Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là sự bùng nổ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Công nghệ đã
làm cho năng lự c s ản xuất tăng nhanh chưa từng có, chất lượng sản phẩm nâng cao
thoả mãn được hầu hết những đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Nhữ ng
ngành sản xuất có công nghệ càng cao thì tỉ suất lợi nhuận thu được càng lớn trong
khi đó nguy ên vật liệu sử dụng không đáng kể. Do vậy nước nào càng nắm giữ
được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì kinh tế càng phát triển. Chính
vì thế hoạt động chuyển giao công nghệ phát huy vai trò của nó hơn bao giở h ết.
Các nước trao đổi, chuyển giao công nghệ để tranh thủ lợi thế so sánh, nâng cao
năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của các quốc gia.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng trên. Những hiểu biết chung về công
nghệ và chuyển giao công nghệ cũng như những bài học kinh nghiệm thự c tiễn các
nước bạn giúp chúng ta nhìn nhận chính xác hơn về thực trạng cũng như đề ra giải
pháp giải quy ết khó khăn thực tế. Đó chính là nội dung chính tiểu luận Nhóm 5 thực
hiện: “ Chuyển giao công nghệ quốc tế thông qua hoạt động đầu tư trự c tiếp FDI -Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam”.
Tiểu luận được chia ra làm 3 chương:
Chư ơng 1: Những hiểu biết về công nghệ và chuyển giao công nghệ
Chư ơng 2: Kinh nghiệm quốc tế trong thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuyển
giao công nghệ
Chư ơng 3: Thực trạng CGCN qua các dự án FDI vào Việt Nam
Chư ơng 4: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả
hoạt động CGCN qua FDI tại Việt N am
58 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động FDI: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – CAO HỌC KHÓA 20
MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chuyên đề:
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG FDI
THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP
Ở VIỆT NAM
GVHD: GS.TS. Võ Thanh Thu
Nhóm thực hiện:
1. Nguyễn Thị Ngọc Dung
2. Bùi Trang Đài
3. Nguyễn Thị Thanh Hà
4. Phạm Thị Thu Hòa
5. Nguyễn Thị Thu Trinh
Tp. Hồ Chí Minh, 01/2012
LỜ I MỞ ĐẦU
Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là sự bùng nổ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Công nghệ đã
làm cho năng lực sản xuất tăng nhanh chưa từng có, chất lượng sản phẩm nâng cao
thoả mãn được hầu hết những đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Những
ngành sản xuất có công nghệ càng cao thì tỉ suất lợi nhuận thu được càng lớn trong
khi đó nguy ên vật liệu sử dụng không đáng kể. Do vậy nước nào càng nắm giữ
được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì kinh tế càng phát triển. Chính
vì thế hoạt động chuyển giao công nghệ phát huy vai trò của nó hơn bao giở hết.
Các nước trao đổi, chuyển giao công nghệ để tranh thủ lợi thế so sánh, nâng cao
năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của các quốc gia.
Việt Nam không nằm ngoài xu hướng trên. Những hiểu biết chung về công
nghệ và chuyển giao công nghệ cũng như những bài học kinh nghiệm thực tiễn các
nước bạn giúp chúng t a nhìn nhận chính xác hơn về thực trạng cũng như đề ra giải
pháp giải quy ết khó khăn thực tế. Đó chính là nội dung chính tiểu luận Nhóm 5 thực
hiện: “Chuyển giao công nghệ quốc tế t hông qua hoạt động đầu tư trực tiếp FDI -
Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam”.
Tiểu luận được chia ra làm 3 chương:
Chương 1: Những hiểu biết về công nghệ và chuyển giao công nghệ
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế trong thúc đẩy quá trình tiếp nhận và chuy ển
giao công nghệ
Chương 3: Thực trạng CGCN qua các dự án FDI vào Việt Nam
Chương 4: Các giải pháp nhằm t ăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả
hoạt động CGCN qua FDI tại Việt N am
Nhóm chúng em rất cám ơn sự hướng dẫn của Cô để hoàn thiện t iểu luận này.
CHƯƠNG 1. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ
1.1 Những hiểu biết cơ bản về công nghệ
1.1.1 Khái niệm về công nghệ
Có nhiều khái niệm về công nghệ theo tổ chức ESCAP “Công nghệ là k iến
thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến sản phẩm hoặc thông t in.
Nó bao gồm: kiến thức, khả năng , thiết bị,sáng chế, công thức chế tạo, phương
pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ”.
Theo UNIDO (United Industrial Development Organization –Tổ chức phát
triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc), “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào
công nghiệp bằng cách sử dụng các nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và
có phương pháp ”.
Định nghĩa được trình bày trong Luật Chuyển Giao Công Nghệ của Quốc Hội
Khóa XI,kỳ họp thứ 10,số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006: Công nghệ
là giải pháp , quy trình, bí quy ết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi nguyên liệu thành sản phẩm”.
Dù định nghĩa như t hế nào thì công nghệ phải thể hiện là việc áp dụng các quy
luật khoa học vào thực tiễn một cách có khoa học và có phương pháp và để phân
biệt rõ về công nghệ.
1.1.2 Phân loại công nghệ
1.1.2.1 Phân loại theo số lần công nghệ đã được chuyển giao
Công nghệ chia làm 2 nhóm:
- Công nghệ nguồn: là công nghệ tạo ra lần đầu từ các phát minh sáng chế, giải
pháp hữu ích. Công nghệ nguồn là công nghệ mới nhưng mang tính hiện đại,
chúng thường có nguồn gốc từ các nước công nghiệp phát triển. Các nước
đang phát triển cũng có khả năng tạo ra công nghệ nguồn như CUBA: trong
năm 2008 công bố đã t ìm ra thuốc làm chậm sự phát triển của căn bệnh ung
thư.
- Công nghệ thứ cấp: Là những công nghệ đã được chuyển giao lần thứ nhất,
thứ 2, thứ 3 …Các nước đang phát triển trong đó có Việt nam thường sử dụng
công nghệ thứ cấp.
1.1.2.2 Phân loại theo mức độ tiên tiến của công nghệ
Có 3 loại công nghệ:
- Công nghệ cao, hiện đại: Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tạo ra các sản phẩm, đơn vị có
chất lượng và giá trị gia tăng cao, có khả năng hình thành các ngành sản xuất,
dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
- Công nghệ trung bình: Thường là công nghệ thứ cấp, đã được chuyển giao
nhiều lần nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu sản xuất hoạc dịch vụ, tuy nhiên khi sử
dụng công nghệ này không cho phép tạo ra các sản phẩm dịch vụ có khả năng
cạnh tranh cao. Ở các nước kém phát triển thường sử dụng công nghệ trung
bình vì nó phù hợp với khả năng tài chính và trình độ chuy ên môn.
- Công nghệ lạc hậu: Là những loại công nghệ mà việc sử dụng chúng tạo ra các
sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp, năng suất lao động không cao, phần
lớn ô nhiễm môi trường.
1.1.2.3 Phân loại theo hình thức biểu hiện công nghệ
- Công nghệ phần cứng: thiết bị, máy móc, công cụ, máy tính…đây là sự biểu
hiện hữu hình của công nghệ.
- Công nghệ phần mềm: là tập hợp các chương trình, quy tắc, các hướng
dẫn…đây là sự biểu hiện vô hình của công nghệ .
Công nghệ phần cứng và phần mềm chỉ phát huy tác dụng khi gắn kết với
nhau, muốn nâng cấp công nghệ thì người ta phải thay đổi phần mềm và nâng cấp
phần cứng của công nghệ.
1.1.2.4 Căn cứ vào hàm lượng các nguồn lực trong công nghệ
Chia làm 3 loại chính
- Công nghệ có hàm lượng lao động cao: may mặc, dệt, lắp ráp điện tử, sản xuất
giáy dép, chế biến nông sản.
- Công nghệ có hàm lượng vốn cao: Đóng tàu, cơ khí,khai khoáng, chế biến dầu
mỏ, sản xuất điện năng.
- Công nghệ có hàm lượng tri thức cao: phần mềm, sinh học…
1.1.2.5 Công nghệ phân loại theo ngành
- Công nghệ nano
- Công nghệ thông tin và truyền thông
- Công nghệ cơ khí và tự động hóa
- Công nghệ vật liệu mới
- Công nghệ sinh học
- Công nghệ khác
1.1.2.6 Phân l oại công nghệ theo mức độ khuyến khích của Nhà nước.
Vì công nghệ là sản phẩm đặc biệt nên bất cứ quốc gia nào chính phủ cũng
tham gia vào kiểm soát mua bán (xuất nhập khẩu) công nghệ. Ở Việt nam phân
loại theo t iêu chí này công nghệ chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Công nghệ được khuyến khích chuyển gi ao(nêu ở điều 9 Luật công
nghệ)
Công nghệ được khuyến khích là công nghệ cao, công nghệ tiên t iến đáp ứng
một trong các yêu cầu sau:
1. Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao
2. Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới
3. Tiết kiệm năng lượng, nguy ên liệu
4. Sử dụng năng lượng mới, năng lượng t ái tạo
6. Phòng, chống thiên tai dịch bệnh
7. Sản xuất sạch, thân thiện môi trường
8. Phát triển ngành, nghề truyền thống
Nhóm 2:Công nghệ hạn chế chuyển gi ao (nêu ở điều 10 Luật công nghệ)
Hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhằm mục đích sau đây:
1. Bảo vệ lợi ích quốc gia
2. Bảo vệ sức khỏe con người
3. Bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc
4. Bảo vệ động vật,thực vật,tài nguyên môi trường
5. Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam là thành viên.
Nhóm 3: Công nghệ cấm chuyển giao (Nêu ở điều 11 Luật công nghệ)
1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động,
vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên môi
trường.
2. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và
ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh , trật tự, an toàn xã hội.
3. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc t ế mà
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
1.1.3 Các bộ phận cấu thành công nghệ.
Muốn sáng t ạo công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghệ, chuyển giao
công nghệ và quản lí công nghệ có hiệu quả chúng ta cần biết rằng thành phần của
công nghệ gồm 4 yếu tố cấu thành:
- Phần cứng – Technowere(hardware): công nghệ hàm chứa trong vật thể (máy
móc, thiết bị, công cụ, hạ tầng kỹ thuật, nguyên liệu…)
- Con người – Humanware: công nghệ hàm chứa trong con người (kiến thức, kỹ
năng công nghệ, kinh nghiệm, kỷ luật công nghệ, tính sáng tạo…)
- Thông tin – Infoware : công nghệ hàm chứa trong t ài lệu (thiết kế, quy trình,
phương pháp, công nghệ, số liệu, hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp, kế hoạch
và phương tiện lưu trữ thông tin khác).
- Tổ chức – Orgaware: công nghệ hàm chứa trong các thể chế (cơ cấu tổ chức,
phạm vi chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền trong các bộ máy, cơ cấu điều
hành, các chuẩn mực lề lối quan hệ trong các cơ quan…trong quản lý công
nghệ)
Ba yếu tố sau gọi là phần mềm của công nghệ
1.1.4 Các thuộc tính của công nghệ
Để sáng tạo quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ (mua bán công nghể)
có hiệu quả chúng t a cấn biết công nghệ có 4 thuộc tính quan trọng:
1.1.4.1 Công nghệ mang tính hệ thống
Như ở trên đã đề cập thành phần của công nghệ gồm 4 bộ phận cấu thành:
phần cúng, con người, thông tin và tổ chức. Cho nên không thể tách rời từng bộ
phận của công nghệ vì các bộ phận này gắn với nhau một cách hữu cơ, mang tính
cộng sinh.
Tính hệ thống của công nghệ cho thấy một sai lầm thường gặp là việc mua bán
công nghệ đồng nhất với việc mua bán máy móc thiết bị - phần cứng của công nghệ
mà bỏ qua yếu tố phần mềm.Thiếu bất kì một giải pháp nào sẽ không đảm bảo tính
hệ thống và nhà đầu tư chỉ nhận được một thứ công nghệ “què quặt” không thể sử
dụng có hiệu quả.
1.1.4.2 Công nghệ mang thuộc tính sinh thể
Công nghệ là một loại hàng hóa đặc biệt có đặc điểm như là một cơ thể sống,
có chu kỳ phát triển. Chu kỳ phát triển của công nghệ trải qua các giai đoạn: nghiên
cứu sản xuất thửtriển khai rộngphát triểnbảo hòalỗi thờibị thay thế
bởi các công nghệ mới khác.
Ngày nay chu kỳ sống của công nghệ rút ngắn đi rất nhiều: Nếu ở đầu thế kỷ
20 “tuồi thọ” của công nghệ bình quân 15 -20 năm, đến giữa thế kỷ: 7-12 năm, đầu
thế kỷ 21: 3 – 5 năm, thậm chí tuổi thọ sản phẩm trong ngành sản xuất điện thoại di
động chỉ còn 3-6 tháng lại ra công nghệ mới hiện đại hơn. Cho nên khi chuyển giao
công nghệ các doanh nghiệp phải ước đoán công nghệ mình lựa chọn ở giai đoạn
nào của chu kỳ sống, bao lâu công nghệ sẽ bị lạc hậu, bị thay thế. Từ đó mới xây
dựng chiến lược mua sắm hoặc nâng cấp công nghệ.
1.1.4.3 Công nghệ mang thuộc tính đặc thù
Đây là sự biểu hiện tính tương thích của công nghệ
- Tính đặc thù về địa điểm: Mổi công nghệ chỉ phù hợp với môi trường khí
hậu,văn hóa,đất đai,vị trí địa lý cụ thể…điều này chẳng những đúng trong lĩnh
vực công nghệ sinh học: Công nghệ có thể ứng dụng tốt ở vùng này, nhưng ở
vùng khác không phát huy tác dụng…mà còn thể hiện trong lĩnh vực công
nghiệp: ví dụ TV, sản phẩm điện tử có thể dùng tốt ở Châu Âu nơi khí hậu
khô, lạnh. Nhưng cũng sản phẩm đó khi mang về Việt Nam thì dùng không tốt
vì nó chưa được nhiệt đới hóa, nên các sản phẩm điện tử không vận hành có
hiệu quả trong môi trường có khí hậu ẩm.
- Tính đặc thù về mục tiêu: Sử dụng công nghệ, sản phẩm nào thì công nghệ ấy,
khi quy cách sản phẩm thay đổi thì công nghệ cũng phải điều chỉnh cho phù
hợp. N goài ra khi mục tiêu về thị trường, phân khúc thị trường thay đổi thì
việc chọn sử dụng công nghệ cũng thay đổi.
- Tính tương thích về môi trường văn hóa và trình độ lao động: Có những công
nghệ được sử dụng hiệu quả ở các nước công nghiệp sử dụng tốt nhưng đưa
sang nước khác kém phát triển ít phát huy tác dụng vì năng lực và trình độ của
người lao động kém hay công nghệ biểu diễn ở nước này được chấp nhận
nhưng đưa sang nước khác bị “tẩy chay”
- Tính đặc thù về pháp lý: Luật lệ ở các nước ,đặc biệt là luật về môi trường tác
động vào việc chuyển giao và sử dụng công nghệ. Nhiều nước công nghiệp
phát triển Hoa Kỳ, EU, Nhật…có danh mục kỹ thuật và công nghệ cấm
chuyển giao ra nước ngoài. Cho nên nhiều nước có tiền nhưng không thể mua
sắm được công nghệ tiên tiến. Ngoài ra cần lưu ý có những công nghệ bị cấm
sử dụng ở nước này (thường là công nghệ gây ô nhiễm) nhưng lại được sử
dụng ở nước khác.
1.1.4.4 Công nghệ mang thuộc tính thông tin
Như phần trên đã đề cập thông tin (bản thiết kế, hướng dẫn sử dụng, công
thức…) là một bộ phận cấu thành công nghệ.Cho nên, việc chuyển giao công nghệ
mà không kèm theo chuyển giao thông t in hoặc chuyển giao thông tin không đầy đủ
thì không khác nào chúng ta mua sắm một sản phẩm khoa học bị “khuy ết tật”.
Để đảm bảo công nghệ không bị sao chép, đánh cắp thì các thông tin về công
nghệ phải được xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Tóm lại, muốn xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thì phải nắm rõ 4
thuộc tính của chúng.
1.1.5 Những nơi hàm chứa công nghệ (nơi cất giữ công nghệ)
Nắm vững nơi cất giữ công nghệ cho phép ta xác định hình thức chuyển giao
(mua, bán) công nghệ; xác lập quyền sở hữu trí tuệ; xác lập cách khai thác và bảo
quản công nghệ.
Có 3 nơi hàm chứa công nghệ:
- Công nghệ hàm chứa trong máy móc thiết bị
- Công nghệ hàm chứa trong tài liệu in ấn, viết t ay; các dữ liệu ghi trong băng
đĩa, thiết bị điện tử: phim, ảnh…Những thông tin này hướng dẫn vế cách vận
hành máy móc, cách tạo sản phẩm; hoặc hướng dẫn nuôi trồng nông- thủy
sản.
- Công nghệ hàm chứa trong bộ não con người (nhà bác học; chuyên gia kỹ
thuật ; nhà quản lý; công nhân…)
Muốn sử dụng công nghệ có hiệu quả thì phải đồng thời khai thác 3 nơi hàm
chứa công nghệ.
1.2 Chuyển giao công nghệ và các hình thức chuyển gi ao công nghệ
1.2.1 Khái niệm chuyển giao công nghệ
- Theo tổ chức ESCAP
+ Khái niệm hẹp : CGCN là sự cho phép của một Người có thẩm quyền tuyệt
đối cho một Người khác để sử dụng nội dung công nghệ trong một thời gian
nhất định và cam kết không sử dụng quyền tuyệt đối của mình để chống lại
Người được trao quyền trong suốt thời gian đó.
+ Khái niệm mở rộng: Là sự chuy ển giao các kiến thức kỹ thuật từ Người có
kiến thức sang Người chưa có kiến thức và mong muốn có được kiến thức
đó.
- Khái niệm CGCN ở Việt Nam: “CGCN là chuyển giao quyền hoặc quyền sử
dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công
nghệ sang bên nhận công nghệ.
- Thực chất về hoạt động CGCN: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng các đối tượng sỡ hữu công nghiệp như: sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa,.
1.2.2 Các hình thức CGCN
1.2.2.1 Phân loại theo mức độ khống chế của bên chuyển giao công nghệ
Có 3 hình thức chuyển giao: chuyển giao giản đơn, chuyển giao không độc
quyền, chuyển giao độc quyền.
a) Chuyển giao giản đơn: Là hình thức người chủ công nghệ trao cho người
mua nó quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian và phạm vi hạn
chế. Đặc điểm của hình thức chuyển giao này là:
- Người chủ công nghệ có thể bán cho một hoặc nhiều người muốn mua trên
cùng một địa phương.
- Người mua công nghệ không có quyền bán lại công nghệ đã được chuyển
giao
- Giá cả công nghệ thấp
b) Chuyển giao công nghệ không độc quyền (chuyển giao đặc quyền)
Đặc điểm của hình thức này là:
- Người bán trao quyền sử dụng công nghệ cho người mua giới hạn trong một
phạm vi lãnh thổ (t ỉnh, khu vực, trong một nước…)
- Người bán công nghệ không được bán cho đối tượng sử dụng khác trong
phạm vi địa lý quy định của hợp đồng.
- Người mua công nghệ không có quyền chuyển nhượng nó cho người thứ ba
dưới bất kỳ hình thức nào
- Giá cả công nghệ khá cao
c) Chuyển giao công nghệ độc quyền: Là hình thức người bán trao toàn bộ
quyền sử dụng công nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực
của hợp đồng. Đặc điểm của hình thức này là:
- Người mua trở thành chủ thực sự của công nghệ trong suốt thời gian có hiệu
lực của hợp đồng.
- Người mua có thể bán lại công nghệ đã mua.
- Người chủ sỡ hữu thứ nhất của công nghệ có thể đơn phương hủy bỏ hợp
đồng nếu bên mua công nghệ không chịu thực h iện các cam kết ghi trong
hợp đồng như thanh toán chậm…
1.2.2.2 Phân loại theo chiều sâu công nghệ chuyển giao
- Mức độ 1: Trao kiến thức, việc chuyển giao công nghệ chỉ dừng ở mức
truyền đạt kiến thức bằng cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật.
- Mức độ 2: Chuyển giao công nghệ dưới dạng chìa khóa trao tay, ở đây người
bán công nghệ phải thực hiện các công việc như lắp đặt máy móc, hướng dẫn
quy trình, hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất và người mua công nghệ chỉ
việc nhận công trình và bước ngay vào sản xuất. Ở mức độ chuyển giao này
giá trị của hợp đồng chuyển giao đắt hơn gấp nhiều lần so với mức độ 1.
- Mức độ 3: Trao sản phẩm, ở mức độ này người chấp nhận có trách nhiệm
chẳng những giúp người mua công nghệ hoàn t ất việc lắp đặt toàn bộ dây
chuyền sản xuất, mà còn giúp họ sản xuất thành công sản phẩm sử dụng kỹ
thuật được chuy ển giao.
- Mức độ 4: Trao thị trường, đây là mức độ chuyển giao công nghệ sâu nhất.
Ngoài trách nhiệm ở mức độ 3, bên bán công nghệ phải gánh thêm trách
nhiệm bàn giao một phần thị trường của mình, nơi mà họ đã xâm nhập thành
công cho bên mua công nghệ. Thông thường, mức độ chuyển giao “trao thị
trường” được thực hiện dưới dạng liên doanh sản xuất.
1.2.2.3 Phân loại theo hình thái công nghệ được chuyển giao
Có 2 hình thức chuy ển giao:
Các chu kỳ của quá trình phát triển công nghệ:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu khoa học để phát minh ra công nghệ (nghiên cứu cơ
bản)
- Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm (cho ra đời sản phẩm trong phòng thí
nghiệm)
- Giai đoạn 3: Triển khai sản xuất (để nhằm hoàn thiện sản xuất)
- Giai đoạn 4: Sản xuất đại trà (đưa ra thị trường)
a) Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc.
Là hình thức chuyển giao thực hiện bao gồm các công đoạn:
- Giai đoạn 1 và 2
- Giai đoạn 1; 2 và 3
- Giai đoạn 1; 2; 3 và 4
Như vậy, CGCN dọc thể hiện dòng công nghệ từ nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm qua các giai đoạn triển khai và cuối cùng là thương mại hóa.
Ưu điểm của CGCN theo chi ều dọc:
- Bên nhận công nghệ có thể sỡ hữu công nghệ mới chưa xuất hiện trên thị
trường
- Bên nhận công nghệ hoàn toàn làm chủ công nghệ được chuyển giao
Hạn chế:
- CGCN theo chiều dọc đòi hỏi bên nhận công nghệ phải có trình độ và cơ sở
vật chất kỹ thuật để tiếp nhận công nghệ.
- Người CGCN mất quyền kiểm soát quyền sỡ hữu trí tuệ đối với công nghệ
- Giá CGCN cao
b) Chuyển giao công nghệ theo chiều ngang
Là hình thức chuyển giao bao gồm các công đoạn:
- Giai đoạn 3 và 4.
- Giai đoạn 4.
Như vậy, CGCN ngang thực chất là việc chuy ển giao công nghệ đã hoàn chỉnh
từ một môi trường hoạt động này tới môi trường hoạt động khác. Những môi
trường này có thể là quốc tế cũng như quốc gia.
1.3 Tác động của chuyển giao công nghệ
1.3.1 Lợi ích và hạn chế đối với bên thực hiện CGCN
1.3.1.1 Lợi ích đối với bên thực hiện CGCN
- Cải tiến và hoàn thiện công nghệ chuyển giao nhằm làm cho nó thích ứng
với môi trường kinh doanh cụ thể
- Cho phép bên CGCN có thêm lợi nhuận mà không cần tổ chức sản xuất: nhờ
thu tiền kỳ vụ từ bên tiếp nhận công nghệ trả.
- Tiếp nhận nhanh chóng các thị trường mới ở nước ngoài thông qua CGCN.
- Chuyển giao công nghệ thông qua liên doanh đầu tư ở nước ngoài tạo điều
kiện cho bên CGCN sử dụng nguồn lao động với giá rẻ giúp giảm chi phí sản
xuất.
- Cho phép sử dụng tài nguyên và các lợi thế so sánh khác của nước tiếp nhận
đầu tư.
- Thông qua CGCN bên chuyển giao có thể tạo thêm những ràng buộc về kinh
tế đối với bên tiếp nhận công nghệ có lợi cho mình
- Qua CGCN bên chuyển giao tạo mối quan hệ gắn kết mang t ính cộng sinh
với bên tiếp nhận công nghệ.
1.3.1.2 Những hạn chế (thiệt hại) đối với bên thực hiện CGCN
- Tạo thêm đối thủ cạnh tranh khi công nghệ chuyển giao bị phát tán, đặc biệt
khi bên tiếp nhận công nghệ lại t iếp tục chuyển giao cho bến thứ ba
- Bên CGCN bị cách ly đối với khách hàng: CGCN ra nước ngoài làm cho bên
CGCN ít tiếp cận trực tiếp với khách hàng ở nước nhập khẩu hơn trong khi
việc tiếp cận này đối với khách hàng sử dụng sản phẩm là rất cần thiết.
- Bên CGCN