Từ năm 1996, Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu về phát triển năng lượng bền
vững, bao gồm cả việc xem xét vai trò của điện hạt nhân (ĐHN) trong hệ thống năng lượng
quốc gia. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nhiều Bộ, ngành, viện nghiên cứu. trường đại học
và các tổ chức liên quan đã tham gia vào các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu. Trong
giai đoạn 1996-2011, Chính phủ đã phê chuẩn và đầu tư kinh phí cho các chương trình và đề
tài, dự án sau:
- Chương trình quốc gia về phát triển năng lượng bền vững (tiến hành trong giai
đoạn 1996-2000). Chương trình này gồm 9 đề tài nghiên cứu, trong đó có Đề tài
Nghiên cứu cơ sở kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ cho việc phát triển ĐHN
ở Việt Nam do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam chủ trì;
19 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Công tác chuẩn bị cho phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
CHO PHÁT TRIỂN ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
Lê Doãn Phác
Phó Cục trưởng, Cục NLNT, Bộ KH&CN
1
M C L CỤ Ụ
I. M Đ UỞ Ầ ..............................................................................................................................................3
II. CH TR NG PHÁT TRI N ĐHNỦ ƯƠ Ể .......................................................................................................4
VI. H P TÁC QU C TỢ Ố Ế.........................................................................................................................10
Công c nh n m nh t i y u t đ m b o an ninh, ch ng kh ng b , đ t nh p, l y c p t i c s h tướ ấ ạ ớ ế ố ả ả ố ủ ố ộ ậ ấ ắ ạ ơ ở ạ
nhân cũng nh trong quá trình v n chuy n. ư ậ ể .......................................................................................16
Công c này đ c m ký năm 1980 và có hi u l c năm 1987. Tính đ n tháng 9/2009, đã có 142ướ ượ ở ệ ự ế
thành viên tham gia. ...........................................................................................................................16
Tháng 7/2005, Công c đ c s a đ i, b sung các quy đ nh v b o v các c s h t nhân và v tướ ượ ử ổ ổ ị ề ả ệ ơ ở ạ ậ
li u h t nhân trong các ho t đ ng vì m c đích hòa bình, k c khi l u gi và v n chuy n. B n s aệ ạ ạ ộ ụ ể ả ư ữ ậ ể ả ử
đ i s có hi u l c khi đ c 2/3 qu c gia thành viên đã tham gia Công c B o v th c th năm 1980ổ ẽ ệ ự ượ ố ướ ả ệ ự ể
phê chu n.ẩ ...........................................................................................................................................16
Công c này chi ti t hóa các hành vi vi ph m liên quan đ n vi c s h u và s d ng b t h p phápướ ế ạ ế ệ ở ữ ử ụ ấ ợ
v t li u phóng x hay các thi t b phóng x , và vi c s d ng hay phá ho i các c s h t nhân. Cácậ ệ ạ ế ị ạ ệ ử ụ ạ ơ ở ạ
qu c gia thành viên c a Công c s ph i phê chu n các bi n pháp c n thi t đ hình s hóa cácố ủ ướ ẽ ả ẩ ệ ầ ế ể ự
hành vi vi ph m này. Công c cũng yêu c u "các qu c gia thành viên ph i h t s c n l c đ đ a raạ ướ ầ ố ả ế ứ ỗ ự ể ư
các bi n pháp nh m đ m b o vi c b o v v t li u phóng x , có tính đ n các khuy n ngh c a IAEA”.ệ ằ ả ả ệ ả ệ ậ ệ ạ ế ế ị ủ
.............................................................................................................................................................16
Công c này đ c Đ i h i đ ng Liên h p qu c thông qua năm 2005 và có hi u l c t tháng 7/2007.ướ ượ ạ ộ ồ ợ ố ệ ự ừ
Tính đ n ngày 08/12/2009, đã có 115 qu c gia ký và 62 qu c gia phê chu n.ế ố ố ẩ ....................................16
VII. TÌNH HÌNH TH C HI N D ÁN ĐHN NINH THU NỰ Ệ Ự Ậ ........................................................................17
VII. Đ ÁN THÔNG TIN, TUYÊN TRUY N V PHÁT TRI N ĐI N H T NHÂN VI T NAM Đ N NĂMỀ Ề Ề Ể Ệ Ạ Ở Ệ Ế
2020......................................................................................................................................................18
2
I. MỞ ĐẦU
Từ năm 1996, Việt Nam đã tiến hành nhiều nghiên cứu về phát triển năng lượng bền
vững, bao gồm cả việc xem xét vai trò của điện hạt nhân (ĐHN) trong hệ thống năng lượng
quốc gia. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nhiều Bộ, ngành, viện nghiên cứu. trường đại học
và các tổ chức liên quan đã tham gia vào các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu. Trong
giai đoạn 1996-2011, Chính phủ đã phê chuẩn và đầu tư kinh phí cho các chương trình và đề
tài, dự án sau:
- Chương trình quốc gia về phát triển năng lượng bền vững (tiến hành trong giai
đoạn 1996-2000). Chương trình này gồm 9 đề tài nghiên cứu, trong đó có Đề tài
Nghiên cứu cơ sở kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ cho việc phát triển ĐHN
ở Việt Nam do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam chủ trì;
- Dự án Nghiên cứu tổng quan đưa ĐHN vào Việt Nam (tiến hành trong giai đoạn
1996-1999);
- Đề tài Nghiên cứu làm rõ các một số vấn đề liên quan đến phát triển ĐHN ở Việt
Nam (tiến hành trong giai đoạn 2002-2004);
- Đề án Xây dựng Chiến lược sử dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) vì mục đích
hòa bình ở Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính
phủ phê chuẩn ngày 03/01/2006;
- Dự án nghiên cứu Tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) đầu
tiên ở Việt Nam (tiến hành trong giai đoạn 2002-2004, và kéo dài đến năm 2009).
Kết quả của Dự án đã được Chính phủ trình Quốc hội và được Quốc hội thông qua
chủ trương đầu tư xây dựng NMĐHN Ninh Thuận, tháng 11/2009.
Chuyên đề này sẽ giới thiệu công tác chuẩn bị cho phát triển ĐHN hiện nay của Việt
Nam theo 6 nội dung sau:
1. Chủ trương phát triển ĐHN;
2. Từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý;
3. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, nghiên cứu & triển khai, hỗ trợ kỹ
thuật;
4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
5. Hợp tác quốc tế;
6. Tình hình thực hiện Dự án ĐHN Ninh Thuận.
3
II. CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐHN
Nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng NLNT phục vụ sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, Đảng và Chính phủ đã sớm quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực này. Nghị
quyết Trung ương lần 2 khoá VIII đã yêu cầu: "Chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng
năng lượng nguyên tử sau năm 2000". Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX đã đề ra nhiệm vụ:
"Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử". Để cụ thể hoá chủ trương này, trong
nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược,
quy hoạch liên quan đến phát triển ĐHN.
1. Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt "Chiến lược Ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến
năm 2020"
Trong đó xác định mục tiêu: Xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận
hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc cho chương
trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân, từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân đạt mức cân bằng
trong tổng sản lượng điện năng quốc gia.
2. Nghị quyết số 41/2009/NQ-QH12 ngày 25/11/2009 về chủ trương đầu tư Dự án
Điện hạt nhân Ninh Thuận
Quyết định chủ trương đầu tư Dự án ĐHN Ninh Thuận gồm 2 Dự án thành phần là Dự
án NMĐHN Ninh Thuận 1 và Dự án NMĐHN Ninh Thuận 2.
Quyết định số 3849/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch địa điểm
xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam,
tỉnh Ninh Thuận.
Quyết định số 3850/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch địa điểm
xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận.
3. Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích
hòa bình đến năm 2020"
Trong đó xác định mục tiêu: Tập trung xây dựng các tổ máy điện hạt nhân đầu tiên và
đưa vào vận hành an toàn vào năm 2020 và những năm tiếp theo; hình thành các tiền đề để
xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân; bảo đảm đủ nhiên liệu hạt nhân; định hướng sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên urani của đất nước; bảo đảm quản lý an toàn chất thải phóng xạ và
nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
4. Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 Phê duyệt định hướng quy hoạch
phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030
Quyết định nêu rõ:
- Quan điểm phát triển điện hạt nhân ở Việt nam là ứng dụng năng lượng nguyên tử
phục vụ mục đích hòa bình, sử dụng công nghệ hiện đại đã được kiểm chứng đảm bảo an toàn
cho con người và môi trường
- Mục tiêu phát triển điện hạt nhân là từng bước xây dựng và phát triển ngành công
nghiệp điện hạt nhân Việt Nam bảo đảm quản lý an toàn và khai thác hiệu quả các NMĐHN,
từng bước tăng dần tỷ lệ tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện
các dự án xây dựng NMĐHN, tiến đến tự chủ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, vận hành
và bảo dưỡng các NMĐHN.
4
- Định hướng phát triển ĐHN đến năm 2030: xây dựng 13 tổ máy với tổng công suất
từ 15.000 - 16.000 MW.
5. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 - 2030 có xét đến năm 2030 (gọi là
Quy hoạch điện VII)
Theo Quy hoạch này, phát triển các NMĐHN nhằm bảo đảm ổn định cung cấp điện
trong tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp trong nước bị cạn kiệt; đưa tổ máy điện hạt nhân
đầu tiên của Việt nam vào vận hành năm 2020; đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân có công
suất 10.700 MW, sản xuất khoảng 70,5 tỷ kWh (chiếm 10,1% sản lượng điện sản xuất)
NMĐHN Ninh Thuận 1 gồm 4 tổ máy x 1.000 MW; Tổ máy đầu tiên được dự kiến
khởi công xây dựng cuối năm 2014; Các tổ máy 1 và 2 được đưa vào vận hành trong gia đoạn
2020-2021; Các tổ máy 3 và 4 được đưa vào vận hành giai đoạn 2024-2025;
NMĐHN Ninh Thuận 2 gồm 4 tổ máy x 1.000 MW; Tổ máy đầu tiên được dự kiến
khởi công xây dựng cuối năm 2015; Các tổ máy 1 và 2 được đưa vào vận hành trong gia đoạn
2021-2022; Các tổ máy 3 và 4 được đưa vào vận hành giai đoạn 2026-2027;
Từ năm 2020 đến 2027, mỗi năm có khoảng 1,000 MW ĐHN được bổ sung vào hệ
thống điện lực quốc qia; 2 tổ máy x 1,350 MW sẽ được đưa vào trong giai đoạn 2028-2029.
Đến năm 2030, sẽ có 10 tổ máy với tổng công suất 10,700 MW.
Công suất ĐHN ở Việt Nam sẽ tăng từ 1,000 MW (1.5%) năm 2020 lên 6,000 MW
(6.2%) năm 2025 và 10,700 MW (7.8%) năm 2030.
III. TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ
1. Luật Năng lượng nguyên tử được Quốc hội Khóa XI thông qua tại Kỳ họp thứ
3, ngày 03/6/2008
Tại Chương V, Phần III dành cho NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN với các Điều từ
Điều 45 đến Điều 57 quy định chi tiết về:
- Yêu cầu đối với NMĐHN;
- Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng NMĐHN;
- Địa điểm xây dựng NMĐHN;
- Dự án đầu tư xây dựng NMĐHN;
- Thi công xây dựng NMĐHN;
- Vận hành NMĐHN;
- Kiểm tra an toàn đối với xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, lắp đặt,
vận hành thử, nghiệm thu an toàn lò phản ứng hạt nhân của NMĐHN;
- Bảo vệ, quan trắc phóng xạ môi trường đối với NMĐHN;
- Kiểm tra thường xuyên tình trạng an toàn, an ninh của NMĐHN;
- Báo cáo thực trạng an toàn NMĐHN;
- Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn NMĐHN;
- Trách nhiệm bảo đảm nguồn nhân lực của tổ chức có NMĐHN;
- Công tác thông tin đại chúng.
5
Sau khi Luật NLNT được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành
một số Nghị định, Thông tư.
2. Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực NLNT
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực NLNT.
Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực NLNT trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại Nghị định này.
3. Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật N LNT
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Điều 65, 80, 82, 90 của
Luật NLNT và hướng dẫn một số nội dung theo yêu cầu quản lý về phát triển, ứng dụng
NLNT và bảo đảm an toàn.
4. Nghị định số 70/2010/NĐ-CP ngày 22/06/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NLNT về NMĐHN
Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật NLNT về đầu tư, lựa chọn địa điểm,
thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, vận hành, chấm dứt hoạt động của NMĐHN và bảo đảm
an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây
dựng NMĐHN.
5. Quyết định số 45/2010/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 ban hành quy chế hoạt động
kiểm soát hạt nhân
Quyết định này ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát hạt nhân, trong đó quy định
việc kiểm soát sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân
nguồn; vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân tại Việt Nam. Trong đó có đề
cập đến NMĐHN.
6. Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến
năm 2020
7. Quyết định số 2376/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt định hướng quy hoạch địa điểm lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050
6. Thông tư 13/2009/TT-BKHCN ngày 20/5/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN trong giai đoạn
quyết định chủ trương đầu tư
7. Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN ngày 30/12/2010 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc
và cảnh báo phóng xạ môi trường
8. Thông tư số 02/2011/TT-BKHCN ngày 16/3/2011 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn thực hiện kiểm soát vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn.
9. Thông tư 28/2011/TT-BKHCN ngày 28/10/2011 của Bộ Khoa học và Công
nghệ quy định về yêu cầu an toàn hạt nhân đối với địa điểm NMĐHN
10. Thông tư số 38/2011/TT-BKHCN ngày 30/12/2011 của Bộ Khoa học và Công
6
nghệ quy định các yêu cầu về bảo đảm an ninh vật liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân
IV. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, NGHIÊN CỨU TRIỂN
KHAI, HỖ TRỢ KỸ THUẬT
1. Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia
Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia, là cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ
trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về bảo đảm an toàn hạt nhân.
Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm.
2. Quyết định 580/QĐ-TTg ngày 04/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án ĐHN Ninh Thuận (và Quyết định số 684/QĐ-
TTg ngày 07/6/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày
04/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước Dự án điện hạt
nhân Ninh Thuận)
3. Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 17/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện hạt nhân Ninh
Thuận (và Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa
đổi bổ sung một số điều Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện hạt nhân
Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 17/01/2011 của Thủ tướng
Chính phủ)
3. Quyết định 450/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử”
4. Quyết đinh 265/QĐ-TTg ngày 05/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu – triển khai và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ
phát triển ứng dụng NLNT và bảo đảm an toàn, an ninh”
Ngoài ra, hiện nay đang có một số đề án đang được triển nghiên cứu để trình Thủ
tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt
5. Đề án: Hoàn thiện và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về
phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn, an ninh
6. Đề án: Cơ chế chính sách thúc đẩy nghiên cứu phát triển, ứng dụng và bảo
đảm an toàn an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
7. Các văn bản về pháp quy an toàn
- Thông tư
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Hướng dẫn
Về mặt tổ chức, trong thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Cục
Năng lượng nguyên tử, đồng thời tập trung tăng cường năng lực cho Cục An toàn bức xạ và
hạt nhân. Bộ Công Thương đã thành lập Tổng cục Năng lượng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
đã thành lập Ban Quản lý dự án ĐHN Ninh Thuận.
V. ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Hiện nay nguồn nhân lực cho quản lý, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT nói
chung, ĐHN nói riêng, của Việt Nam rất thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng, trong
7
khi nhu cầu nhân lực rất cao và rất cấp bách trong khi đó số lượng cán bộ đáp ứng nhu cầu
tuyển dụng rất thấp.
Theo một ước tính gần đây, nhu cầu nhân lực riêng cho Bộ KH&CN và EVN như sau:
Năm 2011 2015 2020
Bộ KH&CN 550 860 1.090
EVN 90 250 2.400
* Ghi chú: - Bộ KH&CN (Cục ATBXHN, Cục NLNT, Viện NLNTVN): từ trình độ đại học trở lên
- EVN: trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông
Các trường đại học ở Việt Nam thiếu giáo viên và các điều kiện cần thiết phục vụ cho
việc giảng dạy, đồng thời gặp khó khăn trong việc tuyển chọn sinh viên (cả về số lượng và
chất lượng) theo học các chuyên ngành liên quan đến NLNT và ĐHN. Chính vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Chiến lược ứng dụng NLNT và
Chương trình phát triển ĐHN là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được ưu tiên hàng
đầu hiện nay.
1. Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT”
- Mục tiêu của Đề án
Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử bảo đảm về số lượng và
chất lượng, đáp ứng nhu cầu chương trình phát triển điện hạt nhân, yêu cầu phát triển, ứng
dụng an toàn, an ninh năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và tăng cường
tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 3.000 tỷ đồng (trong đó sử dụng từ ngân sách nhà
nước là 2.000 tỷ đồng).
2. Một số công tác đào tạo nhân lực đang được triển khai
a) Bộ Giáo dục đào tạo
* Trong nước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo xây dựng Cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ
cho người được cử đi dào tạo, làm việc trong lĩnh vực NLNT, bao gồm cả chính sách thu hút
chuyên gia có trình độ cao.
Ban Điều hành Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT” đã
ký với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) văn bản thỏa thuận về việc hỗ trợ học bổng cho
các sinh viên học các chuyên ngành trong lĩnh vực NLNT. EVN đã cấp học bổng thêm cho
sinh viên học ở Nga mỗi tháng 200 USD (với điều kiện sinh viên câm kết sau khi tốt nghiệp
về làm việc cho EVN).
Ban Điều hành Đề án đã giao cho 5 trường đại học, mỗi trường kết hợp đào tạo
chuyên ngành:
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) đào tạo chuyên ngành Vật lý
hạt nhân và năm cuối đào tạo chuyên sâu về Ứng dụng bức xạ hạt nhân;
- Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP. HCM) đào tạo chuyên ngành Vật lý
hạt nhân và năm cuối đào tạo chuyên sâu về Quản lý chất thải phóng xạ;
8
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hạt nhân và năm
cuối đào tạo chuyên sâu về Công nghệ lò phản ứng hạt nhân;
- Trường Đại học Điện lực đào tạo chuyên ngành ĐHN và năm cuối đào tạo chuyên
sâu về Điều khiển và Tự động hóa NMĐHN;
- Trường Đại học Đà Lạt đào tạo chuyên ngành Vật lý hạt nhân và Kỹ thuật hạt nhân.
Số sinh viên hiện đang theo học các ngành này là 85.
Ngoài nước
Tháng 3/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký với Tập đoàn NLNT quốc gia LB. Nga
(ROSATOM) Bản Ghi nhớ về kế hoạch đạo tạo chuyên ngành trong lĩnh vực NLNT;
ROSATOM giúp thành lập Trung tâm Thông tin về NLNT đặt tại Trường ĐHBK Hà
Nội. Trung tâm đã khai trương tháng 4/2012;
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ký một số thảo thuận hợp tác với một số trường đại
học của Nga và Hung-ga-ry
Trong 2 năm 2010 và 2011, Bộ Giáo đục và Đào tạo đã cử 99 sinh viên sang học ở
Nga theo các chuyên ngành liên quan đến NLNT; Năm 2012 sẽ cử thêm 70 sinh viên sang
Nga.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ
* Đào tạo trong nước
Các đơn vị trực thuộc Bộ (bao gồm Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục Năng lượng
nguyên tử, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã phối hợp với IAEA, và các đối tác Mỹ,
Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Nga, Úc, tổ chức nhiều khóa học liên quan đến phân tích an toàn
hạt nhân, sử dụng các chương trình tính toán, các kiến thức cơ bản về an toàn hạt nhân, ứng
phó sự cố hạt nhân, thẩm định an toàn đối với địa điểm NMĐHN, thẩm định Báo cáo an toàn
NMĐHN, thiết kế lò phản ứng, công nghệ và an toàn hạt nhân, nhiên liệu và quản lý chất thải
hạt nhân...
* Đào tạo ngoài nước
Trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế IAEA, RCA, FNCA