Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trên thị trường Smartphone

Nền kinh tế thế giới ngày một phát triển làm cho nhu cầu thể hiện hình ảnh bản thân của con người ngày càng được nâng cao hơn, những sản phẩm công nghệ ngày càng được nhiều người ưa thích và cũng có nhiều yêu cầu cao hơn cho những tiện ích mà họ nhận được từ sản phẩm mình. Chính vì thế mà bất chấp bầu không khí toàn cầu vẫn khá u ám do cuộc khủng hoảng chưa từng có, nhưng thị trường điện thoại thông minh năm qua vẫn cực kỳ sôi động với mức tăng trưởng lên đến 63%, đạt 488 triệu máy trên toàn cầu. Song miếng bánh ngon này không chia đều cho tất cả. Người tiêu dùng chỉ thật sự thoã mãn khi số tiền họ bỏ ra xứng đáng với những giá trị mà họ mong đợi hay kì vọng từ những sản phẩm đó, cho nên muốn kinh doanh hiệu quả và tiếp tục tồn tại, phát triển trên thị trường thì các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược hợp lý cho sản phẩm của mình. Trong những chiến lược của doanh nghiệp thì chiến lược định giá cho sản phẩm kết hợp với kênh phân phối một cách hợp lý là chiến lược quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đem lại lợi nhuận và doanh số cao nhất so với các đối thủ trong ngành Nhằm nghiên cứu rõ hơn về mối quan hệ giữa chiến lược giá của doanh nghiệp và hệ thống kênh phân phối đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng xa sỉ, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trên thị trường Smartphone “.

docx33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6843 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trên thị trường Smartphone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC GIÁ HỚT VÁNG VÀ CHIẾN LƯỢC GIÁ THÂM NHẬP TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH (SMARTPHONE) PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thế giới ngày một phát triển làm cho nhu cầu thể hiện hình ảnh bản thân của con người ngày càng được nâng cao hơn, những sản phẩm công nghệ ngày càng được nhiều người ưa thích và cũng có nhiều yêu cầu cao hơn cho những tiện ích mà họ nhận được từ sản phẩm mình. Chính vì thế mà bất chấp bầu không khí toàn cầu vẫn khá u ám do cuộc khủng hoảng chưa từng có, nhưng thị trường điện thoại thông minh năm qua vẫn cực kỳ sôi động với mức tăng trưởng lên đến 63%, đạt 488 triệu máy trên toàn cầu. Song miếng bánh ngon này không chia đều cho tất cả. Người tiêu dùng chỉ thật sự thoã mãn khi số tiền họ bỏ ra xứng đáng với những giá trị mà họ mong đợi hay kì vọng từ những sản phẩm đó, cho nên muốn kinh doanh hiệu quả và tiếp tục tồn tại, phát triển trên thị trường thì các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược hợp lý cho sản phẩm của mình. Trong những chiến lược của doanh nghiệp thì chiến lược định giá cho sản phẩm kết hợp với kênh phân phối một cách hợp lý là chiến lược quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đem lại lợi nhuận và doanh số cao nhất so với các đối thủ trong ngành Nhằm nghiên cứu rõ hơn về mối quan hệ giữa chiến lược giá của doanh nghiệp và hệ thống kênh phân phối đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng xa sỉ, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập trên thị trường Smartphone “. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý thuyết về Case study - Tìm hiêu lý thuyết về chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập - Tìm hiểu khái quát về điện thoại thông minh (Smartphone) - Phân tích chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập của các công ty trong thị trường smartphone - Thành công và thất bại của các công ty khi lựa chọn các chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập III. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính. PHẦN B: NỘI DUNG Cơ sở lý luận Lý thuyết về case study Case study là gì? Case study là nghiên cứu tình huống. Phương pháp học bằng cách nghiên cứu tình huống (Case study) giống như tìm cách giải quyết một bài toán hóc búa. Một tình huống được lấy làm ví dụ phải là tình huống có vấn đề thực sự. Đó là tình huống chứa đủ thông tin để người đọc nắm bắt và phân tích. Một tình huống thú vị thường giống một câu chuyện có yếu tố khám phá mà người viết tạo ra nhằm lôi cuốn sự quan tâm của bạn đọc. ( Kinh nghiệm viết một bài tình huống) Phương pháp viết Case study Có 3 bước cơ bản khi viết một tình huống, đó là: nghiên cứu, phân tích và bắt tay vào viết. Giai đoạn nghiên cứu Tìm kiếm thông tin ở thư viện hoặc Internet Tìm kiếm những bài liên quan đã được viết trước đó. Đó có thể là những bài viết về nghiên cứu tình huống tương tự như tình huống mà bạn đưa ra. Khi làm điều này, bạn sẽ thấy được những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết. Hoặc biết đâu những ý tưởng mới sẽ xuất hiện lúc ấy. Tìm và phỏng vấn những người có kiến thức Khi thực hiện phỏng vấn, chúng ta không chỉ cần câu trả lời có hay không mà chúng ta cần những thông tin trong chính những câu trả lời. Vì thế, điều mà bạn cố phải làm là khiến người phỏng vấn nói ra tất cả những gì họ biết. Từ đó, bạn bổ sung những điều ấy vào trong tình huống của mình. Giai đoạn phân tích Tập hợp tất cả những thông tin bạn có  Bạn bắt đầu tập hợp những thông tin bạn có từ nhiều nguồn bài viết, sách vở và nhiều cá nhân khác nhau. Rất khó để bạn có thể làm việc với hàng loạt thông tin như thế. Nên hãy bắt đầu phân loại chúng. Phân chia ra các phần cho những người khác nhau  Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm tham gia viết xây dựng tình huống cần phải giải quyết những vấn đề thực sự quan trọng, là những vấn đề đang diễn ra mà người đọc cần biết để hiểu được tình huống ấy.  Cố gắng trình bày tình huống một cách hệ thống nhất chỉ trong vài câu  Khi bạn làm điều này, bạn sẽ thấy mình cần nhiều thông tin hơn nữa. Khi bạn cảm thấy hài lòng với cách mà bạn định nghĩa vấn đề mà bạn muốn người đọc suy nghĩ, hãy chẻ nhỏ vấn đề ra. Mỗi phần nhỏ ấy sẽ là một mảnh ghép cần phải được hiểu rõ trước khi giải quyết vấn đề. Bắt tay vào viết Định nghĩa về vấn đề hay đưa ra câu hỏi về tình huống mà bạn muốn người đọc phải giải quyết  Đây chính là điểm thu hút sự chú ý của người đọc. Bạn có thể bắt đầu với việc đưa ra ngay một câu hỏi. Người đọc sẽ theo đó mà khám phá những nội dung tiếp theo. Và bài viết sẽ được tiếp tục cho đến khi bạn cung cấp thông tin chốt lại ở phần cuối bài, như món quà cho những ai kiên nhẫn đi cùng bạn phần cuối. Tổ chức hợp lý nội dung Bạn có thể cần tổ chức nội dung thông tin của mình theo những chủ đề sau: a. Giới thiệu vấn đề b. Những thông tin nền liên quan c. Các yếu tố trực tiếp tác động hoặc có ảnh hưởng đến diễn biến tình huống. Đó có thể là những quy định, ràng buộc, điều kiện…  Phần kết luận Tình huống bạn đưa ra cần phải có một kết luận. Tuy nhiên, bạn không nên có một kết luận cứng nhắc đối với tình huống của mình. Kết luận của bạn nên ở dạng là một gợi ý có thể bao quát được những hướng giải quyết mà người đọc có thể đưa ra. Từ đó, người đọc có thể tranh luận với nhau về những khả năng cũng như tính khả thi của những phương án có thể lựa chọn. Một bài tập tình huống tốt phải thỏa mãn 2 điều kiện: cung cấp đầy đủ thông tin để người đọc nắm rõ bản chất vấn đề; bên cạnh đó là tạo ra được những tranh luận sôi nổi, thú vị. Mục đích chung của việc đưa ra những tình huống nghiên cứu này chính là nhu cầu chia sẻ với nhiều người kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế mà người viết hay chính những người tham gia giải bài tập đã có được. Bao giờ kiến thức của một cá nhân cũng hữu ích đối với những cá nhân còn lại. ( Kinh nghiệm viết một bài tình huống) Chiến lược giá hớt váng GS, TS Trần Minh Đạo (2009, tr 294) cho rằng “ Khi áp dụng chiến lược giá “ hớt phần ngon”, các doanh nghiệp thường đặt giá bán sản phẩm của mình ở mức cao nhất có thể, cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm đó. Khi mức tiêu thụ giảm xuống họ có thể giảm giá để thu hút những khách hàng vốn nhạy cảm về giá. Bằng cách này, doanh nghiệp bán sản phẩm mới sẽ đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao ngay ở giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm” Chiến lược giá hớt váng bao gồm: chiến lược hớt váng nhanh và chiến lược hớt váng chậm. Chiến lược hớt váng nhanh: giá cao kết hợp với truyền thông và xúc tiến bán mạnh. Áp dụng khi phần lớn thị trường còn chưa biết đến sản phẩm, những người biết đến sản phẩm thì muốn mua nó ngay cả khi giá đắt, doanh nghiệp đối mặt với cạnh tranh tiềm tàng và cần phải phát triển nhanh ý thích của người tiêu dùng đối với các thương hiệu của doanh nghiệp.( Bài giảng Quản trị Marketing, Phan Thị Thanh Thuỷ, 2008) Chiến lược hớt váng chậm: giá cao kết hợp với truyền thông và xúc tiến bán yếu. Áp khi quy mô thị trường tương đối hạn chế, sản phẩm đã được biết đến, những người muốn mua sản phẩm sẵn sàng trả giá cao, đe doạ cạnh tranh thấp (Bài giảng Quản trị Marketing, Phan Thị Thanh Thuỷ, 2008) Chiến lược giá thâm nhập thị trường GS, TS Trần Minh Đạo (2009, tr 295) cho rằng: “Đối lập với chiến lược “ Hớt phần ngon” nhiều doanh nghiệp lại ấn định mưc giá bán sản phẩm mới của họ thấp nhằm theo đuổi mục tiêu “giành được thị phần lớn” và lợi nhuận trong dài hạn. Những doanh nghiệp áp dụng chiến lược này cho rằng: sản phẩm mới sẽ có tuổi thọ dài, nhờ vào việc bán giá ban đầu thấp, thị phần sẽ gia tăng nhanh chóng. Họ sẽ khai thác được “hiệu quả theo quy mô”, giá có thể tiếp tục giảm xuống mà vẫn thu được lợi nhuận mong muốn” Chiến lược giá thâm nhập thị trường gồm: chiến lược thâm nhập ồ ạt và chiến lươc thâm nhập chậm. Chiến lược thâm nhập ồ ạt: giá thấp kết hợp với truyền thông và xúc tiến mạnh. Áp dụng khi thị trường rộng lớn, sản phẩm vẫn chưa được biết đến, người mua nhạy cảm với giá, đe doạ cạnh tranh lớn, chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm giảm theo khối lượng và kinh nghiệm. (Bài giảng Quản trị Marketing, Phan Thị Thanh Thuỷ, 2008) Chiến lược thâm nhập chậm: giá tháp kết hợp với truyền thông và xúc tiến bán yếu. Áp dụng khi thị trường rộng, sản phẩm đã được biết đến, người mua nhạy cảm với giá, đe doạ cạnh tranh lớn ( Bài giảng Quản trị Marketing, Phan Thị Thanh Thuỷ, 2008, tr 105). Hình 1: Các chiến lược giá Phân tích chiến lược giá hớt váng và chiến lược giá thâm nhập của thị trường điện thoại thông minh (smartphone). Điện thoại thông minh (Smartphone) đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc với tất cả mọi người. Với đa dạng chủng loại ,đầy đủ các tính năng và kiểu dáng sang trọng, Smartphone dần chiếm lĩnh thị trường so với điện thoại truyền thống. Theo thống kê mới nhất của IDC, quý I/2013 là lần đầu tiên trong lịch sử doanh số smartphone trên toàn cầu đã vượt qua số lượng điện thoại cơ bản được tiêu thụ. IDC cho biết quý I/2013 là một cột mốc đáng nhớ của thị trường di động. 51,6% trong tổng số 418,6 triệu điện thoại được xuất xưởng trên toàn cầu trong 3 tháng đầu năm nay thuộc về dòng điện thoại thông minh smartphone. ( Thị trường smartphone toàn cầu dường như đang dồn vào cuộc đua giữa hai “chiến mã” Samsung và Apple khi hai gã khổng lồ này độc chiếm tới 99% lợi nhuận của ngành . Apple vẫn được biết tới như một công ty đã thành công trong việc thiết lập xu hướng cho công nghệ mới. Điển hình nhất là iPhone, chiếc smartphone cảm ứng ra đời trong khi cả thế giới công nghệ vẫn đang “yên vị” với những chiếc điện thoại bàn phím thực, với sự thống trị của “ông hoàng” Nokia. Và kết quả đã vượt xa sự mong đợi của Apple khi iPhone đã “thống lĩnh” thị trường trong suốt một thời gian dài cho đến nay. Trên thị trường điện thoại thông minh, ngoài hai gã khổng lồ là Samsung và Apple thì còn có sự xuất hiện của những tên tuổi lớn của làng di động đó là HTC và Huewei. Là một thương hiệu lớn trong nhóm điện thoại thông minh, HTC liên tục tung ra những dòng sản phẩm mới phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Với khách hàng trẻ, HTC có các dòng sản phẩm như HTC One 8X, dòng Butterfly cho nhóm có thu nhập cao ưa khám phá công nghệ. Theo thông tin mới nhất từ IDC, trong Quý 1/2013, Huawei xếp vị trí thứ 4 về smartphone, sau Samsung, Apple và LG (Quí 4/2012 Huawei ở vị trí thứ 3). Nếu như các thương hiệu ngoại hướng tới dòng Smartphone thông minh với các tính năng màn hình dẻo, khả năng chống va đập, chống nước, trang bị kết nối không dây như sạc không dây, thẻ NFC... thì thương hiệu nội như Q-Mobile vì không làm chủ được công nghệ lại yếu vốn nên chỉ tập trung vào dòng smartphone thông minh với giá rẻ. Như vậy, có thể thấy rằng điện thoại thông minh (Smartphone) đang là đích nhắm của các nhà kinh doanh. Từ năm 2012, khi nói đến thị trường ĐTDĐ là nói đến phân khúc điện thoại thông minh (smartphone). Vì vậy, để chen chân được trên thị trường này là một việc không mấy dễ dàng của doanh nghiệp nhưng để xây dựng được hình ảnh thương hiệu, tạo niềm tin ở người tiêu dùng lại là chuyện khó hơn. Ông Nguyễn Hồng Châu, trưởng đại diện HTC tại Việt Nam, chia sẻ: “Khách hàng ngày càng khó tính. Để bán được hàng, không chỉ là sản phẩm mới, mà giá cả và sản phẩm phải phù hợp với tâm lý sử dụng và thu nhập của các lứa tuổi khác nhau”. Do đó, để có thể để tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược hợp lý cho sản phẩm để tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ của mình, trong những chiến lược của doanh nghiệp thì chiến lược định giá cho sản phẩm được xem là chiến lược quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, đem lại lợi nhuận và doanh số cao nhất so với các đối thủ trong ngành. Khái quát về điện thoại thông minh (smartphone) Định nghĩa: Điện thoại thông minh là điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động. Điện thoại thông minh đa số có một màn hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống và điện thoại thông minh như một máy tính di dộng, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt, có thể hiển thị phù hợp các trang website bình thường và người dùng có thể thay đổi một giao diện và sở hữu khả năng mở ứng dụng, tiện hơn và dễ dàng cài đặt lẫn gỡ bỏ ứng dụng; điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng độ phân giải cao, sẵn sàng để gọi bàn phím ảo và viết chữ tay. Có thể tiến hành đa tác vụ thao tác và có một đa phương tiện mạnh mẽ, có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn phòng và các vấn đề khác, đồng thời có thể vô hiệu hóa mạng bất cứ lúc nào và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính và các thiết bị khác ( ). Nhìn lại lịch sử phát triển của điện thoại thông minh (smartphone). Ban đầu chỉ có điện thoại di động còn được gọi là cell phone cùng với thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số (PDA). Điện thoại di động được sử dụng chủ yếu để thực hiện chức năng nghe và gọi trong khi các thiết bị PDA được sử dụng như một công cụ để quản lý công việc cá nhân. Một chiếc PDA có thể lưu thông tin liên lạc của người dùng cùng với việc lên danh sách những công việc cần làm. Mặt khác PDA cũng có thể đồng bộ hóa với máy tính cho phép người dùng có thể quản lý tốt hơn công việc của mình trên cả PC. Sau đó PDA được bổ sung thêm công nghệ kết nối không dây để có thể gửi và nhận email còn điện thoại di động thì được thiết kế thêm chức năng nhắn tin. Về sau, PDA được bổ sung các tính năng của điện thoại di động và điện thoại di động cũng có thêm các tính năng giống như PDA hay một số chức năng khác trên máy tính. Smartphone đã ra đời như thế, về cơ bản có thể coi smartphone là sự kết hợp giữa PDA và điện thoại thông thường. Các tính năng chính của smartphone. Hệ điều hành (OS) Nhìn chung, smartphone hoạt động dựa trên nền tảng một hệ điều hành, nền tảng này cho phép smartphone có thể cài đặt và chạy các ứng dụng. Hiện nay, có rất nhiều hệ điều hành cho smartphone như iOS của Apple, Android của Google, webOS của HP, Windows Phone của Microsoft hay hệ điều hành BlackBerry của RIM .... Ứng dụng (Apps)  Trong khi hầu như tất cả điện thoại di động có cài sẵn một số dạng phần mềm đơn giản cho các tác vụ như quản lý và lưu danh bạ... thì một chiếc smartphone lại có thể làm được nhiều hơn thế. Nó cho phép người dùng tạo và chỉnh sửa các tài liệu Microsoft Office hay chí ít là xem được các tập tin Office. Bên cạnh đó, smartphone còn cho phép tải một số ứng dụng khác như quản lý tài chính cá nhân, theo dõi tình trạng sức khỏe, chỉnh sửa ảnh, GPS,… Có thể nói rằng, smartphone đang thay con người thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ. Internet Các smartphone ngày nay có thể truy cập Internet ở tốc độ cao nhờ vào sự tăng trưởng của mạng Internet di động có băng thông rộng tốc độ cao như 3G và 4G hay khả năng kết nối không dây Wi-Fi. Không phải tất cả các smartphone đều có khả năng truy cập Internet tốc độ cao, nhưng hầu hết chúng đều cho phép truy cập Internet theo cách này hay cách khác. Do vậy người dùng vẫn có thể sử dụng smartphone của mình để lướt web mà không cần phải ngồi vào máy tính. Đây được coi là một trong những tính năng tuyệt vời nhất của smartphone. Bàn phím QWERTY Một chiếc smartphone phải có bàn phím QWERTY tức là các phím phải được sắp đặt tương tự như bàn phím máy vi tính chứ không phải theo thứ tự alphabet ở trên các phím số. Bàn phím QWERTY có thể là bàn phím cứng hoặc bàn phím ảo như ở iPhone, bàn phím QWERTY cho phép người dùng nhắn tin và ghi chú công việc nhanh hơn. Email/ chat Tất cả điện thoại di động đều có thể gửi và nhận tin nhắn, nhưng điều khiến smartphone trở nên khác biệt so với điện thoại là nó có thể đọc email. Một chiếc smartphone có thể đồng bộ với tài khoản cá nhân và công việc của người dùng. Một số smartphone có thể hỗ trợ nhiều tài khoản email, một số khác cho phép sử dụng các dịch vụ chat như Yahoo! Messenger, Skype. Trên đây mới chỉ là một số tính năng làm cho smartphone trở nên thông minh. Công nghệ di động luôn luôn thay đổi rất nhanh và những gì tạo nên một chiếc smartphone ngày hôm nay rất có thể sẽ bị thay đổi vào tuần tới, tháng tới hoặc năm tiếp theo. Hãy cùng theo dõi sự phát triển của smartphone trong những năm tới và biết đâu một khái niệm mới sẽ được ra đời ( Chiến lược giá hớt váng nhanh của hãng Apple với dòng điện thoại thông minh Iphone. Lịch sử hình thành của Apple. Năm 1976, bắt đầu tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng cho máy tính cá nhân ngày nay. Từ một bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất vào thời điểm đó. Khi IBM cho ra mắt máy tính cá nhân đầu tiên, Apple cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo với thông điệp: “Welcome, IBM.Seriously”. Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được điều khiển bằng chuột và hệ điều hành đồ họa. Đây là một phát minh quan trọng vì vào thời điểm đó window vẫn chưa ra đời. Tuy nhiên, vào những thập niên những năm 90, Apple gặp phải khủng hoảng trầm trọng, các chuyên gia tại đây buộc phải nhìn lại tương lai phát triển của Apple. Chính vào lúc này, Steve Jobs người đồng sáng lập Apple đã trở lại với công ty. Người đàn ông có tầm nhìn chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn cho sự phát triển của Apple trong tương lai và thẳng tay gạt bỏ không thương xót các sản phẩm không có tiềm năng. Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của con người về máy tính, với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng. Sau thành công này, Apple nổi lên như một con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống cho tàn và lấy lại được những gì mình đã có: Một công ty tạo nên những khuynh hướng và luôn đi trước nhiều bước trong cạnh tranh. Vào đầu thiên niên kỉ mới, Apple đã giới thiệu một phát minh khác: Máy nghe nhạc kĩ thuật số Ipod. Cho dù thời điểm đầu gặp phải một vài phản đối, Apple tiếp tục phát triển Ipod cùng với hệ thống iTunes, kết quả là chúng thực sự đã trở thành một hiện tượng. Nhờ Ipod, bạn có thể mang theo những bài hát ưa thích bên mình, lắng nghe chúng mọi lúc, mọi nơi. Năm 2005, thêm một bước ngoặt nữa đối với Apple, với việc người tiêu dùng không còn ưu thích Macintosh truyền thống. Bởi vậy, công ty đã ngưng sử dụng bộ xử lí Power PC và chuyển sang sử dụng bộ vi sử lý Intel. Sáu tháng sau khi iMac và Macbook xuất hiện trên thị trường, chúng được ủng hộ nhiệt tình nhờ kiểu dáng bắt mắt. Nhờ việc kết hợp hệ thống Apple truyền thống Mac O X với hệ Windows, máy tính Mac đã trở thành thiết bị đa năng nhất trên thị trường. Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone mới tại Mac World Expo vào tháng 1 bởi Steve Jobs. Sản phẩm iPhone là một điện thọa di động với một thiết kế hoàn toàn mới và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt. Những năm tiếp theo Apple đã cho ra mắt lần lượt các loại iphone với tính năng loại sau vượt trội hơn loại trước. Apple đã làm thế nào để khiến cho hàng triệu người tiêu dùng biết đến những chiếc Smartphone của mình? Điểm cốt lõi trong hoạt động marketing của Apple rất giống như một củ hành. Từng lớp riêng biệt kết hợp với nhau tạo thành một bức tranh toàn cảnh. Ở mọi khâu, từ phát triển sản phẩm đến tiếp thị đều có các bước: thu thập dữ liệu, đánh giá và ý tưởng. Tại Apple không hề có cái gọi là “bộ phận marketing” chuyên biệt quản lý mọi hoạt động quảng cáo và kế hoạch; thay vào đó, cả công ty cùng với khách hàng của mình chính là bộ phận marketing. Mấy người xếp hàng ngoài kia liệu có phải chỉ đơn giản muốn mình là người đầu tiên được cầm trong tay chiếc iPhone? Không hẳn vậy. Họ làm thế là để thể hiện cái tôi của mình. Chiến thuật marketing của Apple thúc đẩy thứ ham muốn đó. Họ lôi kéo mọi người tập hợp lại một cách vô thức xung quanh một “lý tưởng chung” bằng sự kết hợp tài tình các chiến thuật tiếp thị, tâm lý và xã hội. IPhone 5 ra đời trong hoàn cảnh thị trường smartphone đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt. Các hãng sản xuất đã định hình được hướng đi riêng và chọn những chiến thuật phù hợp để chinh phục người dùng. IPhone 5 đã ra mắt hoành tráng, thu hút lượng người đón chờ sản phẩm ra mắt Xuất bản: 05:40, Thứ Năm, 13/09/2012
Luận văn liên quan