Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trang mới, tăng trưởng kinh tế trung bình 7%/năm, chính trị ổn định và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường của doanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh, phát huy các thế mạnh của mình, thích ứng với thị trường, đồng thời tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo an toàn và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Ngành may mặc ở nước ta hiện nay là một trong những ngành mũi nhọn, phát triển nhanh lại có sự cạnh tranh gay gắt. Công ty May Thăng Long là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở nước ta ra đời vào năm 1958. Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong đó, hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chủ lực của công ty. Tuy nhiên, hiện nay do sự biến động từ thị trường xuất khẩu và hình thức sản xuất kinh doanh theo phương thức gia công không đem lại nhiều lợi nhuận đã gây ra cho công ty một số khó khăn. Trong khi đó, thị trường may mặc nội địa là thị trường đầy tiềm năng với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi lại chưa được công ty quan tâm đúng mức.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa, trong những năm gần đây, công ty May Thăng Long đã có những bước tiến đột phá trong việc xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công ty vẫn còn gặp không ít vướng mắc khó khăn.
Sau thời gian học tập và tìm hiểu tại công ty May Thăng Long, với mục đích củng cố và hệ thống hoá các kiến thức đã được học, áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long”.
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn gồm
Phần I: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
PhầnII: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
57 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trang mới, tăng trưởng kinh tế trung bình 7%/năm, chính trị ổn định và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường của doanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh, phát huy các thế mạnh của mình, thích ứng với thị trường, đồng thời tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo an toàn và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Ngành may mặc ở nước ta hiện nay là một trong những ngành mũi nhọn, phát triển nhanh lại có sự cạnh tranh gay gắt. Công ty May Thăng Long là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở nước ta ra đời vào năm 1958. Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong đó, hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chủ lực của công ty. Tuy nhiên, hiện nay do sự biến động từ thị trường xuất khẩu và hình thức sản xuất kinh doanh theo phương thức gia công không đem lại nhiều lợi nhuận đã gây ra cho công ty một số khó khăn. Trong khi đó, thị trường may mặc nội địa là thị trường đầy tiềm năng với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi lại chưa được công ty quan tâm đúng mức.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa, trong những năm gần đây, công ty May Thăng Long đã có những bước tiến đột phá trong việc xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công ty vẫn còn gặp không ít vướng mắc khó khăn.
Sau thời gian học tập và tìm hiểu tại công ty May Thăng Long, với mục đích củng cố và hệ thống hoá các kiến thức đã được học, áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long”.
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn gồm
Phần I: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
PhầnII: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
Do thời gian và trình độ có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy Lê Công Hoa, các thầy cô giáo trong khoa QTKD và các cô chú trong công ty để em có thể thực hiện đề tài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Công Hoa và các cô chú trong công ty May Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Phần I
Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
I/ Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa của công ty.
Những đánh giá chung về thị trường may mặc nội địa nước ta.
Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thị trường may mặc nội địa hầu như chỉ do các cửa hàng mậu dịch quốc doanh cung cấp những thứ quần áo may sẵn phổ cập toàn dân với kiểu cách mẫu mã đơn giản, chất lượng không cao. Chính vì vậy người tiêu dùng thời đó cũng không mặn mà lắm quần áo may sẵn.
Nhưng trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường , đời sống người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu về may mặc cũng đã tăng lên đáng kể cả về số lượng cũng như yêu cầu về chất lượng và mẫu mã, kiể dáng này càng cao. Do vậy thị trường may mặc trong nước cũng có những chuyển biến rõ rệt.
Số lượng các doanh nghiệp may tham gia vào thị trường ngày càng nhiều, tốc độ tăng ngày càng lớn, do đó quy mô hoạt động của thị trường đã tăng lên, số lượng mặt hàng phong phú và đa dạng hơn, chất lượng, mẫu mã đã phần nào đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Một số sản phẩm đã có uy tín và đã được xác lập được vị thế của mình tren thị trường như: áo sơ mi nam của công ty May 10, áo Jacket của công ty May Chiến Thắng, quần áo Jean của Việt Thắng… hệ thống mạng lưới bán lẻ sản phẩm cũng đã được mở rộng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm , cửa hàng thời trang…
Thị trường nội địa với dân số đông trên 80 triệu người, khoảng 88 triệu vào năm 2005 và gần 100 triệu vào năm 2010, là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đây là thị trường rất lớn lại đang phát triển với tốc độ cao và được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất vùng Đông Nam á. Chính vì vậy, nhiều công ty nước ngoài đang cố gắng bằng nhiều cách để thâm nhập thị trường may mặc nước ta. Trong khi đó các doanh nghiệp dệt may trong nước dường như đứng ngoài cuộc, mặc cho các sản phẩm may mặc nước ngoài thao túng, từ những sản phẩm cao cấp, các sản phẩm thời trang đến các sản phẩm lạc mốt, các sản phẩm đã qua sử dụng. Hiện nay hàng may mặc ngoại đã tràn vào nước ta từ rất nhiều nguồn: hàng nhập lậu, trốn thuế từ Trung Quốc, Thái Lan, hàng sida(quần áo cũ)… Các sản phẩm này với ưu thế rất đa dạng, phong phú về chủng loại, giá rất thấp, làm cho sự cạnh tranh quốc tế trên thị trường Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt. Điều đáng lo ngại hơn là có rất nhiều các sản phẩm tồi ( quần áo lỗi thời, đã qua sử dụng) bằng nhiều cách đã vào thị trường nước ta mà không được kiểm soát một cách chặt chẽ. Chúng được bán với giá rất thấp, thậm chí thấp hơn giá thành sản xuất nên thu hút được một số lượng lớn người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp. Công tác quản lý, tổ chức thị trường không tốt đã tạo điều kiện cho hàng nhập lậu có đất phát triển đẩy ngành may mặc nước ta ra xa thị trường của mình hơn. Bên cạnh đó Việt Nam đã trở thành thành viên của AFTA. Do vậy các doanh nghiệp nước ta sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa bởi lẽ thị trường trong nước cũng chính là thị trường khu vực, các đối thủ cạnh tranh sẽ đông và mạnh hơn rất nhiều. Vấn đề hiện nay thị trường nội địa vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các doanh nghiệp sợ rủi ro nên bằng lòng với việc gia công cho nước ngoài và bán ra thị trường nội địa những sản phẩm xuất khẩu thừa, những sản phẩm có lỗi trong sản xuất với kích cỡ không phù hợp với người Việt Nam. Theo thống kê của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, tỷ trọng doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa trên tổng doanh thu của các công ty sản xuất hàng may mặc rất thấp, thường chỉ chiếm dưới 10% doanh số bán ra của các doanh nghiệp lớn. Có thể nêu một số ví dụ: công ty May Hữu Nghị doanh số bán ra trên thị trường nội địa chỉ chiếm 1,95% tổng doanh thu; May Bình Minh là 1,52%; May Đức Giang là 6,75%... đây là những dẫn chứng thuyết phục về sự bỏ ngỏ thị trường nội địa của ngành may mặc nước ta.
Thêm nữa, ngành dệt nước ta kém phát triển. Mặc dù Nhà nước đã có những biện pháp đầu tư phát triển ngành này nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành may. Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu trongnước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, của ngành may đã tạo điều kiện cho các nguồn nguyên liệu từ các nước khác thâm nhập vào thị trường nội địa nước ta.
Thị trường trong nước với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi đối với doanh nghiệp may Việt Nam trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu cũng như việc phân tích đánh giá qui mô, cơ cấu thị trường lại là nơi yêu cầu về chất lượng không quá khắt khe, nghiêm ngặt như thị trường xuất khẩu song các doanh nghiệp may nước ta không đáp ứng được, để mặc cho hàng may mặc các nước khác vào thao túng ngay trên “sân nhà” của mình.
Việc không đáp ứng được thị trường nội địa không phải là do không có khả năng mà thực chất là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm chú ý tới thị trường nội địa, do đó chưa có chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược phát triển thị trường một cách cụ thể để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, trong những năm qua bộ mặt thị trường may mặc nội địa và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp may mặc nước ta ngay trên thị trường trong nước có thể nói là còn rất hạn chế.
Theo dự tính sơ bộ, nếu GDP bình quân đầu người của nước ta đến năm 2005 đạt 700 – 800 USD và ước đạt 900 – 1200 USD vào năm 2010 thì mức tiêu dùng hàng hoá tính theo đầu người là 300 -350 USD/ năm trong năm nay và khoảng 400 – 450 USD vào năm 2010. Trong khi đó mức tiêu dùng hàng dệt may chiếm khoảng 6-8% tổng thu nhập. Điều đó cho thấy, nhu cầu về các hàng hoá tiêu dùng nói chung và các hàng may mặc nói riêng là rất lớn trong những năm tiếp theo. Do đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ thị hiếu, nắm bắt nhu cầu về tổ chức sản xuất cho phù hợp, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hình thành và tổ chức các mạng lưới tiêu thụ tại các thành phố, các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư, các vùng nông thôn, các vùng sâu, vùng xa, từng bước chiếm lĩnh và làm chủ thị trường còn giàu tiềm năng trong nước.
Tổng quát lại ta thấy: do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự dễ dãi và ít rủi ro của phương thức gia công, ngành may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một khu vực sản xuất thiếu tác phong công nghiệp và thiếu khả năng cạnh tranh. Thêm nữa, phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lí cũng đã kìm hãm tính năng động, sáng tạo cũng như khả năng chuyển đổi cơ cấu thị trường của ngành may mặc. Bên cạnh đó, may gia công thường dễ hơn là mua nguyên liệu và bán sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp kém năng động không chịu khó đầu tư nghiên cứu đã rất chuộng hình thức này, nhất là khi giá gia công của nước ta thuộc loại rẻ trong khu vực và thế giới. Hoạt động này đã đem lại cho đất nước phần giá trị gia tăng không nhiều, trong chừng mực nào đó đã để lãng phí nguồn nhân lực của đất nước. Các doanh nghiệp trong nước đã không phát huy được thế mạnh của mình trên thị trường nội địa, để mất nhiều thị trường cho hàng hoá ngoại nhập và nhập lậu. Do đó có thể cho rằng, ngành công nghiệp Dệt- May Việt Nam đang ở trong một tình trạng không mấy tốt đẹp, có thể tóm tắt bằng một câu: “ Thị trường nước ngoài thì làm thuê, thị trường trong nước thì bỏ ngỏ”.
Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa của công ty.
Trước sự biến động trên thị trường xuất khẩu và xu hướng phát triển của thị trường nội địa đã đặt ra cho công ty May Thăng Long những vấn đề mới cần phải quan tâm. Công ty May Thăng Long đã xác định cho mình mục tiêu là luôn thúc đẩt hoạt động xuất khẩu đồng thời cũng rất coi trọng thị trường trong nước.
Hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu là may gia công xuất khẩu, hình thức kinh doanh FOB mua nguyên liệu bán thành phẩm chưa phát triển đúng mức nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Mặt khác, tuy sản phẩm của công ty đã có uy tín, chỗ đứng trên thị trường quốc tế như Đức, Nhật, Mỹ, Canada… Nhưng những sản phẩm đó lại không mang nhãn hiệu riêng của công ty nên trên thực tế công ty chưa xây dựng được hình ảnh, tiếng tăm của mình trên thị trường quốc tế. Điều này không có lợi cho công ty khi triển khai mạnh hình thức kinh doanh FOB. Để có uy tín và chỗ đứng trên thị trường quốc tế, công ty cần phải tạo dựng ngay từ trong nước, trên thị trường nội địa.
Mặt khác, như trên đã đề cập, thị trường may mặc nội địa là một thị trường đầy tiềm năng mà hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức. Đây là một sai lầm của các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và của May Thăng Long nói riêng. Công ty May Thăng Long đã có truyền thống 45 năm, đã có uy tín trong nước, có năng lực sản xuất hàng triệu sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng ưa chuộng, có cơ sở vật chất vững mạnh, được Nhà nước khuyến khích… Đây là những lợi thế của công ty May Thăng Long trong thị trường nội địa mà công ty cần khai thác.
II/ Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
Công tác điều tra nhu cầu thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tiêu thụ được sản phẩm và hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công việc đầu tiên là cần điều tra nghiên cứu thị trường.
Cũng như các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nghiên cứu thị trường là một trong những khâu được Công ty May Thăng Long đề cao nhất. Công ty không thuê các Công ty về nghiên cứu thị trường mà trực tiếp tham gia thu thập thông tin, dùng các phương pháp thăm dò ý kiến quan sát, tiến hành xử lý thông tin bằng cách phân loại thông tin theo vấn đề nghiên cứu, nhu cầu của nhà nhập khẩu của Công ty, tình hình thị trường hàng may mặc trong nước cũng như quốc tế.
Việc nghiên cứu thị trường nội địa của Công ty May Thăng Long được giao cho phòng Kinh doanh nội địa và phòng Thiết kế và phát triển. Các cán bộ nhân viên hai phòng này sẽ có nhiệm vụ phối hợp với nhau để điều tra nhu cầu thị trường, tìm xu hướng thị hiếu người tiêu dùng, để từ đó có thể có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa một cách phù hợp nhất hoặc có thể tạo ra các mẫu mã mới với giá cả hợp lí đáp ứng khả năng, nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.
Hai phòng này sẽ thu thập thông tin về thị trường nội địa từ rất nhiều nguồn, trước hết là dựa vào thông tin phản hồi từ các cửa hàng, đại lí thông qua các bảng điều tra, các báo cáo về doanh thu theo từng loại sản phẩm… Vì bộ phận bán hàng là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, sẽ có thể đưa ra những thông tin cụ thể về phản ứng của khách hàng đối với các loại mẫu mã và giá cả sản phẩm của công ty, để từ đó công ty có thể điều chỉnh và đưa ra những biện pháp hợp lí. Bên cạnh đó, công ty còn dựa vào thư hỏi hàng trực tiếp của khách đặt hàng, dựa vào việc thu thập thông tin từ mạng Iternet, từ các nhà nhập khẩu nước ngoài,thông qua việc tham dự các hội trợ dệt may, tham khảo các tạp chí chuyên ngành về dệt may trong và ngoài nước để có thể nắm bắt được các thông tin một cách nhanh nhất, thông tin từ kinh nghiệm thực tế của các cán bộ nhân viên trong phòng KDNĐ và Thiết kế… Sau đó, các cán bộ nhân viên của hai phòng sẽ xử lí các thông tin thu thập được và đưa ra các kết quả về nhu cầu thị trường.
Nhìn chung nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng. Khách hàng của Công ty bao gồm trong và ngoài nước như Itochu (Nhật) S.k.Global (Hàn Quốc) Otto (Đức) DHGlobal (Hàn Quốc) Poongsin (Hàn Quốc) WinMark. Khách hàng nội địa là các nhà phân phối, bán buôn, lẻ, những người tiêu dùng cuối cùng và gia đình họ. Đối với khách hàng nước ngoài lượng hàng mua rất lớn mỗi năm xuất trung bình khoảng 4-5 triệu sản phẩm may mặc các loại. Hiện nay hàng của Công ty ít chịu ảnh hưởng của thời vụ do hàng được xuất cho các nhà nhập khẩu ở nhiều vùng địa lý khác nhau. Còn đối với thị trường nội địa, khách hàng của công ty ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau và với các mức thu nhập khác nhau. Các sản phẩm của công ty phục vụ cho hầu hết tất cả các lứa tuổi, với các mức thu nhập khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là cho những người có mức thu nhập trung bình.
Từ năm 1990 trở về trước, Công ty sản xuất theo kế hoạch của Bộ chủ quản, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm thị trường nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo Công ty đã luôn chủ động khai thác và mở rộng thị trường mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm các loại áo sơ mi, áo măng tô, Pijama, áo mưa, quần Jeans, áo bò, quần áo dệt kim… Chính vì vậy, mà thị trường tiêu thụ của Công ty được xem là rất rộng tại rất nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ngày nay, khi mà nhu cầu ăn mặc ngày càng được xem trọng. Sản phẩm của Công ty cũng đã được chính người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Trong những năm tới Công ty sẽ có kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị để cho ra đời những sản phẩm không những chỉ duy trì thị trường hiện nay mà còn mở rộng và chiếm lĩnh thị trường mới.
Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nội địa.
Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty, vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các năm trước, vào nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ năm tới, vào các thông tin thu được về thị trường nội địa và vào đề nghị của phòng kế hoạch mà Tổng giám đốc công ty May Thăng Long quyết định giao chỉ tiêu Tổng doanh thu nội địa.
Biểu 1: Chỉ tiêu Tổng doanh thu nội địa năm 2005.
(Đơn vị: triệu đồng).
Năm
2002
2003
KH 2003
TH 2004
KH 2005
Tổng DTNĐ
21.325
21.524
23.800
20.000
23.600
Sau đó, dựa vào chỉ tiêu Tổng DTNĐ năm nay và tình hình tiêu thụ sản phẩm ở từng bộ phận trong các năm trước, Tổng GĐ mới ra quyết định giao khoán kế hoạch doanh thu cho từng bộ phận.
Biểu 10: Kế hoạch Doanh thu nội địa năm 2005.
(Đơn vị: triệu đồng).
TT
2002
2003
KH
2004
TH2004
KH
2005
Tổng DTNĐ
21.325
21.524
23.880
20.000
23.600
(DT bán hàng NĐ Cty)
12.431
12.548
16.180
13.551
15.989
1.
Phòng KDNĐ
5.357
5.407
6.000
5.025
5.932
- Phế liệu
373
377
418
350
413
2.
CHTT (250 MK)
3.441
3.303
4.180
3.501
4.133
3.
DT (TT- TM)
10.055
9.480
13.700
11.474
13.539
*TT TM
8.274
7.667
9.900
8.291
9.783
+ DT hàng ngoài Cty
6.088
5.642
7.700
6.448
7.608
+ DT hàng Cty
2.186
2.025
2.200
1.843
2.175
*CHTT (39 NQ)
1.504
1.247
1.800
1.508
1.779
*Chi nhánh TPHCM
277
566
2000
1.675
1.977
(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa).
Sau khi nhận giao khoán, các bộ phận tự lập kế hoạch tiêu thụ cho bộ phận của mình căn cứ vào khả năng của bộ phận theo thời gian, theo từng mùa, vụ…, theo nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng… VD: CHTT (250 Minh Khai) được giao khoán 4.133.000.000 đồng trong năm 2003, cửa hàng lập kế hoạch mỗi tháng phải bán được là 344.417.000 đồng tiền hàng, mỗi quí phải tiêu thụ được khối lượng hàng giá trị là 1.033.250.000 đồng.
Chính sách giá cả nội địa.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, giá cả là một vũ khí cạnh tranh có hiệu quả để Công ty có thể duy trì và phát triển được thị phần của mình. Nhằm phát triển hoạt động tiêu thụ trên thị trường nội địa Công ty rất quan tâm đến chiến lược giá cả của mình, chủ trương của Công ty là: “Bán được nhiều hàng, giữ được nhiều khách”.
Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là những sản phẩm có chất lượng cao về chất liệu, kiểu dáng sản phẩm lẫn trình độ kỹ thuật may, cho nên giá sản phẩm của Công ty khá cao. Sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty có hai loại chính:
Loại 1: Là các sản phẩm may xuất khẩu nhưng lại tiêu thụ trong nước. Loại sản phẩm này thường có giá cao do chất lượng vải nhập ngoại, tiêu thụ trong nước bị đánh thuế cao. Bù lại chất lượng sản phẩm cao, kiểu dáng, mẫu mã đẹp được nhiều người ưa chuộng.
Ví dụ: Sơ mi Đức xuất khẩu nội địa, Sơ mi Pháp xuất khẩu nội địa, Jacket xuất khẩu nội địa 2 lớp, 3 lớp… Giá của các sản phẩm này dao động từ 100.000đ - 180.000đ/sơmi và từ 150.000đ - 375.000đ/jacket.
Loại 2: Là các sản phẩm tiêu thụ nội địa được Công ty thiết kế may trên chất liệu vải nội nhưng vẫn đảm bảo chất lượng May cao. Những sản phẩm này có giá thấp hơn giá sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ trên thị trường nội địa nhưng vẫn là tương đối cao.
Ví dụ: áo khoác 2 lớp, 3 lớp, Sơmi Phong phú, sơ mi nội địa… Giá của các loại sản phẩm này dao động từ 100.000đ - 300.000đ/áo khoác, 50.000đ - 130.000đ/sơmi.
Biểu 2: Giá một số sản phẩm tiêu thụ nội địa của Công ty.
Tên sản phẩm
Giá bán (đồng/chiếc)
áo khoác 2 lớp JA 127
150.000
áo khoác 3 lớp JU 135
230.000
Sơ mi hộp Drim
120.000
Sơ mi Phong Phú
75.000
Sơ mi Đức dài tay
110.000
Quần Jean nam
110.000
(Nguồn: Cửa hàng giới thiệu sản phẩm).
So với các đối thủ cạnh tranh khác như May 10, May Đức Giang, May Việt Tiến, May Nhà Bè… là các Công ty cũng có hình thức sản xuất kinh doanh như Công ty May Thăng Long thì giá