Chuyên đề Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất

Trước năm 1998, NHCT VN là một bộ phận của NHNN có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh công thương nghiệp. Sau năm 1998, hệ thống NH VN chuyển từ một cấp sang sang hệ thống NH hai cấp, tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh theo nghị định 59/CP năm 1998, bộ phận này trở thành một NH quốc doanh độc lập hoạt động như một NHTM mang tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam. NHCT VN được chính thức thành lập theo quyết định số 42/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 nhằm tăng cường tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả của các đơn vị thành viên và toàn bộ hệ thống NHCT VN để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. NHCT VN đặt trụ sở chính tại số 108 đường Trần Hưng Đạo-Quận Hoàn Kiếm-TP.Hà Nội, có hệ thống mạng lưới gồm: 1 trụ sở chính, 3 Sở Giao dịch, 156 chi nhánh (trong đó có 93 chi nhánh trực thuộc và 63 chi nhánh phụ thuộc), trên 700 Phòng giao dịch, hơn 100 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, hơn 400 quỹ tiết kiệm trong cả nước. Có 3 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là Trung Tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo.

docChia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân cư dưới hình thức cho vay và đầu tư. Do vậy, công tác thẩm định các dự án đầu tư nhằm sử dụng đồng vốn một cách hợp lý đồng thời mang lại lợi nhuận cho bản thân ngân hàng không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng thực sự cần thiết trong giai đoạn cạnh tranh rất quyết liệt giữa các ngân hàng hiện nay. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án cho vay vốn trong hoạt động của ngân hàng, với những kiến thức đã được học và qua thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài  “Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư  tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Thực trạng và một số ý kiến đề xuất ”  làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn đòi hỏi phải có thời gian và kiến thức thực tế phong phú. Song vì thời gian nghiên cứu thực tế chưa nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn ít, hơn nữa đề tài lại là một vấn đề khá mới mẻ nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các bạn cùng tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHCT Thanh Xuân để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại 1.1.1. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế   Sơ đồ 1.1. Tổng quan về thị trường tài chính Các nhà kinh tế học thường nói NHTM đóng vai trò là mạch máu của nền kinh tế. Thông qua các hoạt động của mình NHTM có những vai trò sau: Thứ nhất: NHTM cung cấp tín dụng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mở rộng sản xuất thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong quá trình hoạt động, do quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn, nhu cầu bổ sung vốn cho các đơn vị SXKD ngày càng tăng. NH có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các chủ đầu tư sau khi đã thẩm định phương án kinh doanh của họ. Các nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn tín dụng của NH để phục vụ mở rộng hoạt động SXKD thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thứ hai:  NHTM tập trung vốn cho nền kinh tế. NH là một tổ chức tài chính trung gian. Đặc trưng của NH là nhận tiền gửi và cho vay. NH tập trung được các khoản tiền nhỏ, lẻ thời hạn ngắn trong nền kinh tế thành những khoản tiền lớn để tài trợ cho nền kinh tế. Trong thực tế, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn mà chúng thì nhỏ lẻ, thời hạn ngắn nhưng NH vẫn có thể cung cấp những khoản vốn lớn thời hạn dài cho các nhà đầu tư. Thứ ba: NHTM giúp cho các nhà kinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý DN. NH tài trợ vốn cho các DN với điều kiện DN phải thỏa mãn những yêu cầu do NH đặt ra. Trong đó, các khoản tín dụng mà DN nhận được đều phải trả lãi và khi hết thời gian sử dụng phải hoàn trả gốc. Vì vậy, trước khi cho vay, NH cần phải thẩm định kỹ phương án sử dụng vốn của DN, thẩm định những yếu tố liên quan đến DN (uy tín, trình độ nhân viên, tài sản bảo đảm…) một cách chính xác, rõ rang, chi tiết. Cán bộ tín dụng sẽ giúp DN xây dựng PAKD có hiệu quả. Sau khi vay vốn, NH sẽ giám sát quá trình sử dụng vốn vay của DN và thông qua hoạt động thanh toán hộ thì NH có thể giúp DN quản lý tốt hơn về vốn và sử dụng vốn. Thứ tư: NHTM khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế. Bất kỳ đối tượng nào trong nền kinh tế gửi tiền vào NH đều được hưởng lãi. Điều đó có nghĩa rằng thu nhập của người gửi tiền tăng lên. Mọi người đều mong muốn có thêm một khoản thu nhập. Và người gửi tiền có thể gửi tiền theo bất cứ phương thức nào, bất kỳ thời hạn nào. Các tổ chức, cá nhân có số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến thì có thể gửi các NH và khi cần sử dụng thì có thể rút ra bất cứ lúc nào. Người ta cũng có thể gửi tiền theo cách ủy thác đầu tư nghĩa là thông qua NH thực hiện công việc đầu tư của mình. NH khuyến khích khách hàng tiết kiệm tiêu dùng trong hiện tại để có thể tăng tiêu dùng trong tương lai. Thứ năm: NHTM góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và phát triển kinh tế vùng. Trong hoạt động tào trợ của mình, NH có thể tài trợ đối với tất cả các đơn vị và cá nhân SXKD trong nền kinh tế. Ở các nước có cơ cấu ngành nghề phát triển không hợp lý NHTW sẽ có chính sách tín dụng ưu đãi giúp cho các ngành nghề kém phát triển. Khi muốn ưu tiên phát triển cho ngành nào, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách phát triển cho ngành nghề đó và thông qua NHTM, Chính phủ thực thi những chính sách phát triển của mình. Tương tự giữa các vùng trên lãnh thổ kinh tế - xã hội thường phát triển không đồng đều do điều kiện về tự nhiên - xã hội. NHTW cũng có những chính sách, biện pháp để điều chuyển vốn từ những vùng phát triển đến những vùng kém phát triển để đảm bảo thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng. Ở Việt Nam hiện nay, chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nghề hợp lý, chính sách phát triển vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo rất được coi trọng. Thứ sáu: NHTM góp phần chống lạm phát. Với đặc điểm NH là trung gian tài chính với hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện trung gian thanh toán, lượng tiền trong lưu thông được NHTW kiểm soát thông qua kiểm soát các hoạt động của NHTM. Thông qua các khoản mục của NHTM, NHTW sẽ xác định được lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế. Khi xảy ra lạm phát, NHTW sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị trường mở để thông qua các NHTM thay đổi lượng tiền trong lưu thông. Các NHTM sẽ kiểm soát lạm phát thông qua các hoạt động tín dụng, bảo lãnh. Như vậy, NH là cơ quan quản lý tiền tệ của nền kinh tế, thông qua các nghiệp vụ của mình NH điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền. Thứ bảy: NHTM tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa - thúc đẩy phát triển thương mại thế giới. Ngày nay, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Nền kinh tế của một quốc gia phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế khu vực. NH đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế trên thế giới với nhau. Đối với các nước đang phát triển, NHTM lại càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. NHTM cấp tín dụng cho các nhà xuất nhập khẩu, thực hiện các hình thức thanh toán, bảo lãnh…cho hoạt động thương mại quốc tế. Mặt khác, thông qua NHTM, nguồn tín dụng nước ngoài được thu hút để tiến hành CNH - HĐH đất nước. 1.1.2. Những hoạt động cơ bản của NHTM trong nền kinh tế NHTM là một DN đặc biệt, hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như các DN thuộc lĩnh vực SXKD nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các tổ chức, DN, cá nhân mở rộng SXKD, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế. * Hoạt động huy động vốn  Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo vốn cho NHTM, nó đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH. Hoạt động huy động vốn của một NHTM bao gồm: Nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá ra công chúng, vay từ các tổ chức khác, tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu của NH. Tuy nhiên, dưới bất cứ hình thức huy động nào thì NHTM đều phải trả một chi phí nhất định, đó là chi phí huy động vốn hay còn gọi là chi phí đầu vào của NH. Các chi phí này được bù đắp thông qua việc cho vay và đầu tư của NH. * Hoạt động cho vay và đầu tư Hoạt động cho vay và đầu tư là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho NH. Thông qua hoạt động này NH có thể bù đắp được các chi phí cho việc huy động vốn. Trong đó, hoạt động cho vay chiếm vị trí quan trọng hơn cả, NH có khả năng đối diện với rủi ro mất khả năng thanh toán là rất lớn, quyết định sự tồn tại của mọi NH. Có nhiều hình thức phân loại một khoản vay của NHTM: Theo giá trị thời gian có vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Theo đối tượng khách hàng có DN, cá nhân, Chính phủ… * Hoạt động trung gian  Cũng như đã nói ở trên, nếu một tổ chức nào đó chỉ thực hiện 2 nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn thì không thể coi là một NH được. Vì vậy, các NHTM muốn được hiểu theo đúng nghĩa của nó thì còn thực hiện cả nghiệp vụ trung gian thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như chuyển tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, cung cấp dịch vụ…Nghiệp vụ này không những mang lại thu nhập cho NH ( hoa hồng ) mà còn góp phần thúc đẩy hỗ trợ các nghiệp vụ nói trên. NH cần phải hội tụ đủ cả 3 hoạt động trên. Nếu thiếu 1 trong 3 thì không thể coi là NH được. Vì vậy, ba hoạt động này là một thể thống nhất có quan hệ mật thiết với nhau, coi nhẹ hoạt động nào thì đều làm cho NH không thể phát huy được hết sức mạnh tổng hợp. Tóm lại, có thể định nghĩa NHTM như sau: “ NHTM là tổ chức kinh tế được thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi đó để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. 1.1.3. Vài nét về Ngân hàng Công Thuơng Việt Nam * Quá trình hình thành và phát triển Trước năm 1998, NHCT VN là một bộ phận của NHNN có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh công thương nghiệp. Sau năm 1998, hệ thống NH VN chuyển từ một cấp sang sang hệ thống NH hai cấp, tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh theo nghị định 59/CP năm 1998, bộ phận này trở thành một NH quốc doanh độc lập hoạt động như một NHTM mang tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam. NHCT VN được chính thức thành lập theo quyết định số 42/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 nhằm tăng cường tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả của các đơn vị thành viên và toàn bộ hệ thống NHCT VN để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.      NHCT VN đặt trụ sở chính tại số 108 đường Trần Hưng Đạo-Quận Hoàn Kiếm-TP.Hà Nội, có hệ thống mạng lưới gồm: 1 trụ sở chính, 3 Sở Giao dịch, 156 chi nhánh (trong đó có 93 chi nhánh trực thuộc và 63 chi nhánh phụ thuộc), trên 700 Phòng giao dịch, hơn 100 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, hơn 400 quỹ tiết kiệm trong cả nước. Có 3 công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là Trung Tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo.           Là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, NHCT VN có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống NH VN. Nguồn vốn của NHCT VN luôn tăng trưởng qua các năm. NHCT VN ( Tên giao dịch quốc tế: VietinBank) được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN VN và được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. NHCT VN là một trong những NHTM Việt Nam đi đầu trong việc cải tiến công nghệ thông tin NH, hiện đại hóa NH. Là NH đầu tiên của Việt Nam có Website và là thành viên chính thức của nhiều hiệp hội như: * Là thành viên sáng lập của các tổ chức Tài chính tín dụng như: Sài Gòn Công thương Ngân hàng Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam ) Công ty cho thuê Tài chính Quốc Tế-VILC (Công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam ) Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á-NHCT * Là thành viên chính thức của: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA) Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT) Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế * Các mốc lịch sử thành lập của NHCT VN: Ngày 26/03/1988. Thành lập các NH Chuyên doanh (Theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng) Ngày 14/11/1990. Chuyển NH Chuyên doanh CT VN thành NHCT VN (Theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng) Ngày 27/03/1993. Thành lập DNNN có tên NHCT VN (Theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) Ngày 21/09/1996. Thành lập NHCT (Theo Quyết định số  285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) * Sơ đồ cơ cấu tổ chức của hệ thống NHCT VN CHI NHÁNH PHỤ THUỘC       QUỸ TIẾT KIỆM       PHÒNG GIAO DỊCH       CHI NHÁNH CẤP 2       QUỸ TIẾT KIỆM       PHÒNG GIAO DỊCH              Sơ đồ 1.2. Hệ thống tổ chức của toàn NHCT VN 1.2. Thẩm định tài chính dự án trong công tác cho vay tại các NHTM. 1.2.1. Hoạt động tín dụng - cho vay của NHTM Hoạt động tín dụng - cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, đồng thời nó cũng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ ½  đến ¾ nguồn thu nhập của NH. Hay NH là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các tổ chức, DN, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước ( Thành phố, tỉnh…). Vì vậy, có thể nói NHTM hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng thông qua việc cung cấp tín dụng, đáp ứng nhu cầu tài chính của xã hội với một mức lãi suất hợp lý. Hoạt động tín dụng - cho vay là chức năng kinh tế cơ bản hàng đầu của các NH.   Ngày nay, nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu về tín dụng của khách hàng rất đa dạng và phong phú. Để đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, các NHTM đã cung cấp nhiều loại hình tín dụng khác nhau. Tùy vào các căn cứ mà tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: - Căn cứ vào mục đích vay vốn có thể kể đến các khoản tín dụng như sau: Cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng và các khoản cho vay khác. - Căn cứ vào lãi suất thì có các loại hình như sau: Cho vay với lãi suất thả nổi, cho vay với lãi suất cố định và cho vay với lãi suất ưu đãi. - Căn cứ vào tính chất bảo đảm, có các loại tín dụng: Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm. - Căn cứ vào thời gian vay của khách hàng ( đây là một tiêu thức phân loại rất quan trọng) thì có thể kể đến hai loại hình tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và tín dụng dài hạn. Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời gian dưới 12 tháng. Cho vay trung hạn: là những cho vay có thời gian từ 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn: là những khoản cho vay có thời gian trên 60 tháng, được tiến hành chủ yếu trên các dự án đầu tư với thời gian thu hồi vốn chậm. Hoạt động cho vay mang lại cho NH rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn theo DAĐT. Tuy nhiên, ngày nay các NHTM  ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho các DN mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ…đặc biệt là các ngành công nghệ cao. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để tồn tại và phát triển nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao. Và trong đó thì lại phải nói đến cho vay theo các DAĐT. Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định…nhằm thực hiện dự án nhất định, có thể xin vay NH. Một trong những yêu cầu của NH là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh). Thẩm định dự án là điều kiện để NH quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của DN. Đặc điểm của loại hình này là có số cho vay lớn, thời gian cho vay dài, chịu nhiều biến động và do đó có độ rủi ro cao. Và cũng do đặc điểm này mà NH thường đòi hỏi phải có bảo lãnh, theo đó NH có thể thu hồi khoản vay từ tổ chức bảo lãnh khi khách hàng không có đủ khả năng trả nợ. Đồng thời việc cho vay đòi hỏi sự tham gia của một số tổ chức tài chính khác nhằm chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các NH và các tổ chức tín dụng khác ngày càng gay gắt. Vì thế, để NH thắng trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng này, NH sẽ phải tính đến biện pháp cho vay mà không cần bảo lãnh. Nhưng đây là một vấn đề khó khăn và nan giải. Vậy để NH vừa tăng được khả năng cạnh tranh mà vẫn bảo đảm cho khoản thu nhập xứng đáng và bảo đảm an toàn vốn thì NH phải có những dự án tốt. Ngày nay, trong quản trị hoạt động NHTM, các NH đều chú trọng tới việc làm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra với các dự án cho vay đầu tư. Quá trình cho vay của một dự án thường gồm nhiều khâu: từ thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay tới kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi, xử lý thu hồi nợ sau khi cho vay. Trong đó, các NHTM thường xem giai đoạn trước khi cho vay - giai đoạn phân tích tín dụng, thẩm định dự án là quan trọng nhất. Kết quả của khâu này sẽ mang tính quyết định đối với một khoản cho vay. Đặc biệt, thẩm định dự án chính là khâu mà NH cần phải quan tâm hàng đầu để đảm bảo tránh được các rủi ro của một khoản cho vay, tạo sự ân toàn và lành mạnh trong hoạt động của NH.   1.2.2. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư * Khái niệm Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới việc đầu tư cũng như tính khả thi của một dự án để ra quyết định về đầu tư và cho phép đầu tư. Thẩm định DAĐT là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩa quyết định tới các giai đoạn sau của chu kỳ dự án. Vì vậy, kết quả thẩm định phải độc lập với với tất cả những ý muốn chủ quan cho dù đến từ bất kỳ phía nào. * Mục đích Thông qua thẩm định DAĐT các NHTM có được cái nhìn tổng quát nhất về chủ đầu tư và về dự án. Về chủ đầu tư, NH đánh giá được năng lực pháp lý, năng lực tài chính, trình độ, tình hình SXKD hiện tại của dự án. Còn về dự án, NH đánh giá một cách toàn diện một dự án về các mặt: kỹ thuật, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội… Mục đích của thẩm định cho DAĐT nhằm lựa chọn được dự án có tính khả thi cao, phát hiện loại bỏ những dự án xấu. Bởi vậy, mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩm định DAĐT là: - Đánh giá tính hợp lý của dự án: tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. - Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện. Tất nhiên hợp lý và hiệu quả là hai điều kiện quan trọng để dự án có thể thực hiện được. Nhưng khả năng thực hiện của dự án còn phải xem xét đến các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án… * Yêu cầu - Lựa chọn được các dự án đầu tư có tính khả thi cao (có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn) - Loại bỏ được các dự án đầu tư không khả thi, nhưng không bỏ lỡ mất các cơ hội đầu tư có lợi. Thẩm định được tiến hành với tất cả các DAĐT xây dựng thuộc mọi nguồn vốn, của mọi thành phần kinh tế như: Vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn NSNN, vốn của các DNNN, vốn của các tổ chức chính trị xã hội, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn của các thành phần kinh tế khác… Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt, người làm công tác thẩm định cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, và các qui chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước. - Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình SXKD, các số liệu tài chính của DN, các quan hệ tài chính - kinh tế tín dụng của DN (hoặc của chủ đầu tư khác), với NH và NSNN. - Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của DN (hoặc chủ đầu tư), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của DN, từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định đàu tư hoặc cho phép đầu tư. - Biết xác định và kiểm tra đ
Luận văn liên quan