Năm 2007, với xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đang trên đà khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48% - cao nhất trong 10 năm qua. Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế từng bước được nâng lên, duy trì tốc độ ổn định trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đạt được kết quả đó là có sự đóng góp của ngành dịch vụ nói chung và ngành viễn thông nói riêng. Viễn thông đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, góp phần là tăng GDP, tăng phúc lợi xã hội và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Sự phát triển của viễn thông trong những năm gần đây không thể không nhắc tới sự phát triển của thị trường thông tin di động và công ty thông tin di động VMS. Đây là công ty thông tin di động ra đời đầu tiên ở Việt Nam với sự xuất hiện của mạng điện thoại MobiFone. Đến nay sau 15 năm xây dựng và phát triển, VMS đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực thông tin di động ở Việt Nam . Với những điểm mạnh về thương hiệu nổi tiếng, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hệ thống phân phối rộng khắp, đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo Công ty VMS đã khẳng định được vị trí cuả mình trong ngành thông tin di động nói chung và trong nền kinh tế nói riêng.
Tuy nhiên, thông tin di động là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sự đổi mới liên tục về công nghệ kĩ thuật để nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dich vụ. Các doanh nghiệp thông tin di động nói chung và công ty VMS nói riêng luôn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp đã thành công trên thị trường hay doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh. Để có được vị trí mạng di động hàng đầu Việt Nam như ngày hôm nay, công ty thông tin di động VMS đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của, thời gian thì để giữ được thành công lại càng khó khăn hơn nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp trên thị trường luôn tìm mọi cách chia sẻ thị phần của công ty bằng nhiều biện pháp. Sự xuất hiện của các mạng mới luôn tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp thông tin di động và có được những tìm hiểu thực tế về hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian thực tập, em đã lựa chọn đề tài “Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS”. Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông tin di động.
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.
Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.
104 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG TIN DI ĐỘNG 3
1. Khái quát về dịch vụ thông tin di động 3
1.1 Dịch vụ thông tin di động 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ 3
1.1.2 Dịch vụ thông tin di động 7
1.2. Doanh nghiệp thông tin di động 13
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp 13
1.2.2. Doanh nghiệp thông tin di động 14
2. Kinh doanh dịch vụ thông tin di động và nội dung của hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động 15
2.1 Kinh doanh và hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động trên thị trường Việt Nam 15
2.1.1 Kinh doanh 15
2.1.2. Hệ thống kinh doanh dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam 17
2.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động 19
2.2.1. Nghiên cứu thị trường thông tin di động 19
2.2.2. Huy động các nguồn lực kinh doanh dịch vụ thông tin di động 20
2.2.3. Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện kinh doanh dịch vụ thông tin di động 21
2.2.4. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động 22
3. Tầm quan trọng của đẩy mạnh kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh thông tin di động và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động 22
3.1. Tầm quan trọng của đẩy mạnh kinh doanh đối với doanh nghiệp thông tin di động 22
3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động 24
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động 27
4.1. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thông tin di động 28
4.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật 29
4.1.2. Yếu tố kinh tế 30
4.1.3 Yếu tố khoa học công nghệ 30
4.1.4. Yếu tố văn hoá xã hội 31
4.2. Môi trường vi mô của doanh nghiệp thông tin di động 31
4.2.1. Khách hàng 32
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh 33
4.2.3 Người cung ứng 34
4.2.4. Sản phẩm thay thế 34
4.2.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 35
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG 36
1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của công ty thông tin di động VMS 36
1.1 Giai đoạn từ 1993-1995 36
1.2 Giai đoạn từ năm 1995-2005 38
1.3. Giai đoạn từ 2005 đến nay 39
2. Phân tích thực trạng kinh doanh của công ty thông tin di động VMS 43
2.1. Những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thông tin di động 43
2.1.1.Cơ cấu sản phẩm của Công ty thông tin di động VMS 43
2.1.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ 52
2.1.3. Đặc điểm về khách hàng 54
2.1.4. Đặc điểm về lao động 55
2.1.5. Đặc điểm về nguồn vốn 55
2.1.6. Cổ phần hoá Công ty thông tin di động VMS 56
2.2. Thực trạng kinh doanh của công ty thông tin di động VMS 56
2.2.1. Số lượng thuê bao phát triển 56
2.2.2. Thị phần và tốc độ tăng thị phần 57
2.2.3. Sản lượng đàm thoại 58
2.2.4. Chỉ tiêu phát triển mạng lưới 59
2.2.5. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận 61
2.2.6. Nộp ngân sách Nhà nước 63
2.2.7. Số lượng lao động 64
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông tin di động VMS 64
2.3.1. Thị trường thông tin di động Việt Nam 64
2.3.2. Những thuận lợi và những khó khăn 66
2.3.3. Những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại của Công ty thông tin di động VMS 68
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS 72
1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam 72
2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty thông tin di động VMS 75
2.1. K ế hoạch phát triển trong năm 2008 75
2.1.1. Kế hoạch năm 2008 75
2.1.2. Các công tác trọng tâm 76
2.2. Nhiệm vụ của Công ty thông tin di động VMS trong thời gian tới 78
3. Các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động 79
3.1. Những bài học kinh nghiệm đẩy mạnh kinh doanh của các doanh nghiệp thông tin di động trên thế giới 79
3.1.1 Bài học kinh nghiệm từ SK Telecom 79
3.1.2 Bài học kinh nghiệm từ China Mobile 80
3.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ cuả công ty thông tin di động VMS 81
3.2.1. Điểm mạnh 81
3.2.2. Điểm yếu 83
3.2.3. Cơ hội 83
3.2.4. Nguy cơ 85
3.3. Các biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động 86
3.3.1. Đầu tư phát triển mạng lưới và mở rộng vùng phủ sóng 86
3.3.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá dịch vụ giá trị gia tăng 87
3.3.3. Tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng 88
3.3.4. Chính sách giá và các gói cước hấp dẫn để thu hút khách hàng 89
3.3.5. Đẩy mạnh họat động bán hàng và phát triển hệ thống kênh phân phối 90
3.3.6. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động xúc tiến 92
3.4. Kiến nghị với ngành và cơ quan quản lý Nhà nước 93
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thực hiện cuộc gọi trên mạng sử dụng công nghệ GSM
Hình1.2: Mô hình mối quan hệ giữa khách hàng, doanh nghiệp thông tin di động và nhà cung ứng
Hình 1.3: Mô hình tháp mục tiêu
Hình 1.4: Mô hình các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty VMS
Hình 2.2: Phân vùng địa lý của mạng GSM
Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Việt Nam
Bảng 1.1: Các loại hình dịch vụ thông tin di động
Bảng 1.2: Bảng hệ thống số doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam theo các năm
Bảng 2.1: Bảng cước dịch vụ MobiGold
Bảng 2.2: Bảng cước dịch vụ MobiCard
Bảng 2.3: Bảng cước dịch vụ Mobi4U
Bảng 2.4: Bảng cước dịch vụ MobiPlay
Bảng 2.5: Bảng cước dịch vụ MobiQ
Bảng 2.6: Bảng thống kê doanh thu từ dịch vụ giá trị gia tăng
Bảng 2.7: Bảng thống kê thuê bao thực phát triển qua các năm của công ty VMS
Bảng 2.8: Bảng thống kê thị phần của công ty VMS
Bảng 2.9: Bảng thống kê sản lượng đàm thoại của công ty VMS
Bảng 2.10: Bảng thống kê số trạm BTS của công ty VMS
Bảng 2.11: Bảng thống kê chỉ tiêu rớt mạch vô tuyến của công ty VMS
Bảng 2.12:Bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận của công ty VMS
Bảng 2.13: Bảng so sánh các chỉ tiêu kinh doanh của công ty VMS
Bảng 2.14: Bảng thống kê nộp ngân sách qua các năm của công ty VMS
Bảng 2.15: Bảng thống kê số lượng lao động qua các năm của công ty VMS
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động cuả Việt Nam trong thời gian tới
Bảng 3.2 Các nhà khai thác thông tin di động hàng đầu thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007, với xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đang trên đà khởi sắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48% - cao nhất trong 10 năm qua. Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế từng bước được nâng lên, duy trì tốc độ ổn định trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đạt được kết quả đó là có sự đóng góp của ngành dịch vụ nói chung và ngành viễn thông nói riêng. Viễn thông đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, góp phần là tăng GDP, tăng phúc lợi xã hội và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Sự phát triển của viễn thông trong những năm gần đây không thể không nhắc tới sự phát triển của thị trường thông tin di động và công ty thông tin di động VMS. Đây là công ty thông tin di động ra đời đầu tiên ở Việt Nam với sự xuất hiện của mạng điện thoại MobiFone. Đến nay sau 15 năm xây dựng và phát triển, VMS đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực thông tin di động ở Việt Nam . Với những điểm mạnh về thương hiệu nổi tiếng, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hệ thống phân phối rộng khắp, đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo… Công ty VMS đã khẳng định được vị trí cuả mình trong ngành thông tin di động nói chung và trong nền kinh tế nói riêng.
Tuy nhiên, thông tin di động là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sự đổi mới liên tục về công nghệ kĩ thuật để nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dich vụ. Các doanh nghiệp thông tin di động nói chung và công ty VMS nói riêng luôn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp đã thành công trên thị trường hay doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh. Để có được vị trí mạng di động hàng đầu Việt Nam như ngày hôm nay, công ty thông tin di động VMS đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của, thời gian thì để giữ được thành công lại càng khó khăn hơn nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp trên thị trường luôn tìm mọi cách chia sẻ thị phần của công ty bằng nhiều biện pháp. Sự xuất hiện của các mạng mới luôn tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của các biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp thông tin di động và có được những tìm hiểu thực tế về hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian thực tập, em đã lựa chọn đề tài “Biện pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS”. Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương:
ChươngI: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông tin di động.
ChươngII: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.
ChươngIII: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh kinh doanh của công ty thông tin di động VMS.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG TIN DI ĐỘNG
1. Khái quát về dịch vụ thông tin di động
1.1 Dịch vụ thông tin di động
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
Kể từ khi xuất hiện dịch vụ đã làm cho cuộc sống của con người trở nên văn minh hơn, thuận tiện hơn. Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của con người một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dịch vụ phát triển cùng với sự đi lên của chất lượng cuộc sống. Vì thế, cuộc sống ngày nay của con người không thể thiếu dịch vụ. Không những thế, dịch vụ có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu tiêu dùng xã hội. Đối với doanh nghiệp, dịch vụ còn là công cụ cạnh tranh đầy uy lực và không có giới hạn cuối cùng. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ như một công cụ hữu hiệu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Vậy dịch vụ là gì?
a. Khái niệm dịch vụ
Các Mác cho rằng : Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, khi mà kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển. Bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ. Theo lý thuyết kinh tế, dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế không phải là vật phẩm mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thuơng mại. Hiện nay đang có rất nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ như:
Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới hình thái vật phẩm. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Dịch vụ là những hoạt động có ích của của con người tạo ra những “sản phẩm dịch vụ”, không tồn tại dưới hình thái sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời, đầy đủ, thuận tiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người.
Có tác giả lại định nghĩa: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Các định nghĩa trên về dịch vụ đều đúng. Sự khác nhau của các định nghĩa là do các tác giả khái quát dưới các góc độ khác nhau. Chúng ta có thể hiểu dịch vụ theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau.
Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là ngành kinh tế lớn thứ ba trong nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội, ngoài hai lĩnh vực sản xuất lớn là ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp ra, các ngành còn lại đều là ngành dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh. Nó bao gồm các hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau khi bán , hay nói cách khác dịch vụ là phần mềm của sản phẩm cung ứng cho khách hàng.
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại dịch vụ:
* Căn cứ vào mức độ hoạt động có thể chia dịch vụ thành:
- Dịch vụ thuần tuý là dịch vụ không có sản phẩm vật chất kèm theo hoặc không có các dịch vụ bổ sung khác.
- Dịch vụ chính có kèm theo dịch vụ bổ sung. Dịch vụ bổ sung giúp doanh nghiệp phục vụ đầy đủ, thuận tiện, kịp thời, văn minh cho khách hàng, có tác dụng rất lớn thu hút khách hàng, cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Dịch vụ có kèm theo sản phẩm vật chất hoặc mua bán các sản phẩm vật chất có kèm theo các sản phẩm dịch vụ.
* Căn cứ vào quá trình bán hàng
- Dịch vụ trước bán hàng
- Dịch vụ trong bán hàng
- Dịch vụ sau bán hàng
* Căn cứ vào nhóm dịch vụ
- Dịch vụ mang tính chất sản xuất
- Dịch vụ thuần tuý góp phần chuyển hoá hình thái giá trị sản phẩm hàng hoá
- Dịch vụ mang tính chất quản lý kinh doanh
* Tổ chức Thương mại thế giới WTO lại phân loại dịch vụ theo ngành, trong đó có 12 ngành chính gồm 155 tiểu ngành, mỗi ngành lại chia ra thành các phân ngành cụ thể.
- Dịch vụ kinh doanh
- Dịch vụ liên lạc
- Dịch vụ xây dựng và thi công
- Dịch vụ phân phối
- Dịch vụ giáo dục
- Dịch vụ môi trường
- Dịch vụ tài chính
- Dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và dịch vụ xã hội
- Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành
- Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao
- Dịch vụ vận tải
- Dịch vụ khác
b. Đặc điểm của dịch vụ
Từ những khái niệm về dịch vụ, chúng ta có thể thấy sản phẩm dịch vụ và sản phẩm vật chất thông thường có những đặc điểm khác biệt rõ rệt. Doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ cần nắm được những đặc điểm này để có các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.
Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ không thể xác định cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc bằng các chỉ tiêu chất lượng một cách rõ ràng. Là sản phẩm vô hình nên sản phẩm dịch vụ khác với sản phẩm vật chất có tính chất cơ lý hoá và tiêu chuẩn kỹ thuật như công suất, mức tiêu hao nhiên liệu… có thể xác định và sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn hoá. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đánh giá bằng các giác quan của người sử dụng như nhìn, nghe, ngửi, nếm… trên cơ sở cảm nhận thông qua danh tiếng hoặc thực tế được phục vụ.
Thứ hai, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc. Do vậy mà sản phẩm dịch vụ không thể cất trữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác… Đối với các sản phẩm vật chất, người sản xuất có thể dự trữ được , có thể vận chuyển đi các nơi để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng theo sự điều tiết của quy luật cung cầu. Quá trình sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm này tách rời nhau, sản xuất ở nơi này nhưng tiêu dùng chỗ khác hoặc sản xuất tại thời điểm này nhưng tiêu dùng tại thời điểm khác. Với sự khác biệt này của sản phẩm dịch vụ và sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần có những kế hoạch sản xuất phù hợp để tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu sản phẩm.
Thứ ba, sản phẩm dịch vụ đòi hỏi phải đáp ứng ở đúng địa điểm và thời điểm cần thiết. Trong kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, thời điểm và địa điểm là những yếu tố rất quan trọng. Sản phẩm hàng hoá còn có thể vận chuyển được giữa các vùng và nếu có nhu cầu về sản phẩm người tiêu dùng có thể chờ để được đáp ứng. Sản phẩm dịch vụ nếu không đúng thời điểm thì khách hàng có thể không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ nữa. Vì vậy ở những thời điểm, địa điểm cụ thể, khi nhu cầu dịch vụ tăng lên nhanh chóng, doanh nghiệp cần phải tổ chức hoạt động dịch vụ sao cho đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh cho khách hàng.
Thứ tư, sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, sự tương tác giữa người làm dịch vụ và người được phục vụ. Đối với sản phẩm hàng hoá, khách hàng có thể dựa vào thương hiệu, nhãn hiệu, mẫu mã… để quyết định mua sản phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, hiện đại tiện dụng… tạo ra uy tín cho hãng sản xuất kinh doanh, còn đối với sản phẩm dịch vụ, để tạo được uy tín với khách hàng, doanh nghiệp cần quan tâm tới quan hệ giao tiếp, sự đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh những nhu cầu, yêu cầu và lòng mong muốn của khách hàng đối với những dịch vụ và người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng.
1.1.2 Dịch vụ thông tin di động
Dịch vụ thông tin di động là một trong những loại hình của dịch vụ viễn thông. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của người sử dụng dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận qua mạng. Dịch vụ viễn thông bao gồm:
( Dịch vụ viễn thông cơ bản
* Dịch vụ viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế)
- Dịch vụ điện thoại ( thoại, Fax, truyền số liệu trong băng thoại)
- Dịch vụ truyền số liệu
- Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình
- Dịch vụ thuê kênh
- Dịch vụ telex
- Dịch vụ điện báo
* Dịch vụ viễn thông di động (nội vùng, toàn quốc):
- Dịch vụ thông tin di động mặt đất
- Dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến
- Dịch vụ nhắn tin
* Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh
* Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh
* Dịch vụ vô tuyến điện hàng hải
* Các dịch vụ cơ bản khác
( Dịch vụ cộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ bản, làm phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông.
( Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin, hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, hoặc khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet. Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ thư điện tử (e-mail)
- Dịch vụ thư thoại (voicemail)
- Dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng
- Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử
- Dịch vụ Fax gia tăng giá trị bao gồm lưu trữ và gửi, lưu trữ và truy cập
- Dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức
- Dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng
- Các dịch vụ giá trị gia tăng khác
( Dịch vụ Internet bao gồm
- Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
- Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet;
- Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
a. Khái niệm dịch vụ thông tin di động
Dịch vụ thông tin di động là một loại hình dịch vụ viễn thông cho phép người sử dụng có thể thực hiện quả trình đàm thoại, trao đổi thông tin bằng thiết bị đầu cuối đăc biệt ( bao gồm 1 điện thoại di động và simcard). Qua quá trình giải mã tín hiệu điện từ của hệ thống thông tin vô tuyến, vào một thời điểm thuộc phạm vi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ có thể chủ động khai thác sử dụng dịch vụ.
Các dịch vụ thông tin di động có thể được phân loại thành bốn nhóm lớn theo kết nối: thoại truyền thống, Internet, nhắn tin và nội dung.
Bảng 1.1: Các loại hình dịch vụ thông tin di động
Nhận dạng
Nội dung
Nội dung
* Thông tin
* Giải trí
* Giao dịch
* Cơ sở dữ liệu
Nhắn tin
Con người
LBS
Vị trí
SMS, MMS
Internet
Intranet/ Extranet/ Internet
Thoại
Thoại phon