Sau hơn 30 năm ra đời, xây dựng và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á,
viết tắt là ASEAN (The Association of South East Asian Nations) đã ngày một lớn mạnh. Từ
một ASEAN gồm 5 nước thành viên, đến nay ASEAN đã trở thành một tổ chức gồm hầu hết
các quốc gia trong khu vực. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28 tháng 7 năm
1995. Thời điểm bây giờ nhìn lại mọi chuyện tưởng chừng như khá đơn giản, Việt Nam tham
gia tổ chức khu vực là một điều tất yếu, thế nhưng sự kiện lịch sử này lại là cả một quá trình
trong đó y ếu tố đối ngoại nắm giữ vai trò quan trọng, cụ thể là chính sách đối ngoại của nước
ta với các nước ASEAN trong tiến trình gia nhập vào tổ chức này giai đoan từ năm 1991 đến
năm 1995.
Nhìn lại tiến trình lịch sử, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong một thế
giới mới đầy biến động đã đáp ứng được những yêu cầu xây dựng và phát triển đất
nước. Nó đã sáng tạo những hình thức đối ngoại phù hợp với xu thế thời đại chính vì
thế đã thu được những thành tựu to lớn. Những thành tựu đối ngoại đã góp phần quan
trọng trong việc đưa Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới, cụ thể là trở thành
thành viên thứ 7 của ASEAN. Việc hội nhập toàn diên vào tổ chức này đã mang lại
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước, qua khẳng định tư duy chính trị
nhạy bén, sâu sắc, giàu kinh nghiệm trong lãnh đạo nước nhà. Đặc biệt là trong giai
đoạn 1991-1995, công cuộc đổi mới tư duy đối ngoại, đường lối đối ngoại với các
nước ASEAN đã thể hiện bản sắc, truyền thống ngoại giao Việt Nam trong lịch sử và
được nâng lên tầm cao mới, chính vì vậy nhóm chọn đề tài "Chính sách đối ngoại
của Việt Nam với ASEAN trong tiến trình gia nhập tổ chức giai đoạn 1991-1995"
nhằm làm rõ những quyết sách đúng đắn sáng tạo của nhà nước, trong tiến trình gia
nhập tổ chức ASEAN
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách đối ngoại của Việt Nam với asean trong tiến trình gia nhập tổ chức giai đoạn 1991 - 1995, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI
ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP TỔ
CHỨC
GIAI ĐOẠN 1991-1995
Nhóm :
Tên: Nguyễn Trọng Đức - CT36B
Trần Bích Thảo - CT36C
Nguyễn Thu Thủy - CT36C
Nguyễn Hương Nga - CT36D
Lê Phương Nga - CT36D
Hoàng Như Ngọc - CT36D
1
Lời mở đầu.
Sau hơn 30 năm ra đời, xây dựng và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á,
viết tắt là ASEAN (The Association of South East Asian Nations) đã ngày một lớn mạnh. Từ
một ASEAN gồm 5 nước thành viên, đến nay ASEAN đã trở thành một tổ chức gồm hầu hết
các quốc gia trong khu vực. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28 tháng 7 năm
1995. Thời điểm bây giờ nhìn lại mọi chuyện tưởng chừng như khá đơn giản, Việt Nam tham
gia tổ chức khu vực là một điều tất yếu, thế nhưng sự kiện lịch sử này lại là cả một quá trình
trong đó yếu tố đối ngoại nắm giữ vai trò quan trọng, cụ thể là chính sách đối ngoại của nước
ta với các nước ASEAN trong tiến trình gia nhập vào tổ chức này giai đoan từ năm 1991 đến
năm 1995.
Nhìn lại tiến trình lịch sử, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong một thế
giới mới đầy biến động đã đáp ứng được những yêu cầu xây dựng và phát triển đất
nước. Nó đã sáng tạo những hình thức đối ngoại phù hợp với xu thế thời đại chính vì
thế đã thu được những thành tựu to lớn. Những thành tựu đối ngoại đã góp phần quan
trọng trong việc đưa Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới, cụ thể là trở thành
thành viên thứ 7 của ASEAN. Việc hội nhập toàn diên vào tổ chức này đã mang lại
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước, qua khẳng định tư duy chính trị
nhạy bén, sâu sắc, giàu kinh nghiệm trong lãnh đạo nước nhà. Đặc biệt là trong giai
đoạn 1991-1995, công cuộc đổi mới tư duy đối ngoại, đường lối đối ngoại với các
nước ASEAN đã thể hiện bản sắc, truyền thống ngoại giao Việt Nam trong lịch sử và
được nâng lên tầm cao mới, chính vì vậy nhóm chọn đề tài "Chính sách đối ngoại
của Việt Nam với ASEAN trong tiến trình gia nhập tổ chức giai đoạn 1991-1995"
nhằm làm rõ những quyết sách đúng đắn sáng tạo của nhà nước, trong tiến trình gia
nhập tổ chức ASEAN.
2
Chương 1 : Mở rộng quan hệ với ASEAN và chủ động hội
nhập là yêu cầu cần thiết của đất nước.
Thời điểm từ năm 1991, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới trong hoàn cảnh
quốc tế đang diễn ra những biến đổi to lớn về kinh tế và chính trị. Thuận lợi và khó
khăn nên được đánh giá toàn diện và so sánh qua các thời kỳ và hiện nay chúng ta
đang đứng trước những khó khăn, thử thách gay gắt. Sự sụp đổ của các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô đã gây ra ảnh hưởng không tốt về chính trị, tư tưởng.
Liên Xô tan rã làm mất đi thế hai cực trong quan hệ quốc tế dẫn đên sự thay đổi trong
cán cân lực lượng trên thế giới và trong khu vực. Điều này đã tác động sâu sắc đối với
phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Ở Đông Nam Á, cả Mỹ và
Nga đều bắt đầu giảm thiểu sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực. Việc này đã
tạo ra một khoảng trống quyền lực. Những cố gắng nhằm đẩy mạnh vai trò cả về
chính trị, kinh tế, quân sự của một vài cường quốc Châu Á đã làm tăng mối lo ngại
truyền trống trong các nước ASEAN và các nước Đông Nam Á khác về một nguy cơ
thật sự đối với khu vực. Hơn nữa, sự rút lui của Mỹ đã làm mất đi chỗ dựa truyền
thống về an ninh của các nước ASEAN, trong khi vấn đề Campuchia chưa phải đã
thật sự chấm dứt hoàn toàn và bên cạnh đó lại nảy sinh những nguy cơ tiềm tàng ở
Biển Đông… Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế lợi dụng tình
hình để chia rẽ ba nước Đông Dương, gây sức ép hơn nữa đối với nước ta và các nước
Đông Dương, hòng giải quyết vấn đề Campuchia theo hướng có lợi cho chúng. Các
thế lực thù địch ra sức lợi dụng tình hình trên, ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biễn
hoà bình” bằng những thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá và quân sự rất
thâm độc. Cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 đã tác động vào tốc độ phát
3
triển của khu vực và ASEAN. Đối với Việt Nam, các đối tượng hợp tác truyền thống
là Liên Xô và các nước Đông Âu lại đang khủng hoảng trầm trọng, trong khi đó chính
quyền Mỹ vẫn thi hành chính sách bao vây, cấm vận, ngăn cản các nước và các tổ
chức kinh tế quan hệ kinh tế với nước ta.
Nhưng nếu so với mấy chục năm trước, khi chúng ta phải trải qua những cuộc
chiến tranh khốc liệt, và so với 12 năm trong hoàn cảnh nước ta bị bao vây, cấm vận,
thì thời điểm hiện nay không phải là khó khăn nhất. Trái lại, chúng ta đang có những
thuận lợi và cơ hội mới. Cùng với việc kết thúc Chiến tranh lạnh, ở Đông Nam Á,
việc ký kết Hiệp định hòa bình Paris về Campuchia (tháng 10/1991) đã đặt ra cho cả
Việt Nam lẫn các nước ASEAN nhiều cơ hội lẫn thách thức mới.
Lần đầu tiên sau nhiều năm chiến tranh, xung đột và đối đầu, tất cả các quốc
gia và nhân dân trong khu vực đã có những cơ hội thật sự để phát triển nhằm thiết lập
một nền hòa bình bền vững và lâu dài, cũng như vun đắp cho tình hữu nghị và thịnh
vượng chung ở khu vực. Thay cho chiến tranh lạnh và đối đầu, các nước lớn đi vào
hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Vấn đề Campuchia đang đi tới
chỗ giải quyết. Quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc
đang tiến triển có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Đây cũng là cơ hội để khởi
xướng tăng cường và phát triển sự hợp tác vì tiến bộ chung, chuẩn bị để bước vào thế
kỷ XXI, thế kỷ Châu Á - Thái Bình Dương. Xu thế hòa bình và hợp tác gia tăng giữa
lúc xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa lan tỏa, các nước Đông Nam Á đều nhận thức
về một cơ hội mới cho sự phát triển của mình. Tình hình này tạo điều kiện thuận lợi
cho các nước Đông Nam Á tăng cuờng hợp tác về một trật tự mới, một Đông Nam Á
hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác. Trang sử mới đang được mở ra trong quan hệ
giữa các nước trong khu vực này.
4
Bên cạnh những cơ hội nói trên, không ít thách thức cũng xuất hiện mà cà Việt
Nam và ASEAN đều phải đối phó. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên
lợi ích lớn nhất lúc này là duy trì hòa bình ổn định khu vực, tạo dựng một môi trường
quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Tuy khủng hoảng từng bước bị
đẩy lùi nhưng chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, trình độ
kinh tế và khoa học - kỹ thuật của nước ta còn thấp kém, lại đứng trước thách thức về
sự phát triển kinh tế và khoa học - kỹ thuật rất nhanh của thế giới và khu vực. Trong
lúc này, nhiều vấn đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được tạo ra. và
cùng với đó là sự khai thông của quan hệ quốc tế. Việt Nam đang tập trung sức lực
vào phát triển nền kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá, cải thiện đời sống nhân dân, đưa
đất nước đi lên theo kịp với nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Thách thức lớn đối với Việt Nam để hội nhập được vào xu thế chung của
thế giới là ưu tiên cho phát triển kinh tế và Việt Nam cần phải có nhiều cố gắng để
tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Với mục tiêu đó, Việt Nam đã tăng cường và phát
triển các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài, trước hết là với các nước trong khu vực
Đông Nam Á. Thoát khỏi khủng hoảng, phát triển kinh tế - xã hội được coi là lợi ích
tối cao; và để phục vụ mục tiêu này, đẩy lui chính sách cô lập, bao vây cấm vận Việt
Nam, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, trước hết là ở khu vực, được coi là
nhiệm vụ hàng đầu của công tác ngoại giao.
Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh quan hệ với ASEAN trở thành mục tiêu quan
trọng đối với Việt Nam vì ASEAN là một tập hợp của những nước nhỏ và vừa, có
xuất phát điểm gần giống Việt Nam, đã vươn lên thành những nước có nền kinh tế
phát triển nhất ở khu vực hiện nay. Hợp tác chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp Việt Nam
nhanh chóng đuổi kịp và hòa nhập với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu
vực. Bên cạnh đó, ASEAN có tiếng nói và vai trò ngày càng tăng trên thế giới, là tổ
chức khu vực duy nhất trên thế giới có mối quan hệ chặt chẽ và cơ chế đối thoại
thường xuyên với nhiều nước công nghiệp phát triển, trong đó bao gồm tất cả 5 ủy
5
viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việc phát triển hợp tác Việt Nam -
ASEAN sẽ giúp làm tăng vị trí cũng như vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế,
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đi vào hợp tác với các nước công
nghiệp phát triển và các trung tâm chính trị, kinh tế lớn, tạo thuận lợi cho Việt Nam
tham gia các thể chế hợp tác lớn hơn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tóm lại, có thể thấy rằng trước những thách thức của thời kỳ hậu Chiến tranh
lạnh, việc phát triển quan hệ Việt Nam - ASEAN đã trở thành một vấn đề có tính quan
trọng chiến lược, cả về kình tế, chính trị đối với ASEAN và Việt Nam.
Chương 2 : Quá trình đất nước mở rộng quan hệ đối ngoại
với các nước ASEAN.
Bước ngoặt trong hoạt động mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam được bắt
đầu từ năm 1986. Với đường lối đổi mới toàn diện, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986 đã đề ra chính sách đối ngoại
phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước. Đại hội khẳng định: "Đảng và Nhà
nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và hữu nghị".1 Về quan hệ
với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đảng ta chỉ rõ: Chúng ta mong muốn và
sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông
Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực
hòa bình, ổn định và hợp tác".2
__________________________
1 Đảng Cộng sản VN: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1987, tr105.
2 Đảng Cộng sản VN: Văn kiện Đảng toàn tập: Sđd, tr108.
6
Đây là những quyết nghị hết sức đúng đắn, sáng tạo của Đảng về chính sách
đối ngoại trong giai đoạn cách mạng mới. Nó trở thành tư tưởng chủ đạo, sợi chỉ đỏ
xuyên suốt quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời là
một dấu mốc quan trọng trong tiến trình từng bước gia nhập ASEAN của Việt Nam.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI đề ra, trên các diễn đàn quốc
tế và khu vực, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nuớc ta luôn khẳng định lập trường
của Việt Nam là được chung sống hòa bình với các nước trong khu vực, sẵn sàng hợp
tác để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Trả
lời phỏng vấn Tạp chí Quan hệ Quốc tế (tháng 10/1991), Bộ trưởng Bộ ngoại giao
Nguyễn Mạnh Cầm đã nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước
trong khu vực, trong đó khẳng định: "Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mà trước
hết là Đông Nam Á và Đông Á, giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của
VN…".3 Tháng 1/1989, tại Hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á - Thái Bình Dương
tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn
Văn Linh một lần nữa nhấn mạnh: "Việt Nam sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị
với các nước ASEAN và các nước trong khu vực". Cũng tại Hội nghị này, Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: "Việt Nam sẵn sàng gia nhập Hiệp hội các
nước Đông Nam Á". Những phát biểu trên một lần nữa nhấn mạnh quan điểm trước
sau như một của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề gia nhập ASEAN.
Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII hay còn gọi là Đại
hội đại biểu lần VII của diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991 ở Hà Nội đã khẳng
định chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa đa phương hóa
__________________________
3 Nguyễn Mạnh Cầm: Bài trả lời phỏng vấn Tạp chí Quan hệ Quốc tế, Tạp chí Quan
hệ Quốc tế, số 10 năm 1991.
7
trong đó nhấn mạnh việc " Phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và
Châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và
hợp tác ".
Ngay cả trong thời kỳ đối đầu, quan hệ chính trị giữa Việt Nam với các nước
ASEAN vẫn được duy trì. Những cuộc tiếp xúc, đối thoại dưới nhiều hình thức đã
được xúc tiến: từ hội thảo đến hội nghị quốc tế, từ các nhóm làm việc đến cuộc họp
JIM-1 (Jakarta Infornal Meeting) diễn ra từ ngày 25 đến ngày 26/07/1988 tại Bo-go
(Indonesia), cuộc họp JIM-2 từ ngày 19 đến ngày 21/02/1989, Họp Hội nghị không
chính thức về Campuchia (IMC) từ 26/02/1990 đến 01/03/1990 ở Jakarta. Ngoài
thành phần như JIM (Campuchia, Việt nam, Lào và 6 nước ASEAN) còn có thêm đại
diện Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Pháp và Úc; bên cạnh đó là các cuộc viếng thăm
lẫn nhau của các vị lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và Việt Nam.
Và sau khi thực hiện chủ trương của Đảng, quan hệ Việt Nam - ASEAN đã
từng bước phát triển nhanh chóng. Hai bên thường xuyên tiến hành các cuộc trao đổi
đoàn và tiếp xúc cấp cao. Các chuyến viếng thăm diễn ra dồn dập ở các cấp.
Phía Việt Nam có các chuyến thăm và làm việc tại:
* Malaysia:
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (tháng 1/1992; 7/1992);
- Tổng Bí thư Đỗ Mười (tháng 3/1994);
- Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 5/1994);
* Indonesia:
- Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Đức Lương (tháng 1/1991);
- Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo (tháng 1/1991);
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt (tháng 10/1991, tháng 7/1992);
- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (dự Hội nghị cấp cao không liên kết
lần thứ 10 và thăm không chính thức tháng 9/1992);
- Chủ tịch nước Lê Đức Anh (tháng 4/1994);
8
* Philippines:
- Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (tháng 1/1978);
- Thủ tướng Phạm Văn Đồng (tháng 9/1978);
- Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 2/1992);
- Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (tháng 3/1993);
- Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (tháng 2/1995);
* Thái Lan:
- Tháng 9/1991 và tháng 7/1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Thái Lan.
- Tháng 10/1993, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Thái Lan.
Phía các nước ASEAN có các chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam:
* Malaysia:
- Chủ tịch Thượng viện Dato Chămchong Tak (tháng 11/1991);
- Thủ tướng Mahathia Môhamét (tháng 4/1992);
* Indonesia:
- Tổng thống Suharto (tháng 11/1990);
- Ngoại trưởng Alatas (tháng 1/1990, tháng 2/1991);
- Chủ tịch Hội đồng hiệp thương nhân dân Kharis Suhud (tháng 5/1992);
- Bộ trưởng Quốc phòng và An ninh Edi Sudra (tháng 7/1994);
* Philippines:
- Ngoại trưởng R.Manglapus (tháng 11/1988);
- Chủ tịch Hạ nghị viện Ramon Mitra (tháng 8/1991);
- Ngoại trưởng Roberto Romulo (tháng 11/1992);
- Tổng thống F. Ramos (tháng 3/1994);
* Thái Lan:
- Tháng 9/1991, Ngoại trưởng Thái Lan Arsa Sarasin thăm Việt Nam.
- Tháng 1/1992, Thủ tướng Anand Panyarachun thăm Việt Nam.
- Tháng 12/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Praxong Xunxiri thăm Việt Nam.
- Tháng 2/1994, Chủ tịch Quốc hội Marut Bun Nang thăm Việt Nam.
- Tháng 3/1994, Thủ tướng Chuan Leekpai thăm Việt Nam.
Những chuyến thăm đó đã góp phần vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau
và đẩy lùi xu thế đối đầu, tạo cơ sở cho việc phát triển quan hệ trong giai đoạn mới.
Sự tồn tại cơ chế chính trị tay đôi giữa Việt Nam và một số nước ASEAN cũng là một
9
hình thức tốt cần được mở rộng nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và sự trao đổi về
các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Chỉ trong hai năm, Việt Nam đã ký với các nước này gần 40 hiệp định các loại
( Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hiệp định về bảo hộ đầu tư,
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định về bảo hộ đầu tư; Hiệp định về hàng
không, hàng hải,…) làm cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác đang ngày càng
mở rộng. Các quan hệ kinh tế và thương mại cũng tăng nhanh chóng. Hiện nay, các
nước ASEAN tiêu thụ hoặc tái xuất một khối lượng lớn hàng xuất khẩu của Việt
Nam, và đầu tư trực tiếp của họ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn đầu tư
của nước ngoài vào Việt Nam.
Chương 3 : Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại
tiến tới gia nhập ASEAN.
Trong các cuộc tiếp xúc cấp cao Việt Nam - ASEAN từ cuối năm 1990 trở đi,
vấn đề Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali được đề cập, và ngày 28/1/1992, Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ tư họp tại Singapore (năm 1992) đã tuyên bố rõ điều đó.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ ba khóa VII
(tháng 6/1992) đã đề cập việc "Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, tham gia các diễn
đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong
tương lai". Ngày 11/7/1992, tại Hội nghị lần thứ 25 Bộ trưởng ngoại giao các nước
ASEAN, Việt Nam và Lào đã chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thành quan
sát viên của tổ chức ASEAN.
10
Chính sách 4 điểm của Việt Nam đưa ra năm 1976 có nhiều điểm trùng hợp
với 6 nguyên tắc ghi trong Hiệp ước Bali năm 1976 của các nước ASEAN. Chính vì
thế việc Việt Nam tham gia Hiệp uớc Bali đã thể hiện cam kết của Việt Nam với
những nguyên tắc được nêu ra trong chính sách. Điều đó cũng làm tăng sự tin cậy của
các nước ASEAN và các nước ngoài khu vực đối với Việt Nam, góp phần phá thế bao
vây cấm vận của Mỹ, và tạo thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện chính sách mở cửa đã
được Việt Nam đưa ra.
Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến của các nước ASEAN về khu vực hòa bình,
tự do, trung lập (ZOPFAN) và khu vực phi hạt nhân ở Đông Nam Á (SEANWFZ).
Đồng thời Việt Nam cũng quan tâm tới các sáng kiến hợp tác khu vực khác như hội
nghị kinh tế Châu Á - Thai Bình Dương (APEC), nhóm kinh tế Đông Á, khu vực tự
do thương mại (FTA), bán đảo vàng, tam giác, tứ giác phát triển. Việt Nam chủ
trương tiếp tục hợp tác với các nước khác khai thác sông Mê Công và gác các vấn đề
về chủ quyền để hợp tác khai thác biển Đông.
Với tư cách quan sát viên của ASEAN, từ năm 1992, Việt Nam đã được mời
tham dự các cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hàng năm. Từ năm
1993, ASEAN đã lập cơ chế họp hiệp thương giữa ASEAN và Việt Nam nhân dịp Hội
nghị Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN lần thứ 26 ở Singapore (năm 1993).
Không dừng lại ở đó, Việt Nam còn được mời tham gia Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF) để bàn về các vấn đề chính trị và an ninh của khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương. Việt Nam được coi như một trong những nước sáng lập diễn đàn này.
Cũng trong năm 1993, ASEAN đã mời Việt Nam tham gia các chương trình và dự án
hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học - công nghệ môi trường, y tế, văn hóa -
thông tin, phát triển xã hội, cùng một số dự án hợp tác chuyên ngành: thủ công, phòng
ngừa ma túy (dành cho thanh niên), đào tạo cán bộ du lịch.
11
Để tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của Việt Nam vào quá
trình hợp tác khu vực, và nhất là vào ASEAN, từ tháng 2/1993, Việt Nam đã tuyên bố
"Sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp". Điều này đã được các nước
ASEAN, dư luận khu vực và quốc tế đánh giá cao. Đáp lại, các nước ASEAN tuyên
bố muốn thấy Việt Nam sớm gia nhập ASEAN. Với những phát triển ngày càng tích
cực và thuận lợi trong quan hệ Việt Nam và ASEAN cả về song phương và đa
phương, tháng 4/1994, trong chuyến thăm chính thức Indonexia, Chủ tịch nước Lê
Đức Anh đã tuyên bố cùng với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN: "Việt Nam đang xúc
tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy đủ của
ASEAN". Tuyên bố này thể hiện thái độ tích cực và chân thành của Việt Nam trong
việc gia nhập ASEAN. Cũng trong thời gian này, các nhà lãnh đạo cao nhất của
ASEAN đã lần lượt tuyên bố hoàn toàn ủng hộ việc Việt Nam gia nhập ASEAN. Thủ
tướng Malaysia và Thủ tướng Singapore còn nhấn mạnh rằng sự khác biệt về chế đô
chính trị - xã hội không phải là trở ngại cho vấn đề này.
Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27 tại Bangkok (từ ngày 22
đến ngày 23/7/1994), các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng công nhận Việt
Nam là thành viên chính thức của ASEAN và quyết định thành lập một nhóm làm
việc gồm các quan chức cao cấp do Tổng thư ký ASEAN đứng đầu để trao đổi và
tham khảo ý kiến với Việt Nam nhằm xúc tiến tới công nhận Việt Nam là thành viên
chính thức của ASEAN. Như vậy, sau một quá trình tăng cường