1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
TTCK là một trong những thị trường đầy nhạy cảm và luôn đứng ở vai trò đầu tàu trong quá trình hội nhập quốc tế. Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, TTCK đã thực sự nằm trong khuôn khổ hội nhập chung của cả nền kinh tế và mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.
Thứ nhất, việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tạo cơ hội khuyến khích phát triển cơ sở NĐT (investors base), gia tăng đầu tư gián tiếp nước ngoài. Chính phủ cũng đã có những chính sách mở rộng, khuyến khích NĐT nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam. Tỷ lệ tham gia của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam trong tương lai sẽ được nới rộng hơn đối với những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối
Cơ hội thứ hai là việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ tạo cơ hội gia tăng số lượng và chất lượng dịch vụ trên thị trường, tạo môi trường cạnh tranh nhằm mang lại lợi ích tối đa cho NĐT, cũng như thúc đẩy thị trường phát triển
Một cơ hội nữa là rất tốt cho các DN Việt Nam nếu như họ có thể nắm bắt được, đó là cơ hội tiếp cận các thị trường vốn quốc tế. Điều này sẽ không chỉ giúp các DN cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, mà còn giúp quảng bá hình ảnh nền kinh tế Việt Nam.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000, đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên là các doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền kinh tế.
Có thể nói từ năm 2005 đến nay, Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều người, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường giúp cho chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên từ giữa năm 2007, lạm phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên Thị Trường Chứng Khoán nói riêng. Chính vì thế, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán và các giải pháp khắc phục.”
2 .MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu chung:
-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về những ảnh hưởng của lạm phát tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra các giải pháp khắc phục các ảnh hưởng ấy đối vơi việc quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp cũng như giải pháp cho các nhà đầu tư.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
- Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam
- phân tích giá của 5 cổ phiếu cụ thể tiêu biểu cho 5 ngành trên sàn giao dich Tp.HCM 2007-2008
- Các giải pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn kiềm chế lạm phát.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Không gian:
- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến thị ttrường chứng khoán của Việt Nam và các giải pháp khắc phục.
3.2.Thời gian:
- Phạm vi về thời gian: 5 cổ phiếu tiêu biểu được khảo sát trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE); trong khoảng thời gian 2007-2008
3.3.Đối tượng nghiên cứu:
-Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán nói chung và đến 5 loại cổ phiếu tiêu biểu của các ngành như: Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB), Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT).
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu từ internet, trên các tạp chí, sách báo từ đó hệ thống lại và viết thành bài chuyên đề.
- Phương pháp xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như đồ thị minh hoạ.
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán và các giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
TTCK là một trong những thị trường đầy nhạy cảm và luôn đứng ở vai trò đầu tàu trong quá trình hội nhập quốc tế. Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, TTCK đã thực sự nằm trong khuôn khổ hội nhập chung của cả nền kinh tế và mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam.
Thứ nhất, việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tạo cơ hội khuyến khích phát triển cơ sở NĐT (investors base), gia tăng đầu tư gián tiếp nước ngoài. Chính phủ cũng đã có những chính sách mở rộng, khuyến khích NĐT nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam. Tỷ lệ tham gia của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam trong tương lai sẽ được nới rộng hơn đối với những ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối…
Cơ hội thứ hai là việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài sẽ tạo cơ hội gia tăng số lượng và chất lượng dịch vụ trên thị trường, tạo môi trường cạnh tranh nhằm mang lại lợi ích tối đa cho NĐT, cũng như thúc đẩy thị trường phát triển
Một cơ hội nữa là rất tốt cho các DN Việt Nam nếu như họ có thể nắm bắt được, đó là cơ hội tiếp cận các thị trường vốn quốc tế. Điều này sẽ không chỉ giúp các DN cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, mà còn giúp quảng bá hình ảnh nền kinh tế Việt Nam.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000, đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng. Nó là chiếc cầu nối giữa một bên là nhà đầu tư bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội và đông đảo quần chúng có nguồn vốn nhàn rỗi với một bên là các doanh nghiệp cần vốn và Nhà nước cần tiền để thoả mãn các nhu cầu chung của nền kinh tế.
Có thể nói từ năm 2005 đến nay, Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều người, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường giúp cho chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên từ giữa năm 2007, lạm phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên Thị Trường Chứng Khoán nói riêng. Chính vì thế, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán và các giải pháp khắc phục.”
2 .MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.Mục tiêu chung:
-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về những ảnh hưởng của lạm phát tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam trong thời gian qua và tìm ra các giải pháp khắc phục các ảnh hưởng ấy đối vơi việc quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp cũng như giải pháp cho các nhà đầu tư.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
- Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán Việt Nam
- phân tích giá của 5 cổ phiếu cụ thể tiêu biểu cho 5 ngành trên sàn giao dich Tp.HCM 2007-2008
- Các giải pháp can thiệp vào thị trường chứng khoán trong giai đoạn kiềm chế lạm phát.
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Không gian:
- Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến thị ttrường chứng khoán của Việt Nam và các giải pháp khắc phục.
3.2.Thời gian:
- Phạm vi về thời gian: 5 cổ phiếu tiêu biểu được khảo sát trên sàn GDCK TP.HCM (HOSE); trong khoảng thời gian 2007-2008
3.3.Đối tượng nghiên cứu:
-Ảnh hưởng của lạm phát đến thị trường chứng khoán nói chung và đến 5 loại cổ phiếu tiêu biểu của các ngành như: Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định (BMC), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB), Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT).
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu từ internet, trên các tạp chí, sách báo từ đó hệ thống lại và viết thành bài chuyên đề.
- Phương pháp xử lý số liệu: bằng phương pháp thống kê mô tả và so sánh với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như đồ thị minh hoạ.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 Giới thiệu chung về Thị Trường Chứng Khoán
1.1.1 Khái niệm và bản chất của TTCK
a. Khái niệm:
Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.
b) Bản chất:
Thị trường chứng khoán phản ánh các quan hệ trao đổi, mua bán quyền sở hữu tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền, tức là mua bán quyền sở hữu vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được lưu thông như một loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng. Thị trường chứng khoán là hình thái phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của TTCK
a. Đặc điểm:
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, được chuyên môn hóa về mua bán các chứng khoán trung và dại hạn. Thị trường chứng khoán ra đời là một tất yếu khách quan.
b) Vai trò:
- Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân cư tiết kiệm và sử dụng tiền tiết kiệm này vào đầu tư, từ đó xã hội hóa việc đầu tư.
- Thị trường chứng khoán thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
- Thị trường chứng khoán góp phần điều hòa vốn giữa các ngành trong nền kinh tế, tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều trong nền kinh tế.
- Thị trường chứng khoán là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.3. Phân loại Thị Trường Chứng Khoán
a) Căn cứ vào phương diện pháp lý của Thị trường
- Thị trường chứng khoán chính thức (The stock Exchange):Hay còn gọi là thị trường chứng khoán tập trung là thị truờng hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đăc biệt được biệt lệ.
-Thị trường chứng khoán phi tập trung(OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. Các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội Đồng Chứng Khoán.
b) Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán của thị trường
- Thị truờng sơ cấp:Hay còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
- Thị trường thứ cấp: Hay còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp.
c) Căn cứ vào phương thúc giao dịch của thị trường
-Thị trường giao ngay:Là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau đó một vài ngày theo thoả thuận.
- Thị trường giao sau:Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh.
1.2 Giới thiệu chung về lạm phát
1.2.1. Khái niệm và bản chất của lạm phát
a) Khái niệm: Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá cả chung (mức chung bình của giá cả hàng hóa) của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian nhất định (từ vài tháng trở lên).
b) Bản chất: Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài.
1.2.2. Tác động của lạm phát
Thông thường, chỉ số tiêu dùng (CPI) ôn hòa, ổn định ở mức khoảng 5% là điều kiện lý tưởng để TTCK hoạt động bình thường, tránh sốc nóng, lạnh trong giả định các nhân tố khác liên quan đến TTCK không đổi. Còn khi CPI tăng gây ảnh hưởng đến TTCK qua 4 cơ chế sau:
1. CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việc phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào khác,từ đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về thị trường và nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, các hợp đồng kinh doanh nhiều hơn.
Điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, các Báo cáo tài chính kém sáng sủa và Chứng khoán của các doanh nghiệp cũng trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sút nhiệt tình đầu tư và sự sôi động của TTCK…
2. CPI tăng sẽ làm tăng áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt, như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản và lãi chiết khấu ngân hàng,các điều kiện tín dụng khác cũng ngặt nghèo hơn, khiến các nhà đầu tư chứng khoán tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn và đắt đỏ hơn, vì vậy làm giảm đầu tư vào TTCK…
3. CPI tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tư, điều này cũng khiến làm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK…
4. CPI tăng có thể còn gây 2 tác dụng trái chiều khác là :Tăng bán ra các chứng khoán "xấu" để rút vốn khỏi TTCK, và tăng mua vào những chứng khoán "tốt" để "ẩn nấp" lạm phát. Xu hướng bán tháo chứng khoán thường xảy ra khi trên TTCK có nhiều hàng hoá-chứng khoán chất lượng thấp và xuất hiện nhiều các tín hiệu làm giảm sút lòng tin của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, vốn mỏng…
1.2.3. Các nhân tố của lạm phát ảnh hưởng tới TTCK
a.Nhân tố giá cả
Lạm phát gia tăng thì giá phải trả để sử dụng vốn của người khác sẽ tăng lên để tương xứng với mức độ gia tăng của giá cả. Chính vì vậy, lãi suất huy động của ngân hàng phải tăng lên dẫn tới lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng lên, nó tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng là nó có khuynh hướng làm cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số lượng doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm.
b.Nhân tố lãi suất
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm.
Không chỉ vậy, quan hệ giữa lãi suất thị trường và lãi suất chứng khoán là mối quan hệ gián tiếp tác động đến giá của chứng khoán. Nếu lãi suất thị trường cao hơn lãi suất chứng khoán thì giá chứng khoán sẽ giảm, điều này khiến cho hoạt động trên thị trường chứng khoán giảm sút vì người ta thích gởi tiền vào ngân hàng hơn lao vào mua chứng khoán.
1.2.4. Các chính sách của nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát
a.Thay đổi lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là chi phí mà các ngân hàng thuơng mại phải trả cho việc vay tiền từ ngân hàng trung ương. Nói rõ ràng hơn thì khi các ngân hàng thương mại cần tiền, họ có thể vay ở ngân hàng trung ương bằng cách mang chiết khấu các giấy tờ có giá với một lãi suất do ngân hàng trung ương công bố từ trước, gọi là lãi suất chiết khấu.
Bởi đó là một trong những cách hữu hiệu nhất mà ngân hàng trung ương nỗ lực để kiểm soát lạm phát. Không một quốc gia nào muốn để lạm phát ở mức cao. Việt Nam cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, chúng ta đang cố gắng khống chế tỷ lệ lạm phát ở mức 8%. Bằng việc thay đổi lãi suất chiết khấu, ảnh hưởng đến lượng cung tiền trong xã hội, ngân hàng trung ương hy vọng có thể kiểm soát lạm phát. Đây cũng là cách làm phổ biến của hầu hết các quốc gia.
b. Qui định mức dự trữ bắt buộc
Lạm phát cao thì điều tất nhiên là thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt. khi ngân hàng nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ ( nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc) sẽ làm cho lãi suất tăng lên, lãi suất tăng khiến cho chi phí đi vay nhiều hơn làm giảm đầu tư, giảm cầu nền kinh tế, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn nữa việc tăng dự trữ bắt buộc khiến lượng tiền lưu thông giảm và gián tiếp làm giảm lượng tiền vào chứng khoán, khiến TTCK giảm.
NHNN tăng dự trữ bắt buộc là hạn chế một phần nguồn vốn của ngân hàng được cho vay với mục đích tiêu dùng. Nếu tổng tiền của nền kinh tế là M, tiền dành cho chứng khoán là M1, tiền khác là M2 thì việc làm trên của NHNN chỉ thay đổi một phần giảm trong M1 và M2 tuy nhiên lượng tiền đầu tư vào chứng khoán sẽ tăng lớn hơn phần giảm này vì thế thực chất M1 sẽ lớn hơn với ban đầu, chứng khoán muốn tăng phải có tiền.
c. Chỉ thị 03 về thắt chặt cho vay chứng khoán
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 28/5/2007 và có hiệu lực thi hành từ đầu tháng 7/2007, Chỉ thị 03 với nội dung chính là quy định giới hạn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn cầm cố bằng cổ phiếu để đầu tư CK dưới 3%, đã trở thành vấn đề nóng nhất trên TTCK Việt Nam. Đặc biệt, khi NNHN có văn bản hướng dẫn và nói rõ tỷ lệ đó phải được giảm xuống với thời hạn cuối cùng là 31/12/2007. Chỉ thị này ngay khi mới ra đời đã làm cho thị trường chứng khoán chấn động.
Trên sàn giao dịch CK TPHCM, chỉ số VN - Index trong thời điểm đó cũng chỉ xoay quanh ngưỡng trên 1.000 điểm. So với xu thế tăng, VN - Index nghiêng về chiều hướng điều chỉnh giảm nhiều hơn. Giám đốc điều hành một quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại VN nhận định, nguyên nhân khiến TTCK đi đến kết quả trên là tác động bởi Chỉ thị 03 của NHNN vừa mới ban hành. Mặc dù đến thời điểm đó, NHNN vẫn chưa có động thái nào trước sự phản ứng quyết liệt của các NH cổ phần và NĐT. Nhưng trên thực tế, các NH cổ phần đã và đang dần tạm ngừng cho vay cầm cố CP. Chính vì vậy, tâm lý của NĐT rất hoang mang trong việc quan sát tình hình để kiếm cơ hội đẩy hàng thu hồi vốn trả nợ cho nhà băng.
Trên thực tế, lượng tiền NĐT đổ vào thị trường đang dần bị thu hẹp. Điều này được chứng minh qua hiện tượng bỏ cọc mua CP của Tập đoàn Bảo Việt trong đợt đấu giá vừa qua, khiến giá CP của tập đoàn này đang trong trạng thái điều chỉnh. Không chỉ có CP của Bảo Việt, nếu hạn chế mức cho vay cầm cố dưới 3% trên tổng dư nợ thì chắc chắn luồng tiền NĐT bỏ mua các CP khác sẽ bị hạn chế lại, vì lượng tiền NĐT đang bỏ vào trên thị trường phần lớn vay mượn từ NH.
Nếu NHNN cương quyết khống chế hạn mức cho vay cầm cố dưới hạn mức 3% trên tổng dư nợ thì không còn cách nào khác là NH phải thu hồi nợ. Như vậy NHNN đã vô tình hạn chế sự phát triển dịch vụ tín dụng và tính tự chủ của các NH cổ phần. Vì trên thực tế, nếu NĐT muốn tham gia mua cổ phần của một DN nào đó để trở thành đối tác chiến lược thì không lý do gì các NH lại từ chối. Vả lại, trước khi quyết định cho vay, các NH đều có sự phân chia danh mục, khoản vay để đảm bảo nguồn vốn và hạn chế rủi ro. Như vậy, nếu hạn chế cho vay cầm cố CK, NHNN chỉ nên kiểm soát chặt NH khi cho các nhà đầu cơ vay kinh doanh CP.
Tuy nhiên nói gì thì nói, sau thời điểm đó, TTCK Việt bắt đầu chuỗi mất điểm và trở lại vị trí thực của nó
1.3 Giới thiệu các chỉ số đánh giá hiệu quả chứng khoán
1.3.1. Chỉ số thanh khoản
Chỉ ra khả năng của công ty đáp ứng nợ ngắn hạn cũng như chuyển tài sản hiện thời thành tiền mặt để trả nợ.
a) Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành (Rc)
Nếu chỉ tiêu Rc giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra.Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, xu hướng của phân tích chỉ số Rc ở mức độ an toàn trong khoản 2,0.
b) Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Rq)
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh (Rq) là chỉ tiêu được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng được chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả các tài sản lưu động trừ hàng tồn kho
c) Chỉ số thanh khoản (K)
Chỉ số thanh khoản là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất khẳ năng thanh toán nợ đến hạn của công ty có thể sử dụng tức thời.
Nếu k >1: tốt, k=1: bình thường, k<1: có khó khăn
1.3.2.Chỉ số về khả năng lợi nhuận và sử dụng tài sản
a) Heä soá lôïi nhuaän goäp
b) Heä soá lôïi nhuaän roøng
c) Tyû leä hoaøn voán coå phieáu thöôøng
Tyû leä hoaøn voán coå phieáu thöôøng laø moät trong caùc chæ tieâu ño löôøng quan troïng khaû naêng taïo lôïi nhuaän cuûa coâng ty naêm naøy so vôùi naêm khaùc.
d) Giaù soå saùch cuûa coå phieáu thöôøng
1.3.3 Đánh giá thu nhập
a) Thu nhaäp cuûa mỗi coå phieáu thöôøng (EPS)
b) Coå töùc cho moät coå phieáu thöôøng (DPS)
c) Chæ soá giaù caû treân thu nhaäp (P/E)
Heä soá P/E cao chæ ra raèng nhaø ñaàu tö ñang traû giaù cao cho thu nhaäp ngaøy hoâm nay. Hoï laøm nhö vaäy hy voïng thu nhaäp töông lai seõ cao hôn. Caùc coå phieáu coù heä soá P/E cao coù khuynh höôùng traû coå töùc thaáp.
d) Heä soá chi traû coå töùc
Heä soá naøy laø tyû leä phaàn traêm lôïi nhuaän roøng traû cho coå ñoâng thöôøng döôùi daïng coå töùc.
e) Lôiï töùc hieän thôøi (heä soá laõi coå phaàn treân thôøi giaù)
Lôïi töùc hieän thôøi cho coå phieáu thöôøng theå hieän tyû leä hoaøn voán coå töùc döïa treân giaù trò thò tröôøng hieän thôøi cuûa coå phieáu.
CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2007 - 2008
2.1 Đánh giá sự phát triển của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam năm 2007-2008
2.1.1. Chỉ số chứng khoán năm 2007
Sau khi ra nhập WTO, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể. Thị trường chứng khoán VN bắt đầu có những sự khởi sắc nhất định. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua số lượng các quỹ đầu tư nước ngoài đăng ký tham gia hoạt động tại thị trường tài chính VN tăng nhanh. Mức cầu chứng khoán gia tăng đã giúp chỉ số VN Index liên tục tăng trong 4-5 tháng đầu năm 2006, và đạt mức kỷ lục là 632,69 điểm (ngày 25/4/2006). Sau giai đoạn đó, Thị trường chứng khoán tiếp tục khởi sắc với những phiên tăng điểm kéo dài và ổn định. Trong giai đoạn đó, những cơn sốt cổ phiếu đang diễn ra. Giới đầu tư bắt đầu săn lùng những cổ phiếu lần đầu IPO. Điều này đã đẩy giá chứng khoán tăng mạnh. Những công ty lớn lần đầu niêm yết được giới đầu tư quan tâm như ACB, FPT … liên tiếp tạo lập kỷ lục về giá niêm yết.
Thị trường chứng khoán chính thức có một bước nhảy vọt cả về số lượng các công ty niêm yết, chất lượng hàng hóa và quy mô giao dịch. Làn sóng các công ty niêm yết cuối năm 2006 nhằm hưởng ưu đãi thuế đã không gây ra khủng hoảng như một số chuyên gia dự báo, mà trái lại, đã trở thành một lực đẩy tích cực. Với sự góp mặt của FPT, PVD, PPC, SSI, DPM, HPG…, số lượng các cổ phiếu lớn có ảnh hưởng liên thông gần với VN-Index tăng lên. Thị trường không còn chịu tác động chỉ từ một hai mã cổ phiếu nên có độ cân bằng cao hơn.
Tính thanh khoản lên cao chưa từng thấy, đưa thị trường vào giai đoạn phát triển bùng nổ. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cũng như giá trị giao dịch tăng từng phiên. Nếu như đầu năm 2006, giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ vài chục tỉ đồng thì năm 2007 con số này đạt khoảng 1.000 tỉ đồng. Thị trường chứng khoán chín