1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, việc xử lý nước thải đã trở thành vấn đề mang tính thời sự. Do đó, nhiều nhà máy và công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, cải tạo và đưa vào vận hành. Một trong những công trình tiên tiến nhất là công trình xử lý nước thải bằng bể SBR.Công nghệ sử dụng bể SBR là một công nghệ xử lý nước hiện đại, thực hiện nhiều chức năng của các công trình xử lý sinh học khác trong cùng một công trình xử lý.Tiết kiệm được chi phí xây dựng, lắp đặt, đường ống liên hệ giữa các công trình và không gian của nhà máy xử lý.
2. MỤC TIÊU
Mục tiêu của chuyên đề là tìm hiểu các quá trình làm việc của hệ thống bể SBR, phương pháp xử lý nước, tính toán thiết kế.
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Nội dung thực hiện
- Thu thập tài liệu về hiệu quả xử lý nước thải của công nghệ xử lý nước thải SBR.
- Thu thập tài liệu về thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bể SBR.
- Thu thập tài liệu về quy trình xử lý sinh học hiếu khí.
- Thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng bể SBR tại các nhà máy.
3.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp kế thừa.
41 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 7476 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bể SBR trong xử lý nước thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
{
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ
BỂ SBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Sinh viên thực hiện
ĐẶNG NGUYỄN KIM PHỤNG 91202044
ĐỖ PHAN CÁT PHƯƠNG 91202177
NGUYỄN NGỌC QUÂN 91202179
Giảng viên hướng dẫn: PHẠM ANH ĐỨC
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2014
MỤC LỤC
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, việc xử lý nước thải đã trở thành vấn đề mang tính thời sự. Do đó, nhiều nhà máy và công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, cải tạo và đưa vào vận hành. Một trong những công trình tiên tiến nhất là công trình xử lý nước thải bằng bể SBR.Công nghệ sử dụng bể SBR là một công nghệ xử lý nước hiện đại, thực hiện nhiều chức năng của các công trình xử lý sinh học khác trong cùng một công trình xử lý.Tiết kiệm được chi phí xây dựng, lắp đặt, đường ống liên hệ giữa các công trình và không gian của nhà máy xử lý.
MỤC TIÊU
Mục tiêu của chuyên đề là tìm hiểu các quá trình làm việc của hệ thống bể SBR, phương pháp xử lý nước, tính toán thiết kế.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Nội dung thực hiện
Thu thập tài liệu về hiệu quả xử lý nước thải của công nghệ xử lý nước thải SBR.
Thu thập tài liệu về thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bể SBR.
Thu thập tài liệu về quy trình xử lý sinh học hiếu khí.
Thu thập thông tin về hiện trạng sử dụng bể SBR tại các nhà máy.
Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp kế thừa.
MỞ ĐẦU
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và sức khỏe của nhân loại.Đồng thời nó có vai trò to lớn trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng. Hiện nay sự bùng nổ dân số và phát triển hoạt động sản xuất thiếu sự quy hoạch và định hướng đúng đắn không theo nguyên tắc phát triển bền vững làm cho tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Trong đó, sự ô nhiễm nguồn nước sạch có ảnh hưởng xấu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của con người.Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đó là nước thải đã không được xử lý, làm sạch trước khi đưa trở lại môi trường. Vì vậy, xử lý nước thải đã trở thành vấn đề mang tính thời sự hết sức bức xúc hiện nay, nó đặt ra nhiệm vụ cho những người làm việc trong lĩnh vực quản lý, hoạt động môi trường và kỹ thuật phải có chương trình hành động và biện pháp thiết thực, kịp thời khắc phục, giải quyết. Nằm trong định hướng phát triển đó, nhiều nhà máy và công trình xử lý nước thải đã được cải tạo, xây dựng và đưa vào vận hành. Không nằm ngoài xu hướng chung của việc ứng dụng kỹ thuật tự động hóa và các ngành sản xuất và đời sống việc ứng dụng tự động hóa vào kỹ thuật môi trường cũng ngày càng được phổ biến rộng rãi. Các công trình, nhà máy xử lý nước thải cũng cần được tự động hóa để nâng cao năng suất làm việc, hạn chế sự ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người vận hành do đặc thù môi trường làm việc. Nhận thấy trong quy trình xử lý của nhà máy, bể SBR (Sequencing Batch Reactor) là một công trình xử lý sinh học thuộc loại bể hiểu khí mang tính hiện đại, là công trình xử lý trung tâm của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Việc tự động hóa điều khiển bể SBR đặt ra bài toán thiết thực, có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các công trình xử lý nước thải sau này.
CHƯƠNG I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỂ SBR ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI
Một số khái niệm cơ bản trong công nghiệp xử lý nước thải
Định nghĩa nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
Phân loại
Nước thải thường được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách phân loại này ta có các loại nước sau đây:
Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự.
Nước thải sản xuất: là nước thải từ các hoạt động sản xuất, có thể là hoạt động công nghiệp hoặc nông nghiệp .v.v. Ở đó nước được sử dụng như một loại nguyên liệu thô hoặc phương tiện để sản xuất.
Nước thải tự nhiên: là nước (thường là nước mưa) thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách khác nhau.
Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
Thành phần - tính chất của nước thải
Thành phần nước thải được phân tích theo những đặc điểm vật lý, hóa học, sinh vật và vi sinh vật.
Theo đặc điểm vật lý: các chất bẩn trong nước thải được chia thành:
Các tạp chất không tan ở dạng lơ lửng, kích thước lớn, với kích thước hạt lớn hơn 10-4mm. Chúng có thể ở dạng huyền phù, nhũ tương hoặc kích thước lớn như giẻ, vải, giấy, que củi .v.v.
Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt trong khoảng 10-4 đến 10-6mm.
Các chất bẩn dạng tan có kích thước nhỏ hơn 10-6mm. Chúng có thể ở dạng phân tử hoặc phân ly thành ion.
Nước thải sinh họat có mùi hôi thối khó chịu.Khi vận chuyển trong đường cống sau khoảng 2-6 giờ thấy xuất hiện mùi hyđrô sunfua, nước có mầu sẫm.Nồng độ các chất bẩn càng cao, nước thải càng có mầu và càng thấy đục.
Theo đặc điểm hóa học: nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơtừ nước cấp như sắt, manhê, canxi, silic .v.v. và rất nhiều chất hữu cơ trong sinh hoạt. Nước thải vừa xả ra thường có tính kiềm, nhưng dần trở nên có tính axit vì thối rữa. Các chất hữu cơ trong nước thải có thể xuất xứ từ thực vật, động vật. Chất hữu có có thể chia thành các chất chứa nitơ (urê, prôtêin, amin, axit amin ) hoặc không chứa nitơ (mỡ, xà phòng, hyđrocacbon, xenlulô). Trong nước thải, các chất bẩn dạng vô cơ chiếm khoảng 42% có phân bố chủ yếu ở dạng tan, các chất bẩn dạng hữu cơ chiếm 58%, có phân bố nhiều ở dạng keo và không tan.
Theo đặc điểm vi sinh vật: trong nước thải có chứa nhiều loại vi sinh vật như nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn, trong đó có loài vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn Những loài vi sinh vật này chủ yếu đặc trưng cho nước thải sinh hoạt và một số nước thải sản xuất (lò mổ, nhà máy da, len ...)
Các thông số quan trọng của nước thải
a) Hàm lượng chất rắn: là chi tiêu cho phép đo gần đúng lượng bùn sẽ được khử trong lắng sơ cấp. Hàm lượng chất rắn có trong nước thải được xác định là tổng chất rắn còn lại sau khi bay hơi mẫu nước trên bếp cách thủy, rồi cho sấy khô ở 103oC.
b) Hàm lượng oxy hòa tan (Dissolved oxygen - DO): là chỉ tiểu quan trọng nhất, khi thải các chất thải sử dụng oxy vào nguồn nước, các quá trình oxy hóa chúng sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong các nguồn nước, đe dọa sự sống các loài sinh vật sống trong nước.
c) Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand - BOD): là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải, BOD là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ, phương trình tổng quát của quá trình đó là:
Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định
d) Nhu cầu oxy hóa học(Chemical Oxygen Demand - COD): là chỉ số biểu thị hóa hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm của nước tự nhiên. COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và nước.
Quy trình chung trong xử lý nước thải
Các phương pháp xử lý nước thải
Phương pháp cơ – lý học
Phương pháp này dùng để loại các chất không tan và một phần các chất dạng keo trong nước thải. Các công trình xử lý cơ học bao gồm: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể vớt dầu mỡ, bể lọc Các chất thô như que, củi, giấy, giẻ được giữ lại ở song chắn rác, các tạp chất không tan dạng vô cơ như cát sỏi, gạch vỡ, thủy tinh được tách khỏi nước bằng bể lắng cát. Phần lớn các chất không tan hữu cơ được giữ lại ở bể lắng các loại. Trong đó những chất có trọng lượng riêng lớn hơn trong trọng lượng riêng của nước sẽ được lắng xuống đáy bể, các chất nhẹ hơn nước như dầu, mỡ lại nổi lên mặt nước.Sau đó, cặn lắng ở đáy và chất nổi trên mặt nước lại được gạt tập trung lại và tách riêng.Đối với các chất nổi đặc trưng, tùy thuộc bản chất của chúng có thể dùng các bể đặc biệt như bể vớt dầu, mỡ.Những loại bể này chủ yếu được sử dụng với nước thải sản xuất.
Phương pháp xử lý cơ học thường chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi cho quá trình xử lý sinh học.Các công trình cơ học thường được gọi là công trình xử lý bậc I.
Phương pháp hoá học và hoá lý
Phương pháp này chủ yếu được dùng để xử lý nước thải sản xuất hoặc xử lý cặn bùn. Phương pháp hóa học: là phương pháp sử dụng các hóa chất cho vào nước thải, tạo phản ứng hóa học giữa hóa chất cho vào với các chất bẩn trong nước thải. Kết quả tạo thành các chất kết tủa hoặc chất tan nhưng không độc. Điển hình của phương pháp hóa học là phương pháp trung hòa nước thải chứa kiềm hoặc axit, phương pháp keo tụ và phương pháp oxy hóa-khử. Phương pháp hóa lý: các phương pháp thường dùng là keo tu, hấp thu, hấp phụ, trích ly, tuyển nổi, bay hơi, cô đặc, đốt cháy, ozon hóa
Phương pháp sinh học (sinh hóa)
Phương pháp này sử dụng khả năng sống, hoạt động của những vi sinh vật để phân hủy, oxy hóa các chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Đây là phương pháp phổ biến và kinh tế nhất hiện nay.Phương pháp này có thể được tiến hành trong điều kiện tự nhiên hoặc trong điều kiện nhân tạo. Các công trình xử lý sinh học (trong điều kiện nhân tạo) bao gồm: bể lọc sinh vật (biophin), bể làm thoáng sinh học (aeroten), bể lắng đợt II (trong các công trình xử lý nước thải bể lắng trong giai đoạn xử lý cơ học là bể lắng đợt I, bể lắng trong giai đoạn xử lý sinh học gọi là bể lắng đợt II) ...
Để quá trình xử lý nước thải được triệt để, hoàn thiện và tối ưu, người ta còn phải sử dụng đến quá trình xử lý khác như khử trùng, xử lý cặn, hút bùn. Các công trình xử lý của các quá trình này bao gồm: bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể metanten Các công trình xử lý sinh học được gọi là công trình xử lý bậc II. Sau các công trình xử lý bậc II, nước thải qua khử trùng và xả ra nguồn.Ngày nay ở những nước phát triển, để xử lý triệt để tức là khử nốt các chất như nitrat, phôtphat, sunfat có trong nước thải gây ra hiện tượng phù dưỡng, nở hoa trong nguồn nước người ta còn dùng công trình xử lý bậc III.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Nguyên tắc và yêu cầu xử lý nước
Nguyên tắc và yêu cầu xử lý nước thải: Dây chuyền công nghệ xử lý là tổ hợp công trình, trong đó nước thải được xử lý từng bước theo thứ tự tách các cặn lớn đến các cặn nhỏ, những chất không hòa tan đến những chất keo và hòa tan, khâu cuối cùng là khử trùng.
Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ là một bài toán kinh tế kỹ thuật phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thành phần, tính chất nước thải, mức độ cần thiết làm sạch, các yếu tố khác: điều kiện địa phương, năng lượng, tính chất đất đai, diện tích khu xây dựng trạm xử lý, lưu lượng nước thải, công suất của nguồn.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
Mô tả sơ bộ quy trình:
Lưu lượng nước thải chảy về trạm bơm thay đổi theo giờ, do đó trạm bơm nước thải hoạt động gián đoạn với chu kỳ mở máy 3- 6 lần trong 1 giờ, bơm dâng nước về bể lắng cát đứng, tại đây các hạt cát có d<0.25mm được giữ lại. Sau đó nước chẩy vào bể điều hoà.
Bể điều hòa có nhiệm vụ lưu trữ nước thải cho 1/2 ca sản xuất (4 giờ) tại đây nước thải được xáo trộn nhờ hệ thống máy khuấy (việc xáo trộn chằm đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng và ổn định về lưu lượng nước trước khi vào dây chuyền xử lý).Từ bể điều hòa nước được bơm qua thiết bị trộn và phản ứng keo tụ. Sau đó nước tự chẩy vào bể lắng thứ cấp nước chuyển động từ dưới lên với vận tốc nhỏ sẽ làm lắng khoảng 60% hàm lượng căn, hàm lượng BOD sẽ giảm xuống 20-30%. Sau đó nước tự chẩy về bể xử lý sinh học theo mẻ SBR.
Bể SBR được sục khí nhờ thiết bị súc khí bề mặt, việc sục khí này kết hợp trộn nước thải với bùn hoạt tính có sẵn trong bể. Bùn hoạt tính thực chất là các vi sinh vật vì vậy khi được trộn với nước thải với không khí có Ôxi, chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ tạo thành cặn và sẽ lắng xuống ở tại bể SBR. Nước trong bể SBR được gạn ra khỏi bể bằng thiết bị thu nước bề mặt sau khi ra khỏi bể và cuối cùng trước khi xả ra nguồn tự nhiện nước được khử trùng bằng clo hoạt tính hoặc tia UV....
Một phần bùn hoạt tính dư từ bể SBR được bơm về bể cô bùn trọng lực sau đó được bơm bùn bơm vào thiết bị ép cặn tạo thành bánh đem chôn hoặc đốt.
Trạm bơm
Bể lắng cát ngang
Ngăn tiếp nhận
Song chắn rác
Bể điều hoà và
Máy bơm dâng
Trộn và
phản ứng keo tụ
Bể lắng thứ cấp
(bơm chìm và xả bùn)
Bể xử lý sinh học theo mẻ SBR
Máng trộn
khử trùng
Bể tiếp xúc và trạm bơm xả nước
Nguồn tiếp nhận
Xả rác
Xả sự cố
T/bị tách cát
Bơm xả bùn
Bùn trọng lực
T/bị làm khô bùn
Xả bùn khô
CHƯƠNG 2. BỂ SBR (SEQUENCING BATCH REACTOR) TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Giới thiệu
Hình 2.1.Bể SBR
Bể SBR hay còn gọi là bể bùn hoạt tính từng mẻ (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục. Đây là một dạng của bể Aerotank.
SBR vừa có chức năng giống bể Aeroten là loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học nhờ vi sinh vật hiếu khí, vừa có chức năng là lắng bùn để thu nước trong ra ngoài.
Công nghệ xử lý nước thải theo mẻ là một quy trình xử lý tăng trưởng bùn lơ lửng. Công nghệ SBR là một cải tiến của quy trình xử lý bùn hoạt tính và được mô tả đơn giản chỉ là một bể chứa tiếp nhận xử lý từng mẻ. Một khi mẻ được xử lý, một phần của mẻ được xả thải và một mẻ khác thu gom nước thải, nước được xử lý và được xả thải và tiếp theo sau là một một mẻ thu gom nước thải khác, nước được xử lý và được xả thải.
Trong hình thức cơ bản nhất, là hệ thống SBR chỉ đơn giản là một tập hợp các bể chứa hoạt động trên một cơ sở làm đầy và rút nước. Các bể chứa có thể là một con mương bằng đất hoặc quá trình oxy hóa, một bể hình chữ nhật, hoặc bất kỳ cấu trúc loại bê tông / kim loại khác. Mỗi bể trong hệ thống SBR được điền trong một thời gian rời rạc của thời gian và sau đó hoạt động như một lò phản ứng hàng loạt.Sau khi xử lý mong muốn, dung dịch hỗn hợp được phép giải quyết và nổi rõ được rút ra từ hồ. Sự khác biệt chủ yếu giữa các SBR và dòng chảy hệ thống bùn hoạt tính liên tục thông thường là SBR thực hiện các chức năng như cân bằng, sục khí và lắng trong một thời gian chứ không phải trong một chuỗi không gian.
Một lợi thế của định hướng thời gian của SBR là tính linh hoạt của hoạt động.Tổng thời gian trong SBR được sử dụng để thiết lập kích thước của hệ thống và có thể được liên quan đến tổng khối lượng của một cơ sở liên tục dòng chảy thông thường.Kết quả là, phần thời gian dành cho một chức năng cụ thể trong SBR là tương đương với một số bể tương ứng trong một hệ thống định hướng không gian. Do đó, khối lượng bể tương đối dành riêng cho, nói rằng, sục khí và lắng đọng trầm tích trong SBR có thể được phân phối lại một cách dễ dàng bằng cách điều chỉnh các cơ chế kiểm soát thời gian (và chia sẻ tổng khối lượng) lên kế hoạch cho một trong hai chức năng. Trong thông thường ASP, khối lượng bể tương đối là cố định và không thể chia sẻ hay phân phối dễ dàng như trong SBR.
Bởi vì sự linh hoạt kết hợp với làm việc trong thời gian hơn là trong không gian, SBR có thể hoạt động hoặc như một, năng lượng thấp cần nhiều lao động, các hệ thống sản lượng bùn cao hoặc như một nhiều năng lượng, lao động thấp, bùn thấp hệ thống năng suất cho về cơ bản nhà máy vật lý như nhau. Lao động, năng lượng và sản lượng bùn cũng có thể được đánh đổi với chi phí đầu tư ban đầu. Các hoạt động linh hoạt cũng cho phép các nhà thiết kế sử dụng SBR để đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau điều trị, trong đó có một mục tiêu tại thời điểm xây dựng (ví dụ như BOD và chất rắn lơ lửng giảm) và tại một thời gian sau đó (ví dụ như nitrat hóa / khử ngoài BOD và lơ lửng loại bỏ các chất rắn).
2.2 Phân loại bể SBR
Có hai loại SBR: loại lưu lượng dòng trung gian hoặc bể xử lý mẻ thực (true batch reactor) (hình 2.2) và loại lưu lượng dòng liên tục của bể (hình 2.3)
2.2.1 Lưu lượng dòng trung gian
Hình 2.2.Lưu lượng dòng trung gian SBR.
Tiêu biểu lưu lượng dòng trung gian hoặc “bể xử lý mẻ thực” (true batch reactor) một khi nước thải được nạp vào bể ở một mức làm đầy bình thường, sau đó nước thải được xử lý.Sau khi nạp thải vào bể tại mực nước thải làm đầy ở mức bình thường. Chỉ nạp thêm nước thải vào bể khi tất cả các pha đã thực hiện xong và loại bỏ các chất rắn lắng hiệu quả để cho phép xả thải vào mẻ nước thải khác của bể.
2.2.2 Lưu lượng dòng liên tục
Hình 2.3.Lưu lượng dòng liên tục của bể.
Trong lưu lượng dòng liên tục của SBR, nước thải đầu vào luôn chảy vào bể. Trong bể có hai buồng (chambers) tách biệt bởi một vách ngăn (baffle). Buồng nhỏ hơn nhận nước thải đầu vào và từ đây nước thải đầu vào chảy chậm vào buồng lớn hơn. Buồng lớn hơn hoạt động như là một bể xử lý nước thải theo mẻ. Tuy nhiên bể xử lý theo mẻ có duy nhất một số giới hạn các pha: pha phản ứng (React), pha lắng (Settle) và pha gạn lỏng (Decant).
2.3 Cấu tạo của bể
Hệ thống SBR gồm 2 cụm bể: cụm bể Selector và cụm bể C – tech. Nước được vào bể Selector trước sau đó mới đưa vào bể C – tech.
Các thiết bị trong bể SBR:
Level sensor (bộ cảm biến cấp độ) trong bể SBR
Nhiệm vụ: cung cấp định lượng hiển thị chiều cao mức nước trong 2 bể sinh học SBR ở màn hình điều khiển chính. Khi mực nước trong bể thấp thì kích hoạt van xả của bể đóng lại.Khi mực nước trong bể sinh học SBR đạt mức cao thì kích hoạt van mở nước vào của chính bể đó đóng lại.
Hình 2.4Máy cảm biến
Van xả nước vào bể
Các van này mở khi bể bắt đầu làm việc, đóng khi nước trong bể đạt mức đầy hoặc hết 60’ cho nước vào bể.
Van xả nước ra khỏi bể
Các van này làm việc theo thời gian, sau khi bể bắt đầu hoạt động 195’, sau khi mở 30’ thì đóng lại hoặc khi cảm biến mức báo nước trong bể đạt mức cạn.
Van đóng mở đường ống dẫn bùn
Các van này bắt đầu mở sau khi bể làm việc được 225’, đóng lại sau khi mở 15’ hoặc khi cảm biến đo lưu lượng bùn báo hết bùn trong đường ống. Trong đó việc điều khiển van theo tín hiệu của cảm biến đo lưu lượng bùn có mức ưu tiên cao hơn.
Thiết bị kiểm soát DO
-Khoảng đo: 0,00 – 20,00 mg/l
- Nước sản xuất: Endress + Hauser (Đức)
-Nhiệm vụ: cung cấp tín hiệu định lượng nồng độ oxy trong bể sinh học SBR để hiển thị ở màn hình tủ điều khiển chính.
Bơm hút bùn
- Loại: bơm chìm
- Nước sản xuất: Tsurumi (Nhật)
- Nhiệm vụ: bơm bùn hoạt tính (vi sinh vật) từ bể sinh học SBR về bể chứa bùn. Bơm hút bùn làm việc theo thời gian và theo lưu lượng bùn trong đường ống. Sau khi van đường ống hút bùn mở (sau 225’ kể từ khi bắt đầu chu kỳ làm việc của bể) bơm được phép hoạt động. Bơm ngừng làm việc sau 15’ hoặc khi cảm biến đo lưu lượng bùn báo hết bùn trong đường ống.
Bộ điều khiển decanter
Nhiệm vụ: nhận tín hiệu điều khiển của van xả nước SBR và khoảng thời gian (do lập trình ) để thu và tháo nước sau quá trình lắng của bể sinh học SBR.
Hình 2.5 Bộ điều khiển Decanter
Decanter thu nước
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Nhiệm vụ: thu nước sau khi xử lý ở bể SBR ra bể khử trùng.
Hình 2.6 Decanter thu nước
Van thông khí
Nhiệm vụ: điều chỉnh đóng mở đường ống dẫn khí từ máy thổi khí vào bể SBR
Máy khuấy
Máy khuấy làm việc theo thời gian, mức nước và nồng độ oxy trong bể. Sau 60’ kể từ khi đổ nước vào bể, đồng thời mức nước ở trong bể đạt mức làm việc thì máy khuấy được phép làm việc.
Hệ thống sục khí
Hình 2.7 Hệ thống sục khí trong bể
Máy thổi khí
- Nước sản xuất: Anlet (Nhật)
- Nhiệm vụ: cung cấp khí cho bể SBR, nhận tín hiệu điều khiển từ van thông khí và tín hiệu thời gian (do lập trình).
Hình 2.8 Phòng máy thổi khí
2.4Quy trình hoạt động của bể
Một hệ thống SBR có thể được thiết kế như bao gồm một bể chứa lò phản ứng một hoặc nhiều hoạt động song song. Mỗi chu kỳ hoạt động của bể SBR bao gồm năm giai đoạn (pha) riêng biệt, được gọi là: làm đầy (Fill); phản ứng, thổi khí (React); lắng (Settle); rút nước (Draw) và giai đoạn chờ (Idle). Hình 1 minh họa một hoạt động của bể SBR cho một chu kỳ (batch) xử lý nước thải.
Kiểm soát tổng thể của hệ thống được thực hiện với mức độ cảm biến và một thiết bị thời gian hoặc bộ vi xử