Con người tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội phát triển và tiến bộ. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là sự bắt đầu cũng như kết thúc mọi hoạt động. Con người ngừng hoạt động, ngừng sản xuất đồng nghĩa với việc xã hội ngừng phát triển, ngừng hoạt động. Vì vậy làm thế nào để tạo ra một điều kiện lao động phù hợp, tốt nhất với mọi người lao động là một điều quan trọng, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, người ta càng nhận ra được sự cần thiết của điều kiện lao động và vấn đề này đang là mối quan tâm lớn trong tất cả các ngành nghề, các quốc gia trên thế giới.
Từ nhận thức trên và thực tế quá trình thực tập tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, tôi đã chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp .
Đề tài gồm ba chương:
Chương I: Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong công ty
Chương II: Thực trạng điều kiện lao động tại công ty
Chương III: Phương hướng cải thiện điều kiện lao động trong công ty và giải pháp để cải thiện điều kiện lao động
54 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5541 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
1. Bảng 1 : Mô hình cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn………………………………………………………….11
2. Bảng 2: Sơ đồ công nghệ của Công ty xi măng Bỉm Sơn…………12
3. Bảng 3 :Điều kiện lao động của một số công việc………………..13
4. Bảng4 : Các yếu tố vi khí hậu tại các xưởng sản xuất…………….17
5. Bảng5 : Các yếu tố vật lý tại các phân xưởng sản xuất………….19
6. Bảng 6: Yếu tố bụi trong các xưởng sản xuất……………………21
7. Bảng 7: Yếu tố điện từ trờng trong các xưởng sản xuất………….22
8. Bảng 8: Yếu tố phóng xạ trong xưởng sản xuất………………...23
9. Bảng 9: Vị trí các điểm giám sát trong nhà máy…………………..41
LỜI NÓI ĐẦU
Con người tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, giúp cho xã hội phát triển và tiến bộ. Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là sự bắt đầu cũng như kết thúc mọi hoạt động. Con người ngừng hoạt động, ngừng sản xuất đồng nghĩa với việc xã hội ngừng phát triển, ngừng hoạt động. Vì vậy làm thế nào để tạo ra một điều kiện lao động phù hợp, tốt nhất với mọi người lao động là một điều quan trọng, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, người ta càng nhận ra được sự cần thiết của điều kiện lao động và vấn đề này đang là mối quan tâm lớn trong tất cả các ngành nghề, các quốc gia trên thế giới.
Từ nhận thức trên và thực tế quá trình thực tập tại công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, tôi đã chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động trong công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp .
Đề tài gồm ba chương:
Chương I: Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong công ty
Chương II: Thực trạng điều kiện lao động tại công ty
Chương III: Phương hướng cải thiện điều kiện lao động trong công ty và giải pháp để cải thiện điều kiện lao động
Chuyên đề được hoàn thành nhờ sự vận dụng kiến thức trong quá trình học tập; tiếp thu kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả và số liệu báo cáo của Công ty.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Công ty đã tiếp nhận tôi thực tập; cảm ơn sự giúp đỡ của toàn bộ cán bộ nhân viên trong phòng tổ chức lao động của Công ty trong quá trình tôi thực tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cô giáo PGS. TS Vũ Thị Mai trong suốt quá trình thực tập và thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
1.1.Khái niệm điều kiện lao động.
Trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định. Chúng ta gọi đó là điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
(Tài liệu tập huấn về bảo hộ lao động- Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)
Như vậy điều kiện lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình lao động, vì vậy điều kiện lao động luôn luôn được quan tâm và cải thiện để theo kịp với đà phát triển của xã hội.
Cải thiện điều kiện lao động là làm thế nào để đưa các yếu tố của điều kiện lao động vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến người lao động và môi trường xung quanh. Ngược lại, chúng còn có tác động thúc đẩy củng cố sức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc của người lao động.
Cải thiện các điều kiện lao động có một ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức lao động khoa học. Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các quá trình lao động. Cải thiện điều kiện lao động còn nâng cao hứng thú trong lao động; tạo điều kiện cho việc giáo dục tinh thần lao động cộng sản chủ nghĩa cho con người. Cải thiện điều kiện lao động là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.(giáo trình Tổ chức lao động khoa học- trang 189).
1.2. Các yếu tố điều kiện lao động
Với cách hiểu như trên, chúng ta phải đánh giá các yếu tố biểu hiện của điều kiện lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng con người. Điều đó có nghĩa là công cụ, phương tiện lao động có tiện nghi, thuận lợi, hoặc ngược lại có gây khó khăn nguy hiểm gì cho người lao động, đối tượng lao động với các thể loại đa dạng phong phú của nó, có ảnh hưởng tốt hay xấu, có an toàn hay gây nguy hiểm cho con người. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động, thậm chí còn làm thay đổi cả vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại đều tác động lớn đến sức khỏe người lao động.
Đánh giá, phân tích điều kiện lao động của bất kỳ một cơ sở, một ngành nghề sản xuất nào là phải tiến hành đánh giá phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của cả bốn yếu tố biểu hiện của nói trên. Không thể chỉ nhìn một mặt, một yếu tố nào đó mà vội kết luận điều kiện lao động đó là xấu hay tốt. Bên cạnh nhưng yếu tố nêu trên thì còn nhưng yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến người lao động là các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới tâm lý người lao động…Nói chung có hai nhóm yếu tố lao động: các yếu tố của sản xuất và các yếu tố liên quan đến sản xuất.
1.2.1 Các yếu tố của sản xuất
Các yếu tố của sản xuất bao gồm:
Yếu tố công cụ, phương tiện lao động: Tiện nghi thuận lợi thì tạo ra điều kiện lao động tốt hơn, công cụ lao động thô sơ thì tạo nên một điều kiện lao động không tốt thậm chí gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động
Yêú tố đối tượng lao động: đối tượng lao động rất phong phú và đa dạng,các yếu tố ảnh hưởng xấu cho người lao động như dòng điện, hóa chất, vật liệu nổ…
Quá trình công nghệ: Công nghệ hiện đại hay lạc hậu ảnh hưởng nhiều đến người lao động, điều kiện làm việc cải thiện hay không phụ thuộc lớn vào dây chuyền công nghệ.
Môi trường lao động: ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe,tâm lý người lao động, vì vậy Công ty phải quan tâm điến việc cải thiện môi trường lao động
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến sản xuất
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến sản xuất:
- Các yếu tố kinh tế ,xã hội; quan hệ hoàn cảnh gia đình liên quan đến tâm lý người lao động
-Bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, khen thưởng và kỷ luật.
- Điều kiện để thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua, phát huy sáng kiến .
- Độ dài thời gian làm việc nghỉ ngơi.
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến người lao động.
Điều kiện lao động là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến khả năng làm việc của người lao động. Khi một số yếu tố của điều kiện lao động được kéo dài thì có thể gây ra sự suy giảm khả năng lao động và gây ra mệt mỏi. Những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là:
- Sự căng thẳng về thể lực: Khi làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ của mắt thì người lao động rất có thể gặp phải sự căng thẳng về thể lực nếu như phải làm việc trong thời gian dài, không được nghỉ ngơi… Một số công việc gây căng thẳng về thể lực: làm việc với máy vi tính…
- Sự căng thẳng về thần kinh: Khi nhịp độ công việc quá nhanh hay chậm quá cũng dễ làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, uể oải, dẫn đến hiệu quả làm việc bị giảm sút. Vì thế phải tạo ra một nhịp điệu công việc ổn định, phù hợp với người lao động.
- Tư thế lao động: Tư thế lao động gò bó, không thoải mái tự nhiên sẽ làm cho người lao động không thoải mái trong khi làm việc, thao tác kém chính xác vì vậy ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động và sức khoẻ của người lao động.
- Tính đơn điệu của lao động: Công việc mà mức độ lặp lại của các bước công việc cao thì gây ra sự đơn điêu nhàm chán đối với người lao động, dễ làm cho người lao động mất hứng thú trong lao động làm giảm năng suất lao động.
- Vi khí hậu: Vi khí hậu là nhân tố thường gặp trong sản xuất có ảnh hưởng lớn tới khả năng làm việc và sức khoẻ của người lao động. Các yếu tố của vi khí hậu như: độ ẩm, nhiệt độ, sự lưu thông không khí….
Nhiệt độ: Các quá trình sản xuất được diễn ra ở nhưng nơi các nhiệt độ khác nhau. Có những quá trình sản xuất diễn ra ở nơi có nhiệt độ cao như: nấu quặng, luyện nhiệt…..ở những nơi làm việc này nhiệt lương toả ra môi trường là rất lớn. Nhưng có những quá trình sản xuất diễn ra trong điều kiện nhiệt độ thấp như sản xuất nước đá, thực phẩm….như vậy tuỳ theo môi trường sản xuất mà nhiệt độ trong khu vực sản xuất có thể có những chênh lệch đáng kể so với nhiệt độ của môi trường tự nhiên.
Độ ẩm: là lượng hơi nước có trong một m3 không khí. Độ ẩm liên quan trực tiếp đến việc điều hoà thân nhiệt của người lao động trong quá trình lao động. Nơi làm việc có độ ẩm cao thì việc điều hoà thân nhiệt của người lao động ở đó khó khăn hơn vì mồ hôi khó bay hơi. Độ ẩm còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ngoài da.
Sự lưu thông không khí: có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể con người. Nếu lưu thông không khí không tốt thì có thể dẫn đến:
+Làm tăng các yếu tố hơi khí độc, bụi bẩn
+Tạo cảm giác khó chịu cho người lao động làm cho hiệu quả làm việc giảm và năng suất lao động cũng giảm theo.
- Sự ô nhiễm môi trường trong không khí: Môi trường bị ô nhiễm thì gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động
-Tiếng ồn:Trong sản xuất công nghiệp, tiếng ồn là nhân tố phổ biến của điều kiện lao động.Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh hỗn độn gây cho con người những cảm giác khó chịu.Tiếng ồn ảnh hưởng rất lớn đến thính giác của người lao động. Chống lại tiếng ồn ngày nay không còn là một vấn đề lý luận mà đã trở thành một yêu cầu cấp bách của một số ngành sản xuất.
- Rung động: Rung động xuất hiện chủ yếu do máy móc đang hoạt động gây ra. Mức độ rung động vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì gây ảnh hưởng đến thần kinh của người lao động.
- Chiếu sáng: Ngày nay trong sản xuất, nhu cầu về chiếu sáng trong sản xuất ngày càng cao. Thị lực của con người phụ thuộc rất lớn về chiếu sáng: độ chiếu sáng tăng thì thị lực cũng tăng và độ ổn định của thị lực cũng lâu bền. Mặt khác thành phần quang phổ của nguồn ánh sáng cũng có tác dụng lớn đối với mắt.
1.4. Ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khỏe, khả năng làm việc, năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động trong Công ty.
Trong cuốn” Những nhân tố khích lệ công việc” xuất bản năm 1959 đã tổng kết thành quả công trình nghiên cứu của Frederick Hergberg. Frederick và đồng sự tiến hành điều tra trên 200 ký sư và nhân viên kỹ thuật của ngành công nghiệp ở Pittburg. Kết quả cho thấy, năm nhân tố khiến công nhân hài lòng thường là: Thành tích, sự khen gợi, bản thân công việc, trách nhiệm và sự tiến bộ. Điều chú ý là những nơi mà nhân viên cảm thấy hài lòng thường là những nơi có năm nhân tố đó, điều dễ làm cho cán bộ công nhân viên bất mãn cũng có năm nhân tố. Thời gian tác động của nó không dài và rất ít khi có khả năng trở thành nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên hài lòng, kể cả trường hợp có đủ cá nhân tố ở mức độ cao; năm nhân tố đó là: chính sách và phương thức quản lý của công ty, sự giám sát của cầp trên, tiền lương, mối quan hệ giữa con người và điều kiện làm việc( Trích trang 266-267 trong “ Tinh hoa quản lý 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỷ XX- Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2002.).
Như vậy ở trên đã chỉ ra năm nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên hài lòng và năm nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên bất mãn theo quan điểm của Frederick Hergberg. Cảm giác hài lòng sẽ làm cho người lao động yêu thích công việc hơn, găn bó với công việc làm cho năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động tăng dẫn đến làm cho lợi ích của người lao động tăng điều đó làm cho họ trung thành hơn với công ty. Còn khi người lao động có cảm giác bất mãn thì họ sẽ không thể tập trung vào công việc , xuất hiện thái độ tiêu cực thâm chí có thể dẫn đến ngừng làm việc tập thể, đình công , bãi công… Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến năng xuất lao động, hiệu quả làm việc, thậm chí làm ngừng trệ sản xuất khiến công ty ngừng làm việc tạm thời…Theo Frederick thì trái lại với cảm giác bất mãn là không bất mãn; hài lòng là không hài lòng. Muốn người lao động hài lòng trong công việc, công ty chỉ đáp ứng năm nhân tố làm cho cán bộ công nhân viên hài lòng theo Frederick là chưa đủ mà còn phải làm cho họ không có cảm giác bất mãn với công việc. Điều đó có nghĩa là công ty phải đáp ứng đủ năm nhân tố như trên theo quan điểm của Frederick trong đó có nhân tố điều kiện lao động. Thiếu một trong năm nhân tố cũng sẽ làm cho người lao động cảm thấy bất mãn. Vì vậy điều kiện lao động có vai trò quan trọng đối với người lao động, công ty. Điều kiện lao động tác động thuận chiều với năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động. Nếu điều kiện lao động tốt thì năng suất lao động, hiệu quả làm việc của người lao động tăng, nếu điều kiện lao động không tốt thì năng suất lao động, hiệu quả làm việc giảm( trong điều kiện đã đáp ứng đầy đủ các nhân tố khác).
Để xét điều kiện lao động của công ty có tốt hay không tốt, thường dựa vào phân tích bốn yếu tố chủ yếu: công cụ, phương tiện lao động; đối tượng lao động; quy trình công nghệ; môi trường lao động. Người lao động là người sử dụng trực tiếp công cụ, phương tiện lao động; tiếp xúc trực tiếp với đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi trường lao động. Vì vậy điều kiện lao động ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, năng suất lao động của người lao động. Điều kiện lao đông tốt thì không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động, năng suất lao động và ngược lại.
Mỗi nhân tố khác nhau có mức độ tác động đến người lao động hiệu quả làm việc của người lao động khác nhau .Tuy nhiên chúng lại có sự kết hợp tương tác lẫn nhau dẫn đến các tác động chung đến sức khoẻ ,năng suất lao động của người lao động mà gọi chung là tác động của điều kiện lao động đến người lao động .
Tác động của điều kiện lao động được phân ra làm hai loại :
Loại tác động tao ra các điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình lao động. Tức là khi các yếu tố của điều kiện lao động được đáp ứng ở mức tốt nhất, tói ưu nhất thì chúng sẽ tạo ra sự thuận lợi trong quá trình lao động như: không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động, tăng hiệu quả làm việc, tạo ra hứng thú làm việc và động lực để người lao động hoàn thành nhiệm vụ.
Loại tác đông tạo ra điều kiện không thuận lợi: Khi các yếu tố của điều kiện lao động không được đáp ứng ở mức tối ưu hoặc không được đáp ứng một cách đồng bộ, chỉ quan tâm yếu tố này mà bỏ qua yêua tố khác thì dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến người lao động: nguy hiểm đến sức khoẻ, khả năng làm việc, làm cho người lao động mất hứng thú trong công việc, làm việc với tinh thần uể oải, mệt mỏi…
Để khắc phục được những ảnh hưởng không tốt tới người lao động thì các doanh nghiệp , Công ty cần phải luôn luôn quan tâm tới việc cải thiện điều kiện lao động
Như vậy có thể khẳng định rằng việc cải thiện điều kiện lao động mang một ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện sức khoẻ, năng suất lao động và khả năng làm việc của người lao động.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
. Khái quát về hoạt động của Công ty
Công ty xi măng Bỉm Sơn thành lập theo quyết định số 366/BXD-TCLĐ ngày 12/8/1993 của bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty kinh doanh xi măng- vật tư xây dựng(Công ty cung ứng vật liệu xây dựng số 4 cũ). Công ty chuyển tổ chức hoạt động sang thành Công ty cổ phần và chính thức chuyển đổi hoạt dộng theo mô hình này từ 01/5/2006 theo quyết định số 456/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
Mô hình cơ cấu tổ chức của nhà máy là theo mô hình cơ cấu trực tuyến
Bảng 1 : Mô hình cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu xi măng, Clinker và sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác; với các sản phẩm: xi măng Pôclăng PC40, PC50; xi măng Pôclăng hỗn hợp PCB 30, PCB 40; Clinker.
Hiện nay Công ty đang sản xuất xi măng theo hai dây chuyền công nghệ:
-Dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt: với công suất thiết kế 0,6 triệu tấn xi măng/ năm được khởi công xây dựng từ năm 1977 với công nghệ sản xuất và thiết bị động bộ do Liên Xô cung cấp, được hoàn thành và đưa vào sản xuất năm 1982
- Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nhà máy, nâng cao công suất nhà máy đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng, ngày 13/1/2001 Công ty đã khởi công xây dựng cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số II từ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt sang sản xuất xi măng theo phương pháp khô công nghệ hiện đại của Nhật Bản nâng công suất từ 0,6 triệu tấn xi măng / năm lên 1,2 triệu tấn xi măng/ năm, đưa sản lượng của Công ty lên 1,8 triệu tấn xi măng/ năm. Hiện tại Công ty đang xây dựng một dây chuyền mới sản xuất xi măng theo phương pháp khô công suất 2 triệu tấn xi măng/ năm dự kiến quý II năm 2009 đưa vào sử dụng.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ
Bảng 2: Sơ đồ công nghệ của Công ty xi măng Bỉm Sơn
Thực trạng điều kiện lao động trong Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
2.2.1Thực trạng điều kiện lao động của lao động sản xuất
Thời gian nghỉ ngơi của người lao động sản xuất được quy định như sau:
Ca 1: từ 06 giờ đến 14 giờ
Ca 2: từ 14 giờ đến 22 giờ
Ca 3: từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau
Thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút
2.2.1.1 Đặc điểm điều kiện lao động của một số công việc sản xuất
Sản xuất xi măng là một nghề độc hại và nguy hiểm. Đây là một ngành nghề mà có nhiều công việc nặng nhọc được nhà nước quy định. Dưới đây là một số công việc người lao động sản xuất thường xuyên thực hiện và điều kiện làm việc của nó
Bảng3: Điều kiện lao động của một số công việc
STT
Tên công việc
Đặc điểm về điều kiện lao động của công việc
Điều kiện lao động loại IV
1
Vệ sinh công nghiệp đầu lò nung
Công việc thủ công nặng nhọc chịu ảnh hưởng của nóng bụi nhiều
2
Vận chuyển xi măng bằng xe cầy
Lao động thủ công nặng nhọc, nóng, bụi
3
Bốc, dỡ xỉ than, thạch cao
Công việc thủ công nặng nhọc, làm việc ngoài trời, bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
4
Gia công nguyên liệu sản xuất xi măng lò đứng
Công việc thủ công nặng nhọc, làm việc ngoài trời, bụi than vượt tiêu chuẩn cho phếp nhiều lần
5
Sửa chữa các thiết bị sản xuất xi măng trong các phân xưởng sản xuất chính
Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, ồn, nóng, bụi nhiều
6
Vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng chính
Công việc thủ công nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, ồn, nóng, bụi nhiều
7
Vệ sinh Clinker trong sản xuất xi măng lò đứng
Công việc thủ công nặng nhọc, môi trường làm việc nóng bụi
8
Vận hành lò quay nung Clinker
Làm việc trong điều kiện nóng bụi ồn
9
Vận hành máy xúc Clinker trong kho
Công việc nặng nhọc chịu tác động của ồn và bụi nhiều
10
Vận hành máy cyclon trao đổi nhiệt
Công việc thủ công, nặng nhọc, nóng, bụi
11
Chọc xilô xi măng
Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi, ồn
12
Đóng bao xi măng bằng máy 4 vòi bán tự động
Công việc rất nặng nhọc, nóng, tư thế làm việc rất gò bó, chụi tác động của ồn, bụi vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần
13
Vận hành cần trục, cầu giải kho nguyên liệu
Tiếp xúc thường xuyên với ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần
14
Vận hành băng cân định lượng Clinker
Đi lại nhiều ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao
15
Vận hành thiết bị lọc bụi điện, lọc bụi tay áo
Làm việc trên sàn cao, đi lại nhiều ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao
16
Pha khoáng máy nghiền bùn
Công việc nặng nhọc ảnh hưởng của bụi và ồn rất cao
17
Bôi trơn lò nung Cliker
Đi lại nhiều, tư thế gò bó, ảnh hưởng c