Chuyên đề Các kiểu cơ cấu đảo chiều

Môn học trang bị động lực là môn học chuyên nghành chung của cả nghành máy tàu và vỏ tàu ,môn học giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về thiết bị năng lượng tàu và phục vụ cho những nghiên cứu chuyên sâu sau này. Với mong muốn cho sinh viên tìm hiểu sâu hơn về kiến thức của môn học nên Th.s Nguyễn Đình Long đã đặt ra một số chuyên đề nhỏ cho mỗi bạn sinh viên lựa chọn nghiên cứu thảo luận và báo cáo ,nhằm nâng cao kỹ năng tìm tòi nghiên cứu cho sinh viên .Mỗi đề tài là một phần kiến thức bổ ích,tích lũy vào kiến thức chuyên môn cho mỗi sinh viên

ppt18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4118 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Các kiểu cơ cấu đảo chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD:Nguyễn Đình Long SVTH: Hoàng Hữu Tình MSSV: 48132317 Lớp :48ĐT_1 Chuyên đề: Các kiểu cơ cấu đảo chiều A)Nội dung chuyên đề: Lời mở đầu Đặt vấn đề Tìm hiểu chung về các kiểu cơ cấu đảo chiều IV) Tài liệu tham khảo I) Lời mở đầu Môn học trang bị động lực là môn học chuyên nghành chung của cả nghành máy tàu và vỏ tàu ,môn học giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về thiết bị năng lượng tàu và phục vụ cho những nghiên cứu chuyên sâu sau này. Với mong muốn cho sinh viên tìm hiểu sâu hơn về kiến thức của môn học nên Th.s Nguyễn Đình Long đã đặt ra một số chuyên đề nhỏ cho mỗi bạn sinh viên lựa chọn nghiên cứu thảo luận và báo cáo ,nhằm nâng cao kỹ năng tìm tòi nghiên cứu cho sinh viên .Mỗi đề tài là một phần kiến thức bổ ích,tích lũy vào kiến thức chuyên môn cho mỗi sinh viên II) Đặt vấn đề Cơ cấu đảo chiều là một loại cơ cấu không thể thiếu trong kết cấu hệ trục nó có chức năng thay đổi chiều quay của truc bị động, có thể quay cùng chiều hoặc ngược chiều với trục chủ động. Trong TBNL tàu, người ta sử dụng phổ biến nhất là loại cơ cấu ly hợp đảo chiều, bao gồm “ ly hợp đảo chiều quay ma sát kiểu nhiều đĩa và ly hợp đảo chiều ma sát côn kiểu hộp vi sai”. III) Tìm hiểu chung các kiểu cơ cấu đảo chiều: Ly hợp đảo chiều được dùng để tách nối 2 trục làm việc và đảo chiều quay của trục bị dẫn. Thực chất của nó là sự kết hợp của 2 ly hợp : ly hợp tiến và ly hợp lùi. Ly hợp đảo chiều có thể được chế tạo rời hoặc chế tạo đi liền với hộp số ( lúc này hộp số có tên gọi là hộp số đảo chiều). Ly hợp chính là loại khớp nối tách được. Khác với khớp nối, ly hợp đảm bảo việc nối cho 2 trục cùng làm việc và tách chúng ra trong quá trình làm việc của thiết bị. Một số ly hợp thường gặp trong TBNL tàu là: ly hợp ma sát, ly hợp vấu, ly hợp răng, ly hợp thuỷ lực thuỷ động và ly hơp điện từ. Một số kiểu ly hợp thường gặp: - Ly hợp ma sát a)Ly hợp ma sát đĩa đơn b)Ly hợp ma sát nhiều đĩa c)Ly hợp ma sát côn 1. Trục chủ động; 2. Đĩa ma sát (bánh ma sát côn) trên trục chủ động; 3. Đĩa ma sát (bánh ma sát côn) bị động; 4. Trục bị động; 5. Vòng di động điều khiển ly hợp Kết cấu ly hợp vấu 1. Trục chủ động; 2. Vấu chủ động; 3. Vấu động (bị động); 4. Trục bị động; 5. Cần điều khiển - Ly hợp khí nén kiểu săm hơi mã hiệu 8 ШМС a) Kiểu Ж b) Kiểu Н 1. Lốp cao su tháo được; 2. Ống nối; 3. Tang trống trong bằng thép; 4. Bánh răng; 5. Tang trống ngoài bằng thép - Ly hợp khí nén dạng buồng của hãng Vulcan 1. Cữ chặn gắn với trục dẫn; 2. Cữ chặn gắn với trục bị dẫn; 3. Tổ hợp buồng; 4. Bulông kẹp chặt buồng; 5. Đầu nối dẫn không khí nén; - Sơ đồ nguyên lý ly hợp điện từ kiểu trượt 1. Phần ứng ngắn mạch; 2. Trục bị dẫn; 3. Cuộn cảm (kích từ); 4. Trục dẫn; 5. Vòng tiếp điện 1) Ly hợp đảo chiều ma sát kiểu nhiều đĩa: Ly hợp gồm 2 đĩa truyền động: một đĩa được gắn cứng trên trục chủ động cấp số tiến, đĩa còn lại được gắn trên trục lồng cấp số lùi (đầu kia gắn bánh răng chủ động cấp số lùi). Một vành ma sát di động, được gắn trên phần kết cấu liền với trục chủ động để điều khiển ly hợp. Nguyên tắc điều khiển và hoạt động của ly hợp như sau: Trường hợp ly hợp làm việc tiến: Đưa vành ma sát 3 dịch về trái, ép sát vào đĩa ma sát tiến 2. Chuyển động được truyền từ trục chủ động 1 qua cặp ma sát cấp tiến, đến cặp bánh răng 6-9, rồi đến trục bị động 10. Trục bị động 10 có chiều quay ngược với trục chủ động. Ly hợp đảo chiều kiểu ma sát nhiều đĩa được thể hiện trên hình : Sơ đồ nguyên lý ly hợp đảo chiều kiểu ma sát nhiều đĩa gắn liền với hộp số 1. Trục chủ động; 2. Đĩa ma sát tiến; 3. Vành ma sát động; 4. Đĩa ma sát lùi; 5. Bánh răng gắn trên trục lồng; 6. Bánh răng chủ động ở cấp số tiến; 7, 8. Bánh răng trung gian cấp số lùi; 9. Bánh răng bị động; 10. Trục bị động Trường hợp ly hợp dừng (không làm việc): Đưa vành ma sát 3 tách khỏi đĩa ma sát tiến 2 (nhưng không tiếp xúc với đĩa ma sát lùi). Chuyển động từ trục chủ động 1 không được truyền đến trục bị động 10 nên trục bị động dừng lại. Trường hợp ly hợp làm việc lùi: Đưa vành ma sát 3 dịch chuyển sang phải, ép sát vào đĩa ma sát lùi 4. Chuyển động được truyền từ trục chủ động 1 qua cặp ma sát cấp lùi, đến các cặp bánh răng 5-7 và 8-9, rồi đến trục bị động 10. Kết quả, trục bị động 10 có cùng chiều quay với trục chủ động. Ly hợp đảo chiều loại này được sử dụng phổ biến trong các hộp số đảo chiều động cơ thủy cỡ nhỏ. Chẳng hạn như các động cơ họ TE, KDE, … Nó có thể được điều khiển bằng tay hoặc thủy lực. - Sơ đồ nguyên lý ly hợp đảo chiều kiểu ma sát nhiều đĩa gắn liền với hộp số 1. Trục chủ động; 2. Đĩa ma sát tiến; 3. Vành ma sát động; 4. Đĩa ma sát lùi; 5. Bánh răng gắn trên trục lồng; 6. Bánh răng chủ động ở cấp số tiến; 7, 8. Bánh răng trung gian cấp số lùi; 9. Bánh răng bị động; 10. Trục bị động 2) Ly hợp đảo chiều ma sát côn kiểu hộp vi sai: - Sơ đồ nguyên lý ly hợp đảo chiều ma sát côn kiểu hộp vi sai 1. Trục chủ động; 2. Bánh ma sát côn; 3. Vành ma sát côn; 4. Bánh răng chủ động; 5. Má phanh; 6. Bánh răng vệ tinh; 7. Bánh răng bị động; 8. Trục bị động; 9. Thân ly hợp Trường hợp chạy tiến: Má phanh 5 mở, cặp ma sát 2-3 được điều khiển cho tiếp xúc với nhau. Lúc này các bánh răng vệ tinh 6 đóng vai trò chiếc khóa nên trục bị động 8 quay cùng chiều với trục chủ động 1. Trường hợp ly hợp dừng: Cặp ma sát 2-3 được điều khiển tách rời, má phanh 5 mở. Lúc này do trục bị động mang tải nên các bánh răng vệ tinh 6 thực hiện đồng thời hai chuyển động: tự quay quanh trục của nó và quay quanh cặp trục chủ động, bị động (bánh răng bị động 7 đóng vai trò bánh trung tâm cố định). Trục bị động dừng. Trường hợp chạy lùi: Má phanh 5 được điều khiển hãm thân ly hợp 9 lại, cặp ma sát 2-3 được điều khiển tách rời. Lúc này các bánh răng vệ tinh 6 dưới tác dụng của bánh răng chủ động 4, chỉ quay quanh trục của nó và kéo bánh răng bị động 7 quay ngược chiều với trục chủ động 4. Loại ly hợp đảo chiều này được sử dụng trong các hộp số động cơ thủy thuộc các họ LD, LE, … Ly hợp đảo chiều kiểu hộp vi sai có kết cấu nhỏ gọn, nhưng có khả năng truyền mômen xoắn lớn. Ly hợp đảo chiều kiểu thủy lực thường bao gồm 2 khớp nối thủy lực được ghép với nhau để thực hiện chức năng đảo chiều trục bị dẫn. Tài liệu tham khảo: Trang bị động lực tàu thủy _Th.s Nguyễn Đình Long Trang bị động lực Diêden tàu thủy _ PGS.TS. Phạm Văn Thể Xin chân thành cảm ơn thầy cùng các bạn đã theo dõi và đóng góp cho chuyên đề của em.