Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015

Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu về tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2010 định hướng 2020, Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại) và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đồng thực hiện) đã tiến hành xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành đối với một số ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu. Các chiến lược xuất khẩu ngành này dựa trên cơ sở chiến lược phát triển chung của nhà nước. Chính phủ Việt Nam đã xác định da giày là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006. Ngành da giày có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 23%/năm từ 2002 đến 2008, với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 4.768 tỉ USD, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế. Cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp. Ngành công nghiệp da giày cũng được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, công nghệ và hàm lượng chất xám cao so với sản phẩm xuất thô. Chiến lược xuất khẩu ngành (SES) cập nhật giai đoạn 2010-2015 là cơ sở để tiếp tục thực hiện các kế hoạch hành động của Chương trình xuất khẩu quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
    Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015 Người thực hiện: Trần Thị Huyền Trang Hiệp hội Da giày Việt Nam Theo yêu cầu của Cục Xúc tiến Thương mại (Dự án VIE 61/94) Dự thảo Tháng 01-06 năm 2009 Mục lục Tóm tắt 5 1 Giới thiệu 7 1.1 Cơ sở 7 1.2 Các nguyên tắc phân tích 7 1.2.1 Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành 7 1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản lý chiến lược 8 1.2.3 Phân tích chuỗi giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh 8 2 Tầm nhìn 10 3 Đánh giá hiện trạng ngành 12 3.1 Ngành da giày toàn cầu 12 3.1.1 Thị trường toàn cầu 12 3.1.2 Năng lực sản xuất 12 3.1.3 Xu hướng sản phẩm 12 3.2 Phân loại sản phẩm-thị trường 13 3.2.1 Phân loại theo nhóm khách hàng 13 3.2.2 Phân loại theo công dụng sản phẩm 13 3.2.3 Phân loại theo nguyên liệu mũ giày 13 3.3 Hoạt động xuất khẩu 14 3.3.1 Xuất khẩu giày thể thao 15 3.3.2 Xuất khẩu giày da nam nữ 15 3.3.3 Xuất khẩu giày vải 15 3.3.4 Xuất khẩu xăng đan và dép đi trong nhà 15 3.4 Các thị trường xuất khẩu chủ đạo 16 3.4.1 Các nền kinh tế phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản) 16 3.4.2 Các nước Trung Cận Đông và châu Phi 19 3.4.3 Các nước châu Đại Dương (Úc & New Zealand) 20 3.5 Cạnh tranh 20 3.5.1 Đối thủ cạnh tranh 20 3.5.2 Vị thế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam 22 3.5.3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu. 29 3.6 Chuỗi giá trị hiện tại của ngành 30 3.7 Phân tích chiến lược và chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với Ngành 32 3.7.1 Các chính sách phát triển chiến lược 32 3.7.2 Các chính sách khác của nhà nước - Thuế 32 3.8 Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành 32 3.8.1 Hỗ trợ xúc tiến thương mại 32 3.8.2 Dịch vụ thông tin thương mại 33 3.8.3 Dịch vụ tài chính thương mại 33 3.8.4 Dịch vụ quản lý chất lượng xuất khẩu 34 3.8.5 Các dịch vụ hỗ trợ thương mại khác 34 4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) 36 5. Các lựa chọn chiến lược 38 5.1. Chuỗi giá trị tương lai của ngành 38 5.2. Những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai 40 Phụ lục 1: Hồ sơ ngành da giày Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội Lefaso ) 44 Phụ lục 2: Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngành da giày 2007-2009 45 Viettrade 45 Hiệp hội Lefaso 47 Phụ lục 4: Ngành da toàn cầu 48 Phụ lục 5: Các trang web tham khảo 48 Các trang web thương mại toàn cầu 48 Các trang web ngành da giày 48 Phụ lục 6: Tài liệu tham khảo 48 Các cụm từ viết tắt SES Chiến lược xuất khẩu ngành VIETRADE Cục xúc tiến thương mại TPO Tổ chức xúc tiến thương mại VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam LEFASO Hiệp hội Da giày Việt Nam SLA Hiệp hội da giày thành phố Hồ Chí Minh ITC Trung tâm Thương mại quốc tế MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư MOIT Bộ Công thương MOF Bộ Tài chính MOLISA Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội MOET Bộ Giáo dục và Đào tạo WTO Tổ chức Thương mại thế giới APEC Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương AFTA Khu vực tự do thương mại ASEAN ILO Tổ chức Lao động quốc tế QMS Hệ thống quản lý chất lượng TQM Quản lý chất lượng toàn diện STAMEQ Cục tiêu chuẩn chất lượng ECVN Cổng thương mại điện tử Việt nam B2B Doanh nghiệp với doanh nghiệp SWOT  Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức LC Thư tín dụng D/A Nhờ thu trả chậm D/P Nhờ thu kèm chứng từ Vietcombank Ngân hàng ngoại thương Việt Nam PwC Pricewaerhouse and Coopers KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm Tóm tắt Lời cảm ơn Giới thiệu Cơ sở Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu về tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu đến năm 2010 định hướng 2020, Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển xuất khẩu” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại) và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đồng thực hiện) đã tiến hành xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành đối với một số ngành có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu. Các chiến lược xuất khẩu ngành này dựa trên cơ sở chiến lược phát triển chung của nhà nước. Chính phủ Việt Nam đã xác định da giày là một trong những ngành xuất khẩu mục tiêu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong quyết định 156/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006. Ngành da giày có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 23%/năm từ 2002 đến 2008, với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 4.768 tỉ USD, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế. Cùng với dệt may, da giày còn là ngành trọng tâm tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động phổ thông và bán chuyên nghiệp, tận dụng lợi thế tương đối về chi phí nhân công thấp. Ngành công nghiệp da giày cũng được kỳ vọng là có tiềm năng trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng, công nghệ và hàm lượng chất xám cao so với sản phẩm xuất thô. Chiến lược xuất khẩu ngành (SES) cập nhật giai đoạn 2010-2015 là cơ sở để tiếp tục thực hiện các kế hoạch hành động của Chương trình xuất khẩu quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Các nguyên tắc phân tích Quy mô chiến lược xuất khẩu ngành Chiến lược xuất khẩu đối với ngành sản xuất da giày (gọi tắt là Ngành) là chiến lược cấp ngành được xây dựng cho giai đoạn 2006-2010 và cập nhật cho giai đoạn 2010-2015. Đây là chiến lược xuất khẩu trung hạn nhằm thực hiện các hoạt động mang tính sáng kiến, hỗ trợ ngành củng cố và tối ưu hóa khả năng xuất khẩu, đồng thời tạo đà phát triển xuất khẩu bền vững theo tầm nhìn 2020. Những khó khăn ngắn hạn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu hiện nay không nằm trong phạm vi giải quyết của chiến lược này, tuy rằng tình hình này cũng được tính đến trong việc đưa ra các lựa chọn chiến lược. Tại Việt Nam, da là phân ngành chủ yếu cung ứng nguyên liệu trực tiếp cho ngành sản xuất giày dép, bên cạnh một khối lượng sản phẩm hàng hóa nhỏ (về mặt giá trị) cặp xách và phụ kiện thời trang. Do đó các phân tích về phân ngành da sẽ được trình bày chủ yếu ở phần sử dụng nguyên liệu thô và các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ (3.4.2.3 & 3.4.2.5) trong chiến lược này. Khách hàng của chiến lược là những nhà sản xuất/xuất khẩu hiện tại và tiềm năng của sản phẩm da giày ở Việt Nam. Khuôn khổ thiết kế và quản lý chiến lược Chiến lược xuất khẩu ngành da giày được xây dựng dựa trên phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu ngành của ITC. Phương pháp này có 3 nguyên tắc cơ bản: a) vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong ngành; b) vai trò hỗ trợ, điều phối của nhà nước và c) ứng dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị. Quy trình xây dựng chiến lược bao gồm 13 bước và cơ bản gồm những nội dung sau: Vị thế xuất khẩu hiện nay của ngành trong tương quan với các hoạt động và năng lực cạnh tranh quốc tế; Vị thế xuất khẩu tương lai của ngành so với hoạt động và năng lực cạnh tranh trong 5 năm tới; và Làm thế nào để ngành có thể đạt được vị thế tương xứng trong tương lai. Việc cập nhật chiến lược đã được thực hiện thông qua quá trình rà soát kỹ lưỡng các nguồn thông tin thứ cấp về ngành, các khảo sát đánh giá doanh nghiệp trong thời gian qua và các quy định, chính sách của nhà nước. Chuyên gia chiến lược cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng những hoạt động của ngành trên thế giới và xu hướng thị trường quốc tế nhằm xác định rõ vị thế của ngành da giày Việt Nam tại thời điểm hiện tại và cách thức để đạt được mục tiêu đến năm 2015. Bản chiến lược cập nhật sẽ được đưa ra thảo luận tại hai cuộc tọa đàm ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để xác nhận cụ thể các thông tin thu thập được trong quá trình cập nhật và thu thập ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, phục vụ hoạt động xây dựng chiến lược, đặc biệt là tìm hiểu rõ hơn nhu cầu của họ đối với những hỗ trợ của nhà nước trong khuôn khổ chiến lược. Thành phần tham dự chính của hai cuộc họp này là các nhà sản xuất và xuất khẩu trong ngành da giày. Phân tích chuỗi giá trị trong đánh giá năng lực cạnh tranh Chuỗi giá trị biểu thị một loạt các hoạt động tạo giá trị và các mối liên kết của chúng với những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Một mô hình chuỗi giá trị cơ bản như sau: Hình 1: Mô hình chuỗi giá trị ngành  Những hoạt động này được tiến hành thuận lợi hơn khi công nghiệp phụ trợ được phát triển, trong đó có khâu mua nguyên liệu thô, vật liệu phụ trợ và trang thiết bị máy móc; nghiên cứu phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm/dịch vụ, tự động hóa quy trình; phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, năng lực quản lý; và phát triển cơ sở hạ tầng như luật pháp, quy định, quản lý chất lượng và tài chính. Phân tích chuỗi giá trị để hiểu rõ hơn các hoạt động sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tiềm năng, giúp xác định những khâu giá trị được tạo ra lớn hơn so với chi phí sản xuất và dịch vụ, những điểm có thể đạt được sự tối ưu hóa cũng như điều hoà được các liên kết hoạt động. Mặc dù được mô tả như những yếu tố về chi phí, nhưng những hoạt động bổ trợ cũng có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh của ngành và của công ty, chẳng hạn như việc áp dụng hệ thống thông tin trong sản xuất và quản lý, lao động có chuyên môn và phát triển sản phẩm và dịch vụ có tính sáng tạo. Chuỗi giá trị của ngành da giày xuất khẩu có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng công nghệ sản xuất và việc sử dụng nguồn lực đầu vào trong nước như nguyên liệu thô, máy móc sản xuất và dịch vụ hỗ trợ. Tầm nhìn Ngành xuất khẩu da giày Việt Nam có tầm nhìn như sau: Ngành da giày xuất khẩu Việt Nam phấn đấu trở thành một trung tâm có trình độ quốc tế về sản xuất giày dép giá trị cao, phù hợp xu hướng của các thị trường dẫn đầu toàn cầu EU, Mỹ, Nhật Bản và châu đại dương với giá cả cạnh tranh thông qua việc xây dựng năng lực sản xuất toàn diện, nâng cao trình độ quản trị và kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong ngành, củng cố liên kết ngành chặt chẽ và xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ hiệu quả. Tầm nhìn này phù hợp với mục tiêu tổng quát “nâng cao chất lượng sản phẩm…nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất” đã được đề cập đến trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Tầm nhìn này cũng ghi nhận những nỗ lực của các bên liên quan nhằm tập trung xây dựng hình ảnh quốc tế tích cực của ngành/quốc gia cho các thị trường mục tiêu cao cấp và xây dựng năng lực sản xuất toàn diện, hướng tới sản phẩm cao cấp, phù hợp xu hướng thị trường, đảm bảo yêu cầu về môi trường và xã hội. Sản phẩm cần được tập trung vào khâu tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là với các sản phẩm đại trà của Trung Quốc. Tầm nhìn này đề cập đến sự cần thiết phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng yêu cầu chất lượng xuất khẩu, nhằm tối ưu hóa năng lực nội địa, chủ động và giảm chi phí sản xuất, một trong những yếu tố quan trọng tạo năng lực cạnh tranh bền vững. Trong giai đoạn phát triển 2010-2015, Hiệp hội Lefaso đề xuất mục tiêu cụ thể cần đạt được là “chuyển đổi thành công từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện, tập trung vào sản phẩm thời trang và chất liệu da”. Mục tiêu này đặt trọng tâm vào việc a) tối ưu hoá những năng lực gia công hiện có và những công nghệ, thiết bị hiện đang sử dụng; và b) gắn kết và xây dựng các liên kết ngành nhằm mang lại lợi ích thực tế cho tất cả các nhà sản xuất và kinh doanh trong ngành; ví dụ như các nỗ lực chung trong xúc tiến xuất khẩu, chủ động ứng phó với các vụ kiện thương mại, các chương trình đào tạo chung về phát triển sản phẩm và đào tạo kỹ năng quản lý nhằm phát triển kỹ năng của người lao động và năng lực làm việc cao cấp. Bảng 1: Mục tiêu phát triển ngành (2010-2015)  Chỉ tiêu  Đơn vị tính  TH năm 2000  TH năm 2005  TH 2006  2010  Tầm nhìn 2015         2010  Tăng BQ 2005 - 2010  2015  Tăng BQ 2010-2015   I  Kim ngạch XK  Tr.USD  1.486,00  3.039,00  3.400,0  6.200,00  20,22  11.470,00  17,00   II  Sản phẩm chủ yếu            - Giầy dép các loại  Tr.đôi  276,60  499,00  503,00  720,0  10,91  1.188,00  13,00    - Cặp túi xách CL  Tr. chiếc  31,30  51,70  52,70  80,70  11,22  129,12  12,00    - Da thuộc TP  Tr.Sqft  15,10  47,00  51,00  80,00  20,00  140,00  15,00   III  Lao động sử dụng  1000 người   540  540  820  8,27  1.189,0`  9,00   IV  Tỷ lệ nội địa hoá  %  30,00  40,00  40,00  65,00 -70,00  -  85,00– 90,00  -   Đánh giá hiện trạng ngành Ngành da giày toàn cầu Thị trường toàn cầu Về tổng thể, giày dép được đánh giá là một phụ kiện thời trang quan trọng nhất và tiêu thụ giày dép vẫn có xu hướng tăng cao, đặc biệt là ở thị trường châu Á và Mỹ la tinh. Tuy nhiên EU vẫn là thị trường giày dép lớn nhất thế giới, trị giá 50.43 tỉ euro với 2.155 tỉ đôi, chiếm gần 1/3 giá trị thị trường toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng bình quân 1.9%/năm từ 2002-2006. Mỹ là thị trường lớn thứ 2 với 2.4 tỉ đôi, giá trị 44 tỉ euro năm 2006. Mức tiêu thụ giày bình quân của người Mỹ lại đứng đầu thế giới với 8 đôi/người/năm trong khi đó ở EU là 4.3 đôi/người/năm. Xu hướng thị trường cho thấy phân đoạn thị trường cao cấp giày da và giày thời trang tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt là các loại giày dép da đi ngoài trời. Nhóm thị trường giày dép chất liệu chất dẻo/cao su có xu hướng chững lại ngoại trừ phân đoạn nhỏ của giày thể thao giả da chất liệu nhựa và cao su. Nhóm giày thể thao mũ vải cùng với dép đi trong nhà có xu hướng giảm đi. (CBI 2008) Năng lực sản xuất Dự kiến sản lượng giày dép toàn cầu lên tới 15.585 tỉ đôi (tương ứng với số dân 6.87 tỉ người) và Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất hàng đầu với sản lượng chiếm tới gần 60% sản lượng giày dép toàn cầu. Ấn độ, Braixin, Việt Nam, Indonesia là các trung tâm sản xuất giày dép lớn tiếp theo. (Unido, Rolan Steyns, 2007) Bảng 2: Dự kiến sản lượng giày dép toàn cầu Năm  Sản lượng (triệu đôi)  Dân số (triệu người   1999  11,590  5,914   2004  14,390  6,396   2011  15,585  6,870   (Nguồn: Unido, Rolan Steyns, 2007) Xu hướng sản phẩm Càng ngày các công nghệ mới càng được ứng dụng trong ngành da giày để đưa ra các sản phẩm cực kỳ sáng tạo, đi trước xu hướng thời đại và vì vậy có giá trị rất cao. Đơn cử như nhãn hiệu giày dép Geox ( của Ý với ý tưởng độc đáo thiết kế những đôi giày có thể “thở” được, đặc biệt cho giày thể thao với công nghệ thiết kế giày thẩm thấu được tối đa mồ hôi chân. Công nghệ này hiện nay được ứng dụng nhiều nơi và thậm chí cả trong ngành dệt may. Công ty này cũng phát triển công nghệ sản xuất da chống thấm nước. Những sáng tạo thành công này đã trở thành một phân ngành mới trong ngành giày dép và đưa tên tuổi những hãng giày dép này nổi tiếng toàn thế giới. Hoặc công ty Nike thể hiện đẳng cấp đầu đàn của mình với các dự án thân thiện với môi trường như “tái chế” giày ( với công nghệ phân tách, tái chế và tái sử dụng lại các nguyên liệu của đôi giày cũ. Phân loại sản phẩm-thị trường Do tính chất phong phú, đa dạng về sản phẩm-thị trường của Ngành mà có nhiều hình thức phân loại khác nhau. Mỗi phương thức sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm-thị trường ở các góc độ khác nhau. Phần dưới đây trình bày 3 cách phân loại phổ biến. Phân loại theo nhóm khách hàng Phương thức phân loại này dựa trên cơ sở giới tính người sử dụng sản phẩm giày dép: phụ nữ, nam giới và trẻ em (bao gồm cả lứa tuổi vị thành niên). Cách phân loại này giúp cung cấp thông tin dưới khía cạnh nhu cầu và xu hướng của người sử dụng sản phẩm trong tương lai, rất hữu ích cho các hoạt động marketing. Ví dụ, nhóm khách hàng phụ nữ thường chú trọng đến tính chất thời trang của giày dép bên cạnh tính năng sử dụng, trong khi đó nam giới thường chú trọng hơn đến tính năng sử dụng. Đối với trẻ em, mối quan tâm hàng đầu là tính năng bảo vệ, phù hợp tiêu chuẩn sức khỏe của giày dép. Tuy nhiên khó có thể có số liệu chi tiết về thống kê sản phẩm theo cách phân loại này vì các đối tượng sử dụng sản phẩm thường sử dụng nhiều loại sản phẩm một lúc, ví dụ một phụ nữ thường có cả giày cao gót, giày thể thao và giày vải. Phân loại theo công dụng sản phẩm Đây là phương thức phân loại phổ biến ở Việt Nam, bao gồm các nhóm sản phẩm thị trường: Giày thể thao (sport): dành cho các hoạt động thể thao như chạy, đi bộ, bóng đá, thể dục thẩm mỹ. Tuy nhiên một số khách hàng cũng mua những loại giày thể thao này cho các hoạt động đi lại thường ngày. Giày thông dụng (casual, leisure, health): dành cho các hoạt động thường ngày. Xu hướng hiện nay là một số loại giày này cũng được dùng trong môi trường công sở, văn phòng, ví dụ như giày bệt (ballerina). Giày công sở và dạ hội (classic, formal): Đây là các loại giày dùng cho các hoạt động chính thức, truyền thống trong văn phòng, công sở và tại các sự kiện, dạ hội, ví dụ như giày nữ cao gót, giày da nam. Giày bốt, dã ngoại (outdoor, rugged): Các loại giày thường cao đến mắt cá chân, dùng cho hoạt động ngoài trời. Phổ biến nhất là các loại ủng, bốt, giày leo núi. Cách phân loại này cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà sản xuất về tính năng cần có của từng loại sản phẩm, qua đó các công nghệ, nguyên liệu và thiết kế phù hợp được lựa chọn cho từng loại sản phẩm. Số liệu thống kê ở Việt Nam có sẵn cho các phân loại này, tuy chưa ở mức cụ thể như trên. Phân loại theo nguyên liệu mũ giày Phương thức phân loại này dựa trên nguyên liệu chủ yếu làm mũ giày. Phân loại này cũng giúp các nhà sản xuất định hình được nhóm sản phẩm của mình. Các phân loại cơ bản bao gồm: da, chất dẻo/cao su, vải và chất liệu khác. Phân loại này, trong nhiều trường hợp, thường được phối hợp với phân loại ở phần 3.1.2 để tạo ra các phân loại sản phẩm-thị trường chi tiết hơn, ví dụ giày thể thao mũ da, đế cao su hoặc giày thông dụng mũ vải. Hoạt động xuất khẩu Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ý, Hồng Kông, chiếm 7.4% thị phần xuất khẩu toàn cầu và có tốc độ tăng trưởng hàng năm 17% (từ 2000-2006) (ITC). Năm 2007, giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam là gần 4 tỉ đô la với các sản phẩm xuất khẩu chính là giày thể thao, giày vải và giày da nam nữ. Thị trường xuất khẩu chủ đạo là EU và Mỹ. Tuy nhiên các nhà sản xuất Việt Nam thường làm gia công cho các hãng lớn trên thế giới (đặc biệt là giày thể thao), tận dụng nguồn nhân công phổ thông giá rẻ, vì vậy các sản phẩm thường có giá trị thấp và lợi nhuận cũng không cao. Gía bán lẻ giày dép xuất xứ từ Việt Nam tại các siêu thị hoặc cửa hàng ở thị trường xuất khẩu rất cao nhưng phần giá trị gia tăng giữ lại trong nước cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và gia công thành phẩm chỉ chiếm khoảng 5-10% giá bán lẻ sản phẩm. Biểu đồ dưới đây trình bày tương quan giá trị trung bình của một tấn sản phẩm của các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị trên 100 triệu đô la mỹ của Việt Nam. Biểu đồ 1: Giá trị XK trung bình/tấn sản phẩm theo nhóm mặt hàng và nước xuất khẩu  (nguồn: ITC, 2006) Các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện như cung ứng phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm, marketing, phân phối và phát triển thương hiệu hầu như vắng bóng ở Việt Nam. Một số nhà sản xuất trong nước đã có khả năng nhân dưỡng mẫu và kiểm nghiệm chất lượng nội bộ, tuy nhiên chỉ một số ít cơ sở sản xuất liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là có thể tiếp cận với các công đoạn hỗ trợ sản xuất một cách liên tục và đầy đủ từ phía công ty mẹ hoặc từ đối tác “ruột”. Liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất với nhau, với các nhà cung ứng, phân phối và hậu cần cũng hầu như không có. Do chuyên làm gia công nên sản phẩm giày của Việt Nam cũng không mang thương hiệu riêng. Tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, người tiêu dùng quốc tế vẫn không biết đến các thương hiệu giày dép Việt Nam. Đi cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của mình, Việt Nam cũng đang ngày càng phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá ở các thị trường chính. Hiện tại giày mũ da của Việt Nam phải chịu thuế suất bán phá giá ở EU là 10% và Canada đã chính thức điều tra chống bán phá giá giày chống thấm nước của Việt N
Luận văn liên quan