràng Nguyễn Khải đã khái quát lên một triết lý về lối sống: cuộc đời con người chẳng
thể quẩn quanh nơi chật hẹp mà còn phải biết bước ra ngoài xã hội để khẳng định mình và
phải có cống hiến cho cuộc đời.
Bên cạnh đó, Nguyễn Khải còn triết lý về con người với các khả năng thích ứng và
lựa chọn. Trong vô vàn sự lựa chọn cho cuộc sống của con người, Nguyễn Khải đã đặt vấn
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
166
đề phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình
Tác phẩm của Nguyễn Khải đã đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc, nêu lên một quan niệm,
một cách nhìn mới về nông thôn hiện nay: phải có một thái độ đúng, cách nhìn đúng thì
mới hiểu hết được cuộc sống mới ở nông thôn.
b. Triết lý về con người
Ông đã triết lý về sức mạnh ẩn sâu trong mỗi con người để mỗi khi có thử thách nó
lại trỗi dậy. Nguyễn Khải đặt ra yêu cầu là con người cần phải có một sức mạnh để vượt
qua những ranh giới riêng của bản thân mình. Suy cho cùng thì cuộc đời con người là một
quá trình nỗ lực vươn lên không ngừng để bước qua những ranh giới đó.
Nguyễn Khải đã tập trung giải quyết vấn đề về cách nhìn nhận con người mới trong
công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Ông đã nhìn thấy sự thay đổi không chỉ về vật chất
mà còn có những thay đổi trong nhận thức, tư duy của con người khi tiếp nhận ánh sáng
của cuộc sống mới. Ông đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải có một sự sáng suốt trong việc đánh
giá con người, tránh việc chỉ căn cứ vào bề ngoài mà có những đánh giá sai lầm không
đáng có.
c. Triết lý về tôn giáo
Tôn giáo với Nguyễn Khải đó là việc tìm vào thế giới tâm linh, để nơi đó ông được
an ủi và tìm thấy cho mình niềm tin vào cuộc sống. Trong Xung đột, Nguyễn Khải đã đề
cập đến niềm tin tôn giáo, tin vào một ngày kia cuộc đời của họ sẽ đổi khác, tin vào họ sẽ
được lên thiên đàng để hầu hạ Chúa. Ông đã phê phán và lên án tôn giáo là một kẻ thù của
cách mạng. Ngoài ra ông còn cho chúng ta thấy sự chi phối vô cùng mạnh mẽ của tôn giáo
đến toàn bộ đời sống của người dân xứ Hỗ.
Trong tôn giáo Nguyễn Khải còn nhìn thấy sự vận động tất yếu từ chỗ phần “đạo”
được chú trọng chuyển sang phần “đời” được quan tâm hơn. Người dân xứ Hỗ không còn
coi tôn giáo như là một thế lực duy nhất ảnh hưởng đến đời sống của họ nữa.
3. Kết luận
Tác phẩm của ông luôn luôn là một kho tri thức mà chúng ta có thể học hỏi ở đấy
rất nhiều điều. Đọc văn Nguyễn Khải, phần chính không phải là đọc truyện mà đọc vấn đề,
không phải sống cùng cuộc đời nhân vật mà sống cùng với suy nghĩ của tác giả. Ông là nhà
văn của lý tưởng, của triết lý nhân sinh. Tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là càng
trong những giai đoạn về sau chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải càng sâu sắc hơn.
Mặc dù vậy có cái trước rồi mới có cái sau và chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải
trước năm 1975, đặc biệt là trong bốn tác phẩm trên đã tạo nên cho ông một phong cách
nghệ thuật độc đáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thành Duy (1961), “Mùa lạc – một thành công mới của Nguyễn Khải”, Tạp chí
nghiên cứu Văn học số 6, Trang 1- 8
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
167
[2] Phan Cự Đệ (chủ biên, 2007), Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp – Chân
dung, NXB Giáo dục.
[3] Hoàng Như Mai, Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên,2000), Văn học Việt Nam, tập 1, NXB
Giáo dục.
[4] Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Tác phẩm mới
Hội nhà văn.
[5] Vương Trí Nhàn (1996), “Vài nét về các sáng tác của Nguyễn Khải trong những năm
gần đây”, Tạp chí Văn học số 2, Tr 8 – 11.
[6] Tuyết Nga (1999), “Nguyễn Khải với bút kí- tạp văn”, Tạp chí Văn học số 11, Trang
72 – 77.
[7] Tuyết Nga (2004), Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, NXB Hội nhà văn.
[8] Đào Thủy Nguyên (2001), “Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên
cứu phân tích”, Tạp chí Văn học số 11,Trang 53 – 63.
[9] Nguyễn Văn Long (chủ biên, 2007), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập 2,
NXB Đại học sư phạm.
[10] Lê Thành Vinh (2009), “Triết luận về tôn giáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải”,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Đà Nẵng.