Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và các văn kiện
trình Đại hội XI của Đảng đã xác định một số định hướng, mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ tới 2020. Trong đó, đã xác định: Phấn đấu
đến nă m 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm, GDP năm 2020 bẳng 2,2 lần
năm 2010. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng các nganh công nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 8%, giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% tổng GDP . Giá trị
sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khỏang 40% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang
phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng qui mô vừa chú
trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch
vụ gắn với các vùng kinh tế, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh
chiến lược thị trường, tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh
tranh của sản phẩm. Đón bắt xu hướng sản phẩm sạch, năng lượng sạch và tiêu
dùng sạch của thế giới để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Phát triển kinh tế tri
thức, phấn đấu yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP), đóng góp trên 35% vào
tăng trưởng, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 – 3%/năm. Xây dựng
kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại.
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các chương trình mục tiêu trọng điểm phát triển xuất khẩu và các giải pháp nhằm đảm bảo các điều kiện chủ yếu cho việc thực hiện chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
EU – VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”.
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM
PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU CHO VIỆC THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU
THỜI KỲ 2011 - 2020
CN. Ngô Thị Lan Hương
Ban Nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại,
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương
Hà Nội, 11 - 2010
1
LỜI MỞ ĐẦU
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và các văn kiện
trình Đại hội XI của Đảng đã xác định một số định hướng, mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ tới 2020. Trong đó, đã xác định: Phấn đấu
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm, GDP năm 2020 bẳng 2,2 lần
năm 2010. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng các nganh công nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 8%, giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% tổng GDP . Giá trị
sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khỏang 40% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang
phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng qui mô vừa chú
trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch
vụ gắn với các vùng kinh tế, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh
chiến lược thị trường, tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh
tranh của sản phẩm. Đón bắt xu hướng sản phẩm sạch, năng lượng sạch và tiêu
dùng sạch của thế giới để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Phát triển kinh tế tri
thức, phấn đấu yếu tố năng suất lao động tổng hợp (TFP), đóng góp trên 35% vào
tăng trưởng, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 – 3%/năm. Xây dựng
kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ và hiện đại.
Để góp phần thực hiện các mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020 nêu trên, lĩnh vực xuất nhập khẩu phải phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Phát triển xuất khẩu phải hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu, hài hòa lợi ích giữa các ngành hướng về xuất khẩu và các
ngành thay thế nhập khẩu. Phải cơ cấu lại xuất nhập khẩu, đổi mới mô hình tăng
trưởng xuất nhập khẩu để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát
triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh CNH, HĐH. Phải điều chỉnh chiến lược thị
trường gắn với lộ trình hội nhập quốc tế, đa dạng hoá thị trường và phương thức
xuất khẩu, gắn thị trường trong nước với phát triển thị trường nước ngoài. Đẩy
2
mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo hàng xuất khẩu. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, cơ
sở hạ tầng luật pháp, chính sách, nhân lực và thanh toán cho phát triển XNK,
giảm chi phí và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ tới cũng phải góp phần thực hiện thành
công các khâu đột phá chiến lược đã xác định trong dự thảo chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 – 2020: 1) Hoàn thiện thể chế thị trường định hướng
XHCN; 2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao; 3) Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và một số công trình hiện đại.
Xuất nhập khẩu thời kỳ tới phải phát triển nhanh theo hướng hiệu quả và
bền vững. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP
gần 2 lần; giảm nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu so với xuất khẩu để phấn đấu đến
năm 2020 cân bằng được xuất - nhập, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện
cán cân thanh toán. Cần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, nhóm hàng có hàm
lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng nhóm hàng thô và sơ
chế, nhóm nguyên nhiên liệu thô trong cơ cấu xuất khẩu. Tăng nhanh tỷ trọng
nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ tỏng tổng kim ngạch nhập khẩu.
Theo định hướng chung đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
hàng hoá bình quân 13 – 14%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, kim ngạch tăng từ
khoảng 71 tỷ USD năm 2010 lên trên 250 tỷ USD vào năm 2020. Nhập khẩu
hàng hoá tăng trưởng bình quân 12 – 13%./năm trong thời kỳ chiến lược; giảm
dần tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu, đến năm 2020 cân bằng cán cân xuất – nhập
khẩu.
Để thực hiện được mục tiêu, định hướng nêu trên, cần xác định đúng các
khâu đột phá chiến lược phát triển xuất nhập khẩu trong thời kỳ tới 2020 và phải
có các giải pháp, chương trình phát triển xuất khẩu cụ thể, mang tính đồng bộ,
cùng các biện pháp thực thi hiệu quả. Trong đó, các chương trình mục tiêu trọng
điểm phát triển xuất khẩu thời kỳ tới 2020 phải hướng vào tạo ra bước đột phá
nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
3
đồng bộ và phát triển nhanh dịch vụ logistics. Đến năm 2020, trong cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu, tỷ lệ hàng chế biến chế tạo phải chiếm trên 80%, tỷ lệ nhóm
hàng có hàm lượng công nghệ cao phải chiếm trên 25%; tỷ lệ giá trị gia tăng của
nhóm hàng công nghiệp chế tạo đạt trên 50%, của nhóm hàng nông sản và
khoáng sản xuất khẩu đạt trên 65%, tỷ lệ hàng đã qua chế biến trong nhóm hàng
nông sản xuất khẩu tính theo kim ngạch xuất khẩu phải đạt khoảng 80%, chi phí
xuất khẩu phải giảm xuống dưới mức trung bình của khu vực.
Để góp phần thực hiện các mục tiêu có tính đột phá chiến lược nêu trên,
việc xây dựng và thực thi hiệu quả các chương trình mục tiêu trọng điểm phát
triển xuất khẩu hàng hoá là rất cần thiết.
Chuyên đề khoa học này được thực hiện nhằm góp phần thực hiện các mục
tiêu, định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hoá thời kỳ đến 2020 nêu
trên.
Nội dung chuyên đề được trình bày thành 2 phần:
I. Định hướng chiến lược tổng quát phát triển công nghiệp và thương mại
Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và các trọng điểm ưu tiên phát triển.
II.
4
I. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM
2020 VÀ CÁC TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
1. định hướng chiến lược tổng quát phát triển công nghiệp và thương
mại thời kỳ 2011- 2020
a. Mục tiêu tổng quát phát triển Công Thương đến năm 2020
Đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước có trình độ phát triển công nghiệp
trung bình, cán cân thương mại cân bằng và là một đối tác tin cậy, một bộ phận
khăng khít của hệ thống công thương khu vực và thế giới.
b. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp – thương mại thời kỳ
2011 - 2020
Định hướng phát triển công nghiệp:
- Duy trì phát triển với tốc độ cao các ngành công nghiệp, thực hiện tái cơ
cấu ngành để thích ứng một cách hiệu quả với quá trình hội nhập. Đặt công
nghiệp vào vị trí động lực thúc đẩy phát triển đất nước, trong đó tập trung phát
triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất
lượng xuất khẩu, và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông – lâm – thủy
sản, thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện từ, vật liệu xây dựng; kết hợp phát
triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng
như năng lượng, hoá chất, luyện kim ... để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế.
Chú trọng các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ
cao để tạo bước nhảy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động.
Phát triển ngành công nghiệp môi trường non trẻ để nâng dần tỷ trọng ngành này
ngang bằng với các nước trong khu vực.
- Thực hiện phân bố phát triển công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ để
đảm bảo phát triển cân đối, hiệu quả giữa các vùng, miền. Chuyển dịch và phát
triển công nghiệp ở nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị
hoá, giữ vững an ninh lương thực thực phẩm và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Coi CNHT là chìa
khoá để nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp, tăng cường chuyển giao
công nghệ - kỹ thuật, đào tạo lao động lành nghề, thúc đẩy sự tham gia của Việt
5
Nam vào khâu thượng nguồn của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, góp phần tích
cực vào giảm nhập siêu cho nèn kinh tế.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp bền vững gắn
với bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển sản phẩm sạch, năng lượng sạch và
phát triển các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.
- Mục tiêu phát triển công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 –
2015 bình quân đạt 9,0%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt bình quân 9,5%/năm;
giá trị tăng thêm tính theo giá so sánh (1994) tăng từ 177.097 tỷ đồng năm 2010
lên 272.000 tỷ đồng năm 2015, đạt 429.3156 tỷ đồng năm 2020. Giá trị sản xuất
công nghiệp tính theo giá so sánh (1994) tăng từ 780.500 tỷ đòng năm 2010 lên
1.570.000 tỷ đồng năm 2015 và đạt trên 3.300.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ
tăng trưởng GTTSL công nghiệp đạt bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2011 –
2015 và đạt khoảng 16%/năm trong giai đoạn 2016 -2020. Phấn đấu đến năm
2015 tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP chiếm 42 – 43% và
đến năm 2020 đạt 43 - 44%.
Định hướng phát triển thương mại:
-Phấn đấu đến giai đoạn 2015 -2020 nước ta gia nhập nhóm 5 nước có nền
thương mại phát triển nhất trong khu vực ASEAN, đến năm 2020 Việt Nam được
xếp vào nhóm 20 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu
bình quân đầu người cao hơn mức bình quân toàn thế giới.
- Xây dựng và phát triển nền thương mại Việt Nam hiện đại màng bản sắc
và truyền thống văn hoá dân tộc, dựa trên kết cấu hạ tầng tiên tiến, phương thức
kinh doanh hiện đại theo cơ chế thị trường, qua đó phát huy vai trò dẫn dắt của
thương mại đối với nền kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tham gia sâu vào khâu có giá
trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
sản xuất và đời sống dân cư, đảm bảo an sinh xã hội.
- Phát triển nhanh thương mại và thị trường trong nước đi đôi với nâng cao
chất lượng tăng trưởng xuất khẩu để giảm nhập siêu. Đẩy mạnh quá trình đàm
phán ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương, chủ
động khai thác các có hội mở cửa thị trường và các ưu đãi mà các đối tác dành
6
cho Việt Nam. Phấn đấu để sớm được công nhận là nước có nền kinh tế thị
trường đầy đủ, giữ vai trò tích cực của Việt Nam đối với sự ra đời cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC).
2. Định hướng các trọng điểm ưu tiên phát triển công nghiệp và
thương mại thời kỳ 2011 - 2020
a. Các trọng điểm ưu tiên phát triển trong ngành công nghiệp
- Đối với nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh phát triển theo định hướng
xuất khẩu:
+ Phát triển một số trung tâm qui mô lớn về nghiên cứu, thiết kế sản phẩm;
mẫu mốt, kiểu dáng.
+ Khuyến khích mọi thành phần, chủ yếu là khu vực ngoài quốc doanh đầu
tư phát triển.
+ Tổ chức sản xuất phân tán, khuyến khích cả qui mô nhỏ, qui mô gia đình
để tận dụng nguồn nguyên liệu, sức lao động tại chỗ.
+ Áp dụng tiến bộ KHKT, đào tạo nhân lực để tăng năng suất và bảo đảm
vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm xuất khẩu.
- Đối với nhóm ngành công nghiệp nền tảng: Nhà nước giữ vai trò dẫn
dắt1:
+ Kết hợp một cách hài hoà giữa nguồn lực trong nước và kêu gọi đầu tư
nước ngoài phát triển các công trình qui mô lớn.
+ Đẩy mạnh công tác điều tra, thăm dò, xây dựng qui hoạch tổng thể và
tuân thủ nghiêm ngặt qui hoạch đã phê duyệt.
+ Thực hiện tốt các chương trình trọng điểm quốc gia về cơ khí, về sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, về tiết kiệm tài nguyên.
- Đối với nhóm ngành công nghiệp tiềm năng:
1 Thể hiện thông qua việc thực hiện đầu tư mới, thực hiện các kiểm soát trực tiếp cần thiết.
7
+ Thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các thiết bị thông tin công nghệ
cao. Đầu tư một số trung tâm nghiên cứu, thiết kế phần mềm lớn ở 3 miền Bắc,
Trung, Nam.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ bản quyền, chống tệ nạn sao chép lậu
các sản phẩm phần mềm, công nghệ thông tin phù hợp thông lệ quốc tế.
- Phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ:
Một trong những yêu cầu cơ bản của phát triển bền vững là việc bảo đảm
phân bố công nghiệp hiệu quả trên toàn lãnh thổ, tránh tình trạng tập trung công
nghiệp mật độ cao để một mặt tận dụng nguồn lực tại chỗ, khai thác hợp lý các
lợi thế hạ tầng đồng thời đảm bảo an toàn công nghiệp, đô thị hoá và vấn đề môi
trường. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập quốc tế, vốn đầu tư nước ngoài tăng
mạnh mẽ thì việc xây dựng, quyết định phân bố công nghiệp trở thành vấn đề có
tính quốc sách dài hạn. Phân bố công nghiệp được phản ánh dưới 3 khía cạnh:
Theo vùng lãnh thổ, theo các tuyến giao thông và theo các khu cụm công nghiệp
ở các địa phương.
- Thúc đẩy phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và các chiến lược
hỗ trợ cho phát triển hệ thống công nghiệp dài hạn:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về CNHT, gắn kết cục DN CNHT trong
nước với các nước trong khu vực theo 4 nhóm ngành: (1). Linh kiện cơ khí; (2).
Linh kiện điện tử; (3). Linh phụ kiện chất nhựa/chất dẻo; (4). Công nghiệp sản
xuất vật liệu, phụ liệu.
+ Thành lập cơ quan đầu mối để phối hợp phát triển CNHT, thúc đẩy hợp
tác quốc tế, đặc biệt là với các nước, các DN giàu kinh nghiệm.
+ Hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung, kêu gọi đầu tư nước
ngoài, từng bước phát triển các DN CNHT trong nước thông qua chuyển giao
công nghệ và tìm đối tác tiêu thụ. Tổ chức các dịch vụ chung (kiểm định chất
lượng, giới thiệu sản phẩm ...) để cho các DN đủ điều kiện tiếp cận các tập đoàn
lớn.
+ Để phát triển công nghiệp cần hình thành một hệ thống đồng bộ các định
hướng chiến lược hỗ trợ. Đó là hệ thống các chiến lược được xem xét từ góc độ
8
quá trình hoạt động công nghiệp hay từ các lĩnh vực, các khía cạnh cần có để hỗ
trợ, thúc đẩy công nghiệp phát triển2. Trong điều kiện và bối cảnh phát triển
công nghiệp Việt Nam; cần phải đề cập đến các chiến lược hỗ trợ quan trọng sau:
(1) Chiến lược thị trường xuất khẩu; (2) Chiến lược thị trường xuất khẩu hàng
hoá công nghiệp; (3) Chiến lược đầu tư tài chính cho công nghiệp; (4) Chiến lược
tái cấu trúc quản lý công nghiệp; (5) Chiến lược phát triển nhân lực cho công
nghiệp; (6) Chiến lược hợp tác quốc tế trong công nghiệp; (7) Chiến lược phát
triển công nghệ cho công nghiệp; (8) Chiến lược phát triển hạ tầng kỹ thuật và
dịch vụ cho công nghiệp; (9) Chiến lược phát triển công nghiệp lưỡng dụng.
b. Các trọng điểm ưu tiên phát triển trong ngành thương mại thời kỳ
2011 – 2020:
- Phát triển thương mại và thị trường trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc
vào thị trường nước ngoài. Phát triển nhanh các loại hình và phương thức kinh
doanh hiện đại có sự gắn kết trực tiếp giữa thương mại với sản xuất và tiêu dùng.
Nâng cao vai trò của thương mại trong việc dẫn dắt sản xuất và định hướng tiêu
dùng.
- Xây dựng và thực hiện tốt qui hoạch tổng thể phát triển hạ tầng thương
mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ
kinh doanh thuộc khu vực kinh tế dân doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
và chiếm lĩnh thị trường nội địa.
- Hỗ trợ xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho một số mặt hàng
xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng có điều kiện phát triển trở thành mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 10 năm tới.
- Phát triển hệ thống logistics đồng bộ và hệ thống hạ tầng thương mại đáp
ứng tốt mục tiêu tham gia của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam vào các khẩu
có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
- Xây dựng chiến lược đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do
(FTA) với các đối tác thương mại lớn. Tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt
2 Trong chính sách công nghiệp Nhật Bản và các nước Đông Á, người ta đặt các chính sách tài chính ở vị trí quan
trọng bên cạnh các chính sách ngành.
9
là thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga cũng như những thị trường
mục tiêu khác có nhiều khả năng phát triển.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thương mại và
quản lý kinh doanh theo phương thức hiện đại.
Để thực hiện thành công các trọng điểm ưu tiên phát triển công nghiệp –
thương mại, một trong các nhiệm vụ quan trọng là kiện toàn hệ thống quản lý
ngành theo hướng một đầu mối, đổi mới sự phân công phân cấp quản lý ngành
trên phạm vi tổng thể, thực hiện đúng và đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước đối
với toàn ngành. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Công Thương.
3. Định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dich
cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ đến 2020:
Phát triển xuất khẩu đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng các ngành sản
xuất và tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế để tạo động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Khai thác tiềm năng, lợi thế của đất nước để xuất khẩu đồng bộ cả
hàng hoá, dịch vụ và xuất khẩu tại chỗ nhằm tăng nhanh kim ngạch, giá trị thực
hiện lớn là phương cách chủ yếu tiến tới cân bằng cán cân thương mại, tăng tỷ lệ
đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng trưởng GDP.
Phát triển có chọn lọc các sản phẩm xuất khẩu có nhiều tiềm năng và lợi
thế, giá trị gia tăng cao, tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm cao, tiết kiệm tài
nguyên, năng lượng và nguyên nhiên liệu. Giảm hệ số nguồn lực và khai thác tài
nguyên cho một đơn vị kim ngạch xuất khẩu. Giảm dần qui mô xuất khẩu các
ngành sản phẩm đang phát triển chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, tham gia ở
các khâu có giá trị gia tăng thấp trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nguồn
lực cho phát triển xuất khẩu sản phẩm của các ngành có nhiều tiềm năng tham gia
sâu vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng
nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các ngành công nghiệp
chế biến chế tạo có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao để tăng sức
cạnh tranh, tăng nhanh kim ngạch và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. Phát triển
xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu, chú trọng và từng
bước tham gia sâu rộng vào mạng lưới phân phối toàn cầu.
10
Không ngừng mở rộng hệ thống phân phối trực tiếp sản phẩm cho khách
hàng nước ngoài ở cả trên thị trường trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả
xuất khẩu, nắm bắt nhanh nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài, phát
hiện sớm các tín hiệu từ thị trường quốc tế, kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu thích ứng. Gắn kết sự phát triển hệ thống phân phối sản phẩm với phát
triển thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2015: Phát triển xuất khẩu hàng hoá hợp lý giữa
chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với các bước chuyển dịch cơ cấu các ngành
sản xuất, trọng tâm là theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Đây là giai đoạn tập trung cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành
kinh tế kỹ thuật, vùng và giá trị mới để có thể phát triển nhanh công nghiệp ở giai
đoạn tiếp sau. Các ngành công nghiệp nền tảng, áp dụng công nghệ cao (năng
lượng, luyện kim, hoá chất, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu
xây dựng, cơ khí chế tạo và thiết bị điện), với đặc trưng đang sử dụng nhiều vốn,
sẽ phải tập trung nguồn lực cho tái cơ cấu, nâng cấp trình độ kỹ thuật, tăng tỷ lệ
nọi địa hoá của sản phẩm để nâng cao chất lượng, tạo giá trị mới, nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh. Vì thế, năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh
sản phẩm xuất khẩu của nhóm ngành công nghiệp này chưa thể tăng nhanh trong
những năm trước mắt. Đối với nhóm ngành công nghiệp tiềm năng (