Chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei, thực trạng và triển vọng

Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Đây là quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế của các quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp trong từng thời kì phát triển để đáp ứng được mục tiêu trên. Việc hình thành các phương pháp luận, hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại và việc tổng kết các kinh nghiệm hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của các nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam theo phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Vì lẽ đó xét về góc độ sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân, em xin được tham gia bài nghiên cứu khoa học về chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei với đề tài: Chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei, thực trạng và triển vọng. Như đã biết chính sách kinh tế đối ngoại có rất nhiều góc độ khía cạnh khác nhau, nhưng bài viết chủ yếu là về thương mại của Brunei, và bao gồm các mục sau: Mục I Những điều kiện kinh tế xã hội hình thành Brunei. Mục II Đặc điểm của chính sách thương mại quôc tế.

doc13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei, thực trạng và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mởđầu Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Đây là quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế của các quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng một chính sách đối ngoại phù hợp trong từng thời kì phát triển để đáp ứng được mục tiêu trên. Việc hình thành các phương pháp luận, hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại và việc tổng kết các kinh nghiệm hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của các nước trên thế giới để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam theo phương châm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Vì lẽ đó xét về góc độ sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân, em xin được tham gia bài nghiên cứu khoa học về chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei với đề tài: Chính sách kinh tế đối ngoại của Brunei, thực trạng và triển vọng. Như đã biết chính sách kinh tế đối ngoại có rất nhiều góc độ khía cạnh khác nhau, nhưng bài viết chủ yếu là về thương mại của Brunei, và bao gồm các mục sau: Mục I Những điều kiện kinh tế xã hội hình thành Brunei. Mục II Đặc điểm của chính sách thương mại quôc tế. những điều kiện kinh tế xã hội hình thành Brunei Vài nét về yếu tố tự nhiên tác động đến kinh tế. Brunei nằm ở tây bắc đảo Calimantan, giáp với Malaysia và biển đông với diện tích 5765 km2 và được chia làm hai phần riêng biệt, phía đông là vùng Temburong, phía tây gồm ba vùng Brunei, Buara, TuTay và BeLai. thủ đô là BanĐêXêRi BêGaOan. Brunei có diện tích rừng và đất rừng chiếm 80% diện tích đất tự nhiên, trong đó 60% là rừng nguyên sinh, có tiềm năng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Brunei có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 20oc – 35oc, lượng mưa trung bình hàng năm là 2.790mm đến 3.810mm, mưa nhiều nhất vào thời kì tháng hai năm trước tới tháng tư năm sau. Độ ẩm trung bình từ 78- 84% thích hợp với sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Về tài nguyên là nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn 1.3 tỷ m3 khí và 2 tỷ thùng dầu. Điều này cho phép Brunei phát triển nhanh và hiện đại hoá ngành khai thác chế biến và xuất khẩu dầu mỏ và khí, ngoài ra Brunei còn có tiềm năng về thuỷ sản, phát triển và khai thác chế biến lâm sản. Tuy nhiên so với các quốc gia trong vùng, Brunei nghèo tài nguyên, chỉ có dầu mỏ và khí đốt, nhưng trong tương lai nguồn tài nguyên này cũng trở nên khan hiếm. Điều kiện này đòi hỏi Brunei phải có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp cho mai sau. 2. Vài nét các yếu tố xã hội tác động tới kinh tế . Brunei là quốc gia có ít dân số, theo như số liệu thống kê năm 1994 có 284,5 nghìn người, trong đó người Mã lai chiếm 65%, người Hoa chiếm 18%, người dân địa phương 10% còn lại là người ấn Độ và người Châu âu ... Mật độ dân số năm 1994 chỉ có 49,3 người / km2 tỷ lệ tăng dân số là 2,4% (1994) với dân số này Brunei có lực lượng lao động cụ thể 1994 là 112 000 lao động cho nền kinh tế hiện tại và tương lai. Tuy vậy tỉ lệ thất nghiệp là 4%. Brunei là vương quốc hình thành sớm vào thế kỉ 15-16, Brunei là một trong những trung tâm hồi giáo chính của Đông Nam á. Từ 1888, Brunei nằm dưới sự bảo hộ của Anh. Trong thế chiến 2, Brunei bị Nhật chiếm đóng sau khi Nhật bại trận, thực dân Anh trở lại thống trị, do đó phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Brunei phát triển mạnh. Tại kì họp thứ 30 của đại hội đồng của liên hiệp quốc 8/12/1975 đã thông qua nghị quyết 3424 về quyền tự quyết và độc lập của Brunei. Ngày 1/1/1984, Brunei tuyên bố độc lập. Như vậy Brunei là quốc gia độc lập trẻ tuổi nhất ở Đông Nam á (ĐNA). Ngày 21/9/1984 trở thành thành viên 159 của Liên Hiệp Quốc (LHQ). Nói tóm lại, các yếu tố trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Brunei bây giờ. Đặc điểm của chính sách thương mại quốc tế của Brunei Cho đến nay, nền kinh tế Brunei đã trải qua hai giai đoạn phát triển cơ bản. Giai đoạn trước 1984, nền kinh tế nằm dưới sự bảo hộ của Anh quốc và từ năm 1984 đến nay nền kinh tế phát triển độc lập. Trong quá trình phát triển nền kinh tế Brunei chủ trương phát động khai thác dầu, khí đốt và coi đó là ngành then chốt của nền kinh tế, đồng thời mở rộng hoạt động ngoại thương đầu tư tư bản ra nước ngoài, phát triển nông nghiệp .v.v. Do đó đã thu hút được một số thành tựu khá lớn. Sự thành công này của Brunei không phải do những điều kiện bên ngoài thuận lợi. Điều đáng nói ở đây là Brunei đã đặt nền móng cho sự phát triển thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách kinh tế đối ngoại mà cụ thể là chính sách thương mại đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Brunei. Dưới đây là một số đặc điểm chính trong quá trình thực hiện chính sách thương mại, ngoại thương. Nền kinh tế Brunei như đặc điểm của nó , giữ được sự phát triển ổn định phần lớn là nhờ các hoạt động ngoại thương, nhất là khu vực xuất khẩu. Thế mạnh của Brunei là xuất khẩu dầu mỏ. Brunei giữ được mối quan hệ chặt chẽ với nước ngoài trong việc điều hoà được quan hệ đối ngoại và hoạt động ngoại thương nhằm phát triển các nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho những yêu cầu trong nước mặt khác tác động trở lại những hàng xuất khẩu. Do vậy ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước của Brunei. Nguồn xuất khẩu chính là dầu mỏ và khí đốt, hàng năm chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brunei. Một vài mặt hàng xuất khẩu khác là các mặt hàng nông lâm sản nổi tiếng từ lâu đời của đất nước này. Brunei nhập khẩu phầm lớn là các mặt hàng thành phẩm , khá lớn là số lượng ô tô và các máy công cụ , tính đến năm 1982 số máy công cụ nhập vào Brunei chiếm một tỷ lệ 2/5 so với tổng số hàng nhập. Bên cạnh đó là Brunei phải nhập khá nhiều hàng thực phẩm , thiết yếu phẩm. Khối lượng mặt hàng này chiếm khoảng 1/3 so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Ví dụ : Mặt hàng thịt bò Brunei phải nhập khẩu khoảng 60% tổng nhu cầu trong nước, 40% là có thể tự túc do có đồn điền Xinlleroo mua tại bắc austraylia, về thịt gia cầm Brunei có thể tự cung cấp được Nhật, Mỹ, Singapore, Malaysia là những bạn hàng lớn của Brunei, ngoài Anh là bạn hàng truyền thống lâu đời. Nhưng ngưòi ta cũng không ngạc nhiên khi các mặt hàng xe máy, các công cụ gia dụng và đồ điện tử đều là của Nhật Bản đưa vào thông qua ngân hàng Dai I Chi Kang Yo. Ngay từ những năm 1960 đến đầu năm 1970 khi MitShuBiSi lại là liên doanh với công ty khí hoá lỏng Brunei, chiếm ưu thế trong quan hệ ngoại thương với nước này. Ngoài ra Brunei đã đặt quan hệ buôn bán với khá nhiều nước trên thế giới trong đó có hiệp định trao đổi buôn bán với Việt Nam sau chuyến thăm của thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm Brunei vào tháng2 năm 1992 . Theo số liệu thống kê của LHQ thì GDP của Brunei trong năm 1989 tăng 2,5% so với 2,2% năm 1988 và suốt từ năm 1975 tới năm 1985 GDP luôn tăng ở mức trung bình là 14% (GDP: Gross domestic product). Như đã giới thiệu Brunei đã biết khéo léo điều hoà quan hệ ngoại giao với quan hệ ngoại thương, và như thế không có gì lạ khi Brunei trở thành thành viên của ASEAN thì nước này đã đẩy mạnh hơn nhiều mối quan hệ ngoại thương với các nước đó. Như đã có từ những năm 1960 mối quan hệ buôn bán giữa Brunei và Singapore lại phát triển nhiều hơn kể từ nửa cuối những năm 1980 cho đến nay. Tính riêng năm 1990 tổng kim ngạch ngoại thương giữa hai bên đã đạt 1,2 tỷ đô la Brunei đã tăng 15% so với năm trước có lẽ Brunei là một trong số rất ít những nước có số dư trong cán cân ngoại thương với Nhật Bản. Lấy năm 1987 làm ví dụ Brunei đã xuất khẩu vào Nhật dầu thô khí đốt thiên nhiên đạt 2,873 tỷ đô la , trong khi đó Brunei chỉ nhập khẩu từ Nhật Bản 194 triệu đô la Brunei tổng giá trị hàng hoá. Nhưng muốn thế nào thì Brunei cũng ngày càng tăng cường thắt chặt quan hệ buôn bán với các nước thuộc thành viên ASEAN mà một biểu hiện là thành lâp liên đoàn ASEAN, liên đoàn ASEAN được sự tài trợ của vương quốc Brunei nhằm mục đích đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ trong tổ chức ASEAN với nhau, để đảm bảo các yêu cầu về các mặt hàng nông sản, lâm sản, thực phẩm cho nhân dân trong nước. Để xúc tiến hoạt động thương mại công nghiệp nhằm hỗ trợ cho sự hiệp tác giữa tư nhân và nhà nước, đồng thời tạo điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, ngoài ra chính phủ Brunei còn cung cấp tài chính lập quỹ phát triển công nghiệp. Thực tế hoạt động thương mại trươc năm 1986 đã đạt thặng dư về kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên, cụ thể năm 1980 với con số xuất siêu 8622,3 triệu đô la Brunei , song từ những năm 1987 đến nay có khuynh hướng giảm xuống, cụ thể tới năm 1987 tổng kim ngạch xuất khẩu là 4005,6 triệu đô la Brunei, và năm 1996 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ đô la . Hoạt động nhập khẩu trong thời kì này lại tăng lên, năm 1987 tổng kim ngạch nhập khẩu là 1350,2 triệu đô la Brunei, năm 1989 tổng kim ngạch nhập khẩu là 1916,8 triệu đô la Brunei, năm 1990 tổng kim ngạch nhập khẩu là 2497 triệu đô la Brunei. Thị trường nhập khẩu của Brunei là Singapore, Nhật Bản, Mĩ , Anh trong đó Brunei đã nhập khẩu từ Singapore 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu thì có 30% là máy móc và phương tiện vận tải. Trong tương lai để hoạt động thương mại có hiệu quả nhiều thành tựu so với các năm trước 1996 thì Brunei phải mở quan hệ quốc tế. Như thực tế cho thấy, cùng một nhịp độ phát triển trong nước để chuẩn bị cho những bước tiến vào tương lai Brunei coi trọng công tác đối ngoại làm nguồn hỗ trợ cần thiết và không thể thiếu đối với một nước vừa mới bước ra khỏi những hạn chế của một thời bảo hộ. Phải thấy rằng ở khu vực Đông Nam á ngoài các quốc gia mà Brunei đã có quan hệ thì mối quan hệ với Singapore và Malaysia hai nước gần kề là đặc biệt thắm thiết, do những gốc rễ đã có từ lâu đời. Đáng chú ý là các cuộc hợp tác với Singapore trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là rất chặt chẽ và được coi là dựa trên cơ sở “SeTiaKaVan” tình bạn chân thành. Ngay sau khi Brunei trở thành thành viên của ASEAN một quan chức của bộ ngoại giao Brunei liền được chỉ định làm tổng thư kí ASEAN với nhiệm kì 3 năm kế tiếp sau. Tổng thư kí cũ là ông PhanXanNaMeThee của Thái Lan. Thủ đô Bandả Seri Begawan cũng liên tiếp được tổ chức các hội nghị của các uỷ ban cao cấp của ASEAN như : Hội nghị các bộ trưởng lao động ASEAN , hội nghị hàng năm các đầu ngành cảnh sát ASEAN lần thứ 6, hội nghị lần thứ hai chương trình trao đổi các nhà báo ASEAN , hội nghị phân ban về khí hậu ASEAN, về tầu biển và bến cảng ASEAN ... Trong năm 1996 ở thủ đô Bandar Seri Begawan đã hoàn thành một quảng trường mang tên ASEAN, Đây là biểu tượng của ASEAN và là quảng trường thứ tư được xây dựng kể từ năm 1981 sau khi quảng trường ASEAN thứ ba được dựng lên ở Băng Kok, Jakatta và Singapore. Trước đó vào tháng 7/1995 Brunei sẽ là nước đăng cai hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 tại thủ đô Ban dar Begawn trong đó đón nhận Việt Nam là thành viên thứ 7 của tổ chức này. Rất nhanh chóng ngay sau khi được độc lập Brunei đã được 168 nước công nhận trong đó có Liên Xô cũ, Trung Quốc và Việt Nam. Tháng 10/1984 Nagara Brunei Darussalam đã trở thành thành viên thứ 159 của LHQ. Trước đó ngày 15/1/1984 Brunei trở thành thành viên của tổ chức đại hội hồi giáo (OTC). Tính đến năm 1993 Brunei đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 60 nước trên thế giới và tháng 7/1993 Brunei đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào, là một trong ba nước đông dương. Sau đó Brunei cũng đã mở đại sứ quán tại Abu Dhabi các cuộc viếng thăm giữa các nhà lãnh đạo các nước với Brunei càng làm tăng thêm sự hiểu biết giữa các dân tộc và thắt chặt tình hữu nghị và các mối quan hệ song phương cùng có lợi. Trong đó phải kể đến các cuộc viếng thăm Brunei trong năm 1991 của thủ tướng Singapore Gohchok Tong của thái tử Thái Lan ông hoàng MahaVajiralongkorn và của thủ tướng Malaysia Datuk Sere, tiến sĩ Mahathr Mohamed. rồi đến chuyến viếng thăm của nhà vua Sultan Brunei đến Philippines. Trong năm 1992 phải nói tới hai chuyến viếng thăm Brunei được dư luận nhiều nước chú ý là: Chuyến đi thăm của thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, và chuyến viếng thăm của bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tiên Kì Tham . Trong chuyến đi thăm của thủ tướng Võ Văn Kiệt quan hệ Việt Nam và Brunei đã được thiết lập ở cấp đại sứ. Cũng từ kết quả này, tháng tám năm 1993 một khối lượng lớn đầu tư ra nước ngoài của Brunei đã được tuyên bố sẽ đưa vào Việt Nam thông qua một công ty đi tiên phong. Môt công ty của Brunei tập đoàn Primal do ông hoàng Sufri Bolkiah làm chủ tịch. Mười chín dự án khai thác khí đốt và nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác đã được các quan chức có trách nhiệm của Brunei cho biết là đã được uỷ ban hợp tác và đầu tư Việt Nam cho phép. Với hoạt động tích cực tham gia vào đời sống quốc tế Brunei đã tham dự hội nghị cấp cao phong troà không liên kết tại Jakarta vào tháng 8/1992 và đã trở thành thành viên của phong trào không liên kết. Năm 1993 được coi là năm Brunei tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế. Các cuộc viếng thăm của một số nguyên thủ quốc gia đến Brunei trong năm này có các cuộc đáng chú ý là của cựu thủ tướng Nhật Bản Miyazawa vào tháng giêng, của bộ trưởng cao cấp Singapore Lý Quang Diệu vào tháng tư và tháng mười và của thủ tướng Malaysia M.Mahathir đến lần thứ hai vào tháng tám. Trong chuyến viếng thăm này thủ tướng Mahathir và nhf ua Sultan cùng nhau thảo luận về một vùng đất mà hai bên cùng quan tâm và cùng ủng hộ cho việc thiết lập một “uỷ ban chung về thế giới” GBC để nghiên cứu các vấn đề trên. Trong khi đó một số bộ trưởng Brunei đã tiến hành các cuộc đi thăm Trung Quốc, Indonesia và ả Rập Xeut (Saudi arabia). Chuyến viếng thăm của cựu thủ tướng Nhật Bản Miyazawa đã khẳng định lại một lần nữa sự tăng cường các quan hệ kinh tế giữa các nước và nhất là để thảo luận lần cuối cùng những chi tiết cho một hợp đồng mới hai mươi năm về khí hoá lỏng (LNG). Điều này có khả năng tạo điều kiện cho kinh tế Brunei tăng trưởng thêm 1% trong năm 1994 thoát khỏi sự đình đốn của năm 1993. Bên cạnh đó Brunei cũng có yêu cầu phía Nhật Bản tăng phần đầu tư của mình vào nền kinh tế đa dạng hoá cuả đất nước Brunei cũng thừa nhận đã có những tiến bộ trong viêc hợp tác về kĩ thuật và công nghiệp giữa hai nước sự hợp tac trong lĩnh vực hàng không dân dụng đã gia tăng đáng kể. Hàng không hoàng gia Brunei RBA đã thực hiện được các chuyến bay đến sân bay osaka Kansai của Nhật Bản trong năm 1994, một tuần hai lần. Ngoài ra RBA cũng đã đạt được một số thoả thuận để thực hiện các việc chuyên chở tới Trung Quốc, không những thế hàng không hoàng gia Brunei cũng đã phát triển được các chuyến bay tới Cairo, thủ đô Ai cập và Zurich (Switzerland) bằng con đường phát triển quan hệ ngoại giao. Các chuyến thăm bộ trưởng cao cấp Lí Quang Diệu nhằm thảo luận hàng loạt các vấn đề đầu tư và phát triển với các bộ tài chính và bộ phát triển kinh tế của Brunei, đồng thời khẳng định một lần nữa mối quan hệ chặt chẽ trong việc tư vấn đầu tư Brunei , tập đoàn đầu tư của chính phủ Singapore và cơ quan ngân hàng Singapore đối với các chính sách đầu tư của BIA. Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong có nhận xét rằng: “mặc dù Brunei và Singapore là những nước nhỏ, nếu họ giữ được “lập trường có tính nguyên tắc” đối với các vấn đề khu vực và quốc tế, thì tiếng nói của họ không đến nỗi là không có người nghe” Chú thích: Southeast ASEAN affairs 1992 trang 99 . Bước đầu thực hiện AFTA ( ASEAN Free Trade area) đã được Brunei hoan nghêng, vì theo như các nguồn chính thức của nước này thì AFTA có lợi cho chính sách đa dạng hoá nền kinh tế Brunei do họ có thể tăng được khối lượng xuất khẩu của mình đối với thị trường trong khối ASEAN dễ dàng hơn so với việc thăm nhập các thị trường EC (european Community – cộng đồng Châu Âu ) hoặc NAFTA (North American Free Trade agreement – Hiệp định tự do bắc Mĩ ). Trên chặng đường phát triển các quan hệ ngoại giao của mình, rõ ràng Brunei chứng tỏ sự tự tin của một đất đang chuẩn bị hành trang hoà nhập với cộng đồng quốc tế để cùng bước qua ngưỡng cửa đi vào thế kỉ 21 đĩnh đạc đường hoàng. Brunei là một đất nước hồi giáo, và những người lãnh đạo Brunei nhà vua SultanBolkiah đã khẳng định bước đi của đất nước trong bài phát biểu của mình tại đại hội đồng liên hiệp quốc nhân ngày được kết nạp là thành viên thứ 159 là “ Nước Brunei kiên quyết tiếp tục hiện đại hoá đất nước song song với việc giữ dìn lòng tự tin của mình vào những nguyên tắc của tín ngưỡng truyền thống hồi giáo”. kết luận Từ lập luận về chính sách kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thương mại quốc tế, chúng ta thấy rằng mọi thay đổi diễn ra trong chính sách thương mại, đều gắn liền với những thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế. Đối với nước Brunei cũng vậy, quá trình công nghiệp hoá giai đoạn ban đầu là thay thế nhập siêu sau đó chuyển sang định hướng xuất khẩu , chính là cơ sở để các nước này chuyển từ chỗ thương mại được bảo vệ nặng nề sang chế độ thương mại tự do hơn. Nhờ đó mà nước này đã đạt được “sự thần kì” trong phát triển kinh tế và mô hình Châu A đã được nhiều nước noi theo. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được tiến hành ở nước này, nhưng bắt đầu vào thời điểm khác nhau. Trong thời gian này, các công cụ cơ bản để bảo hộ các ngành công nghiệp là hạn ngạch nhập khẩu, thuế quan, chính sách quản lí ngoại hối, cấp giấy phép nhập khẩu những ưu tiên trong đầu tư. Tuy đã mang lại cơ hội cho phát triển tạo nền móng cho một nền công nghiệp hiện đại, song chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu ở đây không thể kéo dài mãi được bởi những hạn chế thị trường nôị địa. Do quy mô thị trường trong nước nhỏ nên chỉ sau một thời gian ngắn các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu ra thị trường nước ngoài. Thế nhưng thị trường thế giới không đơn giản là chỗ để tiêu thụ các hàng hoá dư thừa. Nó hoạt động theo những quy luật nhất định. Hàng hoá trên thị trường sẽ tiêu thụ được, nếu đáp ứng những yêu cầu của người mua và được họ chấp nhận về giá. Vậy điều đó sẽ sảy ra với các hàng hoá dư thừa, khi mức bảo hộ thực tế ( đối với một vài nước và sản phẩm thì có mức bảo hộ danh nghĩa ) quá cao đã làm cho hàng hoá dư thừa của nước này không thể cạnh tranh được về giá trên thị trường hàng hoá thế giới. Thực tế này kết hợp với một số yếu tố bên trong khu vực và quốc tế khác nữa, đã làm cho nước này hiểu rằng chỉ có hướng ra thế giới bên ngoài rộng lớn mới có cơ hội phát triển kinh tế lâu dài hơn. Muốn vậy họ bắt buộc phải giảm bớt các hàng rào bảo hộ công nghiệp để tạo nên những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Như vậy, sự chuyển hướng từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hoá về xuất khẩu, đã đòi hỏi nước này phải có một chế độ thương mại tự do hơn. Nói tóm lại, Brunei có thành công lớn hơn trong lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là ngành khai thác dầu mỏ. do thương mại quốc tế thể hiện các mối quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam A và thế giới, đặc biệt là Mĩ và Nhật. Mặc dù có điểm thuận lợi nhưng có hạn chế đó là trong tương lai, lượng dự trữ dầu có sẵn trong lòng đất sẽ cạn, do đó sẽ làm cho ngành này đi xuống có thể làm ảnh hựởng tới nền kinh tế. Vì vậy Brunei phải có môt chính sách cực kì quan trọng về thương mại để có một số ngành nghề khác bổ trợ, thay thế. Có như thế Brunei mới có nền kinh tế phát triển bền vững và lâu dài, theo ý muốn. Đồng thời không kém gì 4 con rồng Châu A./