Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món trả dần của một công ty tài chính để mua một xe hơi mới, hoặc mua một số cổ phiếu qua sự giúp đỡ của một người môi giới. Trong mỗi vụ giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi các nguồn vốn từ những người cho vay – từ người tiết kiệm tới người vay – những người chi tiêu y như một ngân hàng. Hơn thế, quá trình đổi mới tài chính (ở Mỹ) đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng. Theo luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX nêu rõ : “ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”
Do khả năng và nhu cầu tài chính ngày càng tăng, việc sử dụng khả năng tài chính và nhu cầu tài chính ngày một đa dạng hơn, các ngân hàng thương mại không đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy từ rất sớm trên thế giới các Công ty Tài chính (CTTC) đã ra đời. Trên thế giới sự xuất hiện và phát triển các CTTC diễn ra ngày càng nhiều. Ở các tập đoàn sản xuất lớn như hãng General Motors ở Hoa Kỳ CTTC do hãng thành lập ngoài chức năng huy động cho công ty mẹ còn liên kết với đại lý bán lẻ và cung ứng vốn cho họ để họ bán hàng trả chậm cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với lãi xuất vừa phải hơn để mua sắm thiết bị máy móc do chính công ty mẹ là General Motors sản xuất. Đây là chính sách kinh doanh hai chiều thường thấy ở các công ty hoặc tập đoàn sản xuất lớn. Năm 80 các CTTC ở Hoa Kỳ có tổng vốn lên tới 200 tỷ USD. Ở Thụy Điển, các CTTC được thành lập từ giữa những năm 60 và phát triển mạnh vào những năm 70. Ở Nhật, các CTTC được thành lập từ những năm 50. Ở Việt Nam, các CTTC mới được thành lập vào những năm 1997, do mới bước đầu đi vào hoạt động cho nên nhìn chung phạm vi hoạt động đang còn bó hẹp, hiệu quả chưa cao.
Cho thuê tài chính (Finance lease) là một hoạt động không thể thiếu với một nền kinh tế hiện đại. Doanh số của nền công nghiệp cho thuê tài chính trên thế giới trong những năm gần đây đã đạt tới một con số kỷ lục 450 tỷ USD trong năm 1998 và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% hàng năm. Hoạt động thuê mua đang đạt được những bước tăng trưởng đầy ấn tượng ở các châu lục mới phát triển như Á, Phi. Riêng ở Việt Nam, ngay từ giữa năm 1995, sau khi Nghị định 64 (9/10/1995) của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các công ty thuê tài chính ra đời, tiếp đó là Thông tư 03 (9/2/1996), Luật các tổ chức tín dụng được áp dụng (01/10/1998), Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (2/5/2001) của Chính phủ ngày càng có nhiều doanh nghiệp và ngân hàng quan tâm đến dịch vụ cho thuê tài chính như một phương thức tài trợ vốn trung và dài hạn có hiệu quả. Tiện ích mà nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại không phải nhỏ. Nó là một lối thoát cho cơn khát vốn gay gắt đang trói các doanh nghiệp. Song những gì đã và đang diễn ra lại không mang lại cho nghiệp vụ này một sự phát triển như mong muốn. Trước tình hình thuê và cho thuê hiện nay, phải khẳng định rằng đây là "Một thị trường đầy tiềm năng, nhưng đầu ra lại bế tắc". Đây là một điều đáng ngạc nhiên bởi cho thuê tài chính có thể mang lại nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội thuận lợi để tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh.
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các định chế tài chính phi ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Tây Đô GVHD: Nguyễn Thị Cẩm Tuyền
Lớp: Tài chính - Ngân hàng 3A Môn: Nghiệp vụ NHTM
Nhóm: 7
CHUYÊN ĐỀ:
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG
Danh sách nhóm 7:
1. Phù Quốc Cảnh 0854020026
2 .Phan Kim Hương 0854020136
3. Võ Phương Dung 0854020068
4. Trần Ngọc Thúy 0854020366
5. Bùi Thúy Hòa 0854020117
6. Dương Thị Bích Hồng 0854020128
MỤC LỤC:
I. Giới thiệu chung về các định chế tài chính phi ngân hàng
II. Một số định chế tài chính chi ngân hàng ở Việt Nam
II.1. Công ty tài chính
II.1.1. Khái niệm
II.1.2. Hình thức thành lập
II.1.3. Các hình thức huy động vốn
II.1.4. Các hình thức cho vay
II.1.5. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ
II.1.6. Các hoạt động khác của Công ty Tài chính
II.1.7. Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Công ty Tài chính
II.1.8. Điều kiện cấp giấy phép và một số quy định khác về Công ty Tài chính
II.1.9. Vai trò của Công ty Tài chính
II.1.9. Một số Công ty Tài chính ở Việt Nam
II.1.9.1. Công ty Tài chính Bưu Điện
II.1.9.2. Công ty Tài chính cổ phần sông Đà
II.1.9.3. Công ty Tài chính Cổ phần HANDICO
II.1.9.4. Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam
II.2. Công ty cho thuê tài chính
II.2.1. Khái niệm về cho thuê tài chính
II.2.2. Các loại hình Công ty Cho thuê tài chính
II.2.3. Điều kiện cấp giấy phép và một số quy định khác về Công ty cho thuê tài chính
II.2.3. Các hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính
II.2.3.1. Huy động vốn
II.2.3.2. Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê
II.2.3.3. Tư vấn khách hàng
II.2.3.4. Dịch vụ ủy thác
II.2.3.5. Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan cho thuê tài chính
II.2.3.6. Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh:
II.2.3.7. Bán các khỏa phải thu
II.2.3.8. Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
II.2.4. Những trường hợp Công ty Cho thuê tài chính không được cho thuê
II.2.5. Những hạn chế của cho thuê tài chính
II.2.6. Lợi ích của việc cho thuê tài chính:
II.2.7. Một vài Công ty Cho thuê tài chính ở Việt Nam
II.2.7.1.Công ty Cho thuê Tài chính NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam
II.2.7.2. Công ty Cho thuê Tài chính ngân hàng Á Châu (ACBL)
II.3. Sơ lược vài nét về các định chế tài chính phi ngân hàng khác
II.3.1. Quỹ đầu tư
II.3.1.1. Khái niệm
II.3.1.2. Các lợi ích của việc đầu tư gây quỹ
II.3.1.3. Các bên tham gia
II.3.1.3.1. Công ty quản lý quỹ
II.3.1.3.2. Ngân hàng giám sát:
II.3.1.3.3. Người đầu tư
II.3.1.4. Phân loại quỹ đâu tư
II.3.1.4.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn
II.3.1.4.1.1. Quỹ đầu tư dạng đóng
II.3.1.4.1.2. Quỹ đầu tư dạng mở
II.3.1.4.2. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành
II.3.1.4.2.1. Quỹ đầu tư dạng công ty
II.3.1.4.2.2. Quỹ đầu tư dạng tín thác
II.3.1.4.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động
II.3..4.3.1. Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)
II.3.1.4.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân ( Quỹ thành viên)
II.3.2. Công ty bảo hiểm
II.3.2.1. Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm và các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.2. Mức vốn pháp định và nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.3. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
II.3.2.4. Các dịch vụ bảo hiểm
II.3..5. Đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.6. Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm
II.3.2.7. Các hoạt động khác của doanh nghiệp bảo hiểm
II.3.2.8. Một số công ty bảo hiểm tại Việt Nam
III.Thực trạng và biện pháp củng cố nhằm nâng cao hiệu quả của các định chế tài chính phi ngân hàng
IV. Tài liệu tham khao
I.Giới thiệu chung về các định chế tài chính phi ngân hàng:
Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món trả dần của một công ty tài chính để mua một xe hơi mới, hoặc mua một số cổ phiếu qua sự giúp đỡ của một người môi giới. Trong mỗi vụ giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi các nguồn vốn từ những người cho vay – từ người tiết kiệm tới người vay – những người chi tiêu y như một ngân hàng. Hơn thế, quá trình đổi mới tài chính (ở Mỹ) đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng. Theo luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX nêu rõ : “ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.”
Do khả năng và nhu cầu tài chính ngày càng tăng, việc sử dụng khả năng tài chính và nhu cầu tài chính ngày một đa dạng hơn, các ngân hàng thương mại không đáp ứng đủ nhu cầu vì vậy từ rất sớm trên thế giới các Công ty Tài chính (CTTC) đã ra đời. Trên thế giới sự xuất hiện và phát triển các CTTC diễn ra ngày càng nhiều. Ở các tập đoàn sản xuất lớn như hãng General Motors ở Hoa Kỳ CTTC do hãng thành lập ngoài chức năng huy động cho công ty mẹ còn liên kết với đại lý bán lẻ và cung ứng vốn cho họ để họ bán hàng trả chậm cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với lãi xuất vừa phải hơn để mua sắm thiết bị máy móc do chính công ty mẹ là General Motors sản xuất. Đây là chính sách kinh doanh hai chiều thường thấy ở các công ty hoặc tập đoàn sản xuất lớn. Năm 80 các CTTC ở Hoa Kỳ có tổng vốn lên tới 200 tỷ USD. Ở Thụy Điển, các CTTC được thành lập từ giữa những năm 60 và phát triển mạnh vào những năm 70. Ở Nhật, các CTTC được thành lập từ những năm 50. Ở Việt Nam, các CTTC mới được thành lập vào những năm 1997, do mới bước đầu đi vào hoạt động cho nên nhìn chung phạm vi hoạt động đang còn bó hẹp, hiệu quả chưa cao.
Cho thuê tài chính (Finance lease) là một hoạt động không thể thiếu với một nền kinh tế hiện đại. Doanh số của nền công nghiệp cho thuê tài chính trên thế giới trong những năm gần đây đã đạt tới một con số kỷ lục 450 tỷ USD trong năm 1998 và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% hàng năm. Hoạt động thuê mua đang đạt được những bước tăng trưởng đầy ấn tượng ở các châu lục mới phát triển như Á, Phi... Riêng ở Việt Nam, ngay từ giữa năm 1995, sau khi Nghị định 64 (9/10/1995) của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các công ty thuê tài chính ra đời, tiếp đó là Thông tư 03 (9/2/1996), Luật các tổ chức tín dụng được áp dụng (01/10/1998), Nghị định số 16/2001/NĐ-CP (2/5/2001) của Chính phủ ngày càng có nhiều doanh nghiệp và ngân hàng quan tâm đến dịch vụ cho thuê tài chính như một phương thức tài trợ vốn trung và dài hạn có hiệu quả. Tiện ích mà nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại không phải nhỏ. Nó là một lối thoát cho cơn khát vốn gay gắt đang trói các doanh nghiệp. Song những gì đã và đang diễn ra lại không mang lại cho nghiệp vụ này một sự phát triển như mong muốn. Trước tình hình thuê và cho thuê hiện nay, phải khẳng định rằng đây là "Một thị trường đầy tiềm năng, nhưng đầu ra lại bế tắc". Đây là một điều đáng ngạc nhiên bởi cho thuê tài chính có thể mang lại nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội thuận lợi để tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh.
II. Một số định chế tài chính chi ngân hàng ở Việt Nam:
II.1. Công ty tài chính:
II.1.1. Khái niệm:
Theo Nghị định số 81/2008/NĐ/CP ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ định nghĩa công ty tài chính như sau:
“ Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.”
- Công ty Tài chính bao gồm loại hình Công ty Tài chính tổng hợp được thực hiện tất cả các chức năng, nghiệp vụ theo quy định và Công ty Tài chính chuyên ngành hoạt động chủ yếu trên một số lĩnh vực như: tín dụng tiêu dùng (tín dụng tiêu dùng là hình thức cung cấp tín dụng cho cá nhân thông qua nghiệp vụ: cho vay mua trả góp, phát hành thẻ tín dụng và cho vay bằng tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) hoặc phát hành thẻ tín dụng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
- Vốn pháp định và thời gian hoạt động:
+ Vốn pháp định của Công ty Tài chính được Chính phủ quy định. Việc thay đổi mức vốn pháp định của Công ty Tài chính do Chính phủ quyết định. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định mức vốn pháp định của Công ty Tài chinh năm 2008 là 300 tỷ đồng, năm 2010 là 500 tỷ đồng.
+ Thời hạn hoạt động của Công ty Tài chính tại Việt Nam không quá 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
II.1.2. Hình thức thành lập:
- Công ty Tài chính TNHH hai thành viên trở lên ( Công ty TNHHTài chính PPF Việt Nam, Công ty Tài chính TNHH Société Générale )
- Công ty Tài chính TNHH một thành viên. ( Công ty Tài chính một thành viên Quốc tế Việt Nam JACCS)
- Công ty Tài chính cổ phần. ( Công ty Tài chính cổ phần sông Đà, Công ty Tài chính Cổ phần HANDICO,…)
II.1.3. Các hình thức huy động vốn:
Công ty Tài chính được huy động vốn từ các nguồn sau:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Đối với các công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, lĩnh vực thẻ không thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
II.1.4. Các hình thức cho vay:
Công ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức:
- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.
- Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng, tiền tệ và đầu tư về tiêu dùng cho khách hàng.
- Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.
- Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
- Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
II.1.5. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ:
- Mở tài khoản: Công ty Tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty Tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Dịch vụ ngân quỹ: Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
II.1.6. Các hoạt động khác của Công ty Tài chính:
- Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, gồm:
+ Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.
+ Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
+ Tham gia thị trường tiền tệ.
+ Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
+ Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.
+ Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.
+ Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.
- Các nghiệp vụ phải được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép:
+ Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho Công ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
+ Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép Công ty Tài chính có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này.
II.1.7. Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Công ty Tài chính:
- Công ty Tài chính phải dự phòng rủi ro và hạch toán khoản dự phòng rủi ro này vào chi phí hoạt động. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Công ty Tài chính không được cấp tín dụng đối với những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng, không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng theo quy định trên để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng.
Khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: ”Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với những người sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng;
b) Người thẩm định, xét duyệt cho vay;
c) Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc)”.
- Công ty Tài chính không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng.
Khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:
a) Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng, Thanh tra viên;
b) Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;
c) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này sở hữu trên 10% vốn Điều lệ của doanh nghiệp đó.”
- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Các tổ chức tín dụng không được vượt quá 5% vốn tự có của Công ty Tài chính.
- Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của Công ty Tài chính không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của Công ty Tài chính theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Giới hạn góp vốn mua cổ phần:
+ Mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty Tài chính trong một doanh nghiệp; tổng mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty Tài chính trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
+ Tổng số vốn của Công ty Tài chính đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có của Công ty Tài chính khi tính các tỷ lệ an toàn.
- Công ty Tài chính phải tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn sau:
+ Duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn được quy định tại Điều 81 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 81 Luật Các tổ chức tín dụng quy định:
“1. Tổ chức tín dụng phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
a) Khả năng chi trả được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản "Có" có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản "Nợ" phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng;
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tài sản "Có", kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro;
c) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
d) Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các tỷ lệ nói tại khoản 1 điều này đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
3. Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có khi tính toán các tỷ lệ an toàn.”
+ Mua và đầu tư vào tài sản cố định của mình không quá 50% vốn tự có của Công ty Tài chính.
+ Giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như sau:
a) Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác;
b) Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Công ty Tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Công ty Tài chính được tiến hành cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Các quy định về an toàn khác có liên quan của pháp luật hiện hành.
II.1.8. Điều kiện cấp giấy phép và một số quy định khác về Công ty Tài chính:
- Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với Công ty Tài chính (dưới đây gọi tắt là giấy phép) gồm:
a) Có nhu cầu về hoạt động của Công ty Tài chính;
b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
c) Thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
d) Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Công ty Tài chính;
đ) Có Điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật;
e) Có dự thảo phương án kinh doanh khả thi .
- Ngoài ra, tổ chức tín dụng nước ngoài trong Công ty Tài chính liên doanh hoặc Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước nguyên xứ cho phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
b) Có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn, trừ trường hợp Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và nước nguyên xứ có quy định khác.
- Việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước của Công ty Tài chính phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Điều kiện hồ sơ, thủ tục mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty Tài chính được áp dụng theo điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
“Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng quy định:
- Có thời gian hoạt động tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Hoạt động kinh doanh có lãi; tình hình tài chính lành mạnh;
- Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả;
- Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý;
- Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật.
- Hồ sơ, thủ tục xin mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”
- Công ty Tài chính được thành lập công ty trực thuộc để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Việc thành lập công ty trực thuộc của Công ty Tài chính được thực hiệntheo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
II.1.9. Vai trò của Công ty Tài chính:
- Một là, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế. Nó cho phé