Ngành Viễn thông không còn là một ngành kinh tế xa lạ với bất kỳ một quốc gia nào. Nó luôn giữ vai trò quan trọng trong thời chiến và ngày nay khi đất nước đã hoà bình nó càng có những đóng quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Ngành Viễn thông nói chung trong đó có Ngành Viễn thông di động nói riêng là ngành kinh tế tuy còn non trẻ nhưng lại có sức hấp dẫn rất lớn vì nó có khả năng đem lại lợi nhuận siêu ngạch. Việt Nam là một quốc gia tuy nhỏ nhưng lại có số dân khá đông ( 86 triệu dân ), vì vậy Thị trường Viễn thông di động Việt Nam được xem là thị trường đầy tiềm năng. Điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong nước, cũng như nước ngoài gia nhập thị trường này. Với dân số không ngừng gia tăng, đời sống và mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông di động cũng sẽ ngày một tăng lên.
Bên cạnh việc trao đổi thông tin qua thư, mail, điện thoại cố định thì việc trao đổi thông tin qua điện thoại di động ngày càng tỏ ra ưu việt và thuận tiện hơn. Điện thoại di động ngày càng tích hợp nhiều chức năng hơn do đó, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động luôn khai thác tối đa những chức năng này bằng các dịch vụ mới tạo ra sự tiện ích cho khách hàng đó chính là dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ giá trị gia tăng không những tạo ra lợi nhuận cao mà còn là vũ khí cạnh tranh hiệu quả để thu hút khách hàng, khi mà thị trường di động đang có sự tăng trưởng lớn và nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu dân với mức tăng trưởng kinh tế trên 6.23%/năm - được coi là một thị trường tiềm năng. Việc phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực thông tin di động là cần thiết và đang được chú trọng. Điều này đang được Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin - Intecom đang đầu tư đáng kể về nguồn lực và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường dịch vụ gia tăng di động đang phát triển sôi động và ngày càng gay gắt. Hiện nay, Công ty Intecom đang nằm trong Top những nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam với sự góp mặt của Vietnamnet, FPT, VC Corp Tuy nhiên, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ và những nhu cầu mới của khách hàng thì dịch vụ giá trị gia tăng sẽ ngày càng phát triển hơn nữa đòi hỏi Công ty phải có chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư nguồn lực có hiệu quả đặc biệt phải triển khai những dịch vụ độc đáo, có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên thị trường Việt Nam nói chung và tại Công ty Intecom nói riêng, em đã chọn đề tại: “Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin - Intecom” cho chuyên đề thực tập của mình, nhằm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao uy tín và phát triển hơn nữa hoạt động dịch vụ giá trị gia tăng tại Công ty Intecom.
Chuyên đề thực tập gồm có ba chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của các Doanh nghiệp Viễn thông di động.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin – Intecom.
Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin – Intecom.
104 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của công ty đầu tư và phát triển công nghệ thông tin INTECOM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Viễn thông không còn là một ngành kinh tế xa lạ với bất kỳ một quốc gia nào. Nó luôn giữ vai trò quan trọng trong thời chiến và ngày nay khi đất nước đã hoà bình nó càng có những đóng quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Ngành Viễn thông nói chung trong đó có Ngành Viễn thông di động nói riêng là ngành kinh tế tuy còn non trẻ nhưng lại có sức hấp dẫn rất lớn vì nó có khả năng đem lại lợi nhuận siêu ngạch. Việt Nam là một quốc gia tuy nhỏ nhưng lại có số dân khá đông ( 86 triệu dân ), vì vậy Thị trường Viễn thông di động Việt Nam được xem là thị trường đầy tiềm năng. Điều này sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong nước, cũng như nước ngoài gia nhập thị trường này. Với dân số không ngừng gia tăng, đời sống và mức thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông di động cũng sẽ ngày một tăng lên.
Bên cạnh việc trao đổi thông tin qua thư, mail, điện thoại cố định thì việc trao đổi thông tin qua điện thoại di động ngày càng tỏ ra ưu việt và thuận tiện hơn. Điện thoại di động ngày càng tích hợp nhiều chức năng hơn do đó, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động luôn khai thác tối đa những chức năng này bằng các dịch vụ mới tạo ra sự tiện ích cho khách hàng đó chính là dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ giá trị gia tăng không những tạo ra lợi nhuận cao mà còn là vũ khí cạnh tranh hiệu quả để thu hút khách hàng, khi mà thị trường di động đang có sự tăng trưởng lớn và nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu dân với mức tăng trưởng kinh tế trên 6.23%/năm - được coi là một thị trường tiềm năng. Việc phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực thông tin di động là cần thiết và đang được chú trọng. Điều này đang được Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin - Intecom đang đầu tư đáng kể về nguồn lực và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường dịch vụ gia tăng di động đang phát triển sôi động và ngày càng gay gắt. Hiện nay, Công ty Intecom đang nằm trong Top những nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam với sự góp mặt của Vietnamnet, FPT, VC Corp…Tuy nhiên, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ và những nhu cầu mới của khách hàng thì dịch vụ giá trị gia tăng sẽ ngày càng phát triển hơn nữa đòi hỏi Công ty phải có chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư nguồn lực có hiệu quả đặc biệt phải triển khai những dịch vụ độc đáo, có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Xuất phát từ yêu cầu và tình hình kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên thị trường Việt Nam nói chung và tại Công ty Intecom nói riêng, em đã chọn đề tại: “Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin - Intecom” cho chuyên đề thực tập của mình, nhằm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao uy tín và phát triển hơn nữa hoạt động dịch vụ giá trị gia tăng tại Công ty Intecom.
Chuyên đề thực tập gồm có ba chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của các Doanh nghiệp Viễn thông di động.
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin – Intecom.
Chương III: Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin – Intecom.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Tuấn và Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin – Intecom đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề thực tập này.
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
Khái quát về hoạt động kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng.
Khái niệm về kinh doanh dịch vụ.
Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ.
Khái niệm về dịch vụ.
Trên thế giới ngày nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm vật chất cụ thể, mà bên cạnh đó còn tồn tại các sản phẩm dịch vụ. Tổng thu nhập của một quốc gia cũng như doanh thu của một doanh nghiệp không thể không tính đến sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt những ngành dịch vụ có giá trị cao). Ở các nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân thường rất cao: Cụ thể ở Mỹ 80% GDP là từ dịch vụ. Nhiều tổ chức kinh tế, cá nhân đầu tư không ít tiền của, công sức vào các hoạt động dịch vụ, bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang và đang là xu thế của thời đại. Vậy dịch vụ là gì?
Các Mác cho rằng: Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển.
Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển dịch vụ.
Vào những năm cuối thế kỷ 20, dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia và trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học. Theo lý thuyết kinh tế học, dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là vật phẩm, mà là công việc của con người dưới hình thái lao động thể lực, kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức và thương mại. Đang có nhiều quan điểm khác nhau về dịch vụ. Theo cách chung nhất có hai cách hiểu như sau:
Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm trên 60% GDP hoặc GNP.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng.
Như vậy, thực chất dịch vụ cũng là một dạng sản phẩm. Là một sản phẩm bao giờ cũng gồm: sản phẩm ở dạnh ý tưởng, sản phẩm cốt lõi, sản phẩm bổ sung.
Vậy dịch vụ cũng sẽ bao gồm dịch vụ ở dạng ý tưởng, tức là ý tưởng để hình thành nên dịch vụ đó, trong khi dịch vụ chưa có, chưa hiện hữu, chưa sử dụng được. Thứ hai, là dịch vụ cơ bản: là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thỏa mãn lợi ích cốt lõi của người tiêu dùng. Đó chính là mục tiêu tìm kiếm của người mua. Thứ ba, dịch vụ bao quanh: là những dịch vụ phụ hoặc khâu độc lập của dịch vụ được hình thành nhằm mang lại giá trị phị thêmc ho khách hàng. Dịch vụ bao quanh có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản và tăng thêm lợi ích cốt lõi hoặc có thể là những dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm.
Đặc điểm của dịch vụ.
Từ những khái niệm về dịch vụ, chúng ta có thể thấy sản phẩm dịch vụ và sản phẩm vật chất thông thường có những đặc điểm khác biệt rõ rệt. Doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ cần nắm được những đặc điểm này để các hoạt động sản xuất phù hợp.
Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ không thể xác định cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc bằng các chỉ tiêu chất lượng một cách rõ ràng. Là sản phẩm vô hình nên sản phẩm dịch vụ khác với sản phẩm vật chất có tính chất cơ lý hoá và tiêu chuẩn kỹ thuật như công suất, mức tiêu hao nhiên liệu…có thể xác định và sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn hoá. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ được đánh giá bằng các giác quan của người sử dụng như nhìn, nghe, ngửi, nếm…trên cơ sở cảm nhận thông qua danh tiếng hoặc thực tế được phục vụ.
Thứ hai, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời nên cung cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc. Do vậy mà sản phẩm dịch vụ không thể cất trữ trong kho, làm phần đệm điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường như các sản phẩm vật chất khác…Đối với các sản phẩm vật chất, người sản xuất có thể dữ trữ được, có thể vận chuyển đi các nơi để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng theo sự điều tiết của quy luật cung cầu. Quá trình sản xuất vầ tiêu dùng của sản phẩm vật chất tách rời nhau, sản xuất nơi này nhưng tiêu dùng chỗ khác hoặc sản xuất tại thời điểm này nhưng tiêu dùng tại thời điểm khác. Với sự khác biệt này của sản phẩm dịch vụ và sản phẩm vật chất, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần có những kế hoạch kinh doanh phù hợp để tránh rơi vào tình trạnh nơi thừa nơi thiếu sản phẩm.
Thứ ba, sản phẩm dịch vụ đòi hỏi phải đáp ứng ở đúng địa điểm và thời điểm cần thiết. Trong kinh doanh các sản phẩm dịch vụ, thời điểm và địa điểm là những yếu tố rất quan trọng. Sản phẩm hàng hóa còn có thể vận chuyển được giữa các vùng và nếu có nhu cầu về sản phẩm người tiêu dùng có thể chờ để được đáp ứng. Sản phẩm dịch vụ nêu không đúng thời điểm thì khách hàng có thề không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ nữa. Vì vậy, ở những thời điểm, địa điểm cụ thể, khi nhu cầu dịch vụ tăng lên nhanh chóng, doanh nghiệp cần phải tổ chức hoạt động dịch vụ sao cho đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh cho khách hàng.
Thứ tư, sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, sự tương tác giữa những người làm dịch vụ và người được phục vụ. Đối với sản phẩm vật chất khách hàng có thể dựa vào thương hiệu, nhãn hiệu, mẫu mã…để quyết định mua sản phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là sản phẩm vật chất có chất lượng cao, hiện đại, tiện dụng…tạo ra uy tín cho hãng sản xuất kinh doanh, còn đối với sản phẩm dịch vụ, để tạo được uy tín với khách hàng, doanh nghiệp cần quan tâm tới quan hệ giao tiếp, sự đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh những nhu cầu, yêu cầu và lòng mong muốn của khách hàng đối với những dịch vụ và người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng.
Khái niệm về kinh doanh dịch vụ.
Kinh doanh dịch vụ là việc cung ứng, trao đổi, mua bán, kinh doanh và đầu tư vào các hoạt động dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hiểu một cách chính xác về kinh doanh dịch vụ, cần phân biệt kinh doanh dịch vụ với kinh doanh hàng hóa: đối tượng mua bán trong kinh doanh hàng hóa là hàng hoá – các sản phẩm hữu hình còn trong kinh doanh dịch vụ chính là dịch vụ - sản phẩm vô hình.
Tất cả các đặc điểm trên đều được biểu hiện trong mỗi sản phẩm dịch vụ ở mức độ khác nhau. Nó chi phối hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường ở tất cả các khâu: lựa chọn loại hình dịch vụ, tạo ra sản phẩm, định giá, tổ chức tiêu thụ và các hoạt động Marketing.
Do tính chất vô hình, khó xác định chất lượng và tính không phân chia được ảnh hưởng lớn đến đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng khi mua. Vì dịch vụ không “biểu hiện” như những sản phẩm vật chất nên không thể trưng bày, không dễ chứng minh hay thể hiện cho người tiêu dùng thấy nên người tiêu dùng rất khó đánh giá giá cả và chất lượng. Trong kinh doanh dịch vụ cần chú ý đến sự biểu lộ các yếu tố vật chất (quảng cáo, PR, xúc tiến…). Mặt khác, quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên người tiêu dùng cũng tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nên giá trị sản phẩm dịch vụ còn chịu ảnh hưởng của người tiêu dùng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chỉ có thể đánh giá sau khi đã tiêu dùng dịch vụ. Tuy nhiên việc mua sản phẩm dịch vụ lại diễn ra trước nên người tiêu dùng dịch vụ thường dựa vào các thông tín sản phẩm dịch vụ của người cung ứng thương hiệu, tiếng tăm trên thị trường, những mặt hữu hình và kinh nghiệm của bản thân. Do đó, người kinh doanh dịch vụ phải am hiểu những tính chất này để có những chiến lược kinh doanh cũng như đầu tư nguồn lực phù hợp.
Các nhà cung cấp dịch vụ cùng với định hướng khách hàng có khả năng tạo ra các sản phẩm cá nhân hóa và thông điệp tới từng khách hàng theo từng nhu cầu của họ một cách dễ dàng hơn kinh doanh sản phẩm vật chất. Do đó tạo ra mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ, từ đó tăng lợi nhuận bằng cách nắm giữ một phần lớn chi tiêu của mỗi khách hàng, phát triển khách hàng trung thành.
Khái quát về dịch vụ Viễn thông di động.
Dịch vụ Viễn thông di động là một trong những loại hình của dịch vụ Viến thông.
Theo quy định tại Điều 37 - Nghị định số 109/CP, dịch vụ Viễn thông là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát, thu những ký hiệu, tín hiệu, sỗ liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng lưới Viễn thông công cộng do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông cung cấp mà không thay đổi loại hình hoặc nội dung được thông tin được gửi và nhận. Đây là một lĩnh vực dịch vụ đặc biệt, nó hỗ trợ cho tất cả những ngành sản xuất, dịch vụ khác và đời sống xã hội. Chính vì vậy, nó là một lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng và cần thiết. Dịch vụ Viễn thông bao gồm:
Dịch vụ Viễn thông cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ Viễn thông qua mạng Viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin. Nó bao gồm: Dịch vụ điện thoại; Dịch vụ điện báo; Dịch vụ Telex; Dịch vụ Fax; Dịch vụ thuê kênh riêng; Dịch vụ truyền số liệu; Dịch vụ truyền hình, truyền ảnh, âm thanh; Dịch vụ truyền báo điện tử; Dịch vụ điện thoại di động; Dịch vụ nhắn tin.
Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin trên cơ sở sử dụng mạng Viễn thông hoặc Internet. Nó bao gồm: Dịch vụ thư điện tử; Dịch vụ hộp thư thoại; Dịch vụ lưu trữ, cung cấp thông tin; Các dịch vụ Internet: thư tín điện tử, truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa, truy nhập các cơ sở dữ liệu theo các phương thức khác nhau.
Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet. Nó bao gồm: Dịch vụ kết nối Internet; Dịch vụ truy nhập Internet; Dịch vụ ứng dụng Internet.
Như vậy, dịch vụ Viễn thông di động là một loại hình dịch vụ Viễn thông cho phép người sử dụng có thể thực hiện quá trình đàm thoại, trao đổi thông tin bằng thiết bị đầu cuối đặc biệt (bao gồm một di động và simcard). Qua quá trình giải mã tín hiệu điện tử của hệ thống thông tin vô tuyến, vào một thời điểm thuộc phạm vi phủ sóng của nhả cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ có thể chủ động khai thác sử dụng dịch vụ này.
Các dịch vụ thông tin di động có thể phân loại thành bốn nhóm lớn theo kết nối: truyền thông, Internet, nhắn tin và nội dung.
Bảng 1.1: Các loại hình dịch vụ Viễn thông di động
Nhận dạng
Nội dung
Nội dung
* Thông tin
* Giải trí
* Giao dịch
* Cơ sở dữ liệu
Nhắn tin
Con người
LBS
Vị trí
SMS, MMS
Internet
Intranet/ Extranet/ Internet
Thoại
Thoại phong phú
* Dịch vụ thoại là dịch vụ quan trọng, đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho các doanh nghiệp thông tin di động. Dịch vụ thoại có đặc điểm là theo thời gian thực và tính hai chiều. Ngoài những tính năng của dịch vụ thoại truyền thống như dịch vụ điều hành, hỗ trợ danh bạ và chuyển vùng, còn dịch vụ thoại cao cấp như thoại qua IP, truy cập bảng mã hoá giọng nói và các cuộc gọi khởi tạo qua trang web. Dần dần, thông tin di động cũng bao gồm cả thoại di động băng rộng và thông tin đa phương tiện.
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thực hiện cuộc gọi trên mạng sử dụng
công nghệ GSM
* Internet: Ngoài các dịch vụ thoại luôn được cải tiến, môi trường dữ liệu mới cho phép kết nối nội dung thông tin di động trên mạng Internet - dịch vụ truy nhập Internet di động dành cho thị trường người tiêu dùng và bổ sung dịch vụ truy nhập Intranet/ Extranet di dộng cho thị trường doanh nghiệp.
* Nhắn tin gồm có dịch vụ bản tin ngắn ( SMS ), dịch vụ nhắn tin đa phương tiện ( MMS ) và nhắn tin nhanh qua di động ( IM ).
- Dịch vụ bản tin ngắn SMS được khám phá đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1992, ban đầu được quy định bởi một hiệp hội công nghiệp, dịch vụ bản tin ký tự trở nên có giá trị trong các cách mạng kỹ thuật số. Khi mạng kỹ thuật số hỗ trợ SMS, nó đã phát triển thành dịch vụ dữ liệu di động đa năng và rất phổ biến trong giới trẻ. Vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển dịch vụ đa phương tiện.
- Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS là dịch vụ cho phép không cần truyền thời gian thực các loại nội dung thông tin đa phương tiện bao gồm bưu thiếp điện tử, các đoạn audio và video ngắn.
- Nhắn tin nhanh qua di động cho phép người sử dụng gửi tin nhắn ngắn và đơn giản. Nó cũng cho phép mọi người sử dụng ở nhiểu nơi. Tin nhắn IM mở rộng khả năng của IM thành miền thông tin di động. Ghép nối tin nhắn nhanh ra với sự hiện diện sẽ trở thành một dịch vụ nhắn tin hấp dẫn.
* Nội dung: Bốn loại cơ bản là thông tin, giải trí, cơ sở dữ liệu và mua bán giao dịch. Các dịch vụ thông tin ngày càng thoả mãn nhu cầu hàng ngày của người sử dụng về các dịch vụ tin tức thời sự. Các giao dịch được thực hiện đơn giản theo các nhu cầu riêng tư có liên quan, trong khi cơ sở dữ liệu thì rất thuận tiện cho việc phục hồi thông tin.
Dịch vụ Viễn thông di động là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt không chỉ cung cấp cho khách hàng sử dụng một cách trực tiếp mà còn là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ khác và các hoạt động dịch vụ sản xuất hàng hóa. Là cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế khác phát triển. Dịch vụ Viễn thông di động có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Dịch vụ thông tin di động mang lại hiệu quả thông tin liên lạc mọi lúc mọi nơi. Nó cho phép người sử dụng có thể chủ động thực hiện và tiếp nhận cuộc gọi ở bất cứ thời điểm nào, chính vì vậy mà nó dần trở thành công cụ liên lạc thiết yếu của người dân.
Thứ hai, Dịch vụ thông tin di động có tính chất bảo mật rất cao vì thông tin trong lúc truyền đi đã được mã hóa. Điều này đáp ứng được những yêu cầu cao về thông tin liên lạc. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về thông tin không bị rò rỉ ra bên ngoài.
Thứ ba, Dịch vụ thông tin di động là một dịch vụ thông tin liên lạc hiện đại. Bên cạnh chất lượng đàm thoại cao, thuê bao điện thoại di động còn có thể sử dụng hàng loạt các dịch vụ tiện ích khác như: truy cập Internet, truyền nhận dữ liệu, trò chuyện, cập nhập thông tin tỷ giá, thời tiết, chứng khoán, thể thao…Ngoài ra, điện thoại di động có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi như máy vi tính, máy fax, máy in…Sự kết nối này đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian.
Thứ tư, Giá của dịch vụ thông tin di động cao hơn giá của dịch vụ điện thoại cố định, sản phẩm thay thế chủ yếu. Nguyên nhân là do đầu tư xây dựng mạng lưới và chi phí về công nghệ, thiết bị cao. Hơn nữa, tính năng của dịch vụ thông tin di động ưu việt hơn dịch vụ điện thoại cố định có thể kết nối mọi người ở mọi lúc mọi nơi.
Thứ năm, Sản phẩm dịch vụ thông tin di động mang tính chất vùng miền. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động của các vùng miền không giống nhau. Các vùng có vị trí địa lý và trình độ phát triển kinh tế xã hội cao thì nhu cầu sử dụng thông tin di động lớn. Tính chất vùng như vậy sẽ hình thành tương quan cung cầu về việc sử dụng di động là rất khác nhau vì vậy khó có thể điều hòa sản phẩm từ nơi có chi phí thấp, giá bán thấp đến nơi có chi phí cao, giá bán cao như các sản phẩm hàng hóa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thông tin di động cần có sự nghiên cứu tìm hiểu kỹ lượng về các vùng miền để có những chính sách kinh doanh phù hợp.
Thứ sáu, quyết định mua dịch vụ thông tin di động phức tạp hơn quyết định mua sản phẩm hữu hình vì khó đánh giá chất lượng dịch vụ. Mặt khác, vấn đề bảo hộ dịch vụ còn khó khăn hơn bảo hộ sản phẩm, do bản thân các dịch vụ bị bắt chước hoặc sao chép một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, các Công ty thường đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ để ngăn chặn sự cạnh tranh, sao chép và bắt chước của các đối thủ.
Khái niệm về dịch vụ giá trị gia tăng và kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực Viễn thông di động.
3.1 - Khái niệm về dịch vụ giá trị gia tăng.
Theo quy định của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (Điều 37, Mục 3) và Nghị định 160/2004/NĐ – CP ( Khoản 4, Điều 13, Mục 3):
Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng Viễn thông hoặc Internet. Dịch vụ giá trị gia tăng b