I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công nghiệp phát triển giúp cho cuộc sống chúng ta hiện đại và thoải mái hơn nhưng đi cùng với điều đó là sự “xuống dốc” nghiêm trọng của môi trường. Phát triển công nghiệp hóa, hiện đai hóa khiến cho con người phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau như các vi sinh vật gây bệnh, bụi bẩn hóa chất và đặc biệt là các kim loại nặng có trong các sản phẩm thường ngày. Việc nhiễm độc kim loại nặng không còn là vấn đề mới nhưng nó vẫn luôn là một trong những khía cạnh nguy hiểm nhất ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Một số kim loại nặng có thể cần thiết cho sinh vật như Cu (Đồng), Fe( Sắt). vì chúng được xem là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nhưng sẽ gây độc hại với môi trường và cơ thể sinh vật khi hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
62 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 6124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chì - Sát nhân trong bóng tối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
&
ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG
CHÌ-SÁT NHÂN TRONG BÓNG TỐI
Chuyên đề :
Thành viên nhóm : (
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công nghiệp phát triển giúp cho cuộc sống chúng ta hiện đại và thoải mái hơn nhưng đi cùng với điều đó là sự “xuống dốc” nghiêm trọng của môi trường. Phát triển công nghiệp hóa, hiện đai hóa khiến cho con người phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau như các vi sinh vật gây bệnh, bụi bẩn hóa chất và đặc biệt là các kim loại nặng có trong các sản phẩm thường ngày. Việc nhiễm độc kim loại nặng không còn là vấn đề mới nhưng nó vẫn luôn là một trong những khía cạnh nguy hiểm nhất ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Một số kim loại nặng có thể cần thiết cho sinh vật như Cu (Đồng), Fe( Sắt).. vì chúng được xem là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nhưng sẽ gây độc hại với môi trường và cơ thể sinh vật khi hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Do đó, việc hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng là vấn đề luôn được quan tâm. Tuy nhiên với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại khiến cho việc sử dụng kim loại nặng trong các sản phẩm nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu hàng ngày trở nên phổ biến hơn. Một trong những kim loại thường được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm và cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh đối với con người chính là Chì (Pb).
WHO xác định, chì là một trong 10 hóa chất của mối quan tâm sức khỏe cộng đồng vì nó được sử dụng trong nhiều ngành nghề như: sản xuất oto, xe máy, thiết bị điện tử, mỹ phẩm, trong y học Như vậy, chì đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của đời sống. Tuy là một kim loại cần thiết nhưng chì lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người bởi đặc tính tích lũy trong cơ thể mà ít khi chuyển hóa và đào thải của mình. Có thể nói ảnh hưởng đáng lo ngại nhất của nó là tác động đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước. Ở cấp độ phơi nhiễm cao chì tấn công não và hệ thống thần kinh trung ương gây hôn mê, co giật và thậm chí tử vong. Nếu may mắn sống sót khi nhiễm độc chì thì cũng để lại những di chứng như: chậm phát triển và rối loạn hành vi.
Chì luôn có mặt trong các sản phẩm hằng ngày mà ta sử dụng như nước uống, mỹ phẩm, đồ gia dụng... nên không quá khó khăn để chì xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, việc hiểu rõ nguồn gốc phát sinh, các con đường tiếp xúc, cơ chế tác động của chì đối với cơ thể hay những triệu chứng và cách điều trị nhiễm độc chì là một vấn đề hết sức quan trọng. Giúp cho chúng ta có cách phòng tránh nhiễm độc chì, đặc biệt là các biện pháp chữa trị khi bị nhiễm độc một cách hiệu quả. Đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm nhiều kiến thức cơ bản cho chúng ta về việc phòng tránh nhiễm độc chì cũng như các kỹ năng cơ bản để bảo vệ bản thân trước kẻ sát nhân trong bóng tối- chì.
TỔNG QUAN VỀ CHÌ:
Chì là một kim loại độc hại tự nhiên được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất. Là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học viết tắt là Pb (Latin: Plumbum) và có số nguyên tử là 82.Chì có hóa trị phổ biến là II, có khi là IV. Là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khí tiếp xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền.
Hình 1. Chì_kim loại nặng gây độc. (Nguồn:Wikipedia).
Lịch sử phát triển của chì:
Chì từng được sử dụng phổ biến hàng ngàn năm trước do sự phân bố rộng rãi của nó, dễ chiết tách và dễ gia công. Nó dễ dát mỏng và dễ uốn cũng như dễ nung chảy. Các hạt chì kim loại có tuổi 6400 TCN đã được tìm thấy ở Catalhoyuk, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Vào đầu thời kỳ đồ đồng, chì được sử dụng cùng với antimon và asen.
Nhà sản xuất chì lớn nhất trước thời kỳ công nghiệp là nền kinh tế La Mã, với sản lượng hàng năm 80.000 tấn, đặc biệt chúng là phụ phẩm của quá trình nung chảy bạc. Hoạt động khai thác mỏ của La Mã diễn ra ở Trung Âu, Anh thuộc La Mã, Balkans, Hy Lạp, Tiểu Á.. riêng ở Hispania chiếm 40% sản lượng toàn cầu.
Các ống chì La Mã thường khảm lên phù hiệu của các hoàng đế La Mã. Đường ống dẫn nước bằng chì ở Tây Latin có thể đã được duy trì vượt qua thời kỳ Theodoric Đại đế tới tận thời Trung Cổ. Một số thỏi chì La Mã tượng trưng cho lịch sử khai thác chì Derbyshire và trong lịch sử công nghiệp của các trung tâm kinh tế ở Anh khác. Người La Mã cũng sử dụng chì nóng chảy để giữ các chân trụ sắt gắn kết với các khối đá vôi lớn ở các nhà thờ nhất định. Trong giả kim thuật, chì từng được cho là kim loại cổ nhất và liên quan đến Sao Thổ. Các nhà giả kim thuật sử dụng biểu tượng của Sao Thổ (♄) để ám chỉ chì.
Hình 2. Các thỏi chì ở Anh thuộc La Mã được trưng bày ở bảo tàng Wells và Mendip. (Nguồn: Wikipedia)
Kí hiệu của chì Pb là chữ viết tắt từ tên tiếng Latin plumbum nghĩa là kim loại mềm, có nguồn gốc từ plumbum nigrum ("plumbum màu đen"), trong khi plumbum candidum (nghĩa là "plumbum sáng màu") là thiếc.
Cấu tạo và tính chất:
2.1. Vị trí và các đồng vị của chì:
2.1.1. Vị trí trong bảng tuần hoàn:
Hình 3. Vị trí của chì trong bảng tuần hoàn. (Nguồn: Wikipedia)
Các đồng vị của chì trong môi trường:
Tất cả các đồng vị của chì (trừ 204Pb) có thể được tìm thấy ở dạng các sản phẩm cuối của quá trình phân rã phóng xạ của các nguyên tố nặng hơn như urani và thori.
Bảng 1. Các đồng vị của chì. (Nguồn: Wikipedia)
Tính chất vật lý:
Chì có màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉ nhanh trong không khí tạo ra màu tối.
Là một kim loại nặng, rất mềm, dễ uốn và có tính dẫn điện kém so với các kim loại khác.
Có tính chống ăn mòn cao nên nó được sử dụng để chứa các chất ăn mòn.
Vì chì dễ dát mỏng và chống ăn mòn, nên được sử dụng trong các công trình xây dựng như trong các tấm phủ bên ngoài các khối lợp. Chì kim loại có thể làm cứng bằng cách thêm vào một lượng nhỏ antimony, hoặc một lượng nhỏ các kim loại khác như canxi.
Chì dạng bột cháy cho ngọn lửa màu trắng xanh. Giống như nhiều kim loại, bột chì rất mịn có khả năng tự cháy trong không khí. Khi cháy thải ra khói độc.
Dưới đây là bảng trình bày về một số tính chất vật lý cơ bản của chì như màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi..
Bảng 2.Các tính chất vật lý cơ bản của chì (Nguồn: Wikipedia)
Tính chất hóa học:
Ở nhiệt độ thường, chì tác dụng với oxi trong không khí tạo thành lớp chì oxit mỏng, chính lớp này bảo vệ chì không tiếp tục bị oxi hóa nữa. Nhưng khi bị đun nóng trong không khí thì chì bị oxy hóa dần cho đến hết tạo thành PbO.
2Pb + O2 2PbO
Chì chỉ tương tác trên bề mặt với acid clohidric loãng (HCl) và axit sunfuric (H2SO4) do có lớp muối không tan phủ bên ngoài. Nhưng sẽ phản ứng nếu nồng độ axit đậm đặc hơn do lớp muối khó tan bảo vệ chì bị chuyển hóa thành các hợp chất tan.
PbCl2 + 2HCl H2PbCl4
PbSO4 + H2SO4 Pb(HSO4)2
Chì tan dễ dàng trong acid nitric (HNO3) và tan chậm trong HNO3 đặc.
3Pb + 8HNO3(l) 3Pb(NO3)2 +2NO +4H2O
Chì không tác dụng với nước nhưng khi có không khí thì bị ăn mòn tạo thành Pb(OH)2.
2Pb + 2H2O + O2 2Pb(OH)2
Khi nung với các nitrat của kim loại kiềm, chì bị ôxi hóa thành PbO và kim loại kiềm nitrat.
Có thể tan trong acid axetic và các acid hữu cơ khác khi có mặt oxide.
2Pb+ 4CH3COOH + O2 2Pb(CH3COO)2 + 2H2O
2.3.1. Các phản ứng của Ion Pb2+:
Số oxi hóa +2 là phổ biến nhất của chì.
Với ion Clorua (Chloride): tạo thành muối chì clorua vì muối này ít tan trong nước nên sau phản ứng dung dịch sẽ không quá loãng.
Pb2+ + Cl- PbCl2
Với ion Sunfat (Sunfate): tạo thành kết tủa. Muối chì sunfat ít tan trong nước hơn muối chì clorua.
Pb2+ + SO42- PbSO4
PbSO4 tan trong dung dịch bazo mạnh và muối axetat:
PbSO4 + 4OH- Pb(OH)42- + SO42-
PbSO4 + 2CH3COO- Pb(CH3COO)2 +SO42-
Với dung dịch amoniac (NH3): tạo muối đơn kết tủa và không tan trong dung dịch NH3 dư.
Pb2+ +2NH3 + 3H2O(l) + 2NO3- Pb2O(NO)2 + H2O(l) + 2NH4+
Với dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH..): tạo kết tủa màu đen. Kết tủa này tan trong dung dịch kiềm dư.
Pb2+ + 2OH- Pb(OH)2
Pb(OH)2 + 2OH- Pb(OH)42-
Các phản ứng của Chì (II) oxide (PbO):
PbO đặc trưng cho mức ôxi hóa +2 của chì.
Hòa tan trong axit nitric và acetic tạo thành các dung dịch có khả năng kết tủa các muối của chì sulfat, cromat, cacbonat (PbCO3), và Pb3(OH)2(CO3)2. Chì sulfua cũng có thể được kết tủa từ các dung dịch acetat. Các muối này đều rất kém hòa tan trong nước. Trong số các muối halua, iodua là ít hòa tan hơn bromua, và bromua ít hòa tan hơn clorua.
Chì(II) oxide cũng hòa tan trong các dung dịch hydroxit kim loại kiềm để tạo thành muối plumbit tương ứng.
PbO + 2OH− + H2O → Pb(OH)2−4
Clo hóa các dung dịch muối trên sẽ tạo ra chì có trạng thái ôxi hóa +4.
Pb(OH)2−4 + Cl2 → PbO2 + 2Cl− + 2H2O
Chì điôxit là một chất ôxi hóa mạnh. Muối clo ở trạng thái ôxi hóa này khó được tạo ra và dễ bị phân hủy thành chì(II) clorua và khí clo. Muối iodua và bromua của chì(IV) không tồn tại. Chì điôxit hòa tan trong các dung dịch hydroxit kim loại kiềm để tạo ra các muối plumbat tương ứng.
PbO2 + 2OH− + 2H2O → Pb(OH)2−4
Ngoài ra, chì cũng có trạng thái ôxi hóa trộn lẫn giữa +2 và +4, đó là chì đỏ (Pb3O4).
Các phức chất với Clo:
Các hợp chất chì(II) tạo một loạt các phức chất với ion clorua, với sự hình thành của chúng làm thay đổi sự ăn mòn hóa học của chì. Quá trình này sẽ hạn chế khả năng hòa tan của chì trong môi trường mặn.
Bảng 3. Hằng số cân bằng của các dung dịch phức chì clorua ở 25 °C. (Nguồn: Wikipedia)
Điều chế:
Chì được sản xuất từ quặng galen (PbS) hoặc quặng xiruzit (PbCO3) và quá trình sản xuất này trải qua hai công đoạn:
Công đoạn 1: Nung quặng để tạo thành Chì (II) oxide (PbO).
2PbS + 3O2 2PbO + 2SO2 (1200 0C)
PbCO3 PbO + CO2 (300 0C)
Công đoạn 2: Khử Chì (II) oxide bằng than ở nhiệt độ cao.
PbO + C Pb + CO (400 0C)
Nguồn gốc phát sinh của chì:
Nguồn gốc tự nhiên:
Hàm lượng chì trong vỏ trái đất vào khoảng 20 mg/kg.
Trong nước ngầm và nước mặt nồng độ chì không vượt quá 10 µg/l.
Hoạt động của núi lửa.
Nguồn gốc nhân tạo:
Khai thác các quặng có chứa chì như: quặng galen (PbS), quặng xiruzit (PbCO3)..
Khói thải, nước thải của các nhà máy sản xuất pin, ắc quy có sử dụng điện cực chì.
Thuốc trừ sâu có chứa chì.
Sử dụng xăng pha chì.
Và một số hoạt động khác
VAI TRÒ CỦA CHÌ TRONG CUỘC SỐNG:
Chì chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển các ngành nghề. Nguyên nhân khiến chì được “trọng dụng “ là bởi các đặc tính sau: rất mềm, dẻo, độ bền hóa học trong môi trường axit tốt do tạo được màng bảo vệ vững chắc, có khả năng tạo hợp kim với nhiều kim loại màu khác và đặc biệt nó đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nhưng chi phí lại thấp. Chính vì thế, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Trong công nghiệp:
Chì được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp. Theo thống kê, có tới 150 nghề và khoảng 400 quá trình công nghệ có sử dụng đến chì và các hợp chất của nó. Dưới đây là một số ngành nghề chủ yếu.
Trong công nghệ kỹ thuật điện:
Chì được dùng để làm vỏ bọc cáp điện (chiếm 15-20% tổng lượng chì) do khả năng chống ăn mòn tốt của chúng.
Hình 4. Một số loại cáp điện. (Nguồn: Kenh14.vn)
Sản xuất ắc quy chì (chiếm 30% tổng lượng chì) trong đó sườn cực ắc quy làm bằng hợp kim Pb-Sb còn bột hoạt gồm hỗn hợp giữa chì và chì oxide.
Hình 5. Một số loại ắc quy chì đang được sử dụng.
Trong các kĩ thuật luyện kim màu:
Để bảo vệ thiết bị khỏi sự ăn mòn người ta dùng chì để mạ lên các bề mặt bên trong các buồng và các tháp sản xuất axit sunfuric, các óng dẫn, các bể tẩy rửa và các bể điện phân.
Trong công nghiệp nhiên liệu:
Đây là ngành tiêu thụ rất nhiều chì. Trong các động cơ xăng phải nén hỗn hợp nhiên liệu trước khi đốt cháy và nén càng mạnh thì các động cơ hoạt động càng hiệu quả. Nhưng nếu nén ở mức độ cao thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ bị nổ trước khi được đốt cháy. Do vậy, xăng pha thêm chì chủ yếu là để hạ thấp hiện tượng "kích nổ" của nhiên liệu đến mức chấp nhận được tránh được sự hư hỏng động cơ, cũng nhằm làm tăng chỉ số octane và giúp động cơ có thể hoạt động được tốt hơn, bền hơn, cải thiện tình trạng hoạt động của máy, giảm bớt sự mài mòn động cơ.
Bên cạnh đó chì rất độc nên xăng được pha thêm chất này sẽ được nhuộm màu hồng, xanh.. để phân biệt với các loại xăng khác. Tuy nhiên, hiện nay vì mức độ độc hại của chì nhà nước ta đã có công văn ngừng sản xuất và sử dụng xăng pha chì từ năm 2014.
Hình 6. Xăng pha chì A83. (Nguồn: Internet).
Trong công nghiệp hóa chất:
Chì đã được sử dụng từ lâu trong công nghiệp hóa chất (CNHC) do nó có khả năng chống ăn mòn rất tốt ở nhiều môi trường khác nhau. Đồng thời lại dễ sản xuất, dễ gia công và giá thành thấp. Chì thường được sử dụng phối hợp với thép và bê tông- những vật liệu cũng tương đối sẵn và rẻ.
Chì thường được sử dụng rộng rãi cho những ứng dụng sau trong công nghiệp hóa chất:
Làm vỏ van, khuỷu, ống nhánh và vỏ bơm. Nếu cần độ cứng cao hơn thì người ta sử dụng thép hoặc gang lót chì.
Làm ống dẫn các chất lỏng có tính ăn mòn mạnh và mù axit.
Lót các bể chứa những chất lỏng có tính ăn mòn.
Trong công nghiệp tạo màu:
Do tính chất dễ kết hợp với những chất tạo màu nên chì thường được sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm như : son môi, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, thuốc làm trắng da,.
Hình 7. Các loại mỹ phẩm có chứa chì.
Trong ngành y học:
Các hợp chất của chì được sử dụng để làm thuốc săn da, thuốc giảm đau, thuốc chông viêm,
Cụ thể, chì axetat hay “cao chì” là một thuốc thử hóa học được ứng dụng nhiều trong y học. Nó có vị ngọt như đường nhưng chúng ta nên cẩn thận vì loại “mật ngọt” này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Hình 8. Chì axetat “mật ngọt chết ruồi”.
Ngoài ra, từ xa xưa ngành y học cổ truyền đã sử dụng một số vị thuốc- chủ yếu là khoáng vật, có chứa chì để chữa bệnh như:
Duyên phấn hay bạch phấn: là khoáng vật quặng của chì, một carbonat chì PbCO3 (83,5% PbO; 16,5% CO2). Vị ngọt tính hàn, có độc. Có công dụng tiêu tích, sát trùng, giải độc, sinh cơ. Dùng để chữa cam tích (còi xương trẻ em), hạ lỵ, đau bụng giun, sốt rét, ghẻ, nấm, nhọt độc, lở loét, viêm niêm mạc miệng, đan độc, bỏng lửa... dưới dạng tán bột mịn bôi ngoài, nấu cao dán hoặc làm thành viên hoàn để uống trong với liều 3 - 5 phân (0,94g - 1,5g)/ngày.
Ô duyên (duyên): là sulfua chì PbS (86,6% Pb; 13,4%S). Vị ngọt, tính hàn, có độc. Có công dụng trấn nghịch, nhuyễn đàm, sát trùng và giải độc. Dùng để chữa chứng đàm khí ung nghịch, thượng thực hạ hư, khí đoản suyễn cấp (khó thở do hen suyễn), ế cách (có cảm giác vướng khi nuốt, nuốt không trôi gây tiếng nấc), phản vị (ăn vào bụng đầy, sáng ăn chiều mửa, chiều ăn sáng mửa), ung bướu, tràng nhạc (lao hạch), nhọt độc, ghẻ lở...
Hình 9. Ô duyên.
Mật đà tăng: là một thứ bột màu vàng cam đỏ, to nhỏ không đều với thành phần chủ yếu là PbO. Vị mặn cay, tính bình, có độc. Có công dụng tiêu thũng, sát trùng, thu liễm, bài nùng, trừ đàm, trấn kinh. Dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ lở, thũng độc, mụn nhọt, lở loét, thấp sang, các loại vết thương, lỵ lâu ngày, kinh giản... dưới dạng chế thành cao dán ngoài hoặc tán bột uống với liều 0,5g - 1g/ngày.
Hình 10. Mật đà tăng dạng bột và dạng cục.
Duyên đơn (hồng đơn): có nguồn gốc từ sự biến chất của khoáng galen, là oxyt chì Pb3O4, có thể viết 2PbO.PbO2, tỷ lệ PbO2 là 34,9%. Vị mặn, tính hàn, có độc. Có công dụng giải độc, sinh cơ, nhuyễn đàm, trấn kinh. Dùng để chữa sốt rét, trĩ loét, chống co giật, kinh giản (động kinh), lở loét sưng tấy, bỏng lửa và nước, các vết thương xuất huyết... dưới dạng hoàn tán uống hoặc thuốc sắc (ít dùng uống vì độc), thường dùng ngoài làm cao dán nhọt, nấu với dầu vừng và phối hợp với một số vị thuốc khác để giảm đau, làm chóng lên da non.
Hình 11. Duyên đơn dạng cục và dạng bột.
Trong kỹ thuật quân sự:
Do có khối lượng riêng lớn nên chì được sử dụng làm đối trọng chống lật, làm lõi đạn để tăng độ xuyên. Bên cạnh đó, trong quân sự còn sử dụng chì để chế tạo xe tăng, máy bay
Trong ngành năng lượng học nguyên tử và kĩ thuật hạt nhân:
Người ta tạo ra các lá chắn bằng thủy tinh mà trong đó có chứa chì vì nó hấp thụ tốt tia gama và các bức xạ hạt nhân. Qua loại kính này, ta có thể theo dõi việc xử lý các vật liệu phóng xạ bằng những máy tự động đảo liệu. Chì còn được dùng để sản xuất áo choàng hoặc các dụng cụ che chắn khác để bảo vệ cho những người làm việc trong môi trường có chứa phóng xạ.
Trong nghệ thuật:
Các loại sơn, chì màu hay phẩm nhuộm có chứa chì là một trong nhũng sản phẩm được các nghệ nhân dùng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Tuy nhiên tranh được vẽ bằng sơn chì sẽ bị tối màu theo thời gian do ảnh hưởng của đihdro sunfua ( H2S) có trong không khí sẽ sinh ra chì sunfua có màu thẫm. Ngoài ra người ta còn dùng chì để tạo ra những sản phẩm pha lê hết sức tinh tế và đẹp mắt.
Hình 12. Tranh phong cảnh vẽ bằng sơn dầu có pha chì. (Ảnh minh họa)
Hình 13. Một số sản phẩm pha lê làm từ chì. (Nguồn: Bohemiasg.com)
IV. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ NHIỄM ĐỘC CHÌ HIỆN NAY:
Thực trạng sử dụng chì trong sản xuất hiện nay:
Chì có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nó tham gia vào nhiều quá trình trong công nghiệp và tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho cuộc sống hằng ngày. Chì có mặt ở xung quanh chúng ta, nó có trong không khí, thực phẩm, trong các sản phẩm gia dụng mà ta thường sử dụng.. Chẳng có gì phải bàn cãi đến những lợi ích của chì mang lại nếu như chúng ta không phát hiện hiện nay các nhà sản xuất đang lạm dụng chì quá mức trong các sản phẩm của mình. Điều này gây tác hại rất lớn đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Không giống như những chất độc khác, chì đi vào cơ thể con người sẽ tích lũy chứ không gây bệnh ngay do đó nó khó bị nhận biết. Chì đi vào cơ thể thông qua việc ta sử dụng các sản phẩm có chứa chì vượt mức cho phép hoặc thông qua việc hít thở hay sử dụng nguồn nước nhiễm chì và lâu dần nó sẽ tích tụ và gây bệnh.
Dù độc hại nhưng chì lại là “ con cưng” của các nhà sản xuất bởi nó là chất có khả năng chống oxi hóa cao, mềm, dễ dát mỏng, dễ kết hợp với các chất tạo màu.. mà giá thành lại thấp. Do đó, nó được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn trong sản xuất. Rất nhiều sản phẩm có chứa chì được sử dụng và bày bán tràn lan trên thị trường mặc cho việc các cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nguy hại mà các sản phẩm này gây ra. Điển hình nhất mà ta có thể thấy đó chính là vụ việc trong son môi có hàm lượng chì cao và mới nhất là việc C2 và rồng đỏ bị nhiễm chì nặng hay việc bát đĩa nhiễm chì được bày bán rộng rãi.
Son môi là sản phẩm ưa chuộng được sử dụng để làm đẹp cho bản thân. Chì được sử dụng trong son giúp son bền màu và lâu phai hơn. Hầu hết các nhà sản xuất đều sử dụng một lượng chì nhỏ để làm tăng chất lượng của sản phẩm của mình và điều này được các chuyên gia cho rằng là sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng điều khiến ta lo lắng là mỗi loại son lại có hàm lượng chì khác nhau, vậy đâu mới là nồng độ an toàn cho người sử dụng. Và với cơ chế tích lũy trong cơ thể của chì thì việc sử dụng son môi lâu ngày liệu có gây ra tác hại lớn. Một thực trạng đáng lo ngại nữa chính là các sản phẩm son môi nhãn hiệu L’Oreal và Maybelline được bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam, chủ yếu là hàng loại hai (sản xuất ở một số nước châu Á), hàng giả. Từ đó, ta thấy rằng hàm lượng chì trong các sản phẩm này vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho người tiêu dùng và có hay không việc nhà sản xuất đang sử dụng chì quá mức.
Hình 14. Son môi không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan trên thị trường.
Khi việc son môi bị nhiễm chì vẫn chưa có hồi kết cho việc hàm lượng chì bao nhiêu thì bị nhiễm độc thì dư luận lại được phen nháo nhào khi C2 và rồng đỏ-các loại nước giải khát được ưa chuộng trên thị trường, bị dính nghi án có nồng độ chì vượt mức. Theo thông tin của báo Vietnam.net, chiều ngày 9/5/2016 Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã lấy mẫu nguyên liệu tại nhà máy và mẫu nước giải khát C2 và Rồng đỏ trên thị trường để kiểm tra. Và mới đây ngày 21/5/2016 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Tha