Chuyên đề Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TechcomBank Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thời gian gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là đối với kinh doanh ngân hàng thì rủi ro tín dụng là một vấn đề cần được quan tâm xem xét một cách cụ thể, kĩ lưỡng. Ngày nay, trên thế giới, khoa học về quản trị kinh doanh nói chung, trong đó có lĩnh vực quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được trình độ tiên tiến và hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nâng cao khả năng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại đang là một vấn đề quan trọng và cấp bách đối với lĩnh vực quản trị kinh doanh ngân hàng, đòi hỏi các cán bộ và nhân viên tín dụng của các ngân hàng phải có một trình độ hiểu biết nhất định và cả đạo đức nghề nghiệp để có thể nhận biết được các rủi ro tiềm ẩn, qua đó có các biện pháp phù hợp để phòng tránh cũng như khắc phục những hậu quả mà rủi ro tín dụng gây ra. Sau 15 tuần thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng Techcombank Hà Nội ( chi nhánh Trần Khát Chân ) và áp dụng những kiến thức về quản trị kinh doanh mà mình đã được học ở trường, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là : “Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội “ với mong muốn chuyên đề sẽ mang lại những nội dung bổ ích về những vấn đề cơ bản cũng như thực tiễn của lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng cho người đọc. Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chương : - Chương 1 : Tổng quan về ngân hàng kĩ thương Techcombank Hà Nội - Chương 2 : Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng - Chương 3 : Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội

docx50 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TechcomBank Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thời gian gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, mà đặc biệt là đối với kinh doanh ngân hàng thì rủi ro tín dụng là một vấn đề cần được quan tâm xem xét một cách cụ thể, kĩ lưỡng. Ngày nay, trên thế giới, khoa học về quản trị kinh doanh nói chung, trong đó có lĩnh vực quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được trình độ tiên tiến và hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nâng cao khả năng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại đang là một vấn đề quan trọng và cấp bách đối với lĩnh vực quản trị kinh doanh ngân hàng, đòi hỏi các cán bộ và nhân viên tín dụng của các ngân hàng phải có một trình độ hiểu biết nhất định và cả đạo đức nghề nghiệp để có thể nhận biết được các rủi ro tiềm ẩn, qua đó có các biện pháp phù hợp để phòng tránh cũng như khắc phục những hậu quả mà rủi ro tín dụng gây ra. Sau 15 tuần thực tập tốt nghiệp tại ngân hàng Techcombank Hà Nội ( chi nhánh Trần Khát Chân ) và áp dụng những kiến thức về quản trị kinh doanh mà mình đã được học ở trường, em đã quyết định lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là : “Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội “ với mong muốn chuyên đề sẽ mang lại những nội dung bổ ích về những vấn đề cơ bản cũng như thực tiễn của lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng cho người đọc. Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về ngân hàng kĩ thương Techcombank Hà Nội Chương 2 : Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng Chương 3 : Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội Chương 1 : Tổng quan về ngân hàng kĩ thương Techcombank Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Techcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 1995  -          Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng. -          Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.     1996  -          Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội. -          Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh. -          Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.     1998  -          Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội. -          Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.     1999  -          Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng. -          Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.     2000  -          Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.     2001  -          Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. -          Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.     2002  -          Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi. -          Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng. -          Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng. -          Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. -          Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. -          Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. -          Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng.     2003  -          Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. -          Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. -          Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động. -          Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.     2004  -          Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng vào. -          Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng. -          Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. -          Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. -          Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.     2005  -          Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. -          Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội). -          21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng. -          29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus. -          03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.     2006  -          Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia. -          Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân. -          Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao. -          Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7. -          Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. -          Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ. -          Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ. -          Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng. -          Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.   2. Chức năng nhiệm vụ chung của ngân hàng Cung cấp các loại dịch vụ tài chính dó là: tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, đầu tư, uỷ thác, bảo lãnh, cho vay tiêu dùng( đặc biệt là dịch vụ cho vay mua nhà trả góp), tư vấn tài chính, cho vay tài trợ dự án, trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, nhận tiền gửi, cung cấp các khoản giao dịch. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Ngân hàng 2.1 Trung tâm Thanh toán Trung tâm Thanh toán bao gồm 4 phòng ban như: Phòng thanh toán quốc tế Phòng thanh toán trong nước Ban dịch vụ ngân hàng quốc tế Ban hỗ trợ và kiểm soát giao dịch Với chức năng nhiệm vụ chính : Thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế Thực hiện hoạt đông thanh toán trong nước Hoạt động ngân hàng đại lý trong nước và quốc tế Kiểm soát, hỗ trợ giao dịch tiền tệ và ngoại hôi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Duy trì và kiểm soát chính sách phí dịch vụ của ngân hàng 2.2 Trung tâm kinh doanh Trung tâm kinh doanh bao gồm 4 phòng ban: Phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp Phòng dịch vụ ngân hàng bán lẻ Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh Phòng kế toán giao dịch và kho quỹ Với chức năng nhiệm vụ chính: Thực hiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp va bán lẻ Hoạt động thanh toán quốc tế Kiểm soát hoạt động kinh doanh Theo dõi và quản lý hồ sơ khách hàng Hoạt động kế toán giao dịch Thực hiện hoạt động liên quan tới ngân quỹ 2.3 Phòng quản lý vốn giao dịch tiền tệ và ngoại hối Phòng nguồn vốn chia thành 3 ban chính: Ban khách hàng Ban giao dịch tiền tệ và ngoại hối Ban phát triển sản phẩm Với chức năng nhiệm vụ chính: Quản lý và điều hành nguồn vốn trên toàn hệ thống Tham mưu cho ban lãnh đạo ban hành chính sách ngoại hối của Techcombank Quản lý và điều hành trạng thái ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng Phát triển sản phẩm mới trên thị trường tài chính tiền tệ Phát triển đa dạng các kênh huy động vốn và kênh đầu tư Thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ban Tổng giám đốc về nguồn vốn sử dụng vốn, lãi suất trạng thái ngoại hối 2.4 Phòng Kế Toán Tài chính Phòng Kế Toán Tài Chính bao gồm ban: Chính sách kế toán Kế toán quản trị và thuế Kế toán tổng hợp và kiểm tra giám sát Với chức năng nhiệm vụ : Xây dựng các chính sách kế toán tài chính để hướng dẫn nghiệp vụ kế toán trong toàn hệ thống Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán trong toàn hệ thống Techcombank( Quản lý chi tiêu nội bộ tại hội sở va mọt số chi phí toàn hệ thông khác, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán theo dõi các tài khoản liên quan đến vốn, các quỹ, thuế….) Lập các báo cáo kế toán toàn hệ thông để gửi các cơ quan chức năng và phục vụ cho công tác quản trị ngân hàng Lập kế hoạch thuế và công tác thanh toán thế với Nhà Nước Kế toáng quản trị phcụ vụ thông tin cho quản trị điều hành Phân tích tình hình tài chính ngân hàng theo yêu cầu Thu thập phân tích thông tin trên thị trường tài chính để dự đoán những ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Techcombank 2.5 Phòng quản lý tín dụng Phòng quản lý tín dụng được chia thành 3 mảng chính: Chính sách tín dụng Phân tích rủi ro tín dụng Tái thẩm định Với chức năng nhiệm vụ chính: Tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng của Techcombank Xây dựng và đề xuât cá biện pháp quản lý,phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm tín dụng trong hệ thống Techcombank Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà Nước và của Techcombank trong hoạt động tín dụng Giám sát việc thực hiện các quy chế, quy trình và hướng dẫn đã được ban hành trong hoạt động tín dụng Tái thẩm định cá khoản tín dụng theo yêu cầu 2.6 Phòng Thông Tin Điện Toán Phòng Thông Tin Điện Toán bao gồm 5 ban: Ban hỗ trợ và phát triển hệ thống Ban hạ tầng công nghệ truyền thông Ban dịch vụ kỹ thuật dịch vụ Thẻ Ban kỹ thuật dịch vụ ngân hàng điện tử Ban thông tin điện toán khu vực miền Trung và ban thông tin điện toán khu vực miền nam Với chức năng nhiệm vụ chính: Tổ chức quản lý, điều hành và phát triển các hoạt động liên quan đến công tác thông tin và điện toán tại hội sở và trên toàn hệ thống Cung cấp, duy trì và bảo dưỡng các phương tiện tin học cho toàn hệ thống: máy vi tính,hệ thống mạng, hệ thống máy ATM,POS 2.7 Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kế hoạch tổng hợp có một ban trực thuộc là ban quản trị rủi ro với nhiệm vụ chính : Kiểm soát và giám sát rủi ro thị trường, rủi ro nghiệp vụ trong phạm vi hệ thống Techcombank Tham mưu cho Tổng giám đốc trong quản lý, xây dựng và triển khai các chính sách quản trị rủi ro ngân hàng Trơ giúp uỷ ban quản lý tài sản nợ, tài sản có trong công tác quản lý và điều hành chính sách quản trị rủi ro ngân hàng 2.8 Phòng Marketing Phòng Marketing được chia thành 5 mảng: Phát triển sản phẩm Điều tra thị trường Quảng cáo, khuyến mại và Quan hệ công chúng Chăm sóc khách hàng Quản lý thương hiệu Với chức năng nhiệm vụ chính: Phân đoạn thị trường và kiến nghị Ban lãnh đạo Ngân hàng về việc lựa chọn các phân đoạn khách hàng / thị trường mục tiêu phù hợp nhất với Tehcombank Xây dựng phát triển kinh doanh và kiến nghịe ban lãnh đạo Ngân hàng xem xét các chiến lược/ chính sách phát triển kinh doanh sảnphẩm chính và bổ trợ Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tiếp thị phát triến sản phẩm và chăm sóc khách hàng Cung cấp các hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết liên quan đến hoạt động Marketing cho các đơn vị cơ sở Xây dựng và triển khai thực hiện các quy định về sử dụng thiết kết và biểu tươngj của Techcombank 2.9 Phòng quản lý nhân sự Phòng quản lý nhân sự bao gồm 4 mảng công việc chính: Chính sách nhân sự Phân tích công việc Thông tin nhân sự Tuyển dụng Với chức năng nhiệm vụ chính: Quản trị nhân sự trên toàn hệ thống Tehcombank Xây dựng và triển khai công tác phát triển nguồn nhân lực trên toàn hệ thống Thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ nhân viên Đảm bảo tuân thủ các chính sách quy định liên quan về luật lao động của nhà nước Phối hợp xây dựng và thực hiện các chính sách tiền lương chính sách đào tạo 2.10 Phòng kiểm soát nội bộ Phòng kiểm soát nội bộ không có bộ phận trực thuộc Với chức năng nhiệm vụ chính như sau: Nghiên cứu xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm tra nội bộ Thực hiện các công việc kiểm tra giám sát việc giám sát chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và ngành và của Tehcombank Báo cáo kịp thời và đầy đủ kết quả kiểm tra và hướng khắc phục sau kiểm tra Trực tiếp theo dõi xử lý và thực hiện tố tụng các khoản nợ khó đòi 2.11 Văn phòng Văn phòng chia làm 3 bộ phận: Ban quản lý và đầu tư tài sản cố định Tổ văn phòng tổng hợp Tổ lái xe Với chức năng nhiệm vụ chính như sau: Công tác văn thư lưu trữ Công tac hành chính quản trị văn phòng tổng hợp Quản lý và đầu tư xây dựng cơ bản tài sản cố định Công tác bảo vệ Lái xe Tạp vụ 2.12 Văn phòng hội đồng quản trị Văn phòng hội đồng quản trị được đảm nhận bởi một bộ phận được tổ chức như một phòng hiện không có bộ phận trực thuộc Với chức năng nhiệm vụ chính như sau: Giúp việc cho HĐQT thực hiện công tác quản trị Ngân hàng Thực hiện các quan hệ giao dịch đối ngoại Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của HĐQT Thực hiện việc phân loại lưu trữ tài liệu liên quan đến các hoạt động trên Ban đào tạo : Bộ phận được tổ chức thành một ban gọi là ban đào tạo, ban đào tạo hiện trực thuộc phòng quản lý nhân sự và ban tổng giám đốc, hiện không có ban trực thuộc Với chức năng nhiệm vụ chính: Xây dựng chính sách đào tạo Phân tích nhu cầu đào tạo Thiết kế chương trình đào tạo Nghiên cứu xác định phương pháp đào tạo và chuẩn bị tài liệu đào tạo Lên kế hoạch đào tạo Thực hiện kế hoạch đào tạo Theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả đào tạo 2.14 Ban quản lý chất lượng(ISO) Ban ISO được chia làm 3 mảng chính: Kiểm soát tài liệu Phân tích và cải tiến chất lượng Kiểm soát quá trình chất lượng Với chức năng nhiệm vụ chính: Thiết lập triển khai và duy trì hệ thống chất lượng tại Techcombank Đào tạo, hướng dẫn và nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên trong việc thực hiện quản lý chất lượng Theo dõi kiểm soát và đôn đốc cán bộ nhân viên trong việc thực hiện quản lý chất lượng của các đơn vị Tham mưu cho ban Tổng giám đốc trong việc quản lý chất lượng tạiTechcombank Cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của Techcombank 2.15 Ban quản lý uỷ thác đầu tư, quản lý tài sản và thị trường vốn Ban quản lý uỷ thác đầu tư, quản lý tài sản và thị trường vốn hiện không có bộ phận trực thuộc Với chức năng nhiệm vụ chính: Xây dựng quy trình thực hiện các chức năng của ban quản lý uỷ thác đầu tư Đề xuất các phương án chiến lược hoạch định chính sách phát triển dịch vụ quản lý uỷ thác đầu tư Tư vấn cho nhà đầu tư và chủ dự án tài chính thích hợp hoặc thực hiện chựch năng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước Hướng dẫn các đối tác thực hiện hoàn tất các thủ tục uỷ thác Quản lý các dự án đầu tư Theo dõi việc giải ngân nguồn vốn Phân tích và gửi báo cáo cho ban điều hành Techcombank và các nhà đầu tư theo định kỳ 2.16 Ban phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp Ban phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hiện không có bộ phận trực thuộc Với các chức năng nhiệm vụ chính như sau: Hệ thống hoá văn bản hóa các danh mục sản phẩm,dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp tại Techcombank Chủ trì lập chương trình và tổ chức thực hiện việc nghiên cứu đề xuất phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng doanh nghiệp 2.17 Trung Tâm Thẻ Trung Tâm Thẻ có hai phòng: Phòng dịch vụ thẻ Phòng hệ thống thanh toán thẻ Với chức năng nhiệm vụ chính như sau: Xây dựng triển khai thực hiện phát triển mạng lưói thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/ POS Xây dựng phát triển các sản phẩm và dịch vụ thẻ Hướng dẫn tiếp thị và trực tiếp các sản phẩm dịch vụ thẻ 3. Những kết quả đã đạt được và thực trạng kinh doanh của ngân hàng ngân hàng Techcombank 3.1. Những kết quả mà ngân hàng đã đạt được 3.1.1. Nhân sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng Trong năm 2005, lượng cán bộ nhân viên của Techcombank tăng lên nhanh chóng đáp ứng yêu cầu mở rộng mạnh mẽ hoạt động kinh doanh và phát triển mạng lưới. Tính đến ngày 31/12/2005 tổng số cán bộ công nhân viên toàn hệ thống Techcombank là 1.039 người, số CBCNV bình quân trong năm 2005 là 867 người tăng so với năm 2004 là 330 CBNV. Không chỉ chú trọng tới số lượng, chất lương của các CBNV cũng không ngừng được nâng cao thông qua việc tuyển dụng chặt chẽ và đào tạo liên tục. Bên cạnh đó, việc hợp lý hóa Quy trình nghiệp vụ, không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tiếp tục khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống tin học của Ngân hàng đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng suất lao động của CBNV. Ngoài ra Ngân hàng đã tiến hành xem xét lại một cách cơ bản hệ thống lương vốn được thiết kế theo mô hình William Mercer. Hệ thống lương cũ đã một phần lỗi thời do trong thời gian vừa qua hệ thống của Techcombank đã phát triển mạnh và các điều kiện đặt ra khi thiết kế hệ thống lương lần trước đã không còn đáp ứng. Hệ thống lương mới được áp dụng dự kiến sẽ cạnh tranh hơn, đồng thời vẫn giữ được những mặt tiến bộ của hệ thống lương cũ. 3.1.2 Công tác đào tạo được nâng cao Chất lượng các chương trình đào tạo không ngừng được nâng cao thông qua việc chọn lựa đặt hàng những chương trình đào tạo phù hợp do các Trung tâm đào tạo có uy tín tổ chức như : trung tâm đào tạo ngân hàng- BTC, Trung tâm Pháp Việt- CFVG, Trung tâm hợp tác quản lý nguồn nhân lực Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng… Cùng với việc phối hợp với các Trung tâm đào tạo có uy tín bên ngoài, hoạt động đào tạo trong nội bộ Ngân hàng ( do CBNV Techcombank tự tổ chức ) đã đựoc quan tâm hơn. Các khóa đào tạo trong nội bộ đã giúp CBNV nắm vững hệ thống Quy trình nghiệp vụ, cập nhập các thông tin cần thiết để phục vụ công việc và có cơ hội để trao đổi học hỏi kinh nghiệm thực tiễn trong công việc góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng công việc của mỗi CBNV. Chỉ tiêu  Phối hợp với các Trung tâm đào tạo bên ngoài tổ chức  Techcombank tự tổ chức   Số lượt CBNV được tham gia đào tạo trong năm ( người )0  501  277   Số giờ bình quân mỗi CBNV được đào tạo trong năm (h/ CBNV)  26.81  8.14   Số khóa đào tạo được tổ chức trong năm ( khóa)  65  7   3.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện nhất quán Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng được Techcombank xây dựng và thực hiện nhất quán trong toàn hệ thống, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá, cấp tín dụng và giám sát trong toàn hệ thống Techcombank đồng bộ và hiệu quả. 3.1.4 Quản trị rủi ro thị trường được cải tiến hiện đại Techcombank tiếp tục cải tiến các mô hình quản trị rủi ro thị trường theo hướng tiên tiến và hiện đại. Với chính sách quản trị rủi ro lãi suất linh hoạt, hiệu quả, Techcombank luôn duy trì lãi suất trong giới hạn cho phép. Chính vì vậy mặc dù lãi suất huy động liên tục tăng nhưng ngân hàng vẫn có một tỷ lệ biên lãi suất hiệu quả. Công tác thiết lập báo cáo thanh khoản được thực hiện hàng ngày đã giúp cho ban lãnh đạo và bộ phận nguồn vốn có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp và kịp thời, chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Hệ thống hạn mức được thiết lập chi ti
Luận văn liên quan