Chuyên đề Công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng VINACONEX I

1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định. Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân các doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức về chuyên nghành đầu tư được tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cùng thời gian thực tập thiết thực tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, tôi đã chọn vấn đề : “Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xem xét, đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án của đầu tư xây dựng công trình Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 trên cơ sở vận dụng những lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư, để đề ra các giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý dự án tại Công ty, đồng thời kiến nghị với Nhà nước biện pháp nhằm mở rộng, phát triển hoạt động quản lý dự án cho Công ty nói riêng và các công ty xây dựng vừa và nhỏ nói chung trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay. Để thực hiện mục đích trên, chuyên đề có nhiệm vụ : - Luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng hệ thống quy trình, nội dung đánh giá hiệu quả đầu tư trong công tác quản lý xây dựng công trình - Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng dân dụng của Công ty hiện nay, nêu ra những vấn đề bất cập cần giải quyết trong tổ chức, thực hiện quản lý dự án, từ đó đề ra nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, mang lại thành công cao cho công trình. - Đề xuất các quan điểm định hướng, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm giúp cho cơ quan hoạch định, quản lý của Nhà nước đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án của Công ty cũng như các doanh nghiệp xây dựng. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng đề tài tập trung nghiên cứu là các hoạt động quản lý dự án mà Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 đang triển khai và tổ chức thực hiện - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dụng trong quản lý dự án đầu tư phát triển, trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung quản lý các công trình xây dựng dân dụng do Công ty làm chủ chủ đầu tư trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây : - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; các phương pháp nghiên cứu chung như phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh; các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. - Các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của lĩnh vực đầu tư dự án như phân tích theo chu kỳ dự án, phân tích các bên có liên quan, các phương pháp đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư, các phương pháp phân tích đánh giá đầu tư khác như phân tích lưu đồ, phân tích SWOT. - Vận dụng các chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về quản lý đầu tư xây dựng công trình vào thực tiễn nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề được kết cấu thành 2 chương : Chương 1 : Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 Chương 2 : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1

doc143 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng VINACONEX I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên, việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định. Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở nước ta trong thời gian tới. Điều này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào sự phấn đấu, không ngừng nâng cao chất lượng, chuyên môn của bản thân các doanh nghiệp xây dựng, nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất cho các dự án xây dựng công trình, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức về chuyên nghành đầu tư được tích lũy trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cùng thời gian thực tập thiết thực tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1, tôi đã chọn vấn đề : “Công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu             Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc xem xét, đánh giá thực trạng công tác quản lý các dự án của đầu tư xây dựng công trình Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 trên cơ sở vận dụng những lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư, để đề ra các giải pháp giúp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý dự án tại Công ty, đồng thời kiến nghị với Nhà nước biện pháp nhằm mở rộng, phát triển hoạt động quản lý dự án cho Công ty nói riêng và các công ty xây dựng vừa và nhỏ nói chung trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay.             Để thực hiện mục đích trên, chuyên đề có nhiệm vụ : - Luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn về đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, xây dựng hệ thống quy trình, nội dung đánh giá hiệu quả đầu tư trong công tác quản lý xây dựng công trình - Đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng dân dụng của Công ty hiện nay, nêu ra những vấn đề bất cập cần giải quyết trong tổ chức, thực hiện quản lý dự án, từ đó đề ra nhóm giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, mang lại thành công cao cho công trình. - Đề xuất các quan điểm định hướng, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm giúp cho cơ quan hoạch định, quản lý của Nhà nước đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án của Công ty cũng như các doanh nghiệp xây dựng.  3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng đề tài tập trung nghiên cứu là các hoạt động quản lý dự án mà Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 đang triển khai và tổ chức thực hiện - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dụng trong quản lý dự án đầu tư phát triển, trong đó tập trung chủ yếu vào nội dung quản lý các công trình xây dựng dân dụng do Công ty làm chủ chủ đầu tư trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu             Để triển khai đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây : - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; các phương pháp nghiên cứu chung như phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh; các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. - Các phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của lĩnh vực đầu tư dự án như phân tích theo chu kỳ dự án, phân tích các bên có liên quan, các phương pháp đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư, các phương pháp phân tích đánh giá đầu tư khác như phân tích lưu đồ, phân tích SWOT... - Vận dụng các chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về quản lý đầu tư xây dựng công trình vào thực tiễn nghiên cứu đề tài. 5. Kết cấu của chuyên đề             Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề được kết cấu thành 2 chương :                  Chương 1 : Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1                  Chương 2 : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 Chuyên đề này có nội dung nghiên cứu khá rộng, liên quan đến nhiều mặt nội dung và nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo TS.Nguyễn Hồng Minh nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, Tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của cán bộ phòng Đầu tư Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex-1 cùng các thầy cô Bộ môn để đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn nữa. CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VINACONEX-1 1.1  Khái quát chung về Công ty cổ phần Xây dựng VINACONEX-1 Công ty cổ phần Xây dựng Số 1 (VINACONEX 1 - JSC) là doanh nghiệp hạng 1 - Thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam (VINACONEX JSC), có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước. Hiện nay, Công ty có trụ sở tại D9, phường Thanh Xuân bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Trong quá trình phát triền của mình, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã thực hiện xây dựng các công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và ở mọi quy mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và được tặng thưởng nhiều huy chương vàng chất lượng. Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Xây dựng. Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình, được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Hiện nay, Công ty có đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, lành nghề, giàu kinh nghiệm, luôn được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật các kiến thức mới nhất về quản lý kỹ thuật, công nghệ cùng các trang thiết bị hiện đại. 1.1.1  Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty Ngày 16 tháng 11 năm 1973 Công ty xây dựng Mộc Châu, tiền thân của Công ty cổ phần Xây dựng số 1 - Vinaconex 1 hiện nay được Bộ Xây dựng dựng ra quyết định thành lập số 1969-BXD tại mảnh đất cao nguyên Mộc Châu tỉnh Sơn La. Từ năm 1973 đến năm 1977, Công ty làm nhiệm vụ xây dựng Nông trường Mộc Châu – Một cơ sở kinh tế của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân vùng Tây Bắc của tổ quốc trong thời kỳ đất nước đang trong tình trạng chiến tranh. Từ năm 1977 đến năm 1981, Công ty chuyển về Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây trước đây, nay thuộc thành phố Hà Nội và đổi tên thành Công ty Xây dựng số 11 – Bộ Xây dựng để xây dựng Nhà máy Bê tông Xuân Mai - Nhà máy Đúc cấu kiện bê tông lớn nhất Đông Nam Á tại thời điểm đó, trong giai đoạn này Công ty cũng đã tham gia thi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình - Một công trình trọng điểm quốc gia. Cuối năm 1981 Công ty được Bộ Xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội và được Nhà nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân - Hà Nội. Năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân Thủ đô. Ngày 3 tháng 7 năm 1985 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 196-HĐBT thành lập Liên hiệp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 trên cơ sở Công ty Xây dựng số 11 – Bộ Xây dựng. Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1995 Liên hiệp Xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 đã xây dựng hơn 600 ngàn m2 nhà ở theo phương pháp lắp ghép tấm lớn tại khu nhà ở Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam và các khu nhà ở Nghĩa Đô, Giáp Nhị… góp phần rất quan trọng vào chương trình quốc gia, giải quyết nhà ở cho nhân dân thủ đô Hà Nội tại thời kỳ đó. Trong thời kỳ này, Công ty cũng đã bắt đầu thi công xây dựng một số công trình lớn bằng nguồn vốn nước ngoài như khách sạn Quốc tế 254D Thụy Khuê, Nhà máy Coca-cola Ngọc Hồi và đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm, một đội ngũ công nhân lành nghề, xây dựng và tạo lập được cơ sở vật chất ban đầu để tồn tại và phát triển. Năm 1993 Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 được Bộ xây dựng cho phép đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngày 15/4/1995 Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex JSC và từ đó mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1 - Vinaconco - 1. Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1173/QĐ - BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước : Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty CPXNK xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần và mang tên mới là: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (VINACONEX-1) VIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY N01 Công ty cổ phần xây dựng số 1 (VINACONEX-1) là công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước chi phối (51%); do đó Tổng công ty VINACONEX làm đại diện, Công ty cổ phần xây dựng số 1 là thành viên Tổng công ty (VINACONEX JSC). Từ đó đến nay, Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, năng lực Công ty được nâng cao mọi mặt từ năng lực quản lý của cán bộ, năng lực thiết bị trong thi công xây lắp và đã mở rộng thêm các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo hướng đa doanh, đa dạng hóa sản phẩm. Với năng lực được nâng cao, Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình lớn, công trình trọng điểm quốc gia và nhiều công trình bằng nguồn vốn nước ngoài, thể hiện đẳng cấp cao và khẳng định là doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu trong thị trường xây dựng hiện nay. Địa bàn hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1 đã trải rộng khắp cả nước, từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai đến Thành phố Hồ Chính Minh, tỉnh Bạc Liêu, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay Công ty đang đồng loạt thi công hơn 40 công trình, trong đó có nhiều công trình đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài và nhiều công trình trọng điểm. Như vậy, trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, trải qua nhiều địa bàn đóng quân và hoạt động với việc thi công nhiều những công trình lớn, điều kiện thi công khó khăn, phức tạp, đòi hỏi tiến độ nhanh, và tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm, tên tuổi Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1 qua các thời kỳ đã gắn liền với các địa danh nổi tiếng như: Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, khu vực Xuân Mai, huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Tên tuổi Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 cũng đã gắn liền với các công trình lớn như khu nhà lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân, Nhà máy Coca-cola, Tràng Tiền Plaza thành phố Hà Nội, Nhà ở cao cấp 34 tầng tại Trung Hòa - Nhân Chính, khách sạn Sài Gòn - Hạ Long… Qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm. Một số cán bộ do sự điều động của công tác cán bộ và những lý do khác nhau đã đi công tác ở các doanh nghiệp và các đơn vị khác mang theo năng lực, phẩm chất và truyền thống người Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex-1. 1.1.2    Mục tiêu phát triển và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 1.1.2.1                         Mục tiêu phát triển Là một doanh nghiệp có trên 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã đóng góp tích cực và để lại dấu ấn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những năm gần đây sản xuất kinh doanh của Công ty luôn phát triển bền vững với nhịp độ cao. Giá trị sản xuất kinh doanh tăng bình quân 25%/năm. Đời sống của người lao động trong Công ty được nâng cao rõ rệt. Hàng nghìn công trình và hạng mục công trình trên khắp mọi miền đất nước được tập thể người lao động của Công ty bằng bàn tay và khối óc của mình thực hiện với chất lượng cao nhất, đáp ứng tiến độ thi công, đã và đang mạng lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Trong số đó có các công trình tiêu biểu trong thời gian gần đây như : Trung tâm thương mại Tràng tiền Plaza Hà nội; Khách sạn Sài gòn Hạ long Thành phố Hạ long, Tỉnh Quảng ninh; Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà nội; Cao ốc 25 tầng Thành phố Hải Dương; Nhà 34 tầng khu Đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính Hà nội… Hiện nay thế mạnh của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là công trình cao tầng bởi vì Công ty đang sở hữu một số lượng lớn xe máy thiết bị phục vụ thi công như : Xe máy vận tải, san nền, máy khoan cọc nhồi, trạm trộn cung cấp bê tông thương phẩm, cần trục tháp, thang tải và hệ thống giàn giáo cốp pha, sàn công tác định hình. Vì vậy, Công ty có đủ năng lực phục vụ thi công hàng chục công trình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và ở mọi quy mô, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.             Sau 34 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Xây dựng. Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình, được các đối tác đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng sản phẩm. Cùng với trang thiết bị thi công hiện đại và đồng bộ là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, phấn đấu trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Mục tiêu cao nhất của Công ty hiện nay là làm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn xác định con người là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Vì thế luôn có những chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, kỹ sư; xây dựng lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm số một, là cơ hội để phát triển Công ty cả về chất và lượng, tạo điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Công ty đã, đang và sẽ triển khai các dự án phát triển đô thị tại Quận Cầu Giấy, Hà nội; D9A Thanh Xuân Bắc, Hà Nội; Dự án Khu đô thị Lê Trọng Tấn (Hà Đông); Dự án Hà Khánh (Hạ Long, Quảng Ninh); Dự án Vĩnh Điềm Trung (Nha Trang, Khánh Hòa) và một số dự án khác… Về đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất, Công ty sẽ tập trung hướng vào đầu tư thiết bị, phương tiện sản xuất công nghệ mới, hiện đại và đồng bộ, tạo điều kiện để Công ty phát triển trở thành một nhà thầu xây dựng dân dụng và công nghiệp có trình độ công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó Công ty sẽ đổi mới sắp xếp cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, áp dụng triệt để và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Đồng thời tiếp tục xây dựng, kiện toàn tổ chức Công ty hướng tới hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Về nguồn vốn, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện đa sở hữu nguồn vốn, năng động và linh hoạt trong hoạt động tài chính để thu hút thêm nguồn vốn từ các cổ đông của Công ty, từ các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước cùng với các nguồn vốn hợp pháp khác. Đồng thời sử dụng có hiệu quả vốn của Công ty vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cao.             Với định hướng trên, Công ty đã đề ra chính sách chất lượng của mình để luôn đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình hoạt động và phát triển.Cụ thể là : -  Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. -  Không ngừng nâng cao năng lực quản lý và điều hành sản xuất, điều chỉnh kịp thời cơ chế quản lý để phù hợp với lực lượng sản xuất phát triển. -  Thường xuyên tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên -  Khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác quản lý chất lượng. Phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. -  Làm tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường. -  Giá cả hợp lý và hoàn thành đúng tiến độ cam kết. 1.1.2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty bao gồm : - Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp - Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường - Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện - Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản - Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng - Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án - Kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành - Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng - Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất, đối với công trình xây dụng dân dụng, công nghiệp - Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt - Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp - Thi công xây dựng, cầu đường - Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu tư - Dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê - Sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí - Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá - Phá dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp - Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha - Kinh doanh tài chính 1.1.3    Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm:  - Đại hội đồng cổ đông -  Hội đồng quản trị - Giám đốc điều hành - Ban kiểm soát.             Quyền và nhiệm vụ của từng thành phần đều được quy định rõ trong “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty CP Xây dựng số 1” được thông qua theo Nghị quyết hợp lệ của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 (tổ chức chính thức vào ngày 25/4/2008).             Như vậy, sự phân cấp quản lý trong Công ty khá đầy đủ và rõ ràng : - Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Các vấn đề liên quan đến định hướng phát triển, quyết định đầu tư, quyết định tổ chức đều phải thông qua Đại hội đồng cổ đông. Việc bầu, miễm nhiệm hay bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát sẽ do Đại hội đông cổ đông thực hiện. - Hội đồng quản trị với vai trò là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, sẽ tổ chức giám sát, chỉ đạo Giám đốc và các thành viên quản lý quan trọng khác trong việc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. - Giám đốc dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị sẽ trực tiếp điều hành kế toán trưởng, các Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và các phòng ban trực thuộc, các chi nhánh, tổ đội xây dựng công trình. - Ban kiểm soát sẽ thực hiện vai trò giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó Giám đốc trong quá trình quản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Với cách phân cấp quản lý này, công tác quản lý dự án của Công ty sẽ được tiến hành thuận lợi hơn, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận, tuân thủ theo đúng các thủ tục, quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty đề ra, mang lại hiệu quả quản lý và đầu tư cao cho hoạt động của Công ty. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Luận văn liên quan