Chìa khóa nào quan trọng

Thành công của một số doanh nghiệp trong thời gian qua đã khiến nhiều người nhầm tưởng PR như thần dược, có thể mang lại cho thương hiệu sức khỏe cường tráng trong chớp mắt. Nhiều người cho rằng, PR đơn giản chỉ là xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng nhiều càng tốt. Vô tình, họ đã đơn giản hóa chức năng và giá tri, quy đồng PR với quan hệ báo chí hoặc đối ngoại. Các nhóm đối tượng khác của PR như có đông khách hàng người lao động. bị lãng quên. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có chuyên viên PR mà sử dụng nhân sự kiêm trách hoặc thông qua các Công ty PR. Ngoại trừ một số Công ty như Max Communication, Venus, Đất Việt, Galaxy, Golden Media. đã khẳng định được uy tín, phần lớn các Công ty PR nhỏ đều không có hoặc thiếu chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Vì thế, thay vì tạo nên những thông tin giá trị, họ tận dụng các mối quan hệ với giới truyền thông và đưa những tin không có giá trị. Nhiều bản kế hoạch PR được gửi tới doanh nghiệp chỉ có vỏn vẹn vài mục như có thể đăng bao nhiêu tin, bài viết, phóng sự trên báo, đài. Nội dung không đề cập đến phân khúc thị trường của sản phẩm, thời điểm đưa thông tin. Điều này chỉ gây lãng phí ngân sách, không mang lại lợi ích gì.

doc3 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chìa khóa nào quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chìa khóa nào quan trọng? Phan Đăng Dũng Hoạt động PR không đơn giản chỉ là việc đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông càng nhiều càng tốt. Đến thời điểm này, PR không còn là khái niệm mới với nhiều người. Một số doanh nghiệp đã xác định PR là công cụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu ngày nay. Tuy nhiên, mô hình PR nào thích hợp cho doanh nghiệp? Đây vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Cẩn thận với giá tri ảo Thành công của một số doanh nghiệp trong thời gian qua đã khiến nhiều người nhầm tưởng PR như thần dược, có thể mang lại cho thương hiệu sức khỏe cường tráng trong chớp mắt. Nhiều người cho rằng, PR đơn giản chỉ là xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng nhiều càng tốt. Vô tình, họ đã đơn giản hóa chức năng và giá tri, quy đồng PR với quan hệ báo chí hoặc đối ngoại. Các nhóm đối tượng khác của PR như có đông khách hàng người lao động... bị lãng quên. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp không có chuyên viên PR mà sử dụng nhân sự kiêm trách hoặc thông qua các Công ty PR. Ngoại trừ một số Công ty như Max Communication, Venus, Đất Việt, Galaxy, Golden Media... đã khẳng định được uy tín, phần lớn các Công ty PR nhỏ đều không có hoặc thiếu chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Vì thế, thay vì tạo nên những thông tin giá trị, họ tận dụng các mối quan hệ với giới truyền thông và đưa những tin không có giá trị. Nhiều bản kế hoạch PR được gửi tới doanh nghiệp chỉ có vỏn vẹn vài mục như có thể đăng bao nhiêu tin, bài viết, phóng sự trên báo, đài. Nội dung không đề cập đến phân khúc thị trường của sản phẩm, thời điểm đưa thông tin... Điều này chỉ gây lãng phí ngân sách, không mang lại lợi ích gì. Tiêu tiền sao cho hiệu quả? Có nhiều ý kiến tranh luận quanh việc PR và marketing nên chung hay riêng, doanh nghiệp tự làm hay nhờ các Công ty chuyên nghiệp? Điều này tùy thuộc vào thực tế ở một doanh nghiệp. Xin mượn thành ngữ "liệu cơm gặp mắm" để nói về vấn đề này. Với những doanh nghiệp nhỏ, kinh phí cho công tác quảng bá hạn chế thì PR nằm trong marketing là mô hình hợp lý. Trường hợp này, hoạt động PR thường ở mức duy trì sự liên kết của doanh nghiệp với khách hàng. Trong doanh nghiệp cần tỏ ít nhất một nhân viên am hiểu vè lĩnh vực PR, người hiểu sâu sắc về sản phẩm, thực trạng và chỗ đứng của doanh nghiệp mình trên thị trường. Đây là người đại diện doanh nghiệp làm việc với Công ty PR, kiểm tra hiệu quả dịch vụ của họ. Việc lựa chọn thời điểm tung ra chiến dịch PR cùng là yếu tố quan trọng. Với những doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, chửng loại sản phẩm đa dạng. phạm vi kinh doanh rộng việc lập một bộ phận PR chuyên trách là cần thiết. Lúc này, bộ phận PR đóng vai trò dẫn đầu cho các chiến dịch quảng bá, bao gồm cả marketing. Bộ phận PR cần được đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, nhân sự của PR phải hiểu và khai thác tối đa giá trị của sản phẩm. Chuyên viên PR, ngoài kiến thức chuyên môn về PR, cần được bổ trợ những kiến thức về sản phẩm, marketing bán hàng...
Luận văn liên quan