Việc chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính và nguồn số liệu
từng chỉ tiêu phải bảo đảm tính khoa học, tức là dựa trên những căn cứ lý
thuyết kinh tế chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý thuyết thống kê (lý
thuyết về phân tổ, các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, chỉ số thống
kê, liên hệ tƣơng quan.) phải bảo đảm tính khoa học.
2. Phù hợp với thực tế Việt Nam
Nguyên tắc này đƣợc xét theo 3 mặt chủ yếu:
Một là, phù hợp với quy định của Việt Nam. Quy định của Việt Nam
đƣợc thể hiện trên nhiều điểm, nhƣng xét những quy định chung có liên quan
đến hoạt động thống kê, thì có hai điểm đáng lƣu ý.
- Kinh tế thị trƣờng mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa. Nhà nƣớc không chỉ quản lý nhà nƣớc thông thƣờng (tạo hành
lang pháp lý, kiểm tra, thanh tra) mà còn thực hiện việc quản lý điều hành kinh
tế vĩ mô, thậm chí còn chia làm nhiều cấp quản lý (Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã);
đối với kinh tế nhà nƣớc, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc, nhà
nƣớc còn quản lý một số vấn đề vi mô. Việc phân tổ thống kê, ngoài phân tổ
thông thƣờng còn phải quan tâm đến phân tổ theo thành phần kinh tế (kinh tế
nhà nƣớc, kinh tế ngoài nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài); phân tổ
theo cấp quản lý; phân tổ theo địa bàn tỉnh/thành phố.
- Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ (nay thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ) không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật. Việc ban hành các văn bản quy phạm phát luật về thống kê, từ Hệ thống
chỉ tiêu đến chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ
sở, chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với xã/ phƣờng/ thị trấn, Chƣơng
trình điều tra thống kê quốc gia, các bảng phân loại thống kê đều phải do Thủ
tƣớng Chính phủ ra Quyết định (Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê chỉ
đƣợc ban hành các Quyết định điều tra thống kê)
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phương pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
96
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 2.1.9-TC06
CHUẨN HOÁ KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP TÍNH,
NGUỒN SỐ LIỆU CỦA TỪNG CHỈ TIÊU TRONG HỆ THỐNG
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA
1. Cấp đề tài : Tổng cục
2. Thời gian nghiên cứu : 2006
3. Đơn vị chủ trì : Tổng cục Thống kê
4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê
5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Văn Tiến
6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:
TS. Lê Mạnh Hùng CN. Đào Ngọc Lâm
ThS. Đồng Bá Hƣớng TS. Đỗ Thức
CN. Phạm Thành Đạo CN. Nguyễn Văn Nông
CN. Phạm Quang Vinh CN. Vũ Văn Tuấn
CN. Trần Thị Hằng CN. Nguyễn Thị Liên
ThS. Nguyễn Bích Lâm PGS. TS. Tăng Văn Khiên
ThS. Nguyễn Phong CN. Đào Thị Kim Dung
CN. Chu Hải Vân ThS. Đỗ Trọng Khanh
CN. Lê Hoàng Minh Nguyệt
7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,3 / Xếp loại: Khá
97
I. YÊU CẦU CỦA VIỆC CHUẨN HÓA
Căn cứ vào lý luận và thực tiễn đã đề cập của đề tài, Ban Chủ nhiệm đề
xuất một số yêu cầu mang tính nguyên tắc trong việc chuẩn hoá nhƣ sau:
1. Bảo đảm tính khoa học của việc chuẩn hoá
Việc chuẩn hoá khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính và nguồn số liệu
từng chỉ tiêu phải bảo đảm tính khoa học, tức là dựa trên những căn cứ lý
thuyết kinh tế chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý thuyết thống kê (lý
thuyết về phân tổ, các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, chỉ số thống
kê, liên hệ tƣơng quan...) phải bảo đảm tính khoa học.
2. Phù hợp với thực tế Việt Nam
Nguyên tắc này đƣợc xét theo 3 mặt chủ yếu:
Một là, phù hợp với quy định của Việt Nam. Quy định của Việt Nam
đƣợc thể hiện trên nhiều điểm, nhƣng xét những quy định chung có liên quan
đến hoạt động thống kê, thì có hai điểm đáng lƣu ý.
- Kinh tế thị trƣờng mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa. Nhà nƣớc không chỉ quản lý nhà nƣớc thông thƣờng (tạo hành
lang pháp lý, kiểm tra, thanh tra) mà còn thực hiện việc quản lý điều hành kinh
tế vĩ mô, thậm chí còn chia làm nhiều cấp quản lý (Trung ƣơng, tỉnh, huyện, xã);
đối với kinh tế nhà nƣớc, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc, nhà
nƣớc còn quản lý một số vấn đề vi mô. Việc phân tổ thống kê, ngoài phân tổ
thông thƣờng còn phải quan tâm đến phân tổ theo thành phần kinh tế (kinh tế
nhà nƣớc, kinh tế ngoài nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài); phân tổ
theo cấp quản lý; phân tổ theo địa bàn tỉnh/thành phố.
- Tổng cục Thống kê là cơ quan thuộc Chính phủ (nay thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tƣ) không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp
luật. Việc ban hành các văn bản quy phạm phát luật về thống kê, từ Hệ thống
chỉ tiêu đến chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ
sở, chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với xã/ phƣờng/ thị trấn, Chƣơng
trình điều tra thống kê quốc gia, các bảng phân loại thống kê đều phải do Thủ
tƣớng Chính phủ ra Quyết định (Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê chỉ
đƣợc ban hành các Quyết định điều tra thống kê).
Đây là những điểm khác biệt lớn trong công tác thống kê giữa Việt Nam
và các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng khác.
98
Hai là, có tính khả thi trong thực tế. Xét theo ý nghĩa này, thì nhiều chỉ
tiêu phải có tiến độ công bố ngắn hơn (có nhiều chỉ tiêu tháng, quý); phạm vi
chỉ tiêu phải chọn đại diện suy rộng đến nhiều cấp (ngoài cả nƣớc, còn phải
tính cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), nên rất tốn kém về nguồn lực.
Ở đây nêu một số ví dụ để chứng minh:
Về Dân số có các chỉ tiêu sau đây:
+ Dân số hàng năm,
+ Số hộ,
+ Tỷ suất sinh thô,
+ Tổng tỷ suất sinh,
+ Tỷ suất chết thô,
+ Tỷ suất tăng dân số (chung, tự nhiên),
+ Tỷ suất nhập cƣ, xuất cƣ, tỷ suất di cƣ thuần,
Các chỉ tiêu trên đƣợc thực hiện qua Tổng điều tra 10 năm một lần, còn
hàng năm chỉ điều tra mẫu và chỉ suy rộng đến cấp tỉnh, trong khi cấp huyện,
cấp xã cũng có nhu cầu về chỉ tiêu này.
+ Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh không làm đƣợc hàng năm mà chỉ
2 năm một lần phục vụ tính HDI;
+ Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ,
+ Số năm đi học trung bình của dân số,
Các chỉ tiêu này chỉ thông qua Tổng điều tra dân số 10 năm 1 lần. Ngay
việc phân tổ cũng phải 10 năm mới phân tổ theo dân tộc, theo tôn giáo, còn 5
năm chỉ phân tổ đƣợc giới tính, nhóm tuổi, thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố.
Ba là, Giải thích phải bảo đảm dễ hiểu, phù hợp với thói quen của ngƣời
sử dụng tin. Chẳng hạn các chỉ tiêu giá trị sản xuất, tổng mức bán lẻ, giảm tỷ
lệ nghèo hàng năm....
3. Vừa có tính kế thừa, vừa cập nhật kiến thức mới
Cần kế thừa những quy định về khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính,
nguồn số liệu đã đƣợc sử dụng mà đến nay vẫn còn đúng.
Đối với những chỉ tiêu về nội dung và phƣơng pháp tính đã những thay
đổi thì cần cập nhật những kiến thức mới nhất.
99
4. Phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
Những khái niệm, nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu các chỉ
tiêu thống kê của Việt Nam phải cơ bản phù hợp với chuẩn mực và thông lệ
quốc tế. Thực hiện nguyên tắc này là để bảo đảm:
- Cung cấp thông tin cho các nƣớc, các tổ chức quốc tế theo cam kết với
quốc tế của Chính phủ, của Tổng cục Thống kê, kể cả nội dung chỉ tiêu, các
bảng phân loại thống kê...
- Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi muốn hoạt động
đầu tƣ, thƣơng mại với Việt Nam.
- So sánh quốc tế về những chỉ tiêu thống kê chủ yếu đƣợc thể hiện ở
các ấn phẩm của các Tổ chức Thống kê và các Tổ chức quốc tế khác, kể cả về
chỉ tiêu, về nội dung, phƣơng pháp tính...
5. Nội dung, phƣơng pháp tính các chỉ tiêu sau khi đƣợc chuẩn hoá sẽ là
chuẩn mực đƣợc áp dụng thống nhất trong cả nƣớc
Đây là một nguyên tắc quan trọng để bảo đảm tính thống nhất của hoạt
động thống kê. Trong trƣờng hợp còn quan điểm khác nhau giữa các vụ, các
Cục Thống kê, giữa các ngành, thì Tổng cục Thống kê quy định để bảo đảm
tính thống nhất.
II. NỘI DUNG CHUẨN HÓA
Mỗi chỉ tiêu đƣợc chuẩn hoá theo các nội dung sau đây:
1. Mục đích, ý nghĩa của chỉ tiêu
Có 2 nội dung chủ yếu:
- Mục đích, ý nghĩa trực tiếp của chỉ tiêu, tức là phản ánh tình hình kinh
tế - xã hội, phục vụ đánh giá, quản lý điều hành, chẳng hạn: phản ánh quy
mô, tốc độ, mối quan hệ tỷ lệ để xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch
dài hạn và hàng năm, để xây dựng các chính sách.
- Mục đích, ý nghĩa gián tiếp của chỉ tiêu: chỉ tiêu này dùng để tính toán
các chỉ tiêu thống kê nào hoặc kết hợp với các chỉ tiêu thống kê khác sẽ có ý
nghĩa ra sao.
Chẳng hạn: đối với chỉ tiêu vốn đầu tƣ thì:
+ Mục đích, ý nghĩa thứ nhất: vốn đầu tƣ là yếu tố vật chất trực tiếp
quyết định tốc độ tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện
môi trƣờng, làm cơ sở để xác định nguồn vốn có thể khai thác; cơ cấu phân
bổ nguồn vốn; xác định tốc độ tăng trƣởng kinh tế...
100
+ Mục đích, ý nghĩa thứ hai: Làm cơ sở để tính các chỉ tiêu nhƣ: vốn
đầu tƣ thực hiện so với GDP, hệ số sử dụng vốn đầu tƣ (ICOR), xác định tác
động của yếu tố vốn đối với tăng trƣởng kinh tế....
2. Khái niệm chỉ tiêu
Rà soát tất cả khái niệm về chỉ tiêu, hiện có trong các phƣơng án điều
tra, trong các chế độ báo cáo hiện hành, trong các từ điển thống kê, từ điển
phổ thông, từ điển kinh tế, các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết
định, Thông tƣ (đƣợc thể hiện ở phần giải thích từ ngữ), các quan niệm của
quốc tế để chuẩn hoá. Nếu có sự khác nhau giữa các văn bản trên, thì lựa
chọn, kết hợp để quy định thành khái niệm, nhằm thống nhất sử dụng.
Chẳng hạn: Tỷ lệ che phủ rừng với mục đích chính là nói về môi trƣờng,
nên đƣợc tính là diện tích đất có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) so với
tổng diện tích đất, không nên hiểu là chỉ tính rừng trồng đã khép tán (độ che
phủ rừng), đã đƣợc nghiệm thu chuyển cho bộ phận quản lý khai thác.
3. Nội dung, phƣơng pháp tính, công thức tính
Đối với những chỉ tiêu thống kê ngoài khái niệm nếu có những nội dung
cần đƣợc cụ thể hoá, phƣơng pháp tính và công thức tính thì cần có quy đinh
cụ thể. Cách làm cũng giống nhƣ trên.
Chẳng hạn đối với chỉ tiêu HDI, ngoài khái niệm còn cần phải nêu nội
dung, phƣơng pháp tính, công thức tính chỉ số tổng hợp, các chỉ số thành
phần, trong những trƣờng hợp cần thiết có thể nêu thí dụ để minh hoạ cho dễ
hiểu.
4. Phân tổ chủ yếu
Cần nêu các phân tổ chính. Đối với những phân tổ mà nội dung ngắn
gọn thì nêu cụ thể; đối với những phân tổ phức tạp thì cần nêu quy định hiện
hành về phân tổ đó. Các phân tổ này có thể sẽ thay đổi, nên trong bản chuẩn
hoá chỉ tiêu chỉ nêu chung theo văn bản nào, còn chế độ báo cáo hay phƣơng
án điều tra mới trích dẫn cụ thể.
5. Nguồn số liệu
Nguồn số liệu của từng chỉ tiêu đƣợc trình bầy theo quy trình thu thập
thông tin của chỉ tiêu. Tùy theo chỉ tiêu để xét nguồn số liệu theo các cách
sau đây:
101
- Thu từ kênh nào: kênh Bộ/ngành hay kênh ngành dọc thống kê. Căn cứ
vào việc phân công đƣợc quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Thu qua chế độ báo cáo hay qua điều tra thống kê. Theo quy định của
Nghị định số 40/NĐ-CP, báo cáo và điều tra đƣợc phân biệt nhƣ sau:
Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phƣơng
án điều tra.
Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ
báo cáo thống kê do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành.
Cần chú ý các đối tƣợng nào thì thu thập qua chế độ báo cáo thống kê cơ
sở (doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp), còn đối tƣợng nào, trƣờng hợp nào thì thu thập
qua điều tra thống kê (doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, hộ cá thể, hộ gia đình...).
III. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VÀO
THỰC TẾ THỐNG KÊ VIỆT NAM
Đề tài này có thể đƣợc tham khảo để áp dụng trong thực tế thống kê Việt
Nam nhƣ sau:
1. Nghiên cứu hoàn thiện để chuyển thành quy định nội dung, phƣơng
pháp tính, nguồn số liệu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
2. Quy định về nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ
tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của cơ quan có thẩm quyền sẽ
là căn cứ quan trọng để:
Giải thích nội dung, phƣơng pháp tính và nguồn số liệu của từng chỉ tiêu
trong chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ/ngành.
Giải thích nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu từng chỉ tiêu cụ thể
trong các cuộc điều tra thống kê đƣợc quyết định theo Chƣơng trình điều tra
thống kê quốc gia do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.
Giải thích nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu
cụ thể trong Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp
nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các cơ quan nhà nƣớc, các
đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc.
102
3. Bản quy định nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu của từng chỉ
tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là một trong những căn cứ để
Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, giải thích nội dung, phƣơng pháp
tính, nguồn số liệu của chỉ tiêu trong:
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành;
- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Sở, ngành ở cấp
tỉnh và phòng/ban chuyên môn ở cấp huyện.
Việc giải thích các chỉ tiêu trong các tài liệu có liên quan cũng phải
thống nhất theo Bản quy định của cơ quan có thẩm quyền.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
đƣợc dùng làm cơ sở để xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành áp dụng đối với các Bộ, ngành; để xây dựng
Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
áp dụng đối với cả nƣớc; để Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê xây dựng
chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Cục Thống kê tỉnh/thành
phố, áp dụng đối với phòng Thống kê huyện/quận/thị xã/thành phố; để Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Uỷ ban
nhân dân xã/phƣờng/thị trấn, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc và
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, áp dụng đối với các cơ quan nhà
nƣớc và đơn vị sự nghiệp; để các Bộ, ngành xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống
kê, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Sở/ngành ở cấp
tỉnh, các phòng/ban chuyên môn ở cấp huyện, các đơn vị cơ sở trong ngành.
Việc chuẩn hoá nội dung, phƣơng pháp tính, nguồn số liệu từng chỉ tiêu
trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, ngoài ý nghĩa là sự tiếp tục hoàn
chỉnh Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành,
còn có ý nghĩa là cơ sở để giải thích cách ghi biểu các chế độ báo cáo thống kê
tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, giải thích nội dung phƣơng pháp tính
các chỉ tiêu trong các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê, để ngƣời cung cấp
thông tin ở cơ sở, điều tra viên trong các cuộc điều tra nắm đƣợc chỉ tiêu, để
ngƣời sử dụng thông tin thống kê hiểu đƣợc các chỉ tiêu Thông tin thống kê
thu thập đƣợc trên cơ sở chuẩn hoá sẽ vừa chính xác, đầy đủ, vừa bảo đảm tính
so sánh đƣợc và phục vụ tốt cho việc phân tích, dự báo thống kê.
103
Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung, phƣơng pháp tính và
nguồn số liệu, nhƣng việc chuẩn hoá kỳ này đƣợc dùng để quy định và sử
dụng thống nhất giữa các Vụ trong Tổng cục, giữa Tổng cục và các Bộ,
ngành, giữa Trung ƣơng, địa phƣơng và cơ sở.
2. Kiến nghị những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
1) Đây là đề tài nghiên cứu có tính chất khoa học, làm cơ sở để hoàn thiện
và cần tiếp tục nghiên cứu để chuyển thành quyết định ban hành của cơ quan
có thẩm quyền nhằm sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê thực tiễn.
2) Đây mới là sự chuẩn hoá chung. Khi xây dựng chế độ báo cáo thống
kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, phƣơng án điều tra, cần căn cứ
vào những nội dung đƣợc quy định chung để quy định cụ thể cho phù hợp,
nhƣng không đƣợc trái với các nội dung quy định trong quyết định ban hành
của cơ quan có thẩm quyền.
3) Đây cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những ngƣời sử dụng thông tin
thống kê, học sinh, sinh viên thống kê ở các trƣờng Trung học Thống kê,
trƣờng Cao đẳng, các khoa, tổ thống kê ở các trƣờng đại học và những ngƣời
muốn tìm hiểu về hoạt động thống kê.
4) Gọi là chuẩn hoá, nhƣng trong một số trƣờng hợp chỉ là quy định để
sử dụng thống nhất và cũng không đúng mãi với thời gian. Vì vậy, một số chỉ
tiêu quan trọng còn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thực tế.
Khi có những thay đổi hoặc cần nghiên cứu sâu về một chỉ tiêu hay một
phƣơng pháp cụ thể, cần có những đề tài riêng biệt để tiếp tục nghiên cứu
hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Luật Thống kê.
2) Nghị định 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2004 quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.
3) Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 25/12/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ.
4) Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, phƣơng
án điều tra thống kê hiện hành.
5) Từ điển thống kê, từ chuẩn thống kê.