Chuyên đề Cơ sở hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam

Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải liên tục chống lại kẻ thù xâm lược và thường ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất là vào thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực lượng đối kháng, nói chung chúng ta thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang Nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các cuộc chiến tranh không kéo dài như các cuộc chiến tranh trước đây, nhưng hậu quả lại vô cùng khủng khiếp, nặng nề, nó vừa là cơ hội để các nước tham chiến có điều kiện thử nghiệm, sử dụng các phương tiện, vũ khí mới hiện đại; đồng thời là cái cớ để một số nước nhảy vào can thiệp công việc nội bộ với những động cơ và mục đích riêng, vì vậy việc nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh chiến tranh và các chiến lược quốc phòng là rất quan trọng, luôn được các nước quan tâm, đưa lên hàng đầu. Với mục tiêu trước hết là nhằm bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, và quan trọng nhất là không để xảy ra chiến tranh.

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10769 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Cơ sở hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM Việt Nam có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước vô cùng oanh liệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải liên tục chống lại kẻ thù xâm lược và thường ở trong tình thế chiến đấu không cân sức, nhất là vào thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa hoặc chiến tranh. So với lực lượng đối kháng, nói chung chúng ta thua kém trên nhiều phương diện, ngoại trừ tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí độc lập tự do của nhân dân. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hình thành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang…Nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bước phát triển trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các cuộc chiến tranh không kéo dài như các cuộc chiến tranh trước đây, nhưng hậu quả lại vô cùng khủng khiếp, nặng nề, nó vừa là cơ hội để các nước tham chiến có điều kiện thử nghiệm, sử dụng các phương tiện, vũ khí mới hiện đại; đồng thời là cái cớ để một số nước nhảy vào can thiệp công việc nội bộ với những động cơ và mục đích riêng, vì vậy việc nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh chiến tranh và các chiến lược quốc phòng là rất quan trọng, luôn được các nước quan tâm, đưa lên hàng đầu. Với mục tiêu trước hết là nhằm bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, và quan trọng nhất là không để xảy ra chiến tranh. Lịch sử Nghệ thuật quân sự Việt Nam là lịch sử của quá trình hình thành và phát triển các nghệ thuật chỉ đạo, tổ chức và thực hành toàn quân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt trên cả ba quy mô của đấu tranh vũ trang là chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trong từng cuộc chiến tranh và trong suốt tiến trình lịch sử Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có truyền thống đánh giặc độc đáo, mang bản sắc riêng, đó là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, quyết đánh, biết đánh và biết đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn mình. Với tư cách là một bộ môn khoa học, lịch sử quân sự Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu đến cơ sở hình thành và phát triển các sự vật hiện tượng trong lĩnh vực quân sự từ cổ đại đến hiện đại về chiến tranh và các lực lượng vũ trang… kinh nghiệm hoạt động của các giai cấp và chính đảng nhằm rút ra những bài học thiết thực trong chuẩn bị, thực hành xây dựng lực lượng vũ trang; chuẩn bị đưa đất nước sẵn sàng chống lại sự xâm lăng của kẻ thù. Việc nghiên cứu lịch sử quân sự của một cuộc chiến tranh không chỉ dừng lại ở sự thắng thua hay đơn thuần là sự khảo sát thuần túy về mặt quân sự mà phải đặt nó trong mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… ứng với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để từ đó trong từng cuộc chiến tranh có một nghệ thuật quân sự khác nhau. I- KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN 1- KHÁI NIỆM Nghệ thuật quân sự, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường; nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường muôn hình muôn vẻ. Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang ra đời cùng với quân đội và xuất hiện khi có chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang, là nghệ thuật tạo ra và sử dụng có hiệu quả nhất thế và lực, tận dụng thời cơ để chiến thắng. Nghệ thuật quân sự được hợp thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Chiến lược quân sự là bộ phận cao nhất giữ vai trò chủ đạo, chỉ đạo nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; nghệ thuật chiến dịch giữ vai trò khâu nối liền chiến lược quân sự và chiến dịch, nó chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chiến lược quân sự và trực tiếp chỉ đạo chiến thuật; chiến thuật là lĩnh vực đấu tranh trực tiếp tiếp xúc với chiến dịch trên chiến trường, có tác động thúc đẩy nghệ thuật chiến dịch và chiến lược quân sự phát triển. Chiến lược quân sự là bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự bao gồm: Lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị mọi mặt của đất nước và lực lượng vũ trang; xây dựng kế hoạch, tiến hành đấu tranh vũ trang và các hoạt động tác chiến; xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực đất nước phục vụ chiến tranh. Từ lý luận và thực tiễn, chiến lược quân sự có nhiệm vụ dự báo, xác định âm mưu, hoạt động đối tượng tác chiến; nghiên cứu vận dụng quy luật đấu tranh vũ trang; xác định các nguyên tắc chỉ đạo tác chiến; xây dựng mọi kế hoạch, chuẩn bị các tiềm lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh; đề ra phương thức tiến hành đấu tranh vũ trang cho từng lực lượng, trong từng giai đoạn; vận dụng và phát triển hệ thống kỹ thuật quân sự, trang bị quân sự cho lực lượng vũ trang; xác định về nguyên tắc chỉ huy và tổ chức lãnh đạo cho các lực lượng vũ trang; nghiên cứu lý luận tiến hành và kết thúc chiến tranh. Do vậy, chiến lược quân sự giữ vai trò chủ đạo trong hoạch định tầm chiến lược từ khâu: Xác định đối tượng tác chiến đến đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho các lực lượng trên cơ sở triển khai thế bố trí, phương pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước phục vụ cho chiến tranh. Tùy theo tình hình cụ thể chiến lược quân sự phải xác định cụ thể đối tượng tác chiến, chúng có số lượng, trang thiết bị như thế nào. Tùy điều kiện kinh tế - chính trị của đất nước với đối tượng tác chiến mới đề ra các chính sách và đường lối quân sự cụ thể để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến lược quân sự mang tính ổn định trên cơ sở phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, trình độ sản xuất của đất nước mà trước hết là trình độ khoa học công nghệ của đất nước trực tiếp sản xuất ra vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang bị cho cá nhân và tập thể người lính. Điều kiện kinh tế còn tạo ra cơ sở hạ tầng: đường giao thông, phương tiện cơ động chuyển quân tập trung lực lượng, tập trung vật chất để tác chiến. Chiến lược quân sự còn phụ thuộc vào đường lối chính trị, đường lối quân sự và phục vụ cho các đường lối đó. Cần phân biệt rõ Chiến lược quốc phòng và Chiến lược quân sự để trong quá trình nghiên cứu tránh sự đồng nhất hai khái niệm và có sự nhầm lẫn. Chiến lược quốc phòng là chiến lược phòng thủ quốc gia, bằng sức mạnh tổng hợp cả kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng – an ninh. Quốc phòng là công cụ giữ nước bằng sức mạnh của toàn dân tộc trong đó với sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, thực hành đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực với 2 lực lượng: Lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang. Còn quân sự là một bộ phận cấu thành của nền Quốc phòng, là một công cụ, một dạng đặc trưng của ứng xử mang tính lịch sử - xã hội khi có chiến tranh. Nghệ thuật Chiến dịch là lý luận và thực tiễn trong chuẩn bị và thực hành các loại hình chiến dịch cũng như các hoạt động tác chiến tương đương. Là bộ phận của Nghệ thuật quân sự trong tạo thế và sử dụng thế và lực trong chiến dịch; là nghệ thuật trong sử dụng lực lượng hình thành các trận đánh lớn mang tính then chốt theo mục tiêu của Chiến lược quân sự đề ra; đó là sự phối hợp, phối thuộc giữa bộ đội chủ lực, địa phương và lực lượng chính trị quần chúng…trên nền tảng thế trận chiến tranh nhân dân trong tận dụng thời cơ có lợi để thực hành chiến tranh. Trong hai cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, quân và dân ta đã tiến hành rất nhiều chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp; từ chiến dịch có quy mô nhỏ đến chiến dịch có quy mô lớn, tác chiến hợp đồng quân binh chủng. Chiến dịch diễn ra cả ở rừng núi, trung du, đồng bằng ven biển, thành phố…Không gian chiến dịch rộng, thời gian chiến dịch rút ngắn, cách đánh chiến dịch phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện sự sáng tạo, đã từng bước trực tiếp đánh các chiến lược của địch. Chiến thuật quân sự là lý luận và thực tiễn, chuẩn bị và thực hành chiến đấu, nghệ thuật về phương pháp chiến đấu của các cá nhân, tổ nhóm, phân đội, binh đoàn, quân binh chủng, bộ đội chuyên môn và lực lượng vũ trang khác. Trên phương diện lý luận, chiến thuật quân sự là nghiên cứu tính chất, quy luật, nội dung, phương pháp chiến đấu; phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu; cách thức sử dụng lực lượng trong chiến đấu. Trong thực tế, Chiến thuật thể hiện ở việc hoạt động của cá nhân, các lực lượng lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hành chiến đấu. Nhiệm vụ của chiến thuật quân sự là nghiên cứu bản chất, quy luật của trận chiến đấu; đề ra nguyên tắc, hình thức, biện pháp tác chiến; tổng kết cái cũ, dự báo phát triển cái mới; hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động chiến đấu cụ thể ở từng trận đánh. Trong chỉ đạo điều hành, thực hành tác chiến trên chiến trường lĩnh vực thường xuyên biến động, chiến thuật là khâu kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối chiến lược. Trong thực tiễn chiến thuật phụ thuộc vào chiến lược quân sự. Cùng với Nghệ thuật quân sự thì vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang bị cho quốc phòng - quân sự là yếu tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự. Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, các phương tiện, vũ khí chiến tranh ngày càng hiện đại và có sức hủy diệt công phá vô cùng lớn, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng đầu tư trang bị vũ khí và phát triển kỹ thuật để đảm bảo công cuộc bảo vệ đất nước. Đồng thời đòi hỏi Nghệ thuật quân sự cũng phải thay đổi để phù hợp với phương pháp đánh, tạo dựng thế trận nhằm phát huy hết các tính năng của các loại trang thiết bị đó. Nghệ thuật quân sự luôn phát triển song hành với sự hiện đại của vũ khí trang bị, chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực và các yếu tố khác có trình độ càng cao thì nghệ thuật quân sự càng phát triển và ngược lại. Các yếu tố hình thành thế bố trí, nguồn nhân lực, trang bị kỹ thuật, tổ chức kỷ luật, tinh thần… không thể thiếu trong một trận đánh, điều đó quyết định kết quả của một trận chiến đấu… 2- SƠ LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM - Nhìn lại chiều dài lịch sử dân tộc, ngay từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên người Việt đã biết vận dụng phương thức tác chiến du kích để tiêu hao, làm suy yếu địch, nắm thời cơ tiến hành phản công, tiến công lớn tiêu diệt địch, trong đó hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu được vận dụng nhiều đó là tập kích, phục kích với quy mô nhỏ, phát huy thế mạnh của yếu tố địa lý…Thời kỳ nhà nước Âu Lạc đã vận dụng phòng ngự tích cực, dùng quân thành Cổ Loa là chỗ dựa, tổ chức chặn địch từ xa, nhiều lần đánh tan lực lượng của đối phương. Những cuộc chiến tranh giữ nước trước Công nguyên dưới thời nhà nước Văn Lang, Âu lạc nền nghệ thuật quân sự đã hình thành và bước đầu phát triển hai bộ phận chủ yếu là chiến lược quân sự và chiến thuật; trong đó nổi bật nhất đó là sự tham gia đánh giặc một cách rộng rãi của lực lượng quần chúng. Về chiến lược quân sự, đã quan tâm tổ chức nắm địch, chuẩn bị lực lượng và chuẩn bị đất nước cho chiến tranh, vận dụng các loại hình tác chiến, phương thức tác chiến. Về chiến thuật, có tiến công trong thành trại, đánh vận động, phòng ngự, hiệp đồng giữa thủy binh với bộ binh và sử dụng chiến thuật đánh du kích…Đến đầu thế kỷ X, dân tộc Việt Nam bị đô hộ, ở nhiều vùng miền của đất nước các nhân sỹ yêu nước đã tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, tiến hành chiến tranh giải phóng, nền nghệ thuật quân sự Việt Nam tiếp tục phát triển đa dạng phong phú, mặc dù còn ở trình độ thấp, nhưng đã khẳng định được những giá trị ban đầu, đặt nền móng cho sự phát triển rực rỡ ở các giai đoạn sau này. - Năm 938, dân tộc Việt Nam giành được độc lập và bước vào kỷ nguyên xây dựng, bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập. Từ năm 938 đến thế kỷ XIX với sự ra đời, tồn tại và phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam như: Ngô: 938-965; Đinh: 965-779; Tiền Lê: 980-1009; các Triều lý: 1010-1225; Hồ 1400- 1407; Trần: 1226-1399; Lê: 1428-1572; Tây Sơn: 1788- 1801; Nguyễn: 1802-1884. Đây là giai đoạn phải tổ chức nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược, do vậy nghệ thuật quân sự Việt Nam đã có những bước tiến dài phát triển rực rỡ cả về lý luận và thực tiễn, bao gồm cả về chỉ đạo chiến lược, vận dụng các loại hình tác chiến chiến lược, tổ chức các trận đánh quyết chiến chiến lược và chiến thuật. Thời điểm này các Nhà nước đã kết hợp cả tiến công quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận, ngoại giao để nhanh chóng giành thắng lợi, vừa khôi phục hòa hiếu lâu dài giữa hai nước, ngăn ngừa chiến tranh tiếp diễn. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, tùy tình hình và điều kiện các triều đại phong kiến Việt Nam đã quan tâm tiến hành tác chiến chiến lược, tạo thế và lực, tạo thời cơ bằng cách tổ chức sử dụng các lực lượng du quân, phong quân, dân binh một cách hợp lý tạo ra sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân, kết hợp chặt chẽ tác chiến du kích với tác chiến tập trung để tạo ra sức mạnh ưu thế hơn đối phương ở các trận quyết chiến chiến lược trong điều kiện “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Tư tưởng quân sự nổi bật ở giai đoạn này là: Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, mưu trí, sáng tạo những cách đánh độc đáo; đường lối chiến lược chung là đánh lâu dài, vừa đánh vừa đàm. Hình thái chiến thuật đan xen, đa dạng và phong phú: tập kích, phục kích, thủy chiến công thành, tiến công, phòng ngự…đánh địch bằng mọi vũ khí, bằng mọi lực lượng và bằng tinh thần thượng võ của người Việt. - Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công và suốt 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975) giành thắng lợi vẻ vang. Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong giai đoạn này đã vận dụng những truyền thống đánh giặc của dân tộc và phát triển toàn diện về các mặt: đánh giá đúng đối tượng tác chiến, phương thức tác chiến chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và về nghệ thuật chiến đấu. Sau Cách mạng tháng Tám chúng ta đã sớm tổ chức phát triển đất nước, củng cố chính quyền non trẻ trên cơ sở huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với quan điểm lấy dân làm gốc; kết thúc chiến tranh chống Pháp, ta đã khẩn trương ổn định, củng cố miền Bắc để làm căn cứ địa vững chắc, làm trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng cả nước. Đó là nhân tố vô cùng quan trọng trước khi cả nước ta bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trường kỳ. Mặt khác, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn phân tích đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu của từng kẻ thù trong từng giai đoạn để có những quyết sách và có những giải pháp, chiến lược phù hợp. Trong chỉ đạo chiến lược, chúng ta tiến hành đánh lâu dài vì đất nước của chúng ta luôn phải chống chọi với những kẻ thù lớn mạnh, nhưng đồng thời luôn quan tâm lựa chọn quyết định thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh càng sớm càng tốt. Từ đánh giá tình hình sát đúng, có quan điểm chủ trương và biện pháp phù hợp, vận dụng sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng với phương thức sáng tạo, vận dụng đồng bộ các biện pháp đấu tranh, từng bước tạo thế tạo lực, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ tiến lên giành thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc rộng khắp với tinh thần quyết chiến quyết thắng, đấu tranh sáng tạo và độc đáo, với ý chí kiên cường bất khuất, quyết tâm trụ bám thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc, “Đảng bám dân, dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch”… làm cho thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững chắc, địch không thể phá nổi. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã có hơn 50 chiến dịch được thực hiện; trên cơ sở chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam luôn phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; chúng ta đã tổ chức và thực hiện nhiều loại hình chiến dịch như: Chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công (chiến dịch phản công đường số 9-Nam Lào năm 1971), chiến dịch phòng ngự (chiến dịch cách đồng Chum), chiến dịch tiến công tổng hợp. Về cách đánh, chiến dịch của ta là chiến dịch chiến tranh nhân dân phát triển cao, là vận dụng cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương thức, quy mô tác chiến, trong đó tác chiến hiệp đồng ngày càng giữ vai trò chủ yếu…Nét đặc sắc về nghệ thuật chiến dịch của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là các cuộc tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực ở bất cứ hướng nào, trong chiến dịch nào cũng luôn gắn liền với nổi dậy của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị trên địa bàn chiến dịch, thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển, kết hợp hai hình thức đấu tranh: Đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, hai phương thức tiến hành chiến tranh: chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích, kết hợp tiến công với nổi dậy tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ trong phạm vi chiến dịch tạo sức mạnh phi thường trong các chiến dịch tiến công mùa xuân 1975… Có thể thấy, nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Để làm được điều đó phải có sự nhất quán về mục đích chính trị, có tinh thần cảnh giác trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, đánh giá đúng kẻ thù, có quyết sách linh hoạt và chủ động, vận dụng linh hoạt về sách lược để đạt mục đích chính trị của chiến tranh; đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh; có nghệ thuật khởi đầu và kết thúc chiến tranh gắn bó rất chặt chẽ với truyền thống thượng võ của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử chống chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Những nội dung về nghệ thuật đánh giặc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho kho tàng quân sự Việt Nam. II- CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM 1- Điều kiện kinh tế và nhân lực của đất nước Vũ khí quân sự, kỹ thuật quân sự và phương tiện trang bị cho quốc phòng, quân sự là yếu tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự. Những điều kiện kinh tế mà trước hết là trình độ khoa học công nghệ của đất nước trực tiếp sản xuất ra vũ khí, kỹ thuật quân sự, phương tiện trang bị cho cá nhân và tập thể người lính. Điều kiện kinh tế còn tạo ra cơ sở hạ tầng như đường giao thông, phương tiện cơ động chuyển quân tập trung lực lượng, vật chất tác chiến hợp đồng quy mô lớn. Nền kinh tế nước ta trước đây chủ yếu lấy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp là chính theo mô hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy mô nhỏ, có tính chất phân tán. Trình độ phát triển kinh tế thấp ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật đánh giặc của dân tộc. Vì vậy ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đất nước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước theo tinh thần tự lực tự cường, quán triệt tư tưởng “Quốc phú binh cường”. Trong xây dựng đất nước tổ tiên ta đã đề ra những chính sách nhằm phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng như “ngụ binh ư nông” của nhà Lý, “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “Ra sức làm đường, đắp đê, đào kênh rạch cải tạo đồng ruộng, đẩy mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại công cụ lao động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội”. Trong đánh giặc nhân dân ta đã biết cất giấu lương thực để ổn định đời sống, nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động sản xuất, tạo ra các loại vũ khí trang bị như mũi tên đồng, cung nỏ, vót chông...để đá
Luận văn liên quan