Chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ khi thành lập nước năm 1945, bên cạnh những nhiệm vụ rất quan trọng về lĩnh vực an ninh, quốc phòng và kinh tế, thì Chính phủ cũng hết sức chú trọng xây dựng mạng lưới an sinh xã hội để ổn định và phát triển đất nước. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Chính phủ đã đề ra những mục tiêu hết sức cụ thể: " Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi và dân đủ ăn, đủ mặc thì chính sách của Đảng và Chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh tật thì Chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được". Tư tưởng này luôn được quán triệt và được xây dựng thành những mục tiêu cụ thể trong suốt hơn 60 năm qua phù hợp với những giai đoạn lịch sử nhất định gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

doc13 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: I. Khái quát chung về sự ra đời và phát triển của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam 1 II. Khái quát chung về sự ra đời và phát triển của hệ thống BHXH trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam 4 1. Quá trình phát triển của hệ thống BHXH ở Việt Nam 4 2. Kết quả thực hiện của chính sách BHXH, BHYT hiện hành 5 III. Tư tưởng cơ bản của chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam: 6 1. Mục đích: 6 2. Nội dung chính: 7 4. Đánh giá về chính sách và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH từ khi cải cách đến nay 10 IV. Kết luận 11 CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Khái quát chung về sự ra đời và phát triển của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam Sự hình thành và phát triển của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ khi thành lập nước năm 1945, bên cạnh những nhiệm vụ rất quan trọng về lĩnh vực an ninh, quốc phòng và kinh tế, thì Chính phủ cũng hết sức chú trọng xây dựng mạng lưới an sinh xã hội để ổn định và phát triển đất nước. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Chính phủ đã đề ra những mục tiêu hết sức cụ thể: " Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi và dân đủ ăn, đủ mặc thì chính sách của Đảng và Chính phủ sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh tật thì Chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được". Tư tưởng này luôn được quán triệt và được xây dựng thành những mục tiêu cụ thể trong suốt hơn 60 năm qua phù hợp với những giai đoạn lịch sử nhất định gắn liền với trình độ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Cũng như Hệ thống An sinh xã hội của các nước trên thế giới, Hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam ngay từ khi thành lập nước năm 1945 đã được tiến hành trên cả 3 lĩnh vực: 1. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội 2. Lĩnh vực Cung cấp 3. Lĩnh vực BHXH Thực chất hoạt động của cả 3 lĩnh vực nói trên, trong suốt quá trình phát triển, người ta có thể chia ra làm nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và ứng với mỗi giai đoạn này đều có những phạm vi hoạt động, đối tượng áp dụng, phương thức thực hiện cũng như những hệ thống khung quyền lợi khác nhau tương ứng với những giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước, cụ thể như sau: - Giai đoạn 1945 - 1964: từ khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam non trẻ vừa phải đương đầu với cuộc chiến tranh trường kỳ chống thực dân Pháp để gìn giữ chính quyền, lại vừa phải chống lại nạn đói rét, vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, làm hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam. - Giai đoạn 1965 - 1975: thời gian này, Nhà nước Việt Nam một mặt vừa phải khắc phục những hậu quả nặng nề do bom đạn Mỹ gây nên, mặt khác vẫn tiếp tục tăng gia sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, đồng thời vẫn chi viện tối đa sức người, sức của cho tiền tuyến lớn ở miền Nam. - Giai đoạn 1976 -1985: giai đoạn khắc phục hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh, cả nước thống nhất tập trung phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. - Giai đoạn 1986 - đến nay: giai đoạn cải cách toàn diện cả về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ lý luận hiện đại về Hệ thống An sinh xã hội, có thể hiểu rằng từ trước năm 1986, Nhà nước Việt Nam chủ yếu tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội và lĩnh vực Cung cấp (các chế độ ưu đãi xã hội hay còn gọi là chế độ bao cấp) tức là quyền lợi của người được hưởng hoàn toàn không phụ thuộc vào trước đó người được hưởng có đóng góp hay không. Nguyên nhân sâu xa của Hệ thống An sinh xã hội nói trên phải kể đến xuất phát điểm từ mô hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế kế hoạch hoá hành chính tập trung. Theo mô hình này, người ta đặc biệt coi trọng sự phát triển của thành phần kinh tế quốc doanh và nguồn thu tập trung của Ngân sách Nhà nước chủ yếu dựa vào hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước. Tương tự như vậy, quá trình phân phối lại trong nền kinh tế quốc dân cũng mang tính hành chính tập trung thông qua hệ thống thang bảng lương; các chế độ hưu trí, tử tuất dành cho những người thuộc khu vực Nhà nước (công an, quân đội, công nhân viên chức trong các doanh nghiệp và bộ máy quản lý Nhà nước...) và hệ thống phúc lợi xã hội khác như: học hành và KCB không mất tiền dành cho toàn dân. Do vậy, nguồn thu để điều tiết phân phối lại cho Hệ thống An sinh xã hội trong suốt giai đoạn này một phần từ nguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, phần còn lại phải huy động chủ yếu từ các nguồn viện trợ nước ngoài và sự quyên góp của toàn xã hội. ở một chừng mực nhất định mô hình kinh tế và mô hình phân phối nói trên đã đáp ứng được những mục tiêu trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước. Kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1986, việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay đã mang lại động lực mới cho sự phát triển toàn diện của cả nước. Đi cùng với sự phát triển kinh tế là sự biến đổi sâu sắc về hệ thống chính sách xã hội và đặc biệt là hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam mặc dù còn mang nét đặc trưng riêng có của một nước đang phát triển nhưng đã từng bước hoàn thiện và hoà nhập với Hệ thống An sinh xã hội của thế giới kể cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mạng lưới an sinh xã hội của nước ta là mạng lưới khá đa dạng với nhiều chính sách, chế độ, nhiều hình thức phong phú đã có tác dụng thiết thực đến việc bảo vệ cuộc sống của hầu hết mọi thành viên trong xã hội trước những rủi ro từ những nguyên nhân: ốm đau, bệnh tật, không việc làm, nghèo đói, bão lụt, thiên tai, địch hoạ… góp phần bình ổn đời sống của từng cá nhân, từng gia đình cũng như sự ổn định chung của toàn xã hội. Khái quát chung về sự ra đời và phát triển của hệ thống BHXH trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam Quá trình phát triển của hệ thống BHXH ở Việt Nam Nếu như sau cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ đã ban hành một số Sắc lệnh quy định một số chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước: Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945, Sắc lệnh số 105 ngày 14/6/1946, Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947… thì phải đến tháng 7/2006 vừa qua, chúng ta mới có được Bộ luật BHXH. Tuy nhiên, đó cũng là một chặng đường dài tất yếu của sự phát triển và từ năm 1995 đến nay mới thực sự có những cải cách về chính sách BHXH và đánh dấu thời kỳ phát triển mới về sự nghiệp BHXH. Những nội dung cụ thể đánh dấu bước cải cách về BHXH ở nước ta là: - Đối tượng tham gia BHXH bao gồm cả người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế. - Hình thành được quỹ BHXH trên cơ sở đóng góp của 3 bên: người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo hộ của Nhà nước (người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5%). Quỹ BHXH hoạt động độc lập với NSNN. - Các chế độ BHXH gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, sau đó đã bổ sung thêm chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe. - Hệ thống BHXH Việt Nam được hình thành 3 cấp từ Trung ương đến địa phương - một hệ thống chuyên trách tổ chức thực hiện chính sách và quản lý quỹ BHXH. Từ năm 2002 đã chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Về chính sách BHYT Thực chất của chính sách BHYT được coi là chế độ KCB của chính sách BHXH, nhưng do lịch sử hình thành và phát triển có sự khác biệt và theo thói quen nên chúng ta tạm gọi là chính sách BHYT. Kể từ trước năm 1992, Nhà nước bao cấp về khám chữa bệnh (KCB) cho toàn dân, mọi chi phí KCB do ngân sách Nhà nước chi trả - đây được coi là chế độ cung cấp của Nhà nước. Từ sau năm 1992 mới triển khai chế độ BHYT. Nội dung những chính sách BHYT hiện hành là: - BHYT bắt buộc đối với những người có quan hệ lao động; cán bộ xã phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng; người hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động.  - Nhà nước cấp kinh phí để tham gia BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội như: người có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học; cho các đối tượng là thân nhân sĩ quan tại ngũ, người nghèo. - Mức đóng được quy định chung là 3 %. Đối với người có quan hệ lao động thì người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%. - BHYT tự nguyện cho những đối tượng không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc. Mức đóng căn cứ vào sự khác biệt về điều kiện địa lý và điều kiện kinh tế-xã hội mà quy định các mức khác nhau. Người tham gia BHYT tự nguyện về cơ bản được KCB như người tham gia BHYT bắt buộc, nhưng có chú ý đến tỷ lệ người tham gia theo từng đơn vị cộng đồng... - Riêng trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập và đang được nghiên cứu đưa vào đối tượng BHYT bắt buộc. Kết quả thực hiện của chính sách BHXH, BHYT hiện hành Năm 1995 có 2,85 triệu người tham gia BHXH thì đến cuối năm 2005 là 6,2 triệu người, số tiền thu đạt 12.000 tỷ đồng, đưa tổng quỹ BHXH hiện nay lên trên 51.500 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm tăng thêm 47 vạn người mới tham gia BHXH bằng khoảng 1,2% nguồn lao động xã hội. Năm 1993 mới có 3,7 triệu người tham gia BHYT thì đến năm 2005 đã tăng lên 23,7 triệu người, trong đó có 14,5 triệu người tham gia BHYT bắt buộc; 9,2 triệu người tham gia BHYT tự nguyện, chiếm khoảng gần 30% dân số cả nước. Tổng số thu BHYT năm 2005 là 2945 tỷ đồng trong đó thu BHYT bắt buộc là 2554 tỷ đồng, thu BHYT tự nguyện là 391 tỷ đồng. Trong năm 2005 đã có 35,120 triệu lượt người KCB. Chi trả trợ cấp hàng tháng của các chế độ: hưu trí, tuất, mất sức lao động cho gần 2 triệu người, đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, kịp thời và giao tận tay từng người; không còn tình trạng nợ đọng lương hưu như thời kỳ bao cấp. Số người hưởng trợ cấp hàng tháng từ Quỹ BHXH chi trả sẽ tăng nhanh vào các năm sau đồng thời nguồn quỹ chi trả từ Ngân sách Nhà nước sẽ giảm dần.  Chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, KCB nội trú, ngoại trú của người có thẻ BHYT ngày càng được nâng cao. Tư tưởng cơ bản của chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam: Mục đích: Ốm đau là 1 hiên tượng phổ biến liên quan đến tất cả mọi người, đặc biệt là trong điều kiện ô nhiêm môi trường và các bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh như hiện nay, đặc biệt có những căn bệnh được xem như là “bệnh thế kỉ”, “đại dịch thế kỷ” .. Khi đau ốm sẽ không những suy giảm thể lực và suy giảm sức lao động, cần có những chi phí chăm sóc y tế, mà còn làm gián đoạn thu nhậpc ủa người lao động, thậm chí bệnh bị tái phát hay biến chứng còn làm nguy hiểm đến tính mạng . Chế độ ốm đau sẽ bù đắp phần nào thu nhập bị mất hoặc bị giảm trong thời gian người tham gia BHXH gặp rủi ro ốm đau. Mục đích của chế độ trợ cấp ốm đau là bảo vệ sự mất khả năng lao động do đau ốm gây ra và dẫn đến làm gián đoạn thu nhập. Chế độ này giúp người tham gia BHXH nhanh chóng ổn định cuộc sống, từ đó đảm bảo an sinh xã hội. Nội dung cơ bản: 2.1. Đối tượng áp dụng: Là NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Luật BHXH, trừ đối tượng là hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 2.2 Điều kiện hưởng: NLĐ bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế theo quy định, trừ trường hợp tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác; con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế theo quy định. 2.3. Thời gian hưởng chế độ: NLĐ được nghỉ tối đa trong 1 năm tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần như sau: - Làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày, nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày, nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày, nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên. - Làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên: 40 ngày, nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày, nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày, nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên. - Nghỉ chăm sóc con ốm: 20 ngày nếu con dưới 3 tuổi, 15 ngày nếu con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân (sau đây gọi là cán bộ lực lượng vũ trang). Thời gian hưởng chế độ ốm đau tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân. Đối với người lao động bị mắc các bệnh thuộc danh mục cần điều trị dài ngày (sau đây gọi là người mắc bệnh dài ngày) được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau tối đa 180 ngày/năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần (không căn cứ thời gian đóng BHXH). Trường hợp hết 180 ngày còn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ với mức thấp hơn. 2.4. Mức hưởng chế độ ốm đau: - Mức hưởng đối với người ốm đau bình thường và con ốm đau: bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Đối với cán bộ lực lượng vũ trang thì mức hưởng chế độ ốm đau bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. - Mức hưởng đối với người mắc bậnh dài ngày nếu hết 180 ngày cần tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ với mức bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên; bằng 55% nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; bằng 45% nếu đóng BHXH dưới 15 năm. Trường hợp mức hưởng thấp hơn mức lươn tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung. 2.5. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Người lao động thuộc đối tượng nêu trên, sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm. Mức hưởng 1 ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình; bằng 40% nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung. Với quy định về chế độ ốm đau của Luật BHXH nêu trên, so với quy định hiện nay có một số nội dung thay đổi đó là: - Tăng thời gian tối đa hưởng chế độ đối với người có trên 30 năm đóng BHXH: Làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 60 ngày (hiện nay là 50 ngày); làm việc điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 70 ngày (hiện nay là 60 ngày). - Không khống chế số lượng con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc (hiện nay chỉ hưởng trợ cấp đối với con thứ nhất, thứ hai). - Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định (hiện nay không có quy định). - Mức hưởng đối với người mắc bệnh dài ngày nếu hết 180 ngày còn tiếp tục điều trị được hưởng theo 3 mức tùy theo thời gian đóng BHXH và nếu thấp thì tính bằng mức lương tối thiểu chung. - Trường hợp nghỉ việc để thực hiện các biện pháp tránh thai thuộc chế độ trợ cấp thai sản (hiện nay là chế độ ốm đau).Chế độ ốm đau quy định trong Luật BHXH về cơ bản đã giải quyết được những bất hợp lý và những vấn đề chưa quy định cụ thể về chế độ ốm đau của Điều lệ BHXH, đồng thời có quy định tăng quyền lợi hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia BHXH. Đánh giá về chính sách và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH từ khi cải cách đến nay - Từ 1995 đến nay ở Việt Nam đã thực hiện được nguyên tắc BHXH: có đóng, có hưởng, xoá bỏ bao cấp từ Nhà nước về BHXH, phù hợp với mô hình phân phối của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước. Quan hệ mức đóng và quyền lợi hưởng đã tuân thủ các nguyên tắc của hoạt động BHXH trong từng chế độ riêng biệt. - Phạm vi đối tượng tham gia BHXH từng bước được mở rộng, tạo được sự bình đẳng giữa những người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, khuyến khích người lao động tự giác thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi BHXH. Tạo được sự an tâm, lòng tin và sự công bằng cho mọi người lao động trong xã hội trước chính sách BHXH. - Hệ thống BHXH Việt Nam tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đã chuyên môn hoá việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ BHXH. Do vậy đã tách hoạt động của sự nghiệp thu - chi quản lý quỹ BHXH ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước. BHXH Việt Nam có điều kiện để thực hiện cải cách hành chính, tổ chức thực hiện tốt thu - chi BHXH, cải tiến quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH trong cả nước được thống nhất, kịp thời, công bằng và hiệu quả. - Quỹ BHXH đã trở thành nguồn quỹ dự phòng rất quan trọng giúp Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động và thực hiện điều tiết xã hội trong lĩnh vực BHXH. Tổng số tiền sinh lợi của quỹ BHXH qua 9 năm (1997-2005) là 12.000 tỷ đồng. Quỹ BHXH đã thực sự trở thành nguồn quỹ dự phòng, là sự bảo hành của Nhà nước đối với người lao động và các tầng lớp dân cư khác trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. - Hoạt động của BHXH đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực một mặt góp phần ổn định xã hội, nhưng mặt khác lại là công cụ hữu hiệu trong việc điều tiết xã hội, góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Kết luận So với lịch sử 80 năm của hệ thống an sinh xã hội thế giới, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam còn non trẻ nhưng những gì mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang thực hiện trong nhiều thập kỷ qua đều hàm chứa nội dung cơ bản của hệ thống an sinh xã hội bao gồm: Các hoạt động phòng ngừa rủi ro, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…cả về chiều rộng và chiều sâu, tăng cường mức độ bao phủ, cải thiện chất lượng dịch vụ, từng bước mở thêm các hình thức bảo hiểm nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động, phòng ngừa rủi ro. An sinh xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững của nền kinh tế, an sinh xã hội cũng nhằm phát triển các thế hệ tương lai, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. An sinh xã hội tốt sẽ thúc đẩy thực hiện các quyền cơ bản của con người. Các hoạt động trợ giúp thường xuyên sẽ bảo đảm từng bước được mở rộng đối tượng bao phủ mà quan niệm của các nước là chương trình trợ cấp “không đóng góp, hưu trí không đóng góp” nhưng vẫn tập trung cho những đối tượng khó khăn nhất, bảo đảm công bằng trong các chính sách hỗ trợ, không để sót đối tượng nhằm đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội được bảo vệ về cuộc sống. Đa dạng hoá và linh hoạt trong các hình thức hỗ trợ- đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tượng trên cơ sở mở rộng sự tham gia của các đối tượng vào các hoạt động trợ giúp. Các hoạt động trợ giúp đột xuất bảo đảm đến đúng đối tượng, đến kịp thời và đáp ứng nhu cầu của đối tượng. Linh hoạt trong hoạt động cứu trợ và huy động được sự tham gia rộng rãi của cộng đồng nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về Nhà nước. Hơn 10 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế mới, bằng hoạt động thực tiễn và những kết quả đạt được trên tất cả các mặt công tác, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã góp phần khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của việc đổi mới chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Đảng, Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hiện nay là phù hợp với tiến trình cải cách tổ chức, sắp xếp bộ máy của Chính phủ.
Luận văn liên quan