Chuyên đề Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản

Mục đích của chuyên đềnày là khảo sát, tóm tắt tổng quan các lý thuyết về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm xác định các yếu tốthúc đẩy/kìm hãm động lực đầu tưtrong nông nghiệp và kinh tếnông thôn. Đầu tiên, bài nghiên cứu xem xét các lý thuyết đầu tưtổng quát nhằm chỉra những yếu tốcăn bản tác động đến động lực đầu tưnói chung. Tiếp đó, những đặc thù riêng biệt của khu vực sản xuất nông nghiệp và kinh tếnông thôn được xác định. Trên cơsở đó, chuyên đềtóm lược các lý thuyết và chủ đềnghiên cứu về đầu tưtrong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tếhộ gia đình. Bài viết phân biệt các nhóm động lực đầu tưcủa hai đối tượng khác nhau: các nhà đầu tưtừbên ngoài ngành và các nhà đầu tưlà hộnông nghiệp (tự đầu tư). Cuối cùng, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực đầu tư được tổng hợp và sắp xếp trong phần kết luận.

pdf29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NGHIÊN CỨU CỦA CEPR Bài nghiên cứu NC-01/2008 Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản TS. Nguyễn Đức Thành Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (CEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CEPR TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH 2 © 2008 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Bài nghiên cứu NC-01/ 2008 Nghiên cứu của CEPR Các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản TS. Nguyễn Đức Thành E-mail: nguyen.ducthanh@cepr.org.vn Ngày 28/8/2008 Tóm tắt Mục đích của chuyên đề này là khảo sát, tóm tắt tổng quan các lý thuyết về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm xác định các yếu tố thúc đẩy/kìm hãm động lực đầu tư trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đầu tiên, bài nghiên cứu xem xét các lý thuyết đầu tư tổng quát nhằm chỉ ra những yếu tố căn bản tác động đến động lực đầu tư nói chung. Tiếp đó, những đặc thù riêng biệt của khu vực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn được xác định. Trên cơ sở đó, chuyên đề tóm lược các lý thuyết và chủ đề nghiên cứu về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình. Bài viết phân biệt các nhóm động lực đầu tư của hai đối tượng khác nhau: các nhà đầu tư từ bên ngoài ngành và các nhà đầu tư là hộ nông nghiệp (tự đầu tư). Cuối cùng, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực đầu tư được tổng hợp và sắp xếp trong phần kết luận. Từ khoá: lý thuyết đầu tư, nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nông hộ Phân loại: Kinh tế học nông nghiệp, kinh tế học phát triển Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của CEPR. 3 Mục lục Tóm tắt ....................................................................................................................................2 Mục lục....................................................................................................................................3 1. Khái niệm đầu tư ..................................................................................................................4 2. Lý thuyết đầu tư chung (các mô hình phổ thông) ..................................................................5 2.1. Mô hình cơ sở (baseline) ...............................................................................................6 2.2. Mô hình đầu tư có chi phí điều chỉnh.............................................................................7 2.3. Mô hình đầu tư trong điều kiện bất trắc..........................................................................8 2.4. Mô hình đầu tư trong điều kiện thị trường tài chính không hoàn hảo..............................9 3. Các đặc trưng của khu vực nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn ......................................10 4. Các lý thuyết và mô hình đầu tư trong khu vực nông nghiệp...............................................12 4.1. Tổng quan thực tế ........................................................................................................12 4.2. Cách tiếp cận định tính ................................................................................................12 4.3. Cách tiếp cận lịch sử....................................................................................................13 4.3. Các nhóm mô hình lý thuyết về nông hộ ......................................................................14 4.3.1. Nhóm mô hình nông hộ tối đa hoá lợi nhuận.........................................................14 4.3.2. Nhóm mô hình nông hộ tối đa hoá lợi ích..............................................................14 4.3.3. Nhóm mô hình nông hộ sợ rủi ro...........................................................................15 4.4. Các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư trong khu vực nông nghiệp......................................16 4.4.1. Vấn đề tiếp cận thị trường.....................................................................................16 4.4.2. Vấn đề quyền tài sản (quyền sở hữu và quyền sử dụng đất)...................................16 (i) Lý thuyết về độ an toàn ..........................................................................................17 (ii) Lý thuyết tài sản thế chấp......................................................................................17 (iii) Lý thuyết thu lợi từ thương mại............................................................................17 (iv) Giả thuyết về quan hệ nội sinh giữa quyền tài sản và đầu tư .................................18 4.4.3. Vấn đề cơ sở hạ tầng.............................................................................................18 4.4.4. Vấn đề thị trường tài chính-tín dụng......................................................................19 4.4.5. Vấn đề nghiên cứu phát triển (từ khu vực tư nhân)................................................20 4.4.6. Về ảnh hưởng của thuế .........................................................................................20 5. Những nhận xét kết luận.....................................................................................................21 Tài liệu tham khảo..................................................................................................................24 4 1. Khái niệm đầu tư Theo cách hiểu thông thường trong kinh tế học, đầu tư được định nghĩa như là việc sử dụng, theo bất cứ cách nào, các nguồn lực với mục đích làm tăng sản lượng hay thu nhập trong tương lai. Từ điển Phân tích Kinh tế của Bernard Guerrien (2007 [2002]: 47) định nghĩa khái niệm đầu tư như sau: “Tác vụ - của một doanh nghiệp hay một nước - nhằm gia tăng quỹ tư liệu sản xuất (máy móc, trang thiết bị các loại, hạ tầng cơ sở, sản phẩm các loại, kể cả việc thu thập kiến thức và đào tạo con người), để sản xuất trong tương lai.” Trong ngôn ngữ giáo khoa, đầu tư thường được định nghĩa thông qua khái niệm tư bản (vốn). Ví dụ, Case & Fair (1996: 277) định nghĩa đầu tư là “một luồng có tác dụng làm tăng khối lượng tư bản.” Tương tự như vậy, Mankiw (2007: 559) định nghĩa các “khoản đầu tư là những hàng hoá do cá nhân hay doanh nghiệp mua sắm để tăng thêm khối lượng tư bản (vốn) của họ.” Cách định nghĩa như vậy buộc chúng ta phải định nghĩa khối lượng tư bản (stock of capital). Case & Fair định nghĩa hàng tư bản là “những hàng hoá đuợc sản xuất ra trong hệ thống kinh tế, và được sử dụng với tư cách là đầu vào để sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ khác trong tương lai. Do đó, hàng tư bản tạo ra dịch vụ sản xuất có giá trị theo thời gian” (tr. 275). Mankiw (2007: 555) định nghĩa tư bản qua hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là khối lượng trang thiết bị và cấu trúc phục vụ cho quá trình sản xuất. Thứ hai, đó là quỹ để tài trợ cho quá trình tích luỹ các trang thiết bị và cấu trúc đó. Về mặt lịch sử, việc xác định khái niệm tư bản cũng như đo lường giá trị lượng tư bản thực chất là một quá trình tích luỹ tri thức lâu dài của con người trong quá trình xác định bản chất cốt lõi của quá trình sản xuất hiện đại. Ví dụ, đối với Marx, tư bản là một quan hệ xã hội, thay vì đơn giản là những khối vật chất đơn thuần. Đối với các nhà kinh tế thuộc phái Tân Cổ điển, tư bản là những yếu tố đầu vào nhân tạo (không phải đất đai, tài nguyên sẵn có, và lao động con người) được dùng cho quá trình sản xuất (nhân tố sản xuất). Tương tự như vậy, việc đo lường giá trị của tư bản cũng gây những cuộc tranh luận lớn trong lịch sử tư tưởng kinh tế, cụ thể là Cuộc tranh luận Cambridge diễn ra vào những năm 1960 giữa phái Cambridge ở Anh và Cambridge ở Massachusett ở Mỹ (vì thế mới có tên gọi như vậy). Nội dung chủ yếu liên quan đến việc xác định giá trị tư bản một cách trực tiếp thông quá “giá trị tích luỹ thực” của chúng hay là gián tiếp thông qua giá trị mà nó sản sinh ra với tư cách là tư bản (sản phẩm cận biên). Nhìn chung, khuôn khổ và mục đích của bài nghiên cứu này không cho phép đi sâu vào khái niệm tư bản và cách đo lường tư bản, nhưng chúng ta có thể sử dụng những cách hiểu thông 5 thường, trực quan, trong kinh tế học Tân cổ điển, coi tư bản như các loại hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng không phải để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại, mà là để phục vụ cho việc sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ trong tương lai. Với cách hiểu như vậy, chúng ta coi hành động đầu tư là một hành động sử dụng nguồn lực, dưới bất kỳ hình thức nào, cho những mục đích để phát triển năng lực sản xuất trong tương lai, và do đó, nó khiến người đầu tư phải hy sinh một phần nguồn lực vốn có thể dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hiện thời. Vì khối lượng tư bản tự bản thân nó bị khấu hao theo thời gian, nên một dòng đầu tư thực sự luôn bao gồm hai thành phần. Thành phần đầu tiên là đầu tư để bù đắp khấu hao (tái tạo, duy trì khối tư bản), và thành phần tiếp theo, là đầu tư mới (tăng ròng khối tư bản). Chính thành phần thứ hai mới đem lại sự tăng lên thực sự của khối lượng tư bản. Thêm vào đó, cũng có thể phân chia các hình thức tư bản dùng trong nông nghiệp theo mục tiêu và bản chất của chúng. Ví dụ, Zepeda (2001) phân chia bốn loại tư bản, đó là: tư bản hữu hình, tư bản dùng để đầu tư nâng cấp đất đai và duy trì, tái tạo tài nguyên, tư bản con người, và tư bản xã hội. Mục đích chính của chuyên đề này là thực hiện giới thiệu tổng quan (review) các thành tựu lý luận cơ bản liên quan đến động cơ cho hành vi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Do tính đa dạng và phức tạp của chủ để, trước hết, trong phần 2, chúng tôi giới thiệu các lý thuyết và mô hình đầu tư tổng quát (không kể tới đặc thù của ngành) phổ biến hiện nay. Sau đó, trong phần 3, chúng tôi thảo luận về những đặc trưng của khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thông nhằm mục đích cho thấy tại sao các lý thuyết chung về đầu tư chưa thể phản ảnh hết các khía cạnh của đầu tư trong nông nghiệp và khu vực nông thôn. Tiếp đó, phần 4 giới thiệu các lý thuyết về đầu tư trong ngành nông nghiệp, là sự áp dụng các nguyên lý hành vi đầu tư chung trong hoàn cảnh đặc thù của ngành nông nghiệp và môi truờng xã hội nông thôn. Phần cuối cùng tổng kết và hệ thống hoá các quan điểm lý luận đã được khảo sát trong bài, trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý cho nghiên cứu thực địa và các nghiên cứu tiếp sau. 2. Lý thuyết đầu tư chung (các mô hình phổ thông) Trong phần này, chúng tôi dựa theo Romer (2001) để cung cấp một tổng hợp căn bản về các mô hình đầu tư chuẩn (standard) hiện nay. 6 2.1. Mô hình cơ sở (baseline) Giả sử một doanh nghiệp có thể sử dụng tư bản với giá thuê là rK. Lợi nhuận của doanh nghiệp là KrXK K−),(pi trong đó K là lượng tư bản doanh nghiệp sử dụng và X là véc-tơ biểu hiện các biến trong quá trình sản xuất. Giả sử lợi nhuận sẽ càng cao khi sử dụng càng nhiều tư bản (mở rộng quy mô) và lợi suất của tư bản là giảm dần, nghĩa là: 0)(' >Kpi và 0)('' <Kpi . Điều kiện sử dụng lượng tư bản tối ưu K* là tại đó điều kiện bậc nhất sau thoả mãn: Kr K XK = ∂ ∂ ),(pi (1) Lấy đạo hàm riêng hai vế của (1) theo rK, ta có: 1 ),(),( 2 2 =∂ ∂ ⋅∂ ∂ K K r XrK K XKpi (2) Hay là: 0 )('' 1),(),( 1 2 2 <=      ∂ ∂ = ∂ ∂ − KK XK r XrK K K pi pi (3) Phương trình (3) cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá của tư bản và lượng tư bản huy động cho quá trình sản xuất. Do đó, mô hình đơn giản này cho thấy mối quan hệ cơ bản giữa giá của tư bản và động cơ đầu tư: giá của tư bản càng cao thì động cơ đầu tư càng giảm, và nguợc lại. Trên thực tế, giá của tư bản thường được xác định qua công thức (trong môi trường không có thuế): )( )( )( )()( tp tp tp trtr K K K K         −+= • δ (4) Trong đó, p(t) là giá của tư bản ở thời điểm t, r(t) là lãi suất vốn vay, δ là tỷ lệ khấu hao tư bản. Mô hình trên tuy đơn giản, nhưng đã phản ánh được những yếu tố căn bản nhất ảnh hưởng đến động cơ đầu tư. Đó là: - Giá trị lãi suất vốn vay: lãi suất càng cao, động lực đầu tư càng thấp; - Tốc độ khấu hao của tư bản: tốc độ khấu hao càng cao, động lực đầu tư càng thấp; và 7 - Tốc độ thay đổi giá của tư bản: tốc độ tăng giá của tư bản cao khiến động lực đầu tư tăng. - Để giữ tính đơn giản, chúng tôi chưa đưa vào mô hình nêu trên các yếu tố về thuế. Với sự xuất hiện của thuế, kết quả cho thấy thuế cao khiến động lực đầu tư giảm. 2.2. Mô hình đầu tư có chi phí điều chỉnh Trên thực tế, việc thay đổi khối lượng tư bản có thể đòi hỏi sự thay thế những cơ sở vật chất cũ bằng các phương tiện mới hơn, và nó đòi hỏi chi phí. Mô hình đơn giản nêu trên đã bỏ qua vấn đề này. Việc mô hình hoá chi phí điều chỉnh (adjustment costs) khi thay đổi lượng tư bản tạo ra một họ các lý thuyết về đầu tư, gọi là các mô hình có chi phí điều chỉnh. Có hai loại chi phí điều chỉnh là chi phí nội biên và chi phí ngoại biên (Mussa 1977). Chi phí nội biên là chi phí trực tiếp nảy sinh khi doanh nghiệp thay đổi khối lượng tư bản, chẳng hạn như chi phí lắp đặt máy móc mới hay chi phí đào tạo để công nhân quen với các máy móc mới. Các mô hình loại này đã được phát triển trong các nghiên cứu tiêu biểu của Eisner & Strotz (1963), Lucas (1967), và Gould (1968). Chi phí ngoại biên là chi phí nảy sinh khi doanh nghiệp thay đổi khối lượng tư bản khiến ảnh hưởng đến giá tương đối của tư bản mà doanh nghiệp phải trả. Mô hình tiêu biểu loại này là nghiên cứu của Foley & Sidrauski (1970). Trong phần này chúng tôi giới thiệu dạng cơ bản của mô hình đầu tư có chi phí điều chỉnh ở dạng thời gian liên tục. Để tập trung vào tính chất của chi phí điều chỉnh, chúng ta giả định lãi suất là không đổi và tỷ lệ khấu hao bằng không. Lại giả định tỷ suất lợi nhuận pi tính theo lượng tư bản của doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào tổng lượng tư bản của ngành K(t), mà không phụ thuộc lượng tư bản của doanh nghiệp đó, ký hiệu là )(tκ . Như vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp là )())(( ttK κpi ⋅ . Giả sử 0))((' <tKpi để thể hiện đường cầu về tư bản của ngành là dốc xuống. Giả sử doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư một lượng I, và việc đầu tư thêm I đòi hỏi chi phí điều chỉnh C(I). C(I) có tính chất là C(0)=0, C’(0)=0 và C’’(I) >0. Các tính chất này cho thấy mọi sự thay đổi (lên hay xuống) của lượng tư bản đều đòi hỏi chi phí và chi phí này tăng cùng với mức độ thay đổi. Lợi nhuận tại thời điểm t của doanh nghiệp là: )()())(( ICIttK −−⋅κpi . Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận: [ ]∫ ∞ = − −−⋅=Π 0 ))(()()())(( t rt dttICtIttKe κpi (5) Lời giải của bài toán tối ưu nêu trên cho thấy các điều kiện sau thoả mãn: 8 )())(('1 tqtIC =+ (6) )()())(( tqtrqtK • −=pi (7) trong đó: ∫ ∞ = −− = t tr dKetq τ τ ττpi ))(()( )( (8) q(t) là biến số thể hiện phần tăng thêm của giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó sử dụng thêm một đơn vị tư bản, còn gọi là Tobin’s q. Và vì giá của doanh nghiệp tại thời điểm t bằng giá trị hiện tại của dòng lợi nhuận của nó tại thời điểm t, nên q(t) cũng chính là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp khi nó tăng thêm một đơn vị tư bản. Nói cách khác, q(t) chính là giá trị thị trường của một đơn vị tư bản của doanh nghiệp tại thời điểm t. Việc giải hệ các phương trình (6)-(8) đưa tới mối quan hệ theo thời gian (động) giữa K và q. Mối quan hệ này và trạng thái cân bằng của K theo q đưa tới nhiều hàm ý quan trọng về hành vi đầu tư của doanh nghiệp, có thể tóm tắt như sau: - Khi cầu về sản phẩm của ngành tăng (chẳng hạn do thu nhập chung tăng), đầu tư sẽ tăng. Nhưng nếu sự gia tăng về cầu chỉ là tăng một lượng cố định (nhảy bậc thang), đầu tư sẽ dần trở về không (tương đương với khối lượng tư bản trở nên ổn định). Điều này tương đương với hàm ý rằng, đầu tư chỉ tăng đều đặn khi kỳ vọng về sản lượng tăng lên liên tục, và đầu tư phụ thuộc vào kỳ vọng về nhu cầu tăng. - Việc tin rằng lãi suất giảm trong dài hạn tạo ra một sự bùng phát đầu tư trong ngắn hạn vì ngành sẽ dịch chuyển tới một mức tư bản mới cao hơn trước đó. - Hiệu ứng tương tự cũng diễn ra đối với một sự thay đổi dài hạn về thuế suất. - Nếu năng suất tăng liên tục trong dài hạn, điều này tương đương với chi phí cho các nguồn lực giảm một cách tương đối, hay là tỷ suất lợi nhuận tăng trong dài hạn. Điều này rõ ràng khuyên khích đầu tư theo cùng một cơ chế như có kỳ vọng giảm lãi suất trong dài hạn. Nhìn chung, các mô hình này có ý nghĩa trong việc giải thích ảnh hưởng của những kỳ vọng về biến động dài hạn của các điều kiện kinh tế như nhu cầu, lãi suất, thuế suất và môi trường kinh doanh tới sự biến động mạnh trong ngắn hạn của đầu tư. Điều này lý giải tầm quan trọng của kỳ vọng của giới sản xuất về tình trạng của ngành trong tương lai đến hoạt động đầu tư của họ. 2.3. Mô hình đầu tư trong điều kiện bất trắc Yếu tố bất trắc về điều kiện lợi nhuận được mô hình hoá thông qua phương trình sau: 9 [ ]∫ ∞ = −− = t t tr dKEetq τ τ ττpi ))(()( )( (9) Trong đó Et biểu hiện kỳ vọng về dòng lợi nhuận tại thời điểm t. Một loại bất trắc khác cũng được thể hiện qua nhân tố chiết khấu (discount factors) theo thời gian của chủ doanh nghiệp. Trong cách thể hiện này, giá trị của một đơn vị tư bản tăng thêm được tính như sau: ∫ ∞ = −−       = t t tr dK tCu Cu Eetq τ τ ττpi τ ))(( ))((' ))((' )( )( (10) Các tính toán cho thấy, khi độ bất trắc về tương lai tăng lên (tương ứng với độ rủi ro tăng), thì mức đầu tư của doanh nghiệp sẽ giảm. 2.4. Mô hình đầu tư trong điều kiện thị trường tài chính không hoàn hảo Thị trường tài chính không hoàn hảo được hiểu như là thị trường tồn tại thông tin bất cân xứng, trong đó, người cung cấp tư bản (nhà đầu tư) có ít thông tin hơn người sử dụng tư bản cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (người quản lý) (vấn đề đại diện). Các mô hình đầu tư trong điều kiện như vậy đưa tới một số kết luận như sau: - Chi phí của vấn đề đại diện nảy sinh do thông tin bất cân xứng làm tăng chi phí của nguồn tài trợ từ bên ngoài, hay là làm tăng chi phí tư bản đối với người cung cấp, do đó làm giảm động lực đầu tư. Việc suy giảm đầu tư lại dẫn tới suy giảm trong tổng sản lượng, đến lượt nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư, như trong phần 2.1.2 đã chỉ ra. - Vấn đề đại diện khiến chi phí đầu tư phụ thuộc vào quy mô khoản vốn vay, và do đó liên quan đến quy mô tài sản tự có của người đầu tư. Như vậy, thị trường không hoàn hảo tạo ra các hiệu ứng phụ không có trong thị trường hoàn hảo, và các điều kiện của người đầu tư có thể gây ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. - Cuối cùng, sự yếu kém trong hệ thống thông tin của hệ thống tài chính có thể khiến các ngân hàng nhụt chí trong việc cung ứng các khoản vay quý giá trong các trường hợp khủng hoảng, và do đó làm khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn, gây nên những sụt giảm lớn trong tổng đầu tư. Tóm lại, các mô hình lý thuyết về đầu tư, nhìn chung phản ánh được thực tế rằng, theo nhận xét cô đọng của Blanchard & Fischer (1989): “Quyết định đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi hiện tại và kỳ vọng, cũng như vào các điều kiện về chi phí và cầu hiện tại và kỳ vọng” (tr.301). 10 3. Các đặc trưng của khu vực nông nghiệp và nền kinh tế nông thôn Vì khu vực nông nghiệp có những đặc thù không thể bỏ qua, nên các mô hình về hành vi đầu tư trong khu vực này tất yếu phải được xây dựng trong những khung khổ lý thuyết phản ánh các đặc thù ấy. Phần này điểm qua các đặc trưng của khu vực nông nghiệp (agricultural sector) cũng như nền kinh tế nông thôn (rural economy). Tiếp đó, phần 4 xem xét các mô hình phản ánh hành vi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp từ những khía cạnh khác nhau. WB (2007) tổng q
Luận văn liên quan