Chi ngân sách Việt Nam 2008, 2009, 2010

NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Một số thuật ngữ - Năm ngân sách: là năm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước - Chu trình ngân sách: là 1 giai đoạn bao gồm 3 khâu cơ bản : lập dự toán→ thực hiện ngân sách → quyết toán ngân sách

doc11 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3018 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chi ngân sách Việt Nam 2008, 2009, 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục I.Lý thuyết về chi ngân sách nhà nước 2 1.Ngân sách nhà nước 2 1.1 Định nghĩa: 2 1.2 Vai trò 2 2. Chi ngân sách nhà nước 3 3. Thâm hụt ngân sách nhà nước 4 3.1 Khái niệm 4 3.2 Nguyên nhân 4 3.3 Tác động của thâm hụt 4 3.4 Biện pháp khắc phục: tăng thu, giảm chi, phát hành tiền, vay trong nước, vay nợ nước ngoài 4 II. Chi NSNN trong những năm gần đây 5 1. Chi ngân sách nhà nước 2008 5 1.1 Bối cảnh 5 1.2 Tình hình chi cụ thể 5 1.3 Nhận xét 7 1.3.1 Tích cực 7 1.3.2 Tiêu cực 7 2. Chi ngân sách 2009 7 2.1 Bối cảnh chung 7 2.2 Tình hình chi cụ thể 8 2.3 Nhận xét 9 2.3.1 Tích cực 9 2.3.2 Tiêu cực 9 3. Chi ngân sách nhà nước 2010 10 3.1 Bối cảnh chung 10 3.2 Tình hình chi cụ thể 10 3.3 Nhận xét 11 CHI NGÂN SÁCH VIệT NAM 2008, 2009, 2010 I.Lý thuyết về chi ngân sách nhà nước 1.Ngân sách nhà nước 1.1 Định nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Một số thuật ngữ - Năm ngân sách: là năm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước - Chu trình ngân sách: là 1 giai đoạn bao gồm 3 khâu cơ bản : lập dự toán→ thực hiện ngân sách → quyết toán ngân sách 1.2 Vai trò - Điều tiết lĩnh vực kinh tế + Tác động tới cơ cấu kinh tế + Tác động tới ngành, lĩnh vực kinh tế - Điều tiết lĩnh vực xã hôi + Cung cấp hàng hóa công cộng + Duy trì hoạt động bộ máy nhà nước + An ninh quốc phòng + An ninh xã hội + Hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục + Phân phối lại thu nhập - Điều tiết lĩnh vực thị trường + Ổn định giá cả + Kiểm soát lạm phát (thuế, công cụ vay nợ, thắt chặt chi tiêu) 2. Chi ngân sách nhà nước Khái niệm Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định theo việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước Các khoản chi ngân sách nhà nước * Chi thường xuyên: là các khoản chi nhỏ nhất để duy trì sự tồn tại của 1 quốc gia - Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo - Chi sự nghiệp y tế - Chi dân số kế họach hoá gia đình - Chi sự nghiệp khoa học và CNMT - Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin - Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình - Chi sự nghiệp thể dục, thể thao - Chi lương hưu, đảm bảo xã hội - Chi sự nghiệp kinh tế - Chi quản lý hành chính   * Chi đầu tư : là các khoản nhằm đầu tư phát triển kinh tế - Chi tu bổ, kiến thiết và xây dựng mới - Chi phí đầu tư - Chi thành lập vào các DNNN, góp vốn vào công ty *Các khoản chi khác - Chi trả nợ - Chi dự phòng - Chi viện trợ 3. Thâm hụt ngân sách nhà nước 3.1 Khái niệm Là tình trạng xảy ra khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu trong cân đối NS ( khoản thu trong cân đối là: tổng các khoản thu – khoản thu từ vay mượn) 3.2 Nguyên nhân - Khách quan: chu kì kinh doanh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh - Chủ quan: quản lý và điều hành 3.3 Tác động của thâm hụt - Lãi xuất thị trường tăng - Đầu tư trong nước giảm - Cán cân thêm thâm hụt 3.4 Biện pháp khắc phục: tăng thu, giảm chi, phát hành tiền, vay trong nước, vay nợ nước ngoài II. Chi NSNN trong những năm gần đây 1. Chi ngân sách nhà nước 2008 1.1 Bối cảnh Kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 của đất nước như: Kết luận số 22/KL-TW ngày 04/4/2008 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững; Kết luận số 25/KL-TW ngày 05/8/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2008 và các giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2008; Nghị quyết số 20/2008/QH12 của Quốc hội về một số vấn đề kinh tế-xã hội năm 2008 trong tình hình mới. 1.2 Tình hình chi cụ thể Quyết toán chi NSNN 2008 so với 2007  2007  2008   Tổng chi  399402  100,00  494600  100,00   Chi đầu tư phát triển  112160  28,08  135911  27,48   Trong đó: Chi XDCB  107440  26,90  124664  25,21   Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội  211940  53,06  258493  52,26   Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo  53774  13,46  63547  12,85   Chi sự nghiệp y tế  16426  4,11  19918  4,03   Chi dân số kế họach hoá gia đình  612  0,15  1072  0,22   Chi sự nghiệp khoa học và CNMT  7604  1,90  7744  1,57   Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin  2346  0,59  2713  0,55   Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình  1410  0,35  1550  0,31   Chi sự nghiệp thể dục, thể thao  1005  0,25  1126  0,23   Chi lương hưu, đảm bảo xã hội  36597  9,16  50265  10,16   Chi sự nghiệp kinh tế  16145  4,04  21538  4,35   Chi quản lý hành chính  29214  7,31  32855  6,64   Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính  185  0,05  152  0,03   Tổng chi cân đối Ngân sách Nhà nước năm 2008 là 590.714 tỷ đồng (bao gồm cả chi chuyển nguồn năm 2008 sang năm 2009. Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1%... Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008) là 67.677 tỷ đồng, bằng 4,58% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương) ,ước tính bằng 13,7% tổng số chi và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm( 69400), trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 100,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 102,8% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do trung ương quản lý đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 2881,4 tỷ đồng, bằng 172,9%; Bộ Giao thông Vận tải đạt 6612,6 tỷ đồng, bằng 105,3%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt 451,1 tỷ đồng, bằng 102,3%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1132,5 tỷ đồng, bằng 101,1%; Bộ Công Thương đạt 237,7 tỷ đồng, bằng 100,3%; Bộ Y tế đạt 932 tỷ đồng, bằng 100%; riêng Bộ Xây dựng chỉ đạt 219,9 tỷ đồng, bằng 62,6%.  Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 66,7 nghìn tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn thực hiện lớn là: thành phố Hồ Chí Minh đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, bằng 112,1% kế hoạch; Hà Nội đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4%; Đà Nẵng đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, bằng 108,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, bằng 104,9... 1.3 Nhận xét 1.3.1 Tích cực Công tác điều hành chi NSNN năm 2008 phần nào đảm bảo theo đúng chủ trương thắt chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát; tập trung nguồn lực (tăng thu, tiết kiệm chi) của NSNN để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng trợ cấp xã hội. 1.3.2 Tiêu cực Chi ngân sách dàn trải, kém hiệu quả, kỷ luật chi không nghiêm. - 125.617 tỉ đồng (bằng 29,18% của chi theo dự toán Quốc hội) được gọi là “Kinh phí đã xuất quỹ ngân sách năm 2008 chưa quyết toán, chuyển sang năm 2009 quyết toán và số chuyển nguồn năm 2008 sang năm 2009 để chi theo chế độ quy định”. Gần 30% dự toán chi ngân sách đã được xuất quỹ, nhưng việc thực hiện đã không hoàn tất (nên Kho bạc Nhà nước chưa thanh toán và vì vậy không thể quyết toán và phải chuyển sang năm sau). Cái bất bình thường ở đây là con số quá lớn và nó chứng tỏ kế hoạch chi ngân sách không sát với thực tế (hay trình độ làm dự toán có vấn đề). - Các khoản góp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, bù lỗ cho các doanh nghiệp xăng dầu, cho các doanh nghiệp nhà nước vay lại (lên đến 35 ngàn 408 tỉ đồng) cũng là các khoản rất không bình thường, khi so với tổng chi cho khoa học công nghệ chỉ là 3.191 tỉ đồng, chưa bằng 10% khoản chi đó. Không có gì ngạc nhiên là Việt Nam khó có thể có sức cạnh tranh và khó có khả năng cải thiện về công nghệ! -“Chi từ các khoản thu quản lý qua Ngân sách nhà nước” là quá lớn, lên đến 55.755 tỉ đồng - Vẫn diễn ra tình trạng một số địa phương phân bổ dự toán chi cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ thấp hơn mức T.Ư giao, giao dự toán chi chưa sát yêu cầu nhiệm vụ. Do vậy, nhiều nhiệm vụ chi không đủ kinh phí thực hiện phải bổ sung, nhiều khoản chi không hết phải chuyển nguồn lớn sang năm sau, dẫn đến năm 2008, chi NSNN vượt dự toán giao 13,5% (tương đương 53.786 tỷ đồng) 2. Chi ngân sách 2009 2.1 Bối cảnh chung Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Trước tình hình đó, ngày 6/4/2009, Bộ Chính trị đã ra Kết luận về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2009 và các giải pháp chủ yếu đến cuối năm 2009. Ngày 19/6/2009, kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XII đã ra Nghị quyết số 32/2009/QH12 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 là “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó, mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế”. 2.2 Tình hình chi cụ thể Theo dự toán 2009 Tổng chi NSNN  491300  100%   Chi đầu tư phát triển  112800  22.96%   Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế ,xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính  296300  60.31%   Chi cải cách tiền lương  36600  7.45%   Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính  100  0.02%   Dự phòng  13700  2.79%   Chi trả nợ và viện trợ  58800  11.97%   Dự toán bội chi 87300 tỷ đồng, chiếm 4,82% GDP Trên thực tế Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính bằng 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 95,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 93,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 102,7%. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 theo dự toán là 4,82% GDP , và trên thực tế con số này bằng 7% GDP, mức bội chi chủ yếu sử dụng cho đầu tư phát triển. Đáng chú ý, đó gói kích cầu đầu tư thứ nhất Đây là gói kích cầu thực hiện với mục tiêu chủ yếu là hỗ trợ doanh nghiệp có thể trụ vững, vượt qua thời điểm kinh tế khó khăn, hỗ trợ chi phí vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn, giúp doanh nghiệp có vốn tiếp tục sản xuất. Ngày 15/1/ 2009, thường trực chính phủ và bộ ngành đã thông qua kế hoạch sử dụng gói hỗ trợ với quy mô 17.000 tỷ đồng để kích cầu đầu tư, thực hiện thông qua bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Đây là gói hỗ trợ ngắn hạn, doanh nghiệp vay vốn được hỗ trợ lãi suất trong thời hạn tối đa là 8 tháng. Phương án cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua cho vay vốn lưu động ở các ngân hàng thương mại. Đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ là tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có dự án khả thi trừ 13 lĩnh vực như ngành công nghiệp khai thác mỏ, hoạt động tài chính, hoạt động dịch vụ hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn lưu động để nhập khẩu hàng tiêu dùng chưa thiết yếu, vay kinh doanh chứng khoán, tài chính, ngân hàng, vay vốn để trả nợ các hợp đồng tín dụng khác… không được hưởng chính sách ưu đãi này Về cơ chế cho vay, thực hiện hỗ trợ 4% lãi suất đối với các dự án  thuộc đối tượng được hỗ trợ; bù lãi suất cho vay đối với các dự án và chương trình đầu tư với lãi suất ưu đãi được thực hiện trong năm 2009 và 2010. Nhận xét về gói kích cầu : gói kích cầu lần một của Chính phủ đã cho kết quả khả quan nhưng không nên lạm dụng. Gói hỗ trợ này mang tính tạm thời và chỉ đến được với 20% số doanh nghiệp, tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. 2.3 Nhận xét 2.3.1 Tích cực Trong điều kiện khó khăn, công tác điều hành chi NSNN vẫn đảm bảo dự toán được giao, tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tư phát triển (22.700 tỷ đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng); góp phần quan trọng ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởng trong năm 2010) 2.3.2 Tiêu cực Kỷ luật tài chính không nghiêm, bội chi ngân sách cao, chi vượt dự toán lớn - Việc triển khai dự toán NSNN năm 2009 còn chậm, cả chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi chương trình mục tiêu. Đến thời điểm này vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc phân khai kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 vẫn thấp. Cụ thể, về vốn xây dựng cơ bản tập trung: Bộ Xây dựng mới giải ngân được 10%, Bộ Thông tin & Truyền thông - 25%, Bộ Kế hoạch & Đầu tư - 22%, Tuyên Quang - 33%, Trà Vinh - 40%...; Vốn trái phiếu Chính phủ: Bộ Quốc phòng - 10%, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - 28%, Vĩnh Phúc - 1%, Nghệ An - 8%, Bình Định - 10%...). - Tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NSNN tuy đã có kết quả tích cực song vẫn thấp so với tiềm năng và yêu cầu. Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục (thậm chí có trường hợp do động cơ tham nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý, kéo theo hậu quả lãng phí); trong đó đặc biệt là những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch (bao gồm cả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất…). 3. Chi ngân sách nhà nước 2010 3.1 Bối cảnh chung Kinh tế-xã hội nước ta chín tháng năm 2010 diễn ra trong điều kiện một số nền kinh tế lớn hồi phục sau khủng hoảng, một số nền kinh tế mới nổi đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Một số cân đối vĩ mô vẫn còn biểu hiện không ổn định. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách cùng các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm là Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2010 - năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Đồng thời đây cũng là năm cơ sở, đặt nền tảng cho việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 3.2 Tình hình chi cụ thể Dự toán chi ngân sách Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước  582200  100%   Chi đầu tư phát triển  125500  21.56%   Chi trả nợ và viện trợ  70250  12.07%   Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính  335560  57.64%   Chi cải cách tiền lương  35490  6.10%   Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính  100  0.02%   Dự phòng  15300  2.63%   Dự toán bội chi 119700 (tỷ VND) khoảng 6,2% GDP Trên thực tế sau chín tháng đầu năm 2010 : Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/9/2010 ước tính bằng 69,7% dự toán năm. Cụ thể, chi đầu tư phát triển đạt 87,3 nghìn tỷ đồng, bằng 69,6% dự toán (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 83,1 nghìn tỷ đồng, bằng 69,2% dự toán năm); chi sự nghiệp kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đạt 262 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8% dự toán; chi trả nợ và viện trợ đạt gần 55,4 nghìn tỷ đồng, bằng 79% dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước tính đến 15/9 ước đạt 44,6 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 12,36% tổng thu ngân sách nhà nước cùng thời kỳ và bằng 37,26% kế hoạch năm (so với 119,7 nghìn tỷ đồng). 3.3 Nhận xét Theo đánh giá từ Bộ kế hoạch và đầu tư, chi Ngân sách Nhà nước trong kỳ ( 9 tháng đầu năm) đã đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ của ngân sách, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hoạt động của bộ máy nhà nước, tập trung xử lý các nhu cầu phát sinh góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội. Tuy nhiên nhiều nội dung vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Trong thời gian tới chính phủ cần chỉ đạo cho các bộ ngành,tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, đồng thời luôn luôn theo dõi kiểm tra tiến trình thực hiện, quy trình thủ tục tránh chi tiêu lãng phí hay chậm giải ngân dẫn đến sai tiến độ Một số kế hoạch được chính phủ đưa ra nhưng chưa được quốc hội thông qua là tuyến đường sắt cao tốc bắc Nam, và gói kích cầu thứ 2 trị giá 8 tỷ USD. Thực hiện : Phạm Tuấn Dương, Nguyễn Việt Cường, Hoàng Đức Thuận Hết
Luận văn liên quan