Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về cơ hội làm ăn, kinh doanh. Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua các ưu đãi về thuế, cấp vốn, quyền sử dụng đất dần dần được xóa bỏ. Bên cạnh đó quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và góp vốn cổ phần để kinh doanh đang là xu hướng tất yếu của nền kinh tế. Cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh để từ đó ra quyết định đầu tư chính là khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá thì sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bước ra một sân chơi lớn khi Việt nam gia nhập WTO các doanh nghiệp đứng trước một thách thức lớn: hoặc mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động, hoặc vẫn giữ nguyên quy mô cũ để rồi nhìn các hãng nước ngoài thôn tính thị trường theo các cam kết khi gia nhập WTO. Để mở rộng quy mô doanh nghiệp có nhiều cách như sử dụng lợi nhuận giữ lại, mở rộng liên doanh liên kết, kêu gọi đầu tư, góp cổ phần, vay vốn từ các tổ chức tín dụng . . . Các phương án trên chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hoặc có kỳ vọng đem lại lợi nhuận trong tương lai.
Vì vậy có thể nói trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và là khởi nguồn của các quyết định đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới thì việc nhìn nhận lợi nhuận một cách đúng đắn sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Thiết bị điện Hàm long, với thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn của các cổ đông, tôi lựa chọn đề tài : “Các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần Thiết bị điện Hàm long” làm chuyên đề tốt nghiệp. Với mong muốn được áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, hy vọng qua chuyên đề này tôi có được cái nhìn tổng quan và khoa học hơn về lợi nhuận và các vấn đề liên quan đến nó.
Kết cấu của chuyên đề: gồm ba chương chính
Chương 1: Tổng quan về lợi nhuân của Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long.
56 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thiết bị điện Hàm Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
Chương I:Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp 5
1.1.Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 5
1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận 5
1.1.2. Kết cấu của lợi nhuận 6
1.1.3. Vai trò của lợi nhuận 8
1.2.Phương pháp xác định lợi nhuận 10
1.2.1. Xác định theo số tuyệt đối 10
1.2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa-dịch vụ ... 10
1.2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 13
1.2.1.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác 14
1.2.1.4. Tổng mức lợi nhuận 14
1.2.2. Xác định theo số tương đối (tỉ suất lợi nhuận) 15
1.2.2.1. Hệ số sinh lợi doanh thu 16
1.2.2.2. Hệ số sinh lợi trên tổng vốn 16
1.2.2.3. Hệ số sinh lợi tài sản 16
1.2.2.4. Hệ số sinh lợi vốn CSH 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 19
1.3.1. Thị trường và sự cạnh tranh 19
1.3.2. Chính sách của nhà nước 20
1.3.3. Giá bán 21
1.3.4. Chi phí 22
1.3.5. Nhân tồ con người 22
1.3.6. Vốn 22
1.3.7. Cơ cấu mặt hàng 23
1.3.8. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ 23
1.3.9. Chất lượng hàng hóa dịch vụ 24
Chương II: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận tại công
ty cổ phần thiết bị điện Hàm long ............................................25
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thiét bị điện Hàm long ………………25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 26
2.1.3. Tình hình tài chính của công ty cổ phần tiết bị điện Hàm long.........29
2.2. Thực trạng về thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần thiết bị điện
Hàm long ....................................................................................................33
2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh …….…….………………..33
2.2.2. Cơ cấu lợi nhuận 35
2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời 36
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long …………………………………………………………..…….44
2.3.1. Kết quả đạt được 44
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 45
Chương III:Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long ...................................................................................... 47
3.1. Nhóm các giải pháp về tăng doanh thu ……………………………… 47 3.2. Nhóm các giải pháp về tiết kiêm chi phí…..…………………………. 50
3.3. Nhóm các giải pháp về tài chính…………………………………… 51
3.4. Nhóm các giải pháp về nguồn nhân lực………………….………….51
KẾT LUẬN ............. 53
Lời mở đầu
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về cơ hội làm ăn, kinh doanh. Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua các ưu đãi về thuế, cấp vốn, quyền sử dụng đất dần dần được xóa bỏ. Bên cạnh đó quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và góp vốn cổ phần để kinh doanh đang là xu hướng tất yếu của nền kinh tế. Cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh để từ đó ra quyết định đầu tư chính là khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá thì sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Bước ra một sân chơi lớn khi Việt nam gia nhập WTO các doanh nghiệp đứng trước một thách thức lớn: hoặc mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động, hoặc vẫn giữ nguyên quy mô cũ để rồi nhìn các hãng nước ngoài thôn tính thị trường theo các cam kết khi gia nhập WTO. Để mở rộng quy mô doanh nghiệp có nhiều cách như sử dụng lợi nhuận giữ lại, mở rộng liên doanh liên kết, kêu gọi đầu tư, góp cổ phần, vay vốn từ các tổ chức tín dụng . . . Các phương án trên chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hoặc có kỳ vọng đem lại lợi nhuận trong tương lai.
Vì vậy có thể nói trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và là khởi nguồn của các quyết định đầu tư. Khi mà các doanh nghiệp đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới thì việc nhìn nhận lợi nhuận một cách đúng đắn sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Thiết bị điện Hàm long, với thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh và yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn của các cổ đông, tôi lựa chọn đề tài : “Các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần Thiết bị điện Hàm long” làm chuyên đề tốt nghiệp. Với mong muốn được áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, hy vọng qua chuyên đề này tôi có được cái nhìn tổng quan và khoa học hơn về lợi nhuận và các vấn đề liên quan đến nó.
Kết cấu của chuyên đề: gồm ba chương chính
Chương 1: Tổng quan về lợi nhuân của Doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long
Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần thiết bị điện Hàm long.
Chương 1
Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm về lợi nhuận
Từ lâu lợi nhuận đã được nhiều trường phái tham gia nghiên cứu, tranh luận và đưa ra các học thuyết kinh tế từ những ngày đầu khi hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa diễn ra.
Người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu một cách khoa học về học thuyết kinh tế là Adam Smith. Ông là nhà kinh tế học cổ điển đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về bản chất, nguồn gốc của lợi nhuận. Ông xuất phát từ quan điểm giá trị trao đổi của mọi hàng hóa là do lao động sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.Từ đó đặt nền tảng cho nền kinh tế thị trường. Ông cho rằng chất lượng của lao động chi phí cho việc sản xuất một sản phẩm nào đó càng lớn thì giá trị và giá trị trao đổi cũng càng lớn. Ông bác bỏ quan điểm giá trị trao đổi được quyết định bởi tính hữu dụng của hàng hóa. Theo ông, lợi nhuận tư bản được tạo ra trong quá trình sản xuất là hình thái biểu hiện khác của giá trị thặng dư, tức phần giá trị lao động không được trả công tạo ra. Ông định nghĩa: “ Lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động.” (khoản khấu trừ thứ nhất là địa tô).
Ông còn cho rằng lợi nhuận không chỉ có ở lao động nông nghiệp mà cả lao động công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận. Nhà tư bản tiền tệ cho nhà tư bản sản xuất vay vốn, nhận được lợi tức cho vay. Đó cũng là biểu hiện khác của lợi nhuận đã được tạo ra trong sản xuất. Mặc dù còn một số sai lầm trong lí luận của mình, Ông cũng chỉ ra rằng: nguồn gốc thực sự cho giá trị thặng dư là do lao động tạo ra, còn lợi nhuận, địa tô, lợi tức chỉ là biến thể, là hình thái khác của giá trị thặng dư mà thôi.
Người kế tục và phát triển học thuyết kinh tế của Adam Smith là David Ricardo. Ông khẳng định: lao động là nguồn gốc của giá trị và giá trị hàng hóa, sản phẩm lao động được phân thành: tiền lương, địa tô, lợi nhuận. Cũng như Adam Smith, ông cho rằng giá trị do công nhân tạo ra là lớn hơn so với tiền công mà họ được nhận. Ông khẳng định: “Lợi nhuận chính là phần giá trị lao động thừa ra ngoài tiền công, lợi nhuận là lao động không được trả công của công nhân”.
Kế thừa những nguyên lý đúng đắn và khoa học của các nhà tiền bối, người nghiên cứu toàn diện và triệt để nhất về nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận kinh doanh tư bản chủ nghĩa là Các Mác. Ông khẳng định: “Nguồn gốc lợi nhuận là do lao động làm thuê tạo ra, về bản chất, lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, là kết quả của lao động không được trả công do tư bản chiếm lấy, là mối quan hệ bóc lột, nô dịch người lao động trong xã hội TBCN”.
Các Mác đã phân tích tất cả các khía cạnh khác nhau của lợi nhuận, sự hình thành, vận động của qui luật bình quân, xuyên qua các quan hệ kinh tế là các quan hệ chính trị - xã hội của phạm trù lợi nhuận.
Đứng trên giác độ là nhà quản lý: Lợi nhuận của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời gian nhất định.
1.1.2. Kết cấu của lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường với nhiều loại hình doanh nghiệp, đa dạng về lĩnh vực đầu tư kinh doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh được mở rộng. Do đó, lợi nhuận thu được cũng đa dạng theo phương thức đầu tư của doanh nghiệp. Kết cấu của Lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa – dịch vụ
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động khác.
Trong lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa- dịch vụ gồm lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là: theo sự phân công lao động xã hội chức năng chủ yếu của DNTM là mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm đưa hàng hóa từ sản xuất tới tiêu dùng. Như vậy, vai trò chủ yếu của DNTM là tổ chức lưu chuyển hàng hóa. Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính được hình thành từ việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Doanh nghiệp. Nó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận DNTM.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ là lợi nhuận doanh nghiệp đạt được ngoài chức năng, nhiệm vụ chính của Doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể tham gia vào hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính là hoạt động liên quan đến việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp như: Góp vốn liên doanh liên kết, góp cổ đông, hoạt động mua bán tín phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi và các lãi cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh… Các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là các khoản lãi thu được từ các hoạt động riêng biệt khác ngoài những hoạt động nêu trên, những khoản lãi này phát sinh không thường xuyên, Doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có dự kiến nhưng ít có khả năng thực hiện. Lợi nhuận từ các hoạt động này gồm: các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi được duyệt bỏ, thu được từ nhượng bán thanh lý tài sản cố định, tiền được phạt, được bồi thường.
Như vậy, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành bởi lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa – dịch vụ, tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác.
1.1.3. Vai trò của lợi nhuận
Hiện nay, trong các chỉ tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thì lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất và là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định không những đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đến đời sống người lao động... mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
Lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hoạt động kinh doanh của Doang nghiệp trong nền kinh tế thị trường là nhằm đạt được lợi nhuận trong khuôn khổ của Pháp luật. Trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp cố gắng xây dựng những kế hoạch, tìm ra phương án và con đường riêng, tối ưu nhất để có thể thỏa mãn một cách tối ưu nhu cầu của thị trường để từ đó đạt được lợi nhuận tối đa. Doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì mới tồn tại, mua sắm thêm và cải thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật nâng cao khả năng cung cấp hàng hóa và cải tiến sản phẩm. Thêm vào đó dần dần có thể mở rộng qui mô kinh doanh. Nâng cao đời sống cho người lao động, giúp họ yên tâm làm việc, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và đứng vững trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện tốt lợi nhuận là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp được vững chắc, lợi nhuận cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán, khả năng chi trả của doanh nghiệp. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh đạt được lợi nhuận cao, đều đặn và tiếp tục gia tăng thì có nghĩa là tình hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là tốt. Trên cơ sở đó doanh nghiệp trang trải được những khoản chi phí đã bỏ ra, nhanh chóng thanh toán các khoản lãi tiền vay kinh doanh…
Đối với nền kinh tế: lợi nhuận là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế xã hội. Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cũng có nghĩa là nguồn thu ngân sách của Nhà nước cũng được tăng lên thể hiện ở thuế thu nhập doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tích lũy vốn để thực hiện quá trình đầu tư phát triển kinh tế theo các chức năng của Nhà nước. Từ các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nước mới có kinh phí để xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng… thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trong xã hội.
Đối với người lao động thì họ mong muốn có được mức tiền lương cao nhất có thể để cải thiện đời sống. Và khi doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận cao, bền vững thì thu nhập của người lao động mới được đảm bảo có thể trang trải được các chi phí bản thân và gia đình, nhằm tái sản xuất sức lao động và có tích lũy. Thu nhập ổn định và cao là động lực để người lao động tận tụy làm việc, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Như vậy, lợi nhuận cũng góp phần làm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Ngoài ra, lợi nhuận tăng còn đồng nghĩa với việc tăng thêm các quĩ trong đó có quĩ khen thưởng và phúc lợi từ đó lợi ích của người lao động cũng được tăng thêm. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận chứng tỏ doanh nghiệp đó đang hoạt động có hiệu quả, sử dụng vốn kinh doanh hợp lý và khả năng lãnh đạo cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Tóm lại: Qua một số điểm đã nêu, ta thấy được vai trò quan trọng của lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nó không những là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà nhờ nó uy tín, thế lực của doanh nghiệp ngày càng được củng cố và phát triển. Hơn thế nữa, lợi nhuận còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi lợi ích mỗi doanh nghiệp luôn gắn liền với lợi ích của nhà nước, của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2. Các phương pháp xác định lợi nhuận
1.2.1. Xác định theo số tuyệt đối
Khi nền kinh tế thị trường mở ra thì các hoạt động kinh doanh cũng rất đa dạng và phong phú. Mỗi doanh nghiệp tự tìm cho mình một lĩnh vực đầu tư khác nhau sao cho vốn đầu tư có hiệu quả nhất. Do đó, lợi nhuận thu được của doanh nghiệp cũng phong phú và đa dạng theo phương thức đầu tư mà họ đã chọn cụ thể là:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động khác.
1.2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa-dịch vụ.
Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của doanh nghiệp. Đây là phần lợi nhuận chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
a. Xác định doanh thu
Doanh thu = ( Doanh thu ghi trên - Các khoản
thuần hóa đơn bán hàng giảm trừ doanh thu.
Trong đó:
* Tổng doanh thu: Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tiền thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước. Các hàng hoá, dịch vụ đem tặng, cho, biếu hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu. Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc đã thu tiền hàng hay chưa.
* Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có).
+ Giảm giá hàng bán: Là các khoản giảm giá hoặc hối khấu sau khi bán hàng vì những lý do như: Hàng kém phẩm chất, sai quy cách theo hợp đồng, ưu đãi cho khách hàng mua với số lượng lớn…
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất…
* Phần còn lại của doanh thu bán hàng thuần sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán gọi là lợi nhuận gộp còn phải bù đắp những chi phí chưa được tính vào trị giá vốn hàng bán đó là: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, phần còn lại là kết quả bán hàng hay lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Xác định giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán được xác định như sau:
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Giá vốn
hàng bán
=
Giá thành sản xuất
+
CPBH phân bổ cho lượng hàng hoá tiêu thụ
+
CPQL phân bổ cho lượng hàng hoá tiêu thụ
+ Đối với doanh nghiệp thương mại:
Giá vốn
hàng bán
=
Giá vốn hàng mua
+
CPBH phân bổ cho lượng hàng hoá tiêu thụ
+
CPQL phân bổ cho lượng hàng hoá tiêu thụ
- Giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ gồm các khoản chi phí sau:
+ Chi phí vật tư trực tiếp: Gồm các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhiên liệu tiêu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm cảu Doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở phân xưởng, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác ngoài chi phí kể trên.
- Chi phí bán hàng: là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong kỳ, nó bao gồm: Chi phí vật liệu bao bì, khấu hao TSCĐ, lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng đại lý. Chi phí bán hàng phát sinh trong một thời kỳ kinh doanh có thể phân bổ dần cho nhiều kỳ kinh doanh đảm bảo phản ánh đúng tình hình lợi nhuận đơn vị của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh.
- Chi phí Quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những chi phí cho bộ phận gián tiếp trong doanh nghiệp. Trong điều kiện bình thường, những khoản chi phí này tương đối ổn định qua các kỳ kinh doanh. Để phản ánh đúng quá trình hạch toán lợi nhuận, chi phí này cũng được phân bổ tương xứng với lượng hàng hóa tiêu thụ.
Vậy lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ được xác định bởi công thức sau:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
(
Doanh thu thuần
(
Giá
thành
(
Chi phí
bán hàng
(
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
(
Lợi nhuận gộp
(
Chi phí
bán hàng
(
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Hoạt động tài chính là hoạt động liên quan đến việc đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: hoạt động cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay vốn, lợi tức, lợi nhuận cổ phần được chia từ góp vốn liên doanh, hợp doanh, hoàn nhập số chi dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Lợi nhuận HĐTC = DT từ HĐTC – Chi phí HĐTC
Trong đó:
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
Thu lãi liên doanh
Số thu kinh doanh bất động sản.
Số tiền thu do cho thuê TSCĐ.
Thu lãi cho vay tiền gửi.
Lãi kinh doanh ngoại tệ.
Thu lãi bán hàng trả góp.
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Chiết khấu thanh toán được hưởng.
Chi phí hoạt động tài chính gồm:
Chi phí trong quá trình liên doanh liên kết.
Lỗ từ hoạt động liện doanh.
Lỗ từ đầu tư cổ phiếu trái phiếu.
Trị giá vốn của bất động sản đã bán được hoặc chi phí phát sinh trong quá trình bán bất động sản.
Giá trị hao mòn của TSCĐ cho thuê tài chính.
Lỗ do kinh doanh ngoại tệ.
Chi phí về lãi phải trả cho số vốn huy động trong kỳ.
Chi phí về chiết khấu thanh toán ch