Trong bất cứ tổ chức, doanh nghiệp hay các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế - xã hội nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, và vị trí hàng đầu trong sự phát triển và tồn tại. Điều này cũng đúng trong một tổ chức nói chung và trong một công ty nói riêng. Một công ty cho dù có nguồn tài chính dồi dào, phong phú, sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại như thế nào đi nữa cũng vẫn không thể tồn tại và phát triển được, nếu như họ không quan tâm hoặc đánh giá thấp vấn đề con người hoặc do công tác quản trị nhân sự của công ty đó kém hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào đều có những chiến lược của mình. Để chiến lược đó có thể thực hiện được đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhằm kế hoach hoá, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một nội dung đầu tiên và rất quan trọng của tổ chức doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực không tự nhiên dồi dào, không tự nhiên đáp ứng được nhu cầu của khoa học kỹ thuật mà nguồn nhân lực cần được trải qua đào tạo và phát triển. Các Doanh nghiệp cần đào và phát triển là vì: Đối với những người lao động mới được tuyển dụng việc đào tạo sẽ giúp cho họ có được sự thích ứng công việc ngay từ đầu khi vào Doanh nghiệp, còn đối với những lao động lành nghề thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho họ có khả năng phát huy hết năng lực của bản thân, giúp họ tự hoàn thiện mình, giúp cho người lao động có khả năng thích ứng với công việc hơn.Thị trường luôn luôn biến động, khoa học công nghệ phát triển không ngừng, nguồn lao động luôn luôn đổi mới. Nếu không có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn lao động cua công ty một cách thích hợp thì doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH BMG Việt Nam"
Không thể phủ nhận các chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Masan nói riêng và công ty TNHH BMG Việt Nam nói chung góp phần không nhỏ đến việc tăng trưởng và phát triển của công ty, khẳng định thương hiệu chinsu food. Theo tôi tìm hiểu thì có rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến nguồn nhân lực của công ty. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cũng như thách thức đối với công ty TNHH BMG Việt Nam. Đề tài đặt ra là phân tích và phát hiện những nhân tố đó.
Hy vọng đề tài này sẽ đưa được một bản chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cùng với giải pháp khả thi có thể ứng dụng vào quá trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam.
Trong chuyên đề thực tập này ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam
Chương 3. Một số chiến lược hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH BMG Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4
I. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4
1. Khái niệm về chiến lược 4
2. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5
3. Vai trò của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của công ty 6
II. Quy trình xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp 7
1. Phân tích giá trị về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7
1.1. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7
1.2. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển trong doanh nghiệp 8
1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của doanh nghiệp 10
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 10
2. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15
2.1. Các phương pháp đào tạo 15
2.2. Các biện pháp phát triển nguồn nhân lực 17
3. Xác định mục tiêu của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 18
3.1. Khái niệm mục tiêu chiến lược 18
3.2. Tầm quan trọng của xác định mục tiêu chiến lược 18
3.3. Các loại mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 18
3.4. Các nguyên tắc xác định mục tiêu 19
4. Lựa chọn chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20
4.1. Nhận biết chiến lược hiện tại 21
4.2. Phân tich phương án 22
4.3. Lựa chọn phương án chiến lược 23
4.4. Đánh giá chiến lược đã lựa chọn 24
III. Đặc trưng của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 24
1. Sự quan tâm của lãnh đạo và người lao động của doanh nghiệp đến chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 24
2. Mục tiêu của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 25
3. Sự cần thiết xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. 25
Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 27
I. Khái quát về nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 29
1. Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 29
1.1. Thực trạng nguồn nhân lực của công ty giai đoạn mới thành lập 29
1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực công ty khi mới thành lập 30
2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam. 30
3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG 36
3.1. Đào tạo đội ngũ quản lý 36
3.2. Đào tạo cho nhân viên 37
4. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 39
4.1. Thành tựu 39
4.2. Hạn chế 41
II. Phân tích vĩ mô ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 42
1. Ảnh hưởng của công ty Masan 42
1.1. Đào tạo hướng theo mục tiêu đào tạo con người của Masan 43
1.2. Các mục tiêu đào tạo lớn phải phụ thuộc vào quyết định của công ty Masan. 44
2. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài công ty 44
2.1. Nhân tố thuộc về kinh tế 44
2.2. Nhân tố thuộc về chính trị 45
2.3. Yếu tố công nghệ 45
3. Nhân tố thuộc về môi trường cạnh tranh 45
3.1. Nhân tố thuộc về cạnh tranh trong ngành 46
3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng 47
4. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty 48
4.1. Chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty 48
4.2. Văn hóa tổ chức của công ty 49
4.3. Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên trong công ty. 49
III. Những vấn đề công ty phải đối mặt khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 51
1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ khó khăn 51
2. Quy mô đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhỏ. 51
3. Nguồn nhân lực không đồng đều về trình độ 51
4. Cấu trúc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa hợp lý 52
5. Đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa đầy đủ và thỏa đáng 52
5.1. Đầu tư nhiều cho tầng lớp quản lý mà chưa chú trọng đến nhân viên. 52
5.2. Ít quan tâm đến mức độ tiếp thu của người học 53
IV. Đánh giá cơ hội,thách thức, điểm mạnh, điểm yếu 53
1. Đánh giá cơ hội và thách thức 53
1.1. Cơ hội 53
1.2. Thách thức 54
2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu 54
2.1. Điểm mạnh 55
2.2 Điểm yếu 55
Chương 3. Một số chiến lược hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 57
I. Căn cứ lựa chọn chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 57
1. Mục tiêu chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 57
1.1. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Masan 57
1.2. Mục tiêu chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 57
2. Ma trận Swot 58
II. Phân tích các phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 60
III. Lựa chọn chiến lược nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam 63
IV. Giải pháp tổ chức thực hiện chiến lược 64
1. Soát xét điều chỉnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mục tiêu chiến lược 64
1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa chiến lược với cơ cấu tổ chức. 65
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức 65
1.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức. 66
2. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 67
Kết luận 68
Tài liệu tham khảo 69
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của : Ths.Nguyễn thị Phương Thu và anh Đặng Ngọc Thái đã giúp em tìm hiểu và hoàn thành báo cáo này.
Vì thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế trong quá trình tìm tài liệu, viết báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin kính mong các thầy cô giáo và các cô chú phòng kinh doanh văn phòng đại diện Miền Bắc góp ý để em hoàn thành báo cáo ngày càng tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà nội ngày 14/2/2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Mai
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất cứ tổ chức, doanh nghiệp hay các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế - xã hội nào thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, và vị trí hàng đầu trong sự phát triển và tồn tại. Điều này cũng đúng trong một tổ chức nói chung và trong một công ty nói riêng. Một công ty cho dù có nguồn tài chính dồi dào, phong phú, sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại như thế nào đi nữa cũng vẫn không thể tồn tại và phát triển được, nếu như họ không quan tâm hoặc đánh giá thấp vấn đề con người hoặc do công tác quản trị nhân sự của công ty đó kém hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào đều có những chiến lược của mình. Để chiến lược đó có thể thực hiện được đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhằm kế hoach hoá, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là một nội dung đầu tiên và rất quan trọng của tổ chức doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.
Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực không tự nhiên dồi dào, không tự nhiên đáp ứng được nhu cầu của khoa học kỹ thuật mà nguồn nhân lực cần được trải qua đào tạo và phát triển. Các Doanh nghiệp cần đào và phát triển là vì: Đối với những người lao động mới được tuyển dụng việc đào tạo sẽ giúp cho họ có được sự thích ứng công việc ngay từ đầu khi vào Doanh nghiệp, còn đối với những lao động lành nghề thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho họ có khả năng phát huy hết năng lực của bản thân, giúp họ tự hoàn thiện mình, giúp cho người lao động có khả năng thích ứng với công việc hơn.Thị trường luôn luôn biến động, khoa học công nghệ phát triển không ngừng, nguồn lao động luôn luôn đổi mới. Nếu không có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn lao động cua công ty một cách thích hợp thì doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài: "Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH BMG Việt Nam"
Không thể phủ nhận các chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty Masan nói riêng và công ty TNHH BMG Việt Nam nói chung góp phần không nhỏ đến việc tăng trưởng và phát triển của công ty, khẳng định thương hiệu chinsu food. Theo tôi tìm hiểu thì có rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến nguồn nhân lực của công ty. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cũng như thách thức đối với công ty TNHH BMG Việt Nam. Đề tài đặt ra là phân tích và phát hiện những nhân tố đó.
Hy vọng đề tài này sẽ đưa được một bản chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cùng với giải pháp khả thi có thể ứng dụng vào quá trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam.
Trong chuyên đề thực tập này ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, chuyên đề chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam
Chương 3. Một số chiến lược hoàn thiện công tác Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH BMG Việt Nam
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
I. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển cần có sự kết hợp giữa các nguồn lực, từ nguồn lực về tài chính đến nguồn lực về con người, từ sự phát huy nội lực đến ứng dụng ngoại lực một cách hiệu quả nhất. Thế mạnh của mỗi nguồn lực là thế mạnh của doanh nghiệp trên thương trường. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thế mạnh của nguồn lực tài chính quyết định lớn nhất đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiêp. Nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định tới chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp duy trì và phát triển tốt phụ thuộc lớn vào trình độ và khả năng của nguồn nhân lực trong công ty. Nguồn nhân lực không tự nhiên dồi dào, không tự nhiên đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực riêng, sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
1. Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “ stratos” (quân đội, bầy, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển). Thông thường người ta hiểu chiến lược là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành chiến dịch có quy mô lớn.
Từ thập kỷ 60 (thế kỷ XX) chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ ‘ chiến lược kinh doanh” ra đời . Tuy nhiên, quan niệm về chiến lược kinh doanh cũng được phát triển dần theo thời gian và người ta cũng tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện chương trình hành động cùng với việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được những mục tiêu ấy.
Nhà kinh tế học của trường đại học kinh doanh Harvard ( Mỹ ), một trong những bậc thầy về chiến lược kinh doanh là Michacl E. Porter1 cho rằng: Chiến lược để đương đầu với cạnh tranh,là sự kết hợp giữa những mục tiêu cần đạt tới và những phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm và thực hiện mục tiêu.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực hoạt động và khả năng khai thác. Chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn , các chính sách cũng như các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định.
2. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó, trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoặch.
- Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người _ một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố của sản xuất của các doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực theo (nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập được tổ chức bởi doanh nghiệp, do Doanh nghiệp cung cấp cho người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chỉ tới vài năm, tuỳ vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Như vậy, xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là: Đào tạo, giáo dục, và phát triển…
- Đào tạo nguồn nhân lực (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng): Được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
3. Vai trò của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của công ty
( Vai trò của nhân lực:
- Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức, sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hội đang phát triển sang kinh tế thị trường thì nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người vô tận. Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
( Vai trò của chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự hưng thịnh của công ty. Do đó chiến lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn.
- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt đông quản lý của các doanh nghiệp
- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phép các doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh, mà trong thời kỳ kinh tế thị trường đầu tư vào nguồn nhân lực là đầu tư khôn ngoan nhất.
- Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phép các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh một cách dễ dàng hơn.
II. Quy trình xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường lao động, đảm bảo điều kiện nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát của một thời kỳ chiến lược xác định.
1. Phân tích giá trị về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là công việc quan trọng mà các tổ chức cần phải tiến hành nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc nâng cao kĩ năng của người lao động, làm cho người lao động đủ năng lực cần thiết để thực hiện công việc
1.1. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.Thật vậy , trong sự biến động mạnh mẽ nền kinh tế tri thức thì việc ngày càng nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực là cần thiết . Công việc việc của mọi tổ chức ngày càng ứng dụng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ điện tử và vi điện tử hiện nay. Các thông tin được truyền tải trên các mạng internet xử lý trên các máy tính, trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tăng cường củng cố nguồn lực con người.
- Đào tạo và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động. Thật vậy , trong mỗi con người hầu hết mọi người đều có tính thăng tiến, đều muốn thực hiện nhu cầu “ Tự khẳng định mình”, tự hoàn thiện mình. Những người có thâm niên nghề nghiệp thường trước đây chưa được đào tạo đến nơi đến chốn thì đây là cơ hội cho họ bù đắp lại những thiệt thòi không được đào tạo. Quá trình đào tạo sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động, còn những người lao động trẻ vừa bước chân vào công việc thì cần đào tạo để dễ dàng thích nghi với công việc tố hơn.
- Đào tạo và phát triển là giải pháp mang tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Với cơ chế thị trường hiện nay là tự do cạnh tranh, để tồn tại thì các tổ chức cần phải tạo cho mình một thế mạnh để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đào tạo sẽ giúp cho họ nhanh chóng hòa nhập với công việc, với con người trong Doanh nghiệp.
1.2. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển trong doanh nghiệp
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết để một tổ chức tồn tại và đi lên bởi vì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho Doanh nghiệp :
- Nâng cao NSLĐ , hiệu quả thực hiện công việc và chất lượng của thực hiện công việc. So với trước khi đào tạo và sau khi đào tạo thì chất lượng của thực hiện công việc tăng lên rất cao, NSLĐ tăng lên đáng kể đem lại cho Doanh nghiệp những kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao.
- Giảm bớt sự giám sát công việc vì người lao động sau đào tạo sẽ có khả năng tự giám sát mình trong công việc. Trong quá trình thực hiện công việc , người lao động cần được quan tâm đến hành động và những thao tác làm việc của mình, phải tự mình giám sát mình làm việc. Nếu như trước đào tạo thì ngoài những người lao động thực hiện công việc của mình còn có bộ phận giám sát công việc của họ. Nhưng sau khi được đào tạo con người có khả năng tự giám sát mình.
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. Một tổ chức được coi là ổn định ngoài có tiêu chí sản xuất kinh doanh ổn định, ổn định tình hình tài chính thì nguồn nhân lực cũng là nhân tố góp phần ổn định của tổ chức. Nguồn lao động chất lượng càng cao thì khả năng thực hiện công việc có hiệu quả cang cao. Khi đó với sự thay đổi mạnh của thị trường đặc biệt là thị trường khoa học kỹ thuật thì tổ chức dễ dàng hòa nhập.
- Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Đào tạo là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty. Một Công ty muốn đội ngũ lao động của mình có trình độ chuyên môn ngày càng cao thì cần phải đào tạo thường xuyên .
- Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào Doanh nghiệp . Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới là một nhu cầu không thể thiếu được với mọi tổ chức sản xuất kinh doanh. Muốn áp dụng được khoa học kỹ thuật thì lao động trong Công ty phải đạt một trình độ nhất định . Khoa học kỹ thuật hiện đại bao nhiêu thì việc ứng dụng nó càng khó khăn thách thức đòi hỏi con người càng có trình độ cao bấy nhiêu, quá trình đào tạo và phát triển là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho áp dụng khoa học công nghệ
1.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dựa trên những điều kiện của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp tùy vào lĩnh vực kinh doanh mà tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với vị trí, chức năng của từng công việc cụ thể. Tùy vào mục tiêu kinh doanh,tình hình nhân sự, tình hình tài chính... mà có những mục tiêu chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực riêng. Các mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực quy định các nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ chiến lược.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Môi trường kinh doanh ảnh hưởng chung đến các hoạt động của doanh nghiệp nói chung hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp nói riêng. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài doanh nghiêp, ảnh hưởng của nhân tố cạnh tranh, ảnh hưởng Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1. Mô