Với đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ , kinh tế nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước thì một yếu tố vô cùng quan trọng phải nói đến đó là một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc. Mà một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc thì phải bao gồm đầy đủ các công trình giao thông vận tải, cầu cống, kho tàng, bến bãi, trường học, bệnh viện, cơ sở vật chất kỹ thuật. Để hệ thống này hoàn thiện và vững chắc thì hoạt động đầu tư xây dựng phải được quan tâm, thúc đẩy phát triển một cách kịp thời và có hiệu quả. Ngành công nghiệp cơ khí có tầm quan trọng đặc biệt đến sự an nguy của mỗi Quốc gia nên chúng ta càng phải quan tâm đến nhiều. Với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, quy mô hoạt động của ngành công nghiệp cơ khí ngày càng được mở rộng. Ngày nay dù đã có sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp, công nghệ thông tin, cơ khí vẫn là một trong các ngành công nghiệp có ý nghĩa quyết định đến thành công của công nghiệp hoá, hiện đai hoá nước nhà.
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường xây dựng nói riêng, trên cơ sở cạnh tranh, hoạt động đấu thầu là một sản phẩm tất yếu đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Đấu thầu là hình thức kinh doanh có hiệu quả nhất đối với cả với chủ đầu tư cũng như các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đồng thời đấu thầu cũng mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội.Để hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp, đảm bảo tính khách quan , công bằng và tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu. Hiện nay Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/CP ngày 1/9/1999 là văn bản mới và cơ bản nhất điều chỉnh hoạt động đấu thầu.
Kể từ khi Quy chế đấu thầu được ban hành, hầu hết các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đều được triển khai thực hiện đấu thầu.Thông qua đấu thầu lựa chọn nhà thầu có năng lực , giá thầu hợp lý, đảm bảo hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn với chất lượng công trình tốt, tiết kiệm được nguồn chi tiêu của nhà nước. Tuy nhiên hoạt động đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu xây lắp thiết bị cơ khí vẫn đang là một lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta.
Chính vì vậy , việc nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt được những kiến thức pháp luật về hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên cần thiết đối với cán bộ ,sinh viên đang công tác và học tập trong lĩnh vực liên quan. Với mong muốn có được những hiểu biết rõ hơn về hoạt động đấu thầu, tìm hiểu thực tế trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường, qua thời gian thực tập ở Công ty cơ khí Hà nội em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: "Chế độ pháp lý về đấu thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty cơ khí Hà nội” làm luận văn tốt nghiệp.
Luận văn của em có kết cấu như sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái quát chung về đấu thầu và đấu thầu xây dựng.
Chương 2: Tình hình thực hiện Quy chế đấu thầu xây dựng tại Công ty cơ khí Hà nội
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây dựng ở Công ty cơ khí Hà nội
Kết luận
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chế độ pháp lý về đấu thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng ở Công ty cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Với đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ , kinh tế nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước thì một yếu tố vô cùng quan trọng phải nói đến đó là một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc. Mà một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc thì phải bao gồm đầy đủ các công trình giao thông vận tải, cầu cống, kho tàng, bến bãi, trường học, bệnh viện, cơ sở vật chất kỹ thuật.. Để hệ thống này hoàn thiện và vững chắc thì hoạt động đầu tư xây dựng phải được quan tâm, thúc đẩy phát triển một cách kịp thời và có hiệu quả. Ngành công nghiệp cơ khí có tầm quan trọng đặc biệt đến sự an nguy của mỗi Quốc gia nên chúng ta càng phải quan tâm đến nhiều. Với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế, quy mô hoạt động của ngành công nghiệp cơ khí ngày càng được mở rộng. Ngày nay dù đã có sự tiến bộ vượt bậc của công nghiệp, công nghệ thông tin, cơ khí vẫn là một trong các ngành công nghiệp có ý nghĩa quyết định đến thành công của công nghiệp hoá, hiện đai hoá nước nhà.
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường xây dựng nói riêng, trên cơ sở cạnh tranh, hoạt động đấu thầu là một sản phẩm tất yếu đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Đấu thầu là hình thức kinh doanh có hiệu quả nhất đối với cả với chủ đầu tư cũng như các doanh nghiệp tham gia đấu thầu, đồng thời đấu thầu cũng mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội.Để hoạt động đấu thầu đi vào nề nếp, đảm bảo tính khách quan , công bằng và tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu. Hiện nay Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/CP ngày 1/9/1999 là văn bản mới và cơ bản nhất điều chỉnh hoạt động đấu thầu.
Kể từ khi Quy chế đấu thầu được ban hành, hầu hết các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đều được triển khai thực hiện đấu thầu.Thông qua đấu thầu lựa chọn nhà thầu có năng lực , giá thầu hợp lý, đảm bảo hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn với chất lượng công trình tốt, tiết kiệm được nguồn chi tiêu của nhà nước. Tuy nhiên hoạt động đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu xây lắp thiết bị cơ khí vẫn đang là một lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta.
Chính vì vậy , việc nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt được những kiến thức pháp luật về hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên cần thiết đối với cán bộ ,sinh viên đang công tác và học tập trong lĩnh vực liên quan. Với mong muốn có được những hiểu biết rõ hơn về hoạt động đấu thầu, tìm hiểu thực tế trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường, qua thời gian thực tập ở Công ty cơ khí Hà nội em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: "Chế độ pháp lý về đấu thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty cơ khí Hà nội” làm luận văn tốt nghiệp.
Luận văn của em có kết cấu như sau:
Lời nói đầu
Chương 1: Khái quát chung về đấu thầu và đấu thầu xây dựng.
Chương 2: Tình hình thực hiện Quy chế đấu thầu xây dựng tại Công ty cơ khí Hà nội
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu xây dựng ở Công ty cơ khí Hà nội
Kết luận
Chương 1
khái quát chung về đấu thầu và đấu thầu xây dựng
1.1. những vấn đề cơ bản về đấu thầu .
1.1.1 Khaí niệm về đầu thầu.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều có sự cạnh tranh, đặc biệt là trong mua bán thì cạnh tranh lại càng gay gắt. Khái niệm " đấu thầu" đã và đang được nhiều người biết đến, đặc biệt là các công ty, tổng công ty xây dựng thì đấu thầu đã trở nên quen thuộc. Đấu thầu cũng bắt nguồn từ tính chất cạnh tranh trong việc mua bán mà ở đó chỉ có một người bán và nhiều người mua.
Hình thức đấu thầu chỉ mới áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là các công trình có chủ đầu tư là các tổ chức và các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước. Sự ra đời của nó đã góp phần đáng kể trong việc tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cùng tham gia dự thầu.
Cũng giống như đấu giá, hoạt động đấu thầu cũng là một quá trình cạnh tranh trong mua bán. Nếu đấu giá là hình thức công khai để chọn người bán thì đấu thầu chỉ có một người mua và nhiều người bán mà những người này lại cạnh tranh với nhau nên người mua sẽ lựa chọn người bán nào đáp ứng các yêu cầu mà người mua đặt ra một cách tốt nhất.
Hiện nay có nhiều quan niệm cho rằng đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế -kỹ thuật. Ngoài ra đứng ở mỗi góc độ khác nhau người ta có các khái niệm khác nhau.
Đứng ở góc độ của chủ đầu tư : Đấu thầu trong xây dựng cơ bản là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tổ chức sự cạnh tranh giữa các đơn vị xây dựng nhằm lựa chọn đơn vị có khả năng thực hiện tốt nhất các yêu cầu của nhiệm vụ đầu tư.
Đứng ở góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là hình thức kinh doanh, thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu về khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.
Đứng ở góc độ quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giưã các nhà thầu.
Nhưng khái niệm tổng quát mang tính pháp luật nhất là khái niệm được quy định trong Điều 3 Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu: "Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu".
Đấu thầu là "một qúa trình lựa chọn"tức là việc tiến hành đấu thầu phải theo một trình tự, thủ tục nhất định trong phần sau cuả bài viết này chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu đến. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng chính những thủ tục trình tự nghiêm ngặt của đấu thầu đã tạo cho đấu thầu một hình thức khác hẳn các hình thức khác thường gặp trong mua bán. Có hình thức mua bán một người mua một người bán gặp nhau mua bán trực tiếp, có hình thức mua bán thông thường thông qua chào hàng cạnh tranh.Tại đây người mua cũng phát ra các đơn chào hàng và đánh giá đơn chào hàng do người bán cung cấp để lựa chọn một đối tác tối ưu nhất
1.1.2 Vai trò của đấu thầu
Qua vài năm tổ chức thực hiện theo phương thức đấu thầu trong xây dựng ở nước ta đã cho thấy so với các phương thức tự làm và phương thức giao thầu thì phương thức đấu thầu có nhiều ưu điềm nổi bật hơn cả. Đấu thầu đã mang lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư, các nhà thầu cũng như cho Nhà nước. Mỗi chủ thể khác nhau thì đấu thầu có ý nghĩa khác nhau.
* Đối với chủ đầu tư
- Thông qua đấu thầu chủ đầu tư có khả năng thực hiện tối ưu các yêu cầu về xây dựng công trình như tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật của công trình,đảm bảo đúng tiến độ xây dựng.
- Tạo điều kiện cho nhà đầu tư nắm được quyền chủ động, quản lý vốn có hiệu quả, tránh thất thoát , lãng phí , giảm được các rủi ro trong quá trình đấu thầu.
- Bảo đảm quyền chủ động, tránh phụ thuộc vào một nhà thầu xây dựng trong thực hiện xây dựng các công trình vừa bất lợi về mặt kinh tế, kỹ thuật, vừa bất lợi về mặt thời gian, dễ rơi vào thế bị động và không có khả năng kiểm soát.
- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị xây dựng nhằm mở rộng các cơ hội nâng cao chất lượng công trình, hạ thấp chi phí xây dựng .
- Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật của chủ đầu tư trong quá trình tổ chức và xét thầu.
* Đối với nhà thầu
- Để có cơ hội tham gia dự thầu và nâng cao khả năng thắng thầu đòi hỏi các nhà thầu phải tự hoàn thiện mình trên tất cả các phương diện.
- Thông qua đấu thầu sẽ tạo cơ hội có một khối lượng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng khả năng tích luỹ mở rộng và phát triển công ty.
- Phát huy tính tối đa chủ động của công ty trong việc tìm kiếm thông tin và các cơ hội tham gia đấu thầu trên thương trường tạo ra sự linh động sáng tạo trong cơ chế thị trường.
- Đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ và trình độ kỹ năng, kỹ xảo của công nhân.
- Hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong tham dự đấu thầu và thực hiện công trình đã thắng thầu.
- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bỏ thầu thấp nhưng vẫn thu được lợi nhuận, dưới sức ép của cạnh tranh công ty phải nâng cao năng lực để tồn tại và phát triển.
- Thông qua đấu thầu các nhà thầu còn nâng cao được trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật qua mỗi lần dự thầu.
* Đối với nhà nước.
- Tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá thực hiện nhanh chóng.
- Tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, giảm quyết bớt nạn thất nghiệp cho xã hội.
- Tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng buộc các nhà thầu phải phát huy năng lực để hoàn thành các công trình có chất lượng cao về mặt kỹ thuật, mỹ thuật mà chi phí vẫn thấp tránh lãng phí và thất thoát vốn đầu tư, tạo khả năng sử dụng tối ưu các nguồn vốn được tài trợ.
- Tăng khả năng nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức, sự linh hoạt và nhạy bén của đội ngũ cán bộ, tri thức trong nền kinh tế thị trường.
- Tạo ra hiệu quả công việc rất cao tăng khả năng thu được lợi ích cao nhất từ những nguồn lực hạn chế nhất .
1.1.3 Phân loại đấu thầu.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà đấu thầu phân thành nhiều loại khác nhau.
1.1.3.1 Phân loại theo nội dung của quá trình lựa chọn.
Theo cách này người ta phân thành năm loại: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu mua sắm hàng hoá, đầu thầu xây lắp, đấu thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ, đấu thấu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án.
* Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lựa chọn nhà tư vấn có đủ trình độ, kinh nghiệm để giúp đỡ, tư vấn cho chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
Hoạt động tư vấn xây dựng trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, pháp lý, tổ chức điều hành, quản lý xây dựng...
Theo Điều 17 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP nội dung của công tác tư vấn bao gồm:
-Tư vấn chuẩn bị dự án
+ Lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển.
+ Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Đánh giá báo cáo lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi.
-Tư vấn thực hiện dự án.
+ Khảo sát.
+ Lập thiết kế dự toán và tổng dự toán.
+ Đánh giá thẩm tra thiết kế và tổng dự toán, dự toán( nếu có).
+ Lập hồ sơ mời thầu.
+ Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu.
+ Giám sát thi công và lắp đặt thiết bị.
- Các tư vấn khác.
+ Quản lý tài chính, thu xếp tài chính.
+ Điều hành thực hiện dự án.
+ Đào tạo, chuyển giao công nghệ và các công việc khác.
Nhà tư vấn không được tham gia đánh giá kết quả công việc do mình thực hiện và không được tham gia đấu thầu thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hóa do mình xây lắp do mình làm tư vấn ( trừ các gói thầu thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay).
* Đấu thầu mua sắm hàng hoá.
Khác với mua bán hàng hoá nói chung, đấu thầu mua sắm hàng hoá là một tiến trình mua bán hàng hoá theo một quy chế riêng biệt nhằm lưạ chọn được nhà cung cấp hàng hoá theo những yêu cầu về kỹ thuật công nghệ, giá cả và những yêu cầu khác của bên mua hàng. Hàng hoá là máy móc, phương tiện vận chuyển, thiết bị, bản quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền sở hữu công nghệ, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng.
Khi hàng hoá là thiết bị trong những dự án có quy mô lớn, thì việc đấu thầu càng trở nên cần thiết nhằm tận dụng các ưu điểm của cạnh tranh và hạn chế những hiện tượng tiêu cực như thông đồng, móc ngoặc, hối lộ... khi giao kết hợp đồng. Chính vì vậy, đối với những dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước với một quy mô nhất định, việc mua sắm thiết bị, sử dụng dịch vụ bắt buộc phải được tiến hành thông qua đấu thầu.
Nội dung mua sắm hàng hoá bao gồm.
- Khảo sát chất lượng kỹ thuật.
- Luận chứng kinh tế- kỹ thuật hoặc nghiên cứu khả thi công việc thiết kế.
- Các thông số, chỉ tiêu, chủng loại máy móc thiết bị.
- Công tác xây lắp, lắp đặt hiệu chỉnh máy móc.
- Công tác đào tạo chuyển giao công nghệ.
- Các dịch vụ bảo hành và các dịch vụ khác có liên quan.
* Đấu thầu xây lắp.
Đấu thầu xây lắp là quá trình tuyển chọn nhà cung ứng dịch vụ xây lắp đáp ứng được đòi hỏi của bên mời thầu. Hoạt động xây lắp là những công việc của quá trình xây dựng các công trình như san đắp mặt bằng, xây dựng nền móng, kết cấu phần ngầm, kết cấu phần nổi, các công việc thực hiện, lắp đặt thiết bị công trình và công nghệ, trang trí nội ngoại thất và cảnh quan công trình.
Nội dung của đấu thầu xây lắp bao gồm.
- Khảo sát kỹ thuật địa hình.
- Lập phương án kỹ thuật thi công.
- Tiến độ thi công.
- Lập hệ thống chỉ tiêu, đo đạc chất lượng công trình.
- Các dịch vụ bảo hành công trình.
* Đấu thầu với gói thầu có quy mô nhỏ.
Đấu thầu với gói thầu có quy mô nhỏ là hình thức đấu thầu áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 12 Điều 3 Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP.
Gói thầu có quy mô nhỏ là gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đổng đối với mua sắm hàng hoá và xây lắp.
Việc đấu thầu các gói thầu có quy mô nhỏ được áp dụng theo các nguyên tắc sau:
- Chỉ cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp là tổng công ty hoặc thuộc tổng công ty) đóng trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương tham dự. Trong trường hợp số lượng nhà thầu tại địa phương có khả năng tham gia ít hơn 3, phải mời thêm các doanh nghiệp ở ngoài địa phương tham dự. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì đựơc thêm các doanh nghiệp là Tổng công ty hoặc thuộc tổng công ty tham dự thầu.
- Chỉ áp dụng phương thức đấu thầu một túi hồ sơ đối với tất cả các gói thầu.
* Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án.
Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án áp dụng cho những dự án có từ hai đối tác trở lên quan tâm thực hiện thì phải tiến hành đấu thầu để người có thẩm quyền có cơ sở xem xét, lựa chọn đối tác để thực hiện dự án dưới dạng sau:
-Dự án đang là ý tưởng.
-Dự án đã có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi đựơc duyệt.
-Yêu cầu về một số nội dung côngviệc.
1.1.3.2. Phân loại theo hình thức, quy mô.
Theo cách phân loại này thì đấu thầu chia làm ba loại: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu.
* Đấu thầu rộng rãi.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu, tất cả các đơn vị xây dựng đều có quyền tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Hình thức này được khuyến khích nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở sự tham gia của nhiều nhà thầu và được áp dụng cho các công trình thông dụng, không có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, mỹ thuật cũng như không cần giữ bí mật. Đây là một hình thức chủ yếu được ứng dụng trong đấu thầu hịên nay.
Đấu thầu rộng rãi có thể được tiến hành theo các phương thức sau:
-Đấu thầu rộng rãi một túi hồ sơ: Là phương thức nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ.
-Đấu thầu rộng rãi hai túi hồ sơ: Là phương thức nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và đề xuất giá trong từng túi hồ sơ riêng và vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá, các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ để đánh giá.
-Đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật...quá trình thực hiện như sau:
+Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính( chưa có giá) đặc điểm để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
+ Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện dự thầu, giá dự thầu.
* Đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau
-Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.
-Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
-Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
* Chỉ định thầu.
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo họp đồng. Hình thức này chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau:
-Trường hợp bất khả kháng do thiên tai dịch hoạ được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chỉ định thầu thì chủ dự án phải báo cáo cho cấp có thẩm quyền về nội dung chỉ định thầu, cấp có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý.
-Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng do thủ tướng Chính phủ quy định.
--Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp và dưới 500 triệu đồng đối với tư vấn. Các gói thầu được chỉ định thầu thuộc loại dự án nhóm A Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng quản trị tổng công ty Nhà nước do thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương có dự án quyết định.
-Gói thầu có tính chất đặc biệt khác do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn, do tính phức tạp về kỹ thuật và công nghệ hoặc do yêu cầu đột xuất của dự án, do người có thẩm quyền quyết định đầu tư quy định chỉ định thầu trên cơ sở báo cáo và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan khác.
Phần vốn ngân sách dành cho dự án của các cơ quan sự nghiệp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện thì không phải đấu thầu nhưng phải có hợp đồng cụ thể và giao nộp sản phẩm theo đúng quy định.
1.1.3.3 Phân loại theo chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu.
Theo cách phân loại này người ta phân thành đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế.
Đấu thầu trong nước.
Đấu thầu trong nước là đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự.
* Đấu thầu quốc tế.
Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự.
Đấu thầu quốc tế phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định và không phải đối với dự án nào cũng được tổ chức đấu thầu quốc tế mà chỉ được tổ chức trong các trường hợp sau:
-Đối với gói thầu mà không nhà thầu trong nước nào có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
-Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế.
1.1.4 Nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu.
Cũng như bất cứ một phương thức kinh doanh nào, phương thức kinh doanh theo chế độ đấu thầu cũng đòi hỏi phải có những nguyên tắc nhất định cần phải được tuân thủ để đạt được hiệu quả cao. Những nguyên tắc này chi phối cả bên chủ đầu tư và bên dự thầu phân định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong công tác đấu thầu.
1.1.4.1 Nguyên tắc cạnh tranh ngang nhau.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu dựa trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu vì có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu mà đấu thầu đặt ra là lựa chọn đựơc nhà thầu tối ưu nhất, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà bên mời thầu đặt ra. Cạnh tranh là quá trình mà mỗi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều phải thực hiện các biện pháp của mình để nhấn mạnh các ưu điểm, lợi thế và dấ