Quốc danh chính thức: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (gọi tắt là Anh) (tên tiếng Anh United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, gọi ngắn là United Kingdom, viết tắt là UK). Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen bao gồm 4 phần chính là. Ngoài ra Vương quốc Anh (England), Scotland, xứ Wales và Bắc AilenLiên hiệp Anh và Bắc Ireland còn bao gồm một số hòn đảo và quần đảo khác tại nhiều nơi trên thế giới.Thủ đô: London
45 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4977 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ đề: Văn Hóa Đàm Phán Của Nước Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 6/7/2014 ‹#› Chủ đề: Văn Hóa Đàm Phán Của Nước Anh VĂN HÓA ĐÀM PHÁN CỦA NƯỚC ANH III/ TÍNH CÁCH VÀ VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA NGƯỜI ANH IV/PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI ANH SO VỚI CÁC NƯỚC KHÁC V/ MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI ANH I/ SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC ANH II/ GiỚI THIỆU VỀ VĂN HÓA ANH I/ SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC ANH Quốc danh chính thức: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen (gọi tắt là Anh) (tên tiếng Anh United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, gọi ngắn là United Kingdom, viết tắt là UK). Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen bao gồm 4 phần chính là. Ngoài ra Vương quốc Anh (England), Scotland, xứ Wales và Bắc AilenLiên hiệp Anh và Bắc Ireland còn bao gồm một số hòn đảo và quần đảo khác tại nhiều nơi trên thế giới.Thủ đô: London Ngôn ngữ: Tiếng Anh: EnglandVị trí: Nằm ở Tây Bắc Âu, giáp Cộng hòa Ireland.Khí hậu: Ôn hòa với lượng mưa tương đối lớn, thường có bão tuyết và lũ lụt.Dân số: Khoảng hơn 60 triệu ngườiDiện tích: Khoảng 250.000 km2Kinh tế: Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Năm 2012, Anh là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. Anh nổi bật là một trong những nền kinh tế toàn cầu hóa nhất thế giới. Thủ đô Luân Đôn là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới cùng với New York và TokyoChính trị: Chế độ quân chủ lập hiến. Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện. Quyền hành pháp do Thủ tướng (Thủ tướng đương nhiệm là David Cameron) và các bộ trưởng đảm nhận nhân danh Hoàng gia (người đứng đầu Hoàng gia hiện nay là Nữ hoàng Elizabeth II).Quan hệ đối ngoại: Anh là thành viên của các tổ chức OECD, WTO… Anh lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 1/9/1973.Đơn vị tiền tệ: Pound (bảng Anh) Thủ tướng David Cameron Nữ hoàng Elizabeth II Bản đồ vương quốc Anh Bảng Anh ( Pound) II/ GiỚI THIỆU VĂN HÓA NƯỚC ANH Ẩm THỰC LỄ HỘI ÂM NHẠC KiẾN TRÚC THỂ THAO 1/ Kiến trúc:Thành phố York nhỏ xinh nổi tiếng nổi tiếng với nhà thờ The Minster, là nhà thờ cổ lớn nhất châu Âu với kiến trúc cổ đại lớn nhất ở Anh được xây trong suốt 25 năm. Đại giáo đường The Minster là nơi lưu giữ 128 bức tranh vẽ màu trên các cửa kính bốn phía nhà thờ được chế tạo từ thế kỷ thứ 12. Trong đó riêng cửa phía đông là bức tranh màu vẽ trên cửa kính lớn nhất nước Anh. Cũng chính tại nơi đây, nhiều hoàng đế La Mã đã lên ngôi, để lại cho thánh đường một dấu ấn lịch sử hết sức sâu đậm. Thành York được mệnh danh là thành cổ đẹp nhất châu Âu với bức tường bao bọc xung quanh dài tới 5km, thành York trước đây từng là bờ chắn bảo vệ thành phố khỏi sự xâm lăng của người Viking, Dane và Norman...Ở mạn thành Nam, du khách có thể phóng tầm mắt tới hai con sông lớn của thành York. Sông Duse và sông Foss, nơi đây từng là một bến cảng phát triển sầm uất. Trong thành York còn có trung tâm chế tạo dụng cụ cùng nhiều khu nhà kiến trúc theo kiểu Georgia, học viện Saint-WIliam cổ kính, trung tâm mua bán của người Yorvik-Vikinos hay khu phố cổ lát đá quanh co với các cửa hàng xinh xắn và các căn nhà mang kiến trúc Tudor với 2 màu đen trắng đặc trưng, nhà nào cũng trồng hoa trước cửa mà hình như hoa nở quanh năm Phố Shambles ở York gần đây được bình chọn là con phố đẹp nhất ở Anh. Nằm ở trung tâm thành phố York, phốShamples được mệnh danh là con phố Trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở châu Âu. Nó có từ đầu thời kỳ Trung cổ và từng được nhắc tới trong cuốn sách Domesday với niên đại hơn 900 tuổi. Xưa kia, nơi đây vốn là một khu phố buôn bán sầm uất. Mặt hàng được kinh doanh ở phố Shambles chính là thịt động vật như lợn, bò, cừu. Từ khi được xây dựng lại những năm 1400, con phố vẫn giữ được phong cách kiến trúc đặc trưng thời Trung cổ: những bức tường thô, nhà cửa san sát thiết kế bằng gỗ sồi, đường lát gạch. 2/ ẩm thực:Là đất nước đa sắc tộc nên ẩm thực ở Anh tương đối phong phú. Xứ sở sương mù nổi tiếng với những món ăn không quá cầu kì nhưng nhiều năng lượng. Người Anh thường được biết đến với món “fish and chips” (cá sốt và khoai tây rán) nổi tiếng vào những bữa ăn ngày Chủ nhật. Các món ăn truyền thống của người Anh thường là sự phối hợp giữa thịt, khoai tây, và rau cải (meat and two veg) chả hạn như mónSunday roast hay Sunday dinner, một bữa ăn, thường được thưởng thức vào trưa chủ nhật ở nhà, trong pub hay là trong quán ăn 3/ Lễ hội:Bog Snorkeling ( Bơi trong đầm lầy)Những người tham gia được mặc áo kín người để tránh nước bùn, đeo ống thở. Ngày Straw Bear (Strawboer) Là một ngày lễ truyền thống của nước Anh được tổ chức vào ngày 7/1 hàng năm tại vùng Fenland nhỏ bé ở các khu vực biên giới Huntingdonshire và Cambridgeshire, gồm Ramsey Mereside.Vào ngày này mọi người sẽ mặc chiếc áo rơm che kin người và nhẩy múa trên đường. Lễ hội lăn pho mát :Theo quy định của sự kiện này, có khoảng 20 quý ông đuổi theo một chiếc pho mát bằng cách lăn xuống vách núi hoặc nhào lộn cho đến khi nhặt được miếng phó mát. Người nhặt được miếng phó mát nhanh nhất sẽ được tặng quà của người tổ chức. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn hoá dân gian quốc gia và ở mức vùng, liên quan tới ngày này, như nhảy Morris, nhảy Maypole, Rapper sword ở Đông Bắc., Điệu nhảy Morris 4/ Âm nhạc:Âm nhạc là một phần rất quan trọng trong văn hóa Vương quốc Anh. Cho dù bạn chỉ nghe nhạc hay chơi nhạc, bạn sẽ gặp đủ các thể loại âm nhạc từ pop, rock, electro, hip-hop, cổ điển, dân ca, jazz, opera và nhiều nữa. 5/ Thể thao: Là quê hương của môn thể thao vua, Anh hiện là một trong những đất nước có nền bóng đá phát triển mạnh nhất thế giới. Hẳn nhiên, đây cũng là môn thể thao phổ biến và được yêu thích nhất tại đất nước này. Nhiều giải đấu được diễn ra sôi nổi nối tiếp xuyên suốt năm và được theo dõi bởi những người yêu bóng đá khắp hành tinh. Những câu lạc bộ như MU, Liverpool, Arsenal, Chelsea…sở hữu những ngôi sao bóng đá hàng đầu hiện nay. Ngoài ra bóng chày là môn thể thao chính vào mùa hè ở Vương quốc Anh. Bên trong Sân vận động Wembley, sân vận động đắt nhất từng được xây dựng Đội tuyển Anh giành chiến thắng trước Úc trong 2009 Ashes series tạiLord's Cricket Ground Đội tuyển rugby union Anh giành chiến thắng tại 2003 Rugby World Cup III/ Tính cách và văn hóa trong kinh doanh của người Anh: 1/ Tính cách của người Anh: Có tinh thần dân tộc cao, họ tự hào về vương quốc Anh. Người Anh thường quan tâm đến địa vị hoặc tầng lớp, họ là người thẳng thắn nhưng khiêm tốn. Cách giao tiếp của họ có thể suồng sã nhưng vẫn giữ sự khiêm tốn. Người Anh khá nghi thức và đôi khi họ thích làm việc với những người hoặc công ty mà họ biết. Yêu thích những thứ tinh tế trong cuộc sống. Lãng mạn, yêu thể thao, nghệ thuật, thích vui chơi giải trí. Người Anh được coi là kín đáo, dè dặt trong lối cư xử, cách ăn mặc cũng như lời nói. Họ nổi tiếng về thái độ lịch sự, tính nguyên tắc và đặc biệt là tính hài hước. Ngưỡng mộ tính logic, trí thông minh, sự thông thái. 2/ Văn hóa trong kinh doanh của người Anh: Cách chào hỏi: Người Anh khá dè dặt trong cách chào hỏi. Ở trường học hay ở chỗ làm thì câu chào hỏi thông thường nhất là “Hello”, “Hi”, “Good morning”. Ngoài ra cũng còn những cách chào hỏi khác.+ Bắt tay: Là cách chào hỏi thông thường nhất giữa người Anh với nhau. Bắt tay cũng trở thành một hình thức giao tiếp khi bạn được giới thiệu với một người khác.+ Hôn: Hôn nhẹ vào má là cách chào nhau của những người bạn thân khi lâu ngày mới gặp nhau. Lời mời:Những lời mời như “Drop in anytime” (Hãy đến thăm tôi vào bất cứ lúc nào), hay “Come see me soon” (Đến thăm tôi vào một ngày gần nhất nhé) thường là những lời mời thông dụng ở Anh nhưng hiếm khi được hiểu theo nghĩa đen. Thông thường nếu được mời bạn nên gọi điện trước khi đến thăm người đó. Nếu bạn được mời qua thiệp hay thư mời thì bạn nên trả lời người mời bạn là bạn có đến được hay không.Đừng bao giờ nhận lời mời nếu bạn không muốn đi. Bạn có thể từ chối bằng cách nói rằng: “Thank you for inviting me, but I will not be able to come” (Cám ơn đã mời tôi nhưng có thể tôi sẽ không đến được). Nếu sau khi đã nhân lời mời mà không di được thì bạn nên goi điện càng sớm càng tốt để thông báo là bạn không đến được và nhớ nói lời xin lỗi.Khi được mời dùng bữa bạn nên có quà cho chủ nhà. Hoa, sôcôla hay một món quà nhỏ là phù hợp. Bạn có thể gửi thiệp cám ơn hoặc gọi điện để thể hiện cảm kích của mình khi được mời Giao tiếp:Hầu hết người Anh nói vừa phải, kiểm soát được giọng nói của mình, không nói to và không hoa chân múa tay.Không phải tất cả người Anh đều ăn nói lưu loát nhưng bạn nên nói câu hoàn chỉnh và cuối câu bạn nên hạ thấp giọng.Hài hước đóng một vai trò quan trọng khi đàm phán trong kinh doanh. Người Anh cũng thường dùng lời nói mỉa mai để châm chọc lại đối thủ của mình hoặc để thể hiện sự không đồng ý hoặc bày tỏ thái độ coi khinh.Khi người Anh quyết định kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với bạn thì họ thường thẳng thắn và không ngần ngại nói ra suy nghĩ của mình. Họ cũng sẽ không ngần ngại nói “không” khi quyết định không hợp tác kinh doanh với bạn, tất nhiên họ sẽ nói với thái độ lịch sự.Người Anh không thích những cuộc thảo luận om sòm, to tiếng. Nếu cuộc tranh luận đang trở nên căng thẳng ở mức đỉnh điểm thì họ thường uống một chút rượu hay xin lỗi và đi ra ngoài. Thái độ đối với giờ giấc: Người Anh rất coi trọng sự đúng giờ. Nếu bạn hẹn gặp một người Anh lúc 3 giờ thì chắc chắn anh ta sẽ có mặt ở nơi hẹn đúng 3 giờ. Vì người Anh rất coi trọng thời gian nên nhịp độ cuộc sống của họ rất hối hả. Ở Anh tất cả mọi người đều cố gắng đến đúng giờ. Bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu bạn chỉ đến muộn một vài phút. Nếu bạn không thể đến đúng giờ hãy gọi điện trước cho người bạn hẹn gặp và hỏi anh ta rằng như thế có phiền tới anh ta không và nói lời xin lỗi. Sau đây là một vài lưu ý cần nhớ:+ Bạn nên đến đúng giờ hẹn với giám đốc, giáo sư hay các chuyên gia.+ Bạn có thể đến bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian diễn ra bữa tiệc cocktail hoặc tiệc chiêu đãi.+ Bạn nên đi sớm hơn một vài phút nếu đó là một cuộc họp, một buổi xem phim, nghe hoà nhạc hoặc đám cưới.+ Nếu bạn đựơc mời đến nhà một người Anh dùng bữa lúc 7.30 thì bạn không nên đến đúng giờ mà nên đến muộn hơn từ 10 đến 15 phút. Cách ăn mặc:Cách ăn mặc thích hợp nhất của các doanh nhân là quần áo vét, hoặc áo sơ mi. Tuy nhiên cần lưu ý những điều sau trong cách ăn mặc (đặc biệt đối với các nam doanh nhân)+ Không để bút chì, bút hoặc bất cứ thứ gì trong túi áo sơ mi hoặc áo vét.Tuy nhiên nếu muốn có thể để để một chiếc khăn tay lụa trong túi áo vét.+ Không đeo cà vạt loè loẹt+ Không đeo cà vạt có sọc chéo vì mọi người sẽ nghĩ bạn là thành viên của một tổ chức quân đội và người ta có thể sẽ hỏi bạn là cà vạt bạn đeo có ý nghĩa gì. Cách ăn uống:Người Mỹ thường dùng dĩa để cắt thức ăn sau đó lại chuyển sang dĩa khác để ăn nhưng đây được coi là hành động thiếu lịch sự và không đẹp mắt trong văn hoá ăn uống của người Anh. Vì vậy khi đến Anh hãy tập dùng dao bằng tay phải và lấy thức ăn bằng dĩa ở tay trái.Giữ đầu sắc và nhọn của dao luôn hướng xuống phía dưới.Thông thường các bữa ăn trong kinh doanh được tổ chức ở một quán rượu và bữa ăn sẽ chỉ là một bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên những doanh nhân cấp cao thường ăn ở những nhà hàng sang trọng hoặc ăn tại phòng ăn dành cho quan chức cấp cao của công ty. Bữa ăn thường được kéo dài từ 7 giờ đến 11 giờ tối.Nếu bạn được mời thì bạn là người chủ động kết thúc bữa ăn vì chủ nhà sẽ không muốn kết thúc bữa ăn trước. Tặng quà: Tặng quà không là một phần thuộc văn hoá kinh doanh của người Anh. Điều này có nghĩa là các doanh nhân Anh ít khi nhận quà biếu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tặng quà có giá trị nhỏ như bút, sách, hoa, rượu… Đặc biệt tránh tặng những món quà có giá trị lớn như vàng bạc, trang sức, đồ gốm sứ…Khi tặng hoa, cần tránh tặng những hoa sau: hoa hồng đỏ, hoa li trắng, hoa cúc. IV/PHONG CÁCH ĐÀM PHÁN CỦA NGƯỜI ANH SO VỚI CÁC NƯỚC KHÁC: 34% phát ngôn của các nhà kinh doanh Trung Quốc trong đàm phán là câu hỏi và mang tính trao đổi thông tin. Nhật Bản có thể xem là nước có phong cách đàm phán lịch sự và nhẹ nhàng nhất. Hàn Quốc sử dụng nhiều câu mệnh lệnh, đe dọa,không bao giờ để thời gian chết trong cuộc đàm phán. Mỹ và Đức sử dụng nhiều hành vi và ngôn ngữ không lời, các cử chỉ và điệu bộ không quá nhẹ nhàng nhưng cũng không quá nóng nảy. Pháp là nước có phong cách đàm phán nóng nảy nhất, sử dụng nhiều các câu mệnh lệnh và đe dọa nhất. Thường xuyên ngắt lời đối tác và rất hay nói “ không” Người Anh có xu hướng hỏi rất ít. V/ MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÀM PHÁN VỚI NGƯỜI ANH: + Không chào tất cả mọi người bằng một nụ hôn. Hôn chỉ dành cho bạn thân hoặc những người họ hàng với nhau. + Bắt tay: Khi được giới thiệu với một người khác bạn nên dùng tay phải để bắt tay và bắt lấy tay phải của người đó. + Tránh nói to ở nơi công cộng + Sẽ là bất lịch sự nếu bạn liếc nhìn ai ở nơi công cộng. + Không hỉ mũi ở nơi công cộng. + Không vỗ lưng hoặc ôm hôn. + Không phát ra tiếng “ợ” khi ăn xong. Nếu bạn không thể kìm nén được thì nên che miệng lại và nói xin lỗi mọi người ngay sau đó. + Không nói khi miệng đầy thức ăn. Nếu không bạn sẽ coi là bất lịch sự. + Không hỏi những câu hỏi cá nhân hoặc câu hỏi quá riêng tư. + Người Anh tôn trọng sự riêng tư. Vì vậy, bạn không nên nỏi những câu như: “Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?”, “Bạn nặng bao nhiêu cân?” hay “Tại sao bạn chưa kết hôn?”.