Chính sách thương mại Hoa Kỳ phần trả lời các câu hỏi phản biện

Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng, suy thoái nghiêm trọng. Sự kỳ vọng về chính sách tự do thương mại của Mỹ không thành. Kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là một nhân tố quan trọng khiến cho chính quyền Mỹ phải có những thay đổi trong chính sách thương mại của mình. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, bảo vệ nền kinh tế trong nước, Mỹ đã phải tăng cường bảo hộ mậu dịch. Thay đổi chính sách của Mỹ đối với các nước khác nói chung và đối với EU nói riêng là tăng cường bảo hộ, trợ cấp cho các sản phẩm trong nước. Đối với EU, Mỹ chủ trương duy trì quan hệ thương mại như là một đối tác lâu đời, chủ chốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã lộ rõ màu sắc của Chủ nghĩa bảo hộ, các biện pháp bảo hộ của Mỹ đang có phần gia tăng. Đồng thời với bảo hộ, Mỹ còn thi hành chính sách “người Mỹ dùng hàng Mỹ”, từ đó đẩy mạnh thị trường tiêu thụ nội địa, hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế và tạo việc làm tại Mỹ, Cơ quan Đại diện thương mại (USTR) còn có nhiệm vụ đẩy mạnh quan hệ với các thị trường mới nổi, theo đuổi chính sách can dự tới các khu vực, nhằm tiếp cận các thị trường chủ chốt tại châu Á-Thái Bình Dương trong vài thập kỷ tới, mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu của hàng hóa Mỹ.

pdf34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách thương mại Hoa Kỳ phần trả lời các câu hỏi phản biện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHỦ ĐỀ: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI HOA KỲ PHẦN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI PHẢN BIỆN A. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VỚI EU I. Câu hỏi của nhóm phản biện 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2009 ảnh hưởng đến chính sách thương mại của Mỹ - EU như thế nào ? Trả lời: Khủng hoảng kinh tế đã khiến cho nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng, suy thoái nghiêm trọng. Sự kỳ vọng về chính sách tự do thương mại của Mỹ không thành. Kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là một nhân tố quan trọng khiến cho chính quyền Mỹ phải có những thay đổi trong chính sách thương mại của mình. Để đối phó với khủng hoảng kinh tế, bảo vệ nền kinh tế trong nước, Mỹ đã phải tăng cường bảo hộ mậu dịch. Thay đổi chính sách của Mỹ đối với các nước khác nói chung và đối với EU nói riêng là tăng cường bảo hộ, trợ cấp cho các sản phẩm trong nước. Đối với EU, Mỹ chủ trương duy trì quan hệ thương mại như là một đối tác lâu đời, chủ chốt. Tuy nhiên bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã lộ rõ màu sắc của Chủ nghĩa bảo hộ, các biện pháp bảo hộ của Mỹ đang có phần gia tăng. Đồng thời với bảo hộ, Mỹ còn thi hành chính sách “người Mỹ dùng hàng Mỹ”, từ đó đẩy mạnh thị trường tiêu thụ nội địa, hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế và tạo việc làm tại Mỹ, Cơ quan Đại diện thương mại (USTR) còn có nhiệm vụ đẩy mạnh quan hệ với các thị trường mới nổi, theo đuổi chính sách can dự tới các khu vực, nhằm tiếp cận các thị trường chủ chốt tại châu Á-Thái Bình Dương trong vài thập kỷ tới, mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu của hàng hóa Mỹ. Tuy chính sách của Mỹ đối với EU trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế vẫn là tăng cường bảo hộ, giảm nhập khẩu hàng hóa, nhưng với vị trí quan trọng của quan hệ thương mại này, dù thương mại song phương giữa hai nước đã giảm đi nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất cao: xuất khẩu đạt 217,627 triệu $ năm 2010 và nhập khẩu 290.780 triêu $. 2. Có những lĩnh vực nào nổi bật trong hợp tác kinh tế cùng phát triển giữa Mỹ và EU? Trả lời: Mỹ và EU là hai đối tác thương mại quan trọng, lâu dài của nhau. Tuy hai bên luôn tìm cách cạnh tranh lẫn nhau nhưng sự hợp tác vẫn là một đặc điểm quan trọng, chủ yếu trong quan hệ này. Ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, Mỹ và EU đều đồng thời duy trì cạnh tranh và hợp tác. Dù nhiều khi cạnh tranh nhau rất gay gắt nhưng cũng trong lĩnh vực cạnh tranh dữ dội ấy, Mỹ và EU cũng là những đối tác quan trọng của nhau (như các sản phẩm nông nghiệp, thép …). Có thể kể tên một số lĩnh vực, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Mỹ sang EU là các sản phẩm điện tử, tự động, thuốc, hàng tiêu dùng, du lịch và dịch vụ … Ngoài việc buôn bán các sản phẩm như trên, Mỹ và EU cũng hợp tác rất nhiều trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập các công ty của hai bên. Đầu tư cũng là một lĩnh vực quan trọng trong hợp tác Mỹ - EU. II. Câu hỏi bổ sung: 1. Trợ cấp cho nông nghiệp 20 tỷ USD/năm là dành riêng cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang EU hay cho ngành nông nghiệp nói chung? Trả lời: Mỹ dành trợ cấp khoảng 20 tỷ USD/năm cho ngành nông nghiệp của Mỹ nói chung, xuất khẩu sang tất cả các thị trường, không chỉ riêng mình EU. Tuy nhiên, EU là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất của Mỹ. 2. Trợ cấp cho nông nghiệp ảnh hưởng thế nào đến vòng đàm phán DOHA. Trả lời: Trong khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển DOHA (vòng đàm phán DOHA), nông nghiệp luôn là lĩnh vực được nhiều nước hết sức quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau. Xuất phát điểm của các cuộc đàm phán nông nghiệp là Điều 20 của Hiệp định về Nông nghiệp của WTO quy định các thành viên sẽ tiếp tục quá trình cải cách nhằm thực hiện mục tiêu dài hạn trong việc cắt giảm đáng kể trợ cấp và bảo hộ trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoa Kỳ luôn chiếm vị trí chủ đạo trong đàm phán nông nghiệp (vì Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới) với tham vọng tự do hóa lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và mở cửa thị trường mạnh mẽ. Tuy nhiên, quan điểm đàm phán của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng do việc nước này gia tăng mạnh mẽ hỗ trợ trong nước dành cho nông dân, thậm chí có lúc Hoa Kỳ đã ban đạo luật trang trại tăng 70% trợ cấp. Như vậy, tham vọng và chính sách nông nghiệp của Hoa Kỳ đầy mâu thuẫn và điều này cũng làm cho vị thế đàm phán của Hoa Kỳ trong vấn đề này suy yếu. Không chỉ có thế, Mỹ cũng tuyên bố sẽ xóa bỏ 60% trợ cấp cho ngành nông nghiệp trước năm 2010 với thuế quan giảm tới 90% nếu Nhật Bản cắt giảm 83% trợ cấp cho nông dân và EU cắt giảm 50% thuế đánh vào các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản và EU đều không đồng ý với mức này. Mục tiêu quan trọng nhất của vòng đàm phán DOHA trong nông nghiệp là cắt giảm trợ cấp, bảo hộ và thuế trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng với chính sách trợ cấp, bảo hộ của Mỹ và của cả các nước, cùng với việc quan điểm, lợi ích của các các thành viên hoặc nhóm thành viên chủ chốt trong đàm phán nông nghiệp chưa gặp nhau. Chính việc này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của vòng đàm phán DOHA. 3. Nội dung chiến tranh thép Trả lời: Tổng thống Bush vào tháng 3.2002 đã quyết định tăng mức thuế từ 8% lên 30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu và biểu thuế mới này theo kế hoạch sẽ kéo dài trong 3 năm. Giải thích cho quyết định của mình, ông Bush nói rằng các công ty thép ngoại quốc đã “hạ gục” các công ty Mỹ bằng sự cạnh tranh không công bằng và sự trợ giá của chính phủ, ông chỉ muốn bảo vệ nền công nghiệp thép của Mỹ- một nền công nghiệp với quá nhiều công ty hoạt động manh mún, chi phí lao động cao. Quyết định áp dụng mức thuế mới đối với mặt hàng thép nhập khẩu này của Mỹ không phải là chỉ có tác động tích cực đến ngành công nghiệp thép của nước này mà còn ảnh hưởng không thực sự khả quan đến các ngành công nghiệp phát triển khác có liên quan của Mỹ như xây dựng, oto, … khi mà lượng thép cần thiết cho các ngành này là rất lớn mà nguồn cung cấp thép giảm đi, giá cả tăng lên Quyết định này của Mỹ đã vấp phải sự chống đối rất mạnh mẽ từ tất cả các nhà xuất khẩu thép trên thế giới. Với mức thuế mới này, các nước xuất khẩu thép vào Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Các nhà xuất khẩu thép EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...thì cực lực phản đối kiểu bảo hộ này của Mỹ khi cho rằng như vậy là không công bằng và đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nước này cũng đưa ra hàng loạt biện pháp trả đũa đối với không chỉ mặt hàng thép mà còn rất nhiều mặt hàng khác của Mỹ. Sau một thời gian dài căng thẳng với hàng loạt biện pháp trả đũa qua lại từ cả Mỹ và các nước xuất khẩu thép, ngày 4 tháng 12 năm 2003, cuối cùng thì cuộc chiến này cũng chấm dứt với thông báo của tổng thống xoá bỏ các mức thuế này sớm hơn 16 tháng so với dự kiến. B. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN I. Câu hỏi nhóm phản biện 1. Nêu những trở ngại về cơ cấu dẫn đến thâm hụt mậu dịch của Mỹ đối với Nhật Bản? Những trở ngại về cơ cấu từ phía Nhật Bản đã giúp cho nước này tạo được một khoản thặng dư rất lớn trong thương mại với Mỹ, và ngược lại, Mỹ phải gánh khoản thâm hụt mậu dịch không nhỏ, điều này từng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến va chạm thương mại hai quốc gia. Rào cản cơ cấu thường bao gồm 4 loại là: 1, thiếu bảo hộ sở hữu trí tuệ, 2, hạn chế đầu tư nước ngoài vào trong Nhật, 3, Luật pháp và trách nhiệm pháp lý của sản phẩm, 4, Cơ cấu ngành nghề và chính sách cạnh tranh. Đối với Mỹ, rào cản cơ cấu lớn nhất trong quan hệ làm ăn với Nhật Bản là ba rào cản cuối (do vấn đề về bảo hộ sở hữu trí tuệ vốn là thế mạnh của Mỹ, thậm chí các công ty Nhật Bản còn sử dụng công nghệ căn bản của Mỹ rồi sau đó sản xuất những sản phẩm cải tiến hơn). - Những trở ngại lớn nhất đối với đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản chủ yếu là do chi phí kinh doanh cao; các công ty nước ngoài khó thuê được lao động ở Nhật Bản(một phần cũng là do tâm lý không muốn làm việc cho công ty nước ngoài của người Nhật); mạng lưới phân phối phức tạp với những liên minh ngầm và cơ chế nắm cổ phần chéo của các công ty seisan-keiretsu (các tập đoàn kinh tế “Keiretsu”: là một hệ thống kinh tế, và tổ chức kinh doanh kiểu Nhật Bản và thường được hiểu là các tổ hợp hay tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Nhật Bản. Keiretsu là một trong những đặc trưng nhất của nền kinh tế Nhật Bản và thể hiện một sự cạnh tranh sắc bén mà các nước khác khó có thể địch được. Nó tạo ra hàng rào ngăn cản hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường Nhật Bản), điều này gây bất lợi về mặt tổ chức cho các công ty nước ngoài khi đầu tư hoặc làm ăn tại Nhật. Bên cạnh đó sự thiếu tính minh bạch của chính phủ cũng gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư (nhất là khi có tồn tại một mối ràng buộc chặt chẽ giữa chính phủ và các công ty, tập đoàn, tổ chức trong nước). Những chi phí cho công tác hành chính ở Nhật cũng không hề nhỏ: chi phí giấy phép mà các công ty Mỹ phải trả cho Nhật là 18% doanh thu trong khi ở Anh chỉ là 3% và ở Đức là 3%. - Trở ngại về vấn đề luật pháp: Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về luật pháp (đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu) có tính chặt chẽ và bảo hộ cao. Các quy định về hải quan phức tạp, gây nhiều phiền phức và được thực hiện rất máy móc. Để nhập khẩu hàng hóa vào đây, Mỹ nói riêng và các đối tác khác nói chung phải trải qua hàng loạt các khâu như rắc rối và cần nhiều chứng từ (Hoá đơn, vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không, Giấy chứng nhận xuất xứ (khi áp dụng thuế suất nhập khẩu theo WTO), Giấy chứng nhận xuất xứ theo chế độ ưu đai thuế quan (Form A), Phiếu đóng gói, giấy biên nhân vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy phép, giấy chứng nhận, tuỳ theo yêu cầu của luật lệ khác ngoài, Bản kê chi tiết về việc giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng miễn thuế,…). Luật pháp Nhật Bản còn đòi hỏi các đối tác khi nhập khẩu hàng hóa vào Nhật phải có sự chấp nhận xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu để đảm bảo an toàn và y tế cho người dân. (Nhật Bản áp dụng “hình thức phân ngạch trước”. Trình tự quản lý hạn ngạch thuế quan của Nhật Bản rất phức tạp. Nhật Bản lấy việc thiếu kinh nghiệm làm lý do kéo dài việc công bố kết quả phân phối hạn ngạch, ảnh hưởng tới việc triển khai mậu dịch nói chung. Nhật Bản chỉ công bố tên doanh nghiệp giành được hạn ngạch chứ không thông báo rõ số lượng hạn ngạch mà mỗi doanh nghiệp giành được. Vì vậy, người thẩm định hạn ngạch sẽ không có cách nào thông qua đánh giá so sánh tính công bằng của kết quả phân phối. Ngoài ra, thuế suất ngoài hạn ngạch cũng rất cao). Ngoài ra còn có các biện pháp quản lý nhập khẩu ngoài thuế như thiết lập các tiêu chuẩn riêng của Nhật Bản (cả chính thức và không chính thức) như JIS (Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản), JAS (Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) hay Ecomark (Dấu tiêu chuẩn môi trường); những đòi hỏi phải chứng minh kinh nghiệm trong thị trường Nhật Bản. Quy định chế độ cho phép nhập khẩu của Nhật Bản tuy chưa thể hiện sự bất phù hợp với quy tắc WTO, nhưng trong thao tác thực tế vẫn tồn tại cách làm trở ngại đến mậu dịch. Ví dụ, đối với hàng tươi sống, thời gian khi hàng vào cảng đến khi hoàn tất đưa vào lưu thông tương đối dài, rất bất tiện cho vận chuyển hàng tươi sống đóng gói. Luật về trách nhiệm sản phẩm của quốc gia ‘khó tính” này cũng phải được xem xét khi bán hàng hoá tại Nhật ( Luật này có hiệu lực từ tháng 7 năm 1995, quy định trách nhiệm của nhà sản xuất và người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các các thiệt hại do sử dụng sản phẩm bị lỗi, dù lỗi đó là do vô tình hay hữu ý). Những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm được dựng lên và tận dụng tối đa (thể chế kiểm dịch và vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản hết sức phức tạp và khắt khe). Bên cạnh những quy định chính thức, những khó khăn khi thâm nhập thị trường Nhật Bản còn nằm ở những biện pháp gián tiếp như Quyền cấp phép nằm trong tay các hiệp hội sản xuất với số lượng thành viên hạn chế, nhưng có sự ảnh hưởng rất lớn trong thị trường (mà các hiệp hội này lại có mối liên kết với nhau rất chặt chẽ và có tính chất “che chở” cho nhau); lãi suất tiền gửi ngân hàng cao, thu hút tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng, giảm mức tiêu thụ của người dân; hạn chế những giao dịch ngoại tệ, chỉ cho phép một tỷ lệ % nhất định về việc chuyển lợi nhuận bằng ngoại tệ ra nước ngoài; hình thức tổ chức sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa ở Nhật Bản rất rắc rối và có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các và bán lẻ trong nước, (điển hình là sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế “Keiretsu” và hệ thống phân phối, bán lẻ phức tạp), khiến cho hàng hoá nước ngoài rất khó khăn thâm nhập thị trường Nhật Bản, mở rộng đại lý tiêu thụ. Như vậy, để hàng hóa của mình được lưu thông tại Nhật, các doanh nghiệp Mỹ phải trải qua rất nhiều khâu phức tạp về hành chính, phải đáp ứng được hàng loạt những quy định khắt khe hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế, và chi phí cho việc kiểm định tại Nhật cũng không hề nhỏ. - Cơ cấu ngành nghề và chính sách cạnh tranh cũng là những khó khăn mà Mỹ phải đối mặt trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. Do có sự tương trùng nhất định về thế mạnh xuất khẩu của hai nước (cả hai đều tập trung vào xuất khẩu hàng chế tạo (máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng), các sản phẩm công nghệ cao tập trung nhiều tri thức và nhân lực), cuộc cạnh tranh của mặt hàng Mỹ và Nhật trên thị trường nội địa hai nước rất gay gắt. Với các mặt hàng không phải thế mạnh của mình, Nhật luôn duy trì việc hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản và dịch vụ - vốn là thế mạnh của Mỹ. Dù về mặt số liệu, Nhật phải chịu thâm hụt thương mại dịch vụ với Mỹ và đồng thời nhập khẩu hơn 32% giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Mỹ trên toàn thế giới vào đầu những năm 90 (đến cuối những năm 90, hàng nông sản chiếm 20% tổng mức nhập khẩu của Nhật Bản từ Mỹ), nhưng trên thực tế, Nhật không hẳn đã mở cửa thị trường của mình, nhất là về dịch vụ, khi mà hai lĩnh vực mà Mỹ có thặng dư thương mại lớn nhất với Nhật Bản là giáo dục và du lịch – hai hoạt động diễn ra ngay tại Mỹ. Như vậy, trong khi thị trường Hoa Kỳ tương đối mở cửa với hàng hóa của Nhật thì về phía mình, chính phủ Nhật lại áp dụng những chính sách hạn chế (thậm chí là cấm) nhập khẩu và đầu tư từ nước ngoài, đồng thời có các quy định chính thức nhằm bảo trợ sản xuất trong nước và phân biệt đối xử đối với hàng ngoại nhập. Sự bất công này đã dẫn đến tình trạng hàng hóa Nhật tràn lan trên thị trường Mỹ đặc biệt trong những năm 90s còn Mỹ thì luôn phải vất vả giải quyết các rào cản thương mại từ đối tác, kéo theo một khoản thâm hụt khổng lồ tăng dần theo các năm cho Mỹ trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. 2. Tại sao mỹ lại áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật? Và Nhật đã có phản ứng gì trước thái độ đó của Mỹ?  Tại sao Mỹ lại áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật? - Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ khoản thâm hụt khổng lồ mà Mỹ phải gánh chịu trong quan hệ thương mại với Nhật. Việc hàng hóa Nhật tràn lan trên thị trường Mỹ gây tổn thất lớn cho các công ty, doanh nghiệp của Mỹ, nhất là khi hàng hóa Nhật vừa có chất lượng, lại vừa có giá thành rẻ hơn so với hàng hóa Mỹ (dù giá thành sản xuất trong nược của Nhật tương đối đắt đỏ nhưng nước này đã chọn giải pháp đầu tư mạnh vào Mỹ - chiếm 42-50% tổng mức đầu tư của Nhật trong giai đoạn 1985-1996 (Bộ Tài chính Nhật Bản), trong năm 2000, FDI của Nhật vào Mỹ là hơn 150 triệu dollar). Để cân bằng, bên cạnh một số các biện pháp thuế quan nhất định, Mỹ sử dụng luật chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật. - Mỹ là một thành viên tích cực của WTO, đặc biệt thỏa thuận giảm thuế quan của vòng đàm phán Uruguay khiến Mỹ khó áp dụng các biện pháp thuế quan cho hàng hóa nước ngoài để bảo vệ nền kinh tế trong nước, như vậy sẽ là đi ngược lại “tự do thương mại” mà Mỹ luôn muốn các nước, đặc biệt là các nền kinh tế có phần khép kín như Nhật, đi theo. Do vậy, luật chống bán phá giá trở thành một biện pháp hữu hiệu hơn để vừa bảo vệ kinh tế, vừa đem lại lợi nhuận cho đất nước (từ các khoản bồi thường thắng kiện hoặc từ nguồn thu thuế bán phá giá). - Áp dụng luật chống bán phá giá cũng là một trong những cách để chính phủ Mỹ gây sức ép, buộc Nhật mở cửa hơn nữa thị trường trong nước, cũng là biện pháp trả đũa cho hành động hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ nói riêng và các nước khác nói chung (Nhật đánh thuế cao các mặt hàng đặc biệt là hangnông sản của Mỹ như thịt bò – 38%, cam – 32%, phomat – 40%, theo USTR (Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ) năm 2001). - Trên thực tế, giá cả của Nhật Bản cao hơn Mỹ trung bình 37% (1999) do Nhật Bản là nước mạnh tay trong việc bảo hộ kinh tế trong nước bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, đồng thời giá nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất trong nước cao (do khan hiếm), giá lao động ở đây cũng ko hề thấp, điều này tạo cho Mỹ bằng chứng về hành động bán phá giá hàng hóa của Nhật Bản trên thị trường Mỹ. - Mỹ là quốc gia “nổi tiếng” về luật chống bán phá giá và là nước tiến hành nhiều vụ điều tra và kiện bán phá giá (Theo thống kê của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC), trong giai đoạn từ 1 tháng 1 năm 1980 đến 31 tháng 12 năm 2001, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra 910 vụ kiện bán phá giá vào nước này, trung bình 41 vụ/năm, trong đó đã áp thuế chống bán phá giá đối với 399 vụ. Cũng trong thời gian này, có 340 vụ được điều tra theo Luật chống trợ giá, trung bình 15 vụ/năm, trong đó 153 vụ bị áp thuế chống trợ giá). Việc Mỹ áp dụng luật chống bán phá giá cũng tùy thuộc một phần vào sức mạnh của nước đối tác và tình hình nền kinh tế trong nước. Đối thủ cạnh tranh (trong các lĩnh vực) càng mạnh thì càng có nguy cơ bị Mỹ áp thuế hoặc kiện. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế Hoa Kỳ đang mạnh, ngành công nghiệp trong nước thường khó chứng minh bị thiệt hại vật chất khi nghi ngờ đối thủ có hành động bán phá giá,- một điều kiện để thắng kiện; do vậy, họ ít kiện hơn. Ngược lại, khi kinh tế yếu, số vụ kiện đòi bồi thường thương mại thường tăng lên.  Phản ứng của Nhật trước thái độ của Mỹ: Việc Mỹ áp dụng luật chống bán phá giá vào hàng hóa Nhật gây tổn hại lớn trong thương mại Nhật Bản do Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật. Thời gian gần đây, cùng với cố gắng độc lập hơn so với Mỹ, các phản ứng của Nhật cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Trước đây, phản ứng của các doanh nghiệp nước này chỉ dừng ở từ chối hợp tác với Bộ Thương mại Mỹ trong việc tiến hành điều tra bán phá giá (như trong ngành siêu máy tính, vụ công ty Cray Rearch của Mỹ kiện công ty NEC Corp của Nhật bán phá giá siêu máy tính phục vụ dự báo thời tiết cho Quỹ khoa học quốc gia Mỹ). Nhưng việc sử dụng các biện pháp song phương lại chủ yếu mang lại bất lợi cho Nhật do mối quan hệ phụ thuộc vào Mỹ từ lâu, do đó, những năm gần đây, Nhật đã tích cực tìm kiếm các biện pháp đa phương mà điển hình là sử dụng cơ chế hòa giải tranh chấp của WTO (đặc biệt cơ chế này loại trừ khả năng Mỹ tiến hành các biện pháp đơn phương), và đã có những thắng lợi nhất định. Ví dụ như trong vụ tranh chấp thương mại hai nước liên quan cách tính thuế chống bán phá giá “quy về không” (Zeroing) (1) của Washington đối với các sản phẩm thép và vòng bi của Nhật Bản, ngày 24/4/09, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra phán quyết chống lại Mỹ trong vụ tranh chấp thương mại này. Trước đó, vào năm 2005, Nhật Bản lần đầu tiên áp dụng lệnh trừng phạt qua mức thuế đối với thép và các sản phẩm công nghiệp của Mỹ xuất khẩu sang Nhật với giá thấp hơn giá nội địa (sau khi Nhật Bản cùng Canada và EU đã đạt được sự thỏa thuận của WTO cho phép tăng mức thuế tương đương 72% doanh thu mà Mỹ thu được nhờ luật chống