Chuyên đề Chi phí đại diện agency costs

KHÁC NHAU VỀ MỤC TIÊU – Mụctiêu củachủsởhữuvàmụctiêu củanhàquản lý khácnhau.  BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN – Cácnhàquảnlý vàcácchủsởhữucónhữngthông tin rất khácnhauvềgiátrị củacáctài sảncủacông ty. – Nhàquảnlý thì biếtnhiềuvề tiềm năng,rủi ro và cácgiátrịcủacôngtyhơncáccổđông.

pdf21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1916 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chi phí đại diện agency costs, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề CHI PHÍ ĐẠI DIỆN AGENCY COSTS LỚP HỌC : CH Ngân hàng Đêm 2 K16 MÔN HỌC : Tài chính quốc tế GIẢNG VIÊN: TS. Nguyễn Thị Liên Hoa Nhóm 7: 1. Nguyễn Phương Huyền (NT) 2. Nguyễn Thị Thu Huyền 3. Nguyễn Tất Thắng 4. Nguyễn Hữu Hoàng Nhựt Thanh 5. Nguyễn Can Trường ----- Tài chính QT----- Nội dung trình bày Mức độ ảnh hưởng của chi phí đại diện Bài học thực tế Giải pháp Nguồn gốc, Khái niệm Nguồn gốc, khái niệm chi phí đại diện Mức độ ảnh hưởng của chi phí đại diện Sự kiện Công ty Enron của Mỹ và Công ty Procomp information Ltd của Đài Loan. Giám sát và Động viên ----- Tài chính QT----- 1. PHÂN ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN QUẢN LÝ • Quyền sở hữu >< Quyền quản lý • Công ty thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty của mình theo mục tiêu của người chủ sở hữu. ----- Tài chính QT----- 1. PHÂN ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUYỀN QUẢN LÝ  KHÁC NHAU VỀ MỤC TIÊU – Mục tiêu của chủ sở hữu và mục tiêu của nhà quản lý khác nhau.  BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN – Các nhà quản lý và các chủ sở hữu có những thông tin rất khác nhau về giá trị của các tài sản của công ty. – Nhà quản lý thì biết nhiều về tiềm năng, rủi ro và các giá trị của công ty hơn các cổ đông. ----- Tài chính QT----- 2. NHỮNG TỔN THẤT DO PHÂN QUYỀN  Do nhà quản lý là người trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay nhằm tối đa hoá lơi ích cho cá nhân mình  Mặt khác, do tình trạng thông tin không cân xứng mà nhà quản lý có cơ hội để thực hiện các quyết định làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tư. ----- Tài chính QT----- KHÁI NIỆM CHI PHÍ ĐẠI DIỆN – Chí phí đại diện là loại chi phí phát sinh khi một tổ chức gặp phải vấn đề về sự thiếu đồng thuận giữa mục đích của người quản trị và người sở hữu và vấn đề thông tin bất cân xứng. ----- Tài chính QT----- KHÁI NIỆM CHI PHÍ ĐẠI DIỆN – Theo Jensen – Meckling, • Nhà quản lý trốn tránh nhiệm vụ • Nhà quản lý không thể hiện năng lực lãnh đạo cũng được xem là một loại chi phí. – Jensen – Meckling định nghĩa chi phí đại diện như là sự tổng hợp các chi phí của một hợp đồng có tổ chức. Hợp đồng này gồm, một người (người chủ) thuê một người khác (người đại diện) làm nhiệm vụ thay thế cho người mình (người chủ). Người chủ đưa ra quyết định - ủy quyền cho người đại diện. ----- Tài chính QT----- KHÁI NIỆM CHI PHÍ ĐẠI DIỆN – Chi phí đại diện sẽ là: (M) + (B) + (R) • (M) : chi phí theo dõi bởi người chủ. • (B) : chi phí ràng buộc bởi người đại diện. • (R) : sự mất mát phụ trội ----- Tài chính QT----- KHÁI NIỆM CHI PHÍ ĐẠI DIỆN – Chi phí đại diện sẽ là: (M) + (B) + (R) • Những chi phí để giám sát người đại diện để đảm bảo rằng người đại diện gắn với lợi ích của người chủ, • Người đại diện gánh chịu chi phí để cam kết rằng bản thân họ không xâm hại đến lợi ích của người chủ (the “bonding cost”), • Những chi phí được kết hợp với một kết quả mà kết quả đó không hoàn toàn phục vụ lợi ích của người chủ. ----- Tài chính QT----- CHI PHÍ ĐẠI DIỆN – Vốn – Jensen (1986) gợi ý rằng: Vấn đề chi phí đại diện nghiêm trọng hơn trong các doanh nghiệp có dòng tiền vượt quá mức cần thiết để thực hiện tất cả các dự án có hiện giá ròng NPV dương. Ông gọi dòng tiền dôi dư này là dòng tiền tự do, và hậu quả của chi phí đại diện do dòng tiền này là chi phí đại diện của dòng tiền tự do. ----- Tài chính QT----- CHI PHÍ ĐẠI DIỆN – Nợ – Cổ đông có thể chiếm hữu tài sản của chủ nợ bằng cách gia tăng rủi ro đầu tư (Jensen và Meckling 1976). – Myers (1977) gợi ý xa hơn là sự hiện diện của nợ có thể khiến những dự án có NPV dương bị từ chối . Do nếu chấp nhận dự án này thì rủi ro tài chính sẽ tăng (rủi ro phá sản) và giá trị sẽ chuyển từ cổ đông sang trái chủ. ----- Tài chính QT----- CHI PHÍ ĐẠI DIỆN – Bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và nhà quản lý  Đó là sự thao túng giá cổ phiếu của một số cổ đông. Bằng cách này, họ sẽ làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng cao. Các nhà đầu tư họ sẽ không có đầy đủ thông tin để nhận biết điều này. Sự tăng giá này chỉ do một số cổ đông liên kết với nhà đầu cơ tạo ra. Khi mà các nhà đầu tư nhận biết, thì lúc đó giá cổ phiếu đã giảm mạnh. ----- Tài chính QT----- BÀI HỌC THỰC TẾ 1. Sự kiện công ty Enron ở Mỹ  Năm 2001: Sự kiện Công ty Enron + Công ty kiểm toán Arthur Andersen – Giá cổ phiếu của Enron luôn tăng trong thời gian dài. – Nhiều người thừa nhận không hiểu sâu về công việc làm ăn của Enron ----- Tài chính QT----- BÀI HỌC THỰC TẾ 1. Sự kiện công ty Enron ở Mỹ  Năm 2001: Sự kiện Công ty Enron + Công ty kiểm toán Arthur Andersen – Nhiều nhà phân tích chứng khoán vào tháng 11/2001 còn tư vấn cho khách hàng mua cổ phiếu Enron. – Chuyên gia phân tích phụ thuộc chủ yếu và báo cáo tài chính do Arthur Andersen cung cấp ----- Tài chính QT----- BÀI HỌC THỰC TẾ 1. Sự kiện công ty Enron ở Mỹ  Năm 2001: Sự kiện Công ty Enron + Công ty kiểm toán Arthur Andersen – Sự cấu kết của Chủ tịch Jeffrey Skilling + Andrew Fastow, phụ trách đối ngoại + HĐQT + Cty kiểm toán – Các công ty con đựơc sử dụng để che dấu nợ và thổi phồng lợi nhuận của Enron lên hơn 1 tỷ USD, khiến nhìn bề ngoài nó có vẻ ổn định về tài chính, dễ đánh lừa cổ đông. – Công ty tuyên bố phá sản với số nợ 31,2 tỷ USD ----- Tài chính QT----- BÀI HỌC THỰC TẾ 2. Sự kiện công ty Procomp Information ở Đài Loan  Năm 2001: Sự kiện Công tyProcomp Information Ltd + Nữ CEO Diệp Tố Phi – Đẩy cao giá trị cổ phiếu – Sử dụng các thủ pháp giao dịch giả và quyền đòi nợ giả – Diệp Tố Phi qua mặt các cổ đông, rút lõi của công ty khoảng 40 triệu USD – Giá cổ phiếu của Procomp Information Ltd xuống giá thảm hại, các cổ đông phá sản, Procomp Information đóng cửa. ----- Tài chính QT----- GIẢI PHÁP – Giám sát, kiểm tra • Kiểm toán • Chia cổ tức • Các vấn đề khi giám sát cần lưu ý – Động viên, khích lệ • Chế độ khích lệ ràng buộc các nhà quản lý với giá cổ phiếu • Chế độ thưởng theo thành tích – Áp dụng một cơ chế thù lao hợp lý ----- Tài chính QT----- TRẢ THÙ LAO CHO GIÁM ĐỐC Một cơ chế thù lao hợp lý cho giám đốc phải bảo đảm được tối thiểu ba yêu cầu (Scott, 2006): – Thứ nhất, cơ chế thù lao đó phải có tác dụng khuyến khích nhà quản lý làm việc với nỗ lực cao nhất. Muốn vậy mức thù lao phải tỷ lệ thuận với mức độ nỗ lực của nhà quản lý. – Thứ hai, cơ chế thù lao phải khuyến khích nhà quản lý đồng thời quan tâm tới lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. – Thứ ba, phải bảo đảm kiểm soát được mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp. ----- Tài chính QT----- TRẢ THÙ LAO CHO GIÁM ĐỐC Cơ cấu thù lao của ông Palmisano, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn IBM, trong 3 năm 2003-2005 được tóm tắt trong bảng sau: ----- Tài chính QT----- TRẢ THÙ LAO CHO GIÁM ĐỐC Cơ cấu thù lao của ông Palmisano, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn IBM, trong 3 năm 2003-2005 được tóm tắt trong bảng sau:  Tính khuyến khích rất cao (75% thu nhập hằng năm là tiền thưởng, lương cơ bản chỉ chiếm 25%)  Hài hoà giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn (thù lao dài hạn chiếm khoảng 45% tổng thù lao trong năm 2005)  Áp dụng mức lương tối thiểu và sự tham gia của Hội đồng chuyên trách bảo đảm sự hài hoà giữa lợi ích và rủi ro cho cả nhà đầu tư và giám đốc điều hành. ----- Tài chính QT----- Xin cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Luận văn liên quan