Chương trình khảo sát - Thực tập thực tế tuyến: TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng tàu - TP Hồ Chí Minh

Hơn 150 sinh viên các lớp DH08,09,10-DL sẵn sàng cho chuyến đi hứa hẹn nhiều điều thú vị và bổ ích cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Thanh- giáo viên bộ môn và hai chị trợ giảng Hà Vy và Bảo Hân đồng hành với chúng tôi. Dù phải thức dậy từ rất sớm nhưng trên khuôn mặt của mọi người đều tươi tỉnh và mang theo một niềm háo hức. Khi xe chúng tôi đi qua Suối Tiên, chúng tôi được nghe các anh, chị khóa 08DL thuyết minh và biết rằng : “ Suối Tiên toạ lạc trên một vùng đất thiêng, công viên Suối Tiên trông tựa như một thiên đường Phật giáo. Nơi đây có rất nhiều những công trình kiến trúc đậm màu huyền thoại: tượng các con cóc khổng lồ, tượng long lân quy phụng, đầu rồng nặng 300 tấn Suối Tiên còn có thuỷ cung, Vương quốc cá sấu, Bí mật rừng phù thuỷ và đặc biệt là Kỳ lân cung – nơi mô phỏng lại các tầng địa ngục. Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến. Có một điều kỳ lạ là trước cổng suối tiên có đặt tượng cóc 3 chân, sau khi kết thúc ngày người ta luôn luôn xoay mặt cóc hướng vào, ngày làm việc thì quay đầu cóc ra. Theo thuyết phong thủy, cóc là con vật đem lại điềm lành, cóc ba chân thường ngậm 3 đồng xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà .Không nên để cóc đối diện trực tiếp với cửa chính vì có nghĩa là để cho vàng ra khỏi nhà. Đây chính là lí do vì sao người ta lại xoay mặt cóc vào sau khi làm việc”. Rời khỏi TPHCM thân yêu, chúng tôi đến Biên Hòa- Đồng Nai . ”Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước ta, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai , Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng , Đảo Ó.Đến Đồng Nai chúng ta sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà,. hay tham quan các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa.”

docx24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình khảo sát - Thực tập thực tế tuyến: TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng tàu - TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÁO CÁO THỰC TẾ Chương trình khảo sát- thực tập thực tế Tuyến: TPHCM-Đồng Nai- Bà Rịa- Vũng Tàu- TPHCM GVHD:Nguyễn Văn Thanh Thực hiện: Nhóm HẢI ĐƯỜNG 1. Nguyễn Văn Chiến 10157022 DH10DL 2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 10157057 DH10DL 3. Võ Châu Việt Khuê 10157080 DH10DL 4. Nguyễn Thị Cẩm Lệ 10157085 DH10DL 5. Bùi Hữu Long 10157095 DH10DL 6. Lê Thị Kim Ngân 10157119 DH10DL 7. Lê Thị Mỹ Nhung 10157137 DH10DL 8. Nguyễn Thị Thu Thân 10157175 DH10DL 9. Huỳnh Thị Huyền Trân 10157212 DH10DL Tháng 11/2011 1. Ngày 02/11/2011. 5h40: xuất phát từ trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM Hơn 150 sinh viên các lớp DH08,09,10-DL sẵn sàng cho chuyến đi hứa hẹn nhiều điều thú vị và bổ ích cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Thanh- giáo viên bộ môn và hai chị trợ giảng Hà Vy và Bảo Hân đồng hành với chúng tôi. Dù phải thức dậy từ rất sớm nhưng trên khuôn mặt của mọi người đều tươi tỉnh và mang theo một niềm háo hức. Khi xe chúng tôi đi qua Suối Tiên, chúng tôi được nghe các anh, chị khóa 08DL thuyết minh và biết rằng : “ Suối Tiên toạ lạc trên một vùng đất thiêng, công viên Suối Tiên trông tựa như một thiên đường Phật giáo. Nơi đây có rất nhiều những công trình kiến trúc đậm màu huyền thoại: tượng các con cóc khổng lồ, tượng long lân quy phụng, đầu rồng nặng 300 tấn… Suối Tiên còn có thuỷ cung, Vương quốc cá sấu, Bí mật rừng phù thuỷ… và đặc biệt là Kỳ lân cung – nơi mô phỏng lại các tầng địa ngục. Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến. Có một điều kỳ lạ là trước cổng suối tiên có đặt tượng cóc 3 chân, sau khi kết thúc ngày người ta luôn luôn xoay mặt cóc hướng vào, ngày làm việc thì quay đầu cóc ra. Theo thuyết phong thủy, cóc là con vật đem lại điềm lành, cóc ba chân thường ngậm 3 đồng xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà .Không nên để cóc đối diện trực tiếp với cửa chính vì có nghĩa là để cho vàng ra khỏi nhà. Đây chính là lí do vì sao người ta lại xoay mặt cóc vào sau khi làm việc”. Rời khỏi TPHCM thân yêu, chúng tôi đến Biên Hòa- Đồng Nai . ”Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước ta, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai , Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng , Đảo Ó...Đến Đồng Nai chúng ta sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà,... hay tham quan các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa.” 6h30: đến trạm dừng chân Long Thành nghỉ ngơi và ăn sáng. Chúng tôi nhanh chóng xuống xe theo hướng dẫn của chị nhóm trưởng, sau khi ăn điểm tâm bằng thức ăn nhanh mà ban hậu cần đã chuẩn bị sẵn, chúng tôi dạo một vòng tại điểm dừng chân Long Thành này. Qua khảo sát, chúng tôi thấy đây là một điểm dừng chân khá lí tưởng cho các du khách từ TP.HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu . Bò sữa Long Thành chỉ có một điểm duy nhất nằm bên phải từ TPHCM xuống và bên trái từ Vũng Tàu về TPHCM, nằm trên địa bàn xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Đến đây chúng ta không những chỉ được thưởng thức các sản phẩm sữa tươi nguyên chất 100%, hay loại Yoghurt "made in long thanh", mà còn có thể mua về những thứ trái cây như măng cụt, sầu riêng, mít , thậm chí khô cá với giá khá là "hữu nghị". Trong khuôn viên này còn có khu vui chơi với tổng diện tích lên đến 10 heta, phục vụ khách tham quan dã ngoại, cắm trại. Đặc biệt, tại khu nhạc nước bò sữa Long Thành, chúng ta sẽ được tắm thỏa thích với hồ bơi trong xanh và khuôn viên cây xanh râm mát, hít thở không khí trong lành, thuê xe đạp tham quan trại bò và ở đó chúng ta học được quá trình vắt sữa và biết được lịch sử xuất xứ nghề nuôi và chế biến bò sữa. Trạm dừng chân cho xe hơi đậu để du khách " xả stress" luôn luôn đông. Thực sự bò sữa Long Thành là một trạm dừng chân đáng để qua và cảm nhận. Sau 30 phút nghỉ tại bò sữa Long Thành, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đi đến Tân Thành tìm hiểu kiến trúc tôn giáo Đại Tòng Lâm Tự - nơi có nhiều kỷ lục quốc gia được ghi nhận…. 7h15: đoàn đến Đại Tòng Lâm Tự Qua tìm hiểu của bản thân và khi ở trên xe được nghe các anh chị khóa 08DL giới thiệu sơ lược về ngôi chùa này, chúng tôi được biết con đường dẫn đến Đại Tòng Lâm Tự trải dài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km trên quốc lộ 51 đi Vũng Tàu. Chùa nằm trên một vùng đất bao la chở che bởi núi rừng linh thiêng Thị Vải, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đại Tòng Lâm hằng năm đón hàng vạn khách tham quan và vãn cảnh chùa... Ngôi chùa này do cố đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hòa từ chùa Ấn Quang TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một Đại Tòng Lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh. Hòa thượng Thích Thiện Hòa thế danh Hứa Khắc Lợi, sinh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn. Ngài xuất gia năm 1935 tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh. Hòa thượng đã sáng lập Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Giác Sanh, Phật học viện Huệ Nghiêm kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Phật học Ni trường Dược Sư, Trường Bồ Đề Giác Ngộ, Trường Bồ Đề Huệ Đức, chùa Đại Tòng Lâm . Kiến trúc Đại Tòng Lâm Tự Cổng tam quan chùa xây bằng đá vào năm 1974 đã được thay bằng cổng tam quan mới to lớn, được xây dựng lại năm 2007. Trong khu đất rộng lớn gần 100ha, bước vào cổng, bên trái có chùa Đại Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982 với diện tích 112m² (ngang 7m, dài 16m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, trước có tượng Đản sinh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sát bên trong cửa chính điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng. Đối diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo, hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan. Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp. Mặt trước tháp có cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ : Thích Ca từ phụ phân thân đến Đa Bảo Như Lai hiện pháp mầu Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển để kỷ niệm nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo chuyển pháp luân giáo hóa chúng sinh. . Ở đây cũng có những câu đối bằng chữ Quốc ngữ. Tại vườn Lâm Tì Ni: Vườn Lâm Tỳ Ni bảy bước xưng tôn cùng Vũ Trụ Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại Ta Bà. Tại vườn Lộc Uyển : Thế giới hoan ca mừng Đại Giác viên thành Phật quả Diêm Phù vui vẻ nay chúng sinh nhuần gội Pháp mầu. Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên tòa sen, tượng có mái che, trước có cổng vào. Chùa còn có pho tượng có giá trị thẩm mỹ cao là tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên đứng trên đầu rồng, cao 17m. Ngôi chính điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự có 2 tầng, dài 91m, rộng 46m, được Hòa thượng Thích Quảng Hiển tổ chức xây dựng vào năm 2002, theo thiết kế của kiến trúc sư Lê Quang Mẫn.. Điện Phật tầng lầu tôn thờ 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương gồm : bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí), bộ tượng Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca và hai vị Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Đai Hạnh Phổ Hiền), hai tượng Hộ Pháp và tượng Tổ sư Đạt Ma. Các mặt vách chung quanh điện Phật tôn trí 10.000 tượng Phật nhỏ (mỗi tượng ngang gối 0,25m, cao 0,30m) theo kinh Vạn Phật. Điện Phật tầng trệt thờ đức Phật A Di Đà. Phía trái khu đại tự là khu vực được kiến thiết cửu phẩm cực lạc với 48 tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương cao 3,3 mét và nặng 3,5 tấn đứng giữa khoảng trời mênh mông. Một tượng cao 14,5 mét được đúc bằng bê tông đặt chính giữa. Lối đi được lát gạch mát rượi làm dịu đi phần nào cái nóng những buổi trưa hè cho khách thập phương đến viếng. Đặc biệt, trong quần thể Đại Tòng Lâm, Ni viện Thiên Hòa trong những năm qua được du khách gần xa biết đến với tên gọi “chùa bánh xèo”. Mỗi ngày chùa phục vụ các món chay như bánh xèo, bún riêu, miến, phở từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Qua đây chúng tôi còn được biết thêm chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự là ngôi đại tự có nhiều kỷ lục với những công trình quy mô to lớn, hiện đại, hiện tại chùa đang giữ 6 kỷ lục lớn đó là: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm với ngôi chính điện lớn nhất Việt Nam. Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm xây dựng vào năm 1958, trùng tu 1982. Ngôi chính điện được xây mới vào năm 2002, có 2 tầng thờ Phật; mỗi tầng có chiều dài 91m, chiều rộng 46m, đã được xác lập kỷ lục  năm 2006. Và kỷ lục ngày 31-5-2007: Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm - ngôi chùa có tượng Phật nhiều nhất Việt Nam. Điện Phật tầng 1 chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm tôn trí 10.000 tượng Phật theo kinh Vạn Phật (từ đức Đông Phương A Súc Bệ Phật  đến đức Tinh Tú Phật) làm bằng đồng mạ vàng. Mỗi bức tượng có kích thước 25 cm x 30 cm. Trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào năm 1995, dung chứa 1.000 người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây ba năm một lần. Hằng năm, chùa là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ cho chư Tăng trong tỉnh. Trong năm 2004 - Phật lịch 2548, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức khóa An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 10 tháng 7 âm lịch cho Tăng chúng, Ni chúng về kết giới tu học tại chùa Đại Tòng Lâm với số lượng 1.200 vị, đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 30-11-2007: Chùa Đại Tòng Lâm với khóa An cư kiết hạ có số Tăng Ni tập trung nhiều nhất Việt Nam. Trước ngôi chính điện là đài Di Lặc. Pho tượng Bồ tát Di Lặc được tạc từ nguyên khối đá hoa cương lấy từ vùng núi Cam Ranh (Khánh Hòa). Tượng nặng 40 tấn, cao 5,1m (kể cả tòa sen), hoàn thành năm 2002. Pho tượng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục ngày 31-5-2007: Pho tượng Bồ tát Di Lặc nguyên khối bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam. Từ giữa năm 2006 đến đầu năm 2009, cạnh đài Di Lặc, chùa xây dựng vườn tượng “Cửu phẩm Cực Lạc” gồm 48 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá hoa cương, mỗi tượng cao 3,3m, nặng 3,5 tấn, ở giữa đặt pho tượng Di Đà Bổn Tôn cao 18m bằng bê tông xi-măng cốt thép…Công trình đã được xác lập kỷ lục ngày 21-3-2009: Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam. Vườn Cửu phẩm Cực Lạc tôn trí tượng Phật A Di Đà bằng đá hoa cương nhiều nhất Việt Nam. Nhân Lễ vía đức Phật A Di Đà năm Canh Dần, vào sáng ngày 20-12-2010, chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm – Bà Rịa Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Lễ an vị tượng Tam Thánh Cực Lạc và đón nhận kỷ lục Phật giáo thứ 6 về bộ tượng Tam Thánh bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam . Tượng Tam Thánh Cực Lạc được tạo tác trong năm 2009-2010 từ 1.000 tấn đá hoa cương gồm : tượng đức Phật A Di Đà cao 15m, bệ 2,4m và 2 tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, mỗi tượng cao 13,7m, bệ 2,4m. Trọng lượng 3 tượng là 580 tấn. Bộ tượng đã được xác lập kỷ lục là tượng Tam Thánh Cực Lạc bằng đá hoa cương lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, Ban Quản Trị Đại Tòng Lâm Phật Giáo đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để tiến hành xây dựng Bệnh viện đa khoa Phật Giáo Đại Tòng Lâm đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam với quy mô 500 giường bệnh trên diện tích tổng thể 14ha, đây là công trình từ thiện mang tầm vóc lớn của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21. Khi tham quan chùa, thầy Thanh còn giới thiệu sơ lược vệ lịch sử hình thành của phật giáo ngày nay. Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI tr.CN; người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm). Ông sinh năm 624 tr.CN, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng câp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dân đến sự hình thành một tôn giáo mới. Sau khi đức Phật tạ thế, do Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca chia làm hai bực nên Phật giáo phân thành hai nhánh lớn: Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa thạnh hành ở miền Bắc Ấn Độ, được truyền bá sang Tây Tạng, qua Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhựt Bổn, và từ Trung hoa truyền xuống Việt Nam. Do đó, Phật giáo Đại thừa còn được gọi là Bắc Tông. Phật giáo Tiểu thừa thịnh hành ở miền Nam Ấn Độ, được truyền bá sang đảo quốc Tích Lan, qua Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Lào và cũng truyền đến Việt Nam. Do đó, Phật giáo Tiểu thừa được gọi là Nam Tông, đối lại với Bắc Tông là Phật giáo Đại thừa. Kinh điển của Phật giáo là Tam Tạng Kinh, cũng được phân thành Đại thừa và Tiểu thừa: - Tam Tạng Kinh Đại thừa viết bằng tiếng Phạn (Sancrit: Bắc Phạn). - Tam Tạng Kinh Tiểu thừa viết bằng tiếng Pali (Nam Phạn). Triết lý của phật giáo về việc đi tu là để được tự giải thoát cho chính bản thân mình, để có thể báo hiếu cho cha mẹ. Tuy nhiên triết lý này khi du nhập vào Trung Quốc thì có một chút thay đổi, đó là việc đi tu không phải chỉ để tự giải thoat cho bản thân minh mà còn giải thoát cho tất cả chúng sinh, triết lý này rộng hơn, lớn hơn so với ban đầu.Từ triết lý thay đổi nên dẫn đến Đạo cũng sẽ thay đổi khác nhau. Đối với phật giáo nguyên thủy hay phật giáo Tiểu thừa, người ta chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca – vị phật đi ra từ đời thật. Cón đối với phật giáo Đại thừa, người ta quán tưởng đến nhiều vị phật khác nữa (vạn phật). Trong đó có 3 vị phật cơ bản là phật Di Đà – vị phật của quá khứ, tiếp đến là phật Thích Ca – vị phật tượng trưng cho hiện tại, cuối cùng là phật Di Lặc – nói về những vọng tưởng của tương lai. Ngoài phật còn có các vị bồ tác, là những vị chân tu, tu hành đắt đạo nhưng trong tâm của họ vẫn muốn đi phổ độ chúng sanh không muôn đi lên nhận chính quả sớm. Vì thế khi ta bước vào một ngôi chùa nếu muốn biết ngôi chùa ấy theo phật giáo Đại thừa hay phật giáo Tiểu thừa ta chỉ cần quan sát cách bài trí của ngôi chùa đó. Nếu trong chùa ngoài Phật Thích Ca còn có những vị phật, những vị Bồ Tát thì ngôi chùa ấy theo phật giáo Đai thừa. Và ngược lại nếu chỉ có Phật Thích Ca thì ngôi chùa đó theo phật giáo Tiểu thừa. Về lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn: từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp; thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh; từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái; từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng. Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Sau hơn một tiếng đồng hồ dạo quanh khuôn viên của chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm, chúng tôi nhận thấy đây là một nơi rất thích hợp cho việc tổ chức những chuyến tham quan du lịch vãn cảnh hay du lịch thiền… Đại Tòng Lâm Tự nằm giữa vùng đất yên bình trên đường quốc lộ, vì thế du khách khi đến tham quan chùa Đại Tòng Lâm luôn được đắm mình trong không khí mát lành của cây cỏ, thiên nhiên, được chiêm bái các công trình kiến trúc của đạo Phật và được rũ bỏ những ưu tư mệt nhọc, những ưu phiền của cuộc sống hằng ngày, cảm thấy tâm hồn mình thanh tịnh hơn. Đại Tòng Lâm vẫn đem lại thi vị cho bao người. Một thiên nhiên mênh mông, chan hòa với màu sắc Phật giáo. Một cảnh vật lung linh trong sắc thái trang nghiêm mà gần gũi, mỗi ngôi chùa, mỗi ngọn tháp, từng con đường, từng tàng cây…Tất cả mọi cảnh vật trong chùa đều gợi lên nét thanh tịnh, xưa cũ tự bao đời. Ngoài ra, không gian trải rộng trong khuôn viên chùa còn là nơi dừng chân nghỉ ngơi được ưa thích của những khách đường xa trong lộ trình TPHCM - Vũng Tàu. Chính vì thế, mỗi năm chùa Đại Tòng Lâm đã đón tiếp hàng vạn người từ phương xa đến tham quan, chiêm bái vãn cảnh chùa. 8h45: đoàn rời Đại Tòng Lâm Tự để đến Nhà Lớn. Dọc theo đường đi chúng tôi được nghe chị Thảo –lớp 08DL giới thiệu về Đảo Long Sơn.” Dọc theo quốc lộ 51, thuộc đia phận Phước Hoà về phía tay phải du khách sẽ thấy một dãy núi nằm xoải dài theo sông nước, cỏ cây xanh rờn... Đó là Núi Nứa hay còn gọi là Đảo Long Sơn. Vượt qua cầu Ba Nanh đi thêm 4km nữa là đến trung tâm của đảo. Gọi là Núi Nứa là do trước trên đảo có rất nhiều cây nứa mọc thành rừng trở thành cây đặc trưng của đảo, còn gọi là Long Sơn, do chính hình dáng của đảo, mới thoạt nhìn từ xa giống như con rồng xanh khổng lồ đang giỡn mình trên sóng biển.” 9h00: đoàn đến nhà Lớn Ở đây chúng tôi đón thêm 2 chị Vân và Hằng là sinh viên trường đại học Vũng Tàu cùng tham gia vào chuyến hành trình. Sau đó chúng tôi được đi tham quan xung quanh nhà Lớn và nghe Bà và các anh chị giớ i thiệu về nhà Lớn cũng như đạo ông Trần. Ông Trần hay Ông Nhà Lớn, tên thật là Lê Văn Mưu (1855 -1935) là người làng Thiên Khánh, tổng Hà Thanh, quận Giang Thành (nay là xã Tân Khánh Hòa, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), là nghĩa quân chống Pháp, là người khai sáng đạo Ông Trần, và là nhà doanh điền đã lập nên xã đảo Long Sơn, nay thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 1900, ông dẫn 20 đệ tử tìm đến đảo Long Sơn để định cư, khai hoang và truyền đạo. Ông Trần không đề ra triết lí mới, mà chỉ phát huy từ nền tảng của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ông Trần chú trọng phát triển Phật giáo (có xen lẫn Nho, Lão và đạo thờ cúng ông bà tổ tiên), theo hình thức cư sĩ, nghĩa là tín đồ không cần "ly gia cắt ái", tín đồ mặc quần áo bà ba, búi tóc hoặc để xõa tự nhiên và tu đâu cũng được. Ngày nay, người dân theo đạo Ông Trần ở Long Sơn vẫn còn lưu giữ những nét sinh hoạt đậm chất Nam Bộ. Ít quan tâm đến giáo lý mà chú tâm nhiều đến việc thờ cúng, bố thí và lấy việc "tu nhân" làm nền tảng cho sự hành đạo. Đạo Ông Trần chỉ là đạo làm người. Ngày xưa Ông Trần thường dạy về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu...và cứ thế mà truyền đời. Đạo Ông Trần có điểm khác là: không lập chùa miễu, không kinh kệ chuông mõ, không ép buộc ăn chay và cũng không dung túng tệ mê tín dị đoan. Ngoài ra, nhiều tập tục riêng của Long Sơn do ông Trần chỉ dạy vẫn còn được tin theo như: viết liễn đón Xuân, đám tang chôn cất trong vòng 24h (không coi ngày giờ, xả tang ngay tại mộ), đám cưới không coi ngày mà chỉ chọn hai ngày trong tháng là mồng Một và 16 âm lịch và giờ hành lễ là giờ Thìn (khoảng 8h sáng)...Nhưng đặc biệt nhất là tục “chết đồng quách”. Theo triết lý của ông Trần, thì “khi chết mọi người đều bình đẳng như nhau” nên áo quan được dùng chung cho tất cả mọi người. Gia đình có tang chỉ việc đến thỉnh áo quan về tẩm liệm. Khi đi đến mộ phần thì người chết được quấn vào chiếu cói chôn xuống đất, còn áo quan thì đưa về lại Nhà Lớn. Hằng năm ở đây có lễ hội ngày giỗ ông Trần 20/2 và ngày lễ Trùng Cửa vào ngày 9/9 âm lịch. Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa về tham dự. Kiến trúc Nhà Lớn Cổng vào khu nhà thờ thuộc Nhà Lớn Long Sơn Dưới chân phía Đông Núi Nứa là một quần thể kiến trúc cố uy nghi, bề thế, khu nhà lớn có 3 phần riêng biệt là khu đền thờ ( nhà lớn), nhà Long Sơn hội, trường học, nhà chợ, nhà mát, nhà bảo tồn ghe sấm, các dãy phố quanh chợ và lăng mộ ông Trần. Vị trí nhà Lớn: Thôn 5, xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Khu nhà bề thế này được Ông Trần cho khởi công từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Nhà lớn Long Sơn, hay Đền ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí tọa lạc trên diện tích khoảng 2 ha. Nhà Lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, nhưn
Luận văn liên quan