Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam

Cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội trong hơn 20 năm đổi mới kinh tế, thương mại quốc tếcủa Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt: qui mô, tốc độtăng trưởng, cơcấu nhóm ngành hàng, thị trường,. góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trịtrong nước, mởrộng quan hội nhập kinh tếquốc tế. Nếu lịch sửhình thành và phát triển của ngành thương mại Việt Nam là một bức tranh hoành tráng thì mảng xuất khẩutrong hơn 20 năm gần đây có nhiều gam màu sáng chói, biểu hiện sinh động vềthành công của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, tại các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc những quan điểm, chính sách vềphát triển xuất khẩu được đề ra nhằm đẩy mạnh sản xuất, mởrộng xuất khẩu với độtăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Trong đó, chính sách và phương hướng phát triển thịtrường xuất khẩu là một bộphận quan trọng không thểkhông tính đến.

pdf44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHuIJ ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GVHD: Trần Nguyên Chất Nhóm thực hiện: Phan Thoại Minh - 277 (nhóm trưởng) Điện thoại: 01227769441 Tiêu Thị Thùy Linh - 273 Lê Hoàng Long - 274 Nguyễn Thị Tuyết Mai - 276 Nguyễn Thị Phương Thảo - 278 Tp Hồ Chí Minh, tháng 9/2008 Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 2  Chính sách thương mại quốc tế Mục lục LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 3  A. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA ................................................................................................................................................... 4  I. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 1986 đến 2000 ..................................................... 4  II. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 ............................................................ 6  III. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 - 6 tháng đầu năm 2008 ....................... 13  B. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TIÊU BIỂU ...................................................................... 17  I. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương ................................................................................... 17  II. Khu vực châu Âu ................................................................................................................... 25  III. Khu vực Bắc Mỹ ................................................................................................................... 28  V. Châu Phi ................................................................................................................................ 31  VI. Các thị trường khác .......................................................................................................... 31  C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2006-2010 ......... 34  1. Đối với khu vực thị trường châu Á .......................................................................................... 35  2. Đối với khu vực thị trường châu Âu ........................................................................................ 38  3. Đối với khu vực thị trường châu Mỹ ......................................................................................... 39  4. Đối với khu vực thị trường châu Phi ......................................................................................... 39  5. Đối với khu vực thị trường châu Đại Dương ............................................................................. 39  6. Đối với hoạt động xuất khẩu tại chỗ ......................................................................................... 40  D. CHÍNH SÁCH ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 41  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ........................................................................... 43  Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 3  Chính sách thương mại quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Cùng với những thành tựu kinh tế-xã hội trong hơn 20 năm đổi mới kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt: qui mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nhóm ngành hàng, thị trường,... góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị trong nước, mở rộng quan hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu lịch sử hình thành và phát triển của ngành thương mại Việt Nam là một bức tranh hoành tráng thì mảng xuất khẩu trong hơn 20 năm gần đây có nhiều gam màu sáng chói, biểu hiện sinh động về thành công của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, tại các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc những quan điểm, chính sách về phát triển xuất khẩu được đề ra nhằm đẩy mạnh sản xuất, mở rộng xuất khẩu với độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Trong đó, chính sách và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu là một bộ phận quan trọng không thể không tính đến. Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 4  Chính sách thương mại quốc tế A. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA I. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 1986 đến 2000 Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) họp cuối năm 1986. Từ đó đến nay đất nước ta thực sự có những biến đổi sâu sắc.Hoạt động ngoại thương có những bước tiến vượt bậc.Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại đến nay nước ta đã có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới. Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác thương mại EU; nước ta bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (12/7/1995); Việt Nam gia nhập ASEAN(18/7/1995). Tháng 11/1998 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Và tháng 7/2000 Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã được kí kết. Đó là những điều kiện thuận lợi để nước ta đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước và tổ chức trong khu vực. Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 1986 - 2000 Đơn vị: % 1986 1990 1995 2000 Châu Á 22.5 43.3 72.5 60 Châu Âu 56.6 50.5 18 23.3 Châu Mỹ 1.8 0.7 4.3 6.7 Châu Phi 0 0.2 0 1 Châu Úc, châu Đại Dương 0.5 0.3 1 9 Các tổ chức LHQ 0.1 0 0 0 Trị giá không phân tổ chức 18.5 4.9 3.4 0 Nguồn: niên giám thống kê 1999, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000 Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 5  Chính sách thương mại quốc tế Có sự chuyển dịch trong cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn này là do sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta sau năm 1986: o Chuyển các hoạt động ngoại thương từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hạch toán kinh doanh. Xóa bỏ tỷ giá kết toán nội bộ. Xóa bỏ bao cấp và bù lỗ cho kinh doanh xuất nhập khẩu. o Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế. Sự độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trước đây không còn. o Sự tăng cường quản lý thống nhất của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương bằng luật pháp và chính sách. Hình thành hệ thống biện pháp, chính sách khuyến khích xuất khẩu. Quản lý nhập khẩu chủ yếu thông qua chính sách thuế; giảm thiểu các biện pháp quản lý phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép xuất, nhập khẩu, v.v... Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 6  Chính sách thương mại quốc tế Cùng với sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, xu thế hội nhập chung của thế giới, xóa bỏ dần những bất hòa giữa chế độ XHCN và TBCN, các khu vực mậu dịch tự do và các khối liên kết kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng cũng là những nguyên nhân chính giúp thị trường xuất khẩu của Việt Nam thay đổi theo hướng tích cực trong thời kỳ này. II. Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 1. Bối cảnh quốc tế Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn 5 năm đầu thực hiện Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Có thể nói, đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên quy mô toàn thế giới. Trong hai năm đầu của giai đoạn 2001-2005, thị trường thế giới đã có nhiều diễn biến không thuận. Kinh tế Hoa Kỳ và Nhật Bản có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng tới sức mua đối với một số sản phẩm công nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sự kiện 11/09 đã làm trầm trọng thêm những khó khăn vốn có của nền kinh tế - thương mại thế giới, tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu của nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Thêm vào đó, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã khiến cho hoạt động cạnh tranh trên thị trường thế giới trở nên ngày càng khốc liệt, đặc biệt đối với những nước có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Trung Quốc. Bước sang năm 2003, tình hình kinh tế thế giới cũng không sáng sủa hơn do tác động của cuộc chiến tại Irắc và đại dịch SARS. Trong 02 năm cuối của giai đoạn 2001-2005, nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục, dù vẫn mang trong mình nhiều yếu tố bất ổn. Nhờ tích cực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu đi đôi với sự tăng trưởng đáng kể nguồn cung hàng xuất khẩu thông qua khắc phục thành công những khó khăn trong nước như sự Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 7  Chính sách thương mại quốc tế tăng giá nguyên liệu đầu vào, hiện tượng thiếu điện trong sản xuất do hạn hán, nạn dịch cúm gia cầm tái phát. Trong bối cảnh còn bị tác động bởi nhiều yếu tố không thật thuận lợi cả trong và ngoài nước, hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 của Việt Nam vẫn đạt được những thành công đáng kể và là nhân tố quan trọng góp phần đưa mức GDP cả nước lên 7,5%, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. 2. Thực trạng Trong những thành tựu đạt được của ngoại thương giai đoạn này, cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng có những chuyển biến khả quan. Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: triệu USD, % Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giai đoạn 2001-2005 KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọng KN Tỷ trọn g Tổng XK hàng hoá 15.029 100 16.70 6 100 20.14 9 100 26.50 3 100 32.44 2 100 110.82 9 100 Châu Á 8.610 57,3 8.684 52,0 9.756 48,4 12.634 47,7 16.38 3 50,5 56.067 50,6 ASEAN 2.556 17,0 2.437 14,6 2.958 14,7 3.885 14,7 5.450 16,8 17.286 15,6 Trung Quốc 1.418 9,4 1.495 8,9 1.748 8,7 2.735 10,3 3.082 9,5 10.478 9,4 Nhật Bản 2.510 16,7 2.438 14,6 2.909 14,4 3.502 13,2 4.639 14,3 15.998 14,4 Châu Âu 3.515 23,4 3.640 21,8 4.326 21,5 5.412 20,4 5.872 18,1 22.765 20,5 EU-25 3.152 21,0 3.311 19,8 4.017 19,9 4.971 18,8 5.450 16,8 20.901 18,9 Châu Mỹ 1.342 8,9 2.774 16,6 4.327 21,5 5.642 21,3 6.910 21,3 20.995 18,9 Hoa Kỳ 1.065 7,1 2.421 14,5 3.939 19,5 4.992 18,8 6.553 20,2 18.970 17,1 Châu Phi 176 1,2 131 0,8 211 1,0 427 1,6 681 2,1 1.626 1,5 Châu Đại Dương 1.072 7,1 1.370 8,2 1.455 7,2 1.879 7,1 2.595 8,0 8.371 7,6 Nguồn: Bộ Công thương Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 8  Chính sách thương mại quốc tế Trong giai đoạn 2001-2005, khu vực thị trường châu Á đã giảm dần tỷ trọng từ 57, 3% năm 2001 xuống còn 50, 5% năm 2005 song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu có xu hướng giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm ) và đóng góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước.Trong khi đó,xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá đột biến, chiếm tỷ trọng từ 8.9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năn 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp gần 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005.Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005. 3. Nhận định chung 3.1. Thành tựu Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng, vừa mở ra những thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang 9  Chính sách thương mại quốc tế 3 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2005 tăng rõ rệt cả về chất lẫn về lượng: kim ngạch xuất khẩu tăng lên qua mỗi năm, các thị trường truyền thống như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản đều có sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường mới cũng đã phát triển đa dạng, đặc biệt phải kể đến thị trường Hoa Kỳ, phát triển vượt quá mức dự đoán của chũng ta (kim ngạch xuất khẩu từ 1065 triệu đôla chiếm 7.1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 lên đến 6553 triệu đôla tương ứng 20.2%); kế đến là thị trường Ôxtrâylia. 3 Giai đoạn 2001-2005, Việt Nam đã mở rộng thêm được hơn 20 thị trường mới, khai thông nhiều thị trường xuất khẩu mới cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt phải kể đến các thị trường như Hoa Kỳ, thị trường châu Phi và một số thị trường ở khu vực Đông Âu. Ký kết thêm hơn 10 Hiệp định song phương về thương mại, hợp tác kinh tế - thương mại và kỹ thuật, đưa tổng số Hiệp định song phương Việt Nam ký kết lên gần 90 hiệp định. 3.2. Hạn chế: 3 Tuy có sự tăng trưởng nhưng kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường vẫn chưa tương xứng tiềm năng của đất nước. Thị trường chính vẫn chỉ là châu Á, trong khi có một số thị trường có tiềm năng như châu Phi và Mỹ Latin hầu như vắng bong mặt hàng Việt. 3 Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa thực sự vững chắc và dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài. 3 Bên cạnh đó, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ các Hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang  10  Chính sách thương mại quốc tế tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… 3 Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại, ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, chưa thực sự hổ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc. 3.3. Nguyên nhân: a. Nguyên nhân của những thành tựu: Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, những đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường... cũng như những chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2001-2005. Thứ hai, chúng ta đã huy động và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng qui mô sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001-2005, tổng số vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 976 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 162 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 16,6%). Thứ ba, việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Chính phủ các nước, các khu vực thị trường cũng đã góp phần quan trọng giúp mở rộng nhiều thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó mở thêm cơ hội xuất khẩu và gia tăng qui mô xuất khẩu. Điển hình là việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ cuối năm 2001 đã tạo ra bước đột phá quan trọng trong việc nâng cao giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và vào thị trường Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang  11  Chính sách thương mại quốc tế Hoa Kỳ nói riêng (xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng từ khoảng 1 tỷ USD năm 2001 lên hơn 2,4 tỷ USD năm 2002 và liên tục tăng cao, đạt 6,5 tỷ USD vào năm 2005). Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại trên toàn quốc đã từng bước hình thành và dành được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp các ngành. Các hình thức xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng đa dạng phong phú và chuyên nghiệp hơn, góp phần quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu… Nguyên nhân khách quan Sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2003 - 2005 làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của các khu vực và quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu của ta chưa cao, cơ cấu hàng xuất khẩu chưa đa dạng thì đây thực sự là một cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu và điều này có thể thấy khá rõ thông qua sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2002, khi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới chững lại do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự kiện 11/09, đại dịch SARS, chiến tranh Irắc, Ápganixtan... tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt khoảng 7,4%/năm. Bước sang giai đoạn 2003-2005 nền kinh tế thế giới đã bắt đầu tăng trưởng và phát triển sôi động trở lại, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân 24,7%/năm. a. Nguyên nhân của những hạn chế  Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, đầu tư xã hội cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng qui mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư chưa cao, đầu tư còn dàn trải, chưa có những dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi theo hướng tích cực. Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam --------------------------------------------------------- ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐Trang  12  Chính sách thương mại quốc tế Thứ hai, những lúng túng, bị động trong việc khai thác các thị trường xuất khẩu thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện t
Luận văn liên quan