Chuyên đề Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525

1. Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí bỏ ra và thu về. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có biện pháp quản lý nguyên vật liệu một cách hợp lý. Phải tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan đến khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công trình. Phải tổ chức tốt công tác quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, phải kiểm tra giám sát việc chấp hành các khâu dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong xây dựng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động lớn và sử dụng nó một cách hợp lý. Việc quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng và đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm chống những thất thoát của đơn vị. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 525, cũng đứng trước một vấn đề bức xúc là làm sao để quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả nhất và làm sao để chi phí nguyên vật liệu thấp nhất. Vì chi phí nguyên vật liệu ở Công ty chiếm khoảng 70% đến 85% giá trị xây dựng đồng thời là bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất. Vấn đề khó khăn nhất ở đây là phải theo sát những biến động về nguyên vật liệu để làm thế nào quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất, đồng thời tìm được phương hướng để đưa lý luận vào thực tế vừa chặt chẽ vừa linh hoạt vừa đúng chế độ chung nhưng cũng phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp. Thời gian qua Công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng, tuy nhiên không phải là đã hết những mặt tồn tại, vướng mắc, do vậy đòi hỏi phải tìm ra phương hướng hoàn thiện. Chính vì vậy, qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 525 thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu và những vấn đề chưa được hoàn thiện trong công tác quản lý nguyên vật liệu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng vật tư thiết bị và sự hướng dẫn của cô giáo: Nguyễn Thị Đà em đã lựa chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525 để làm rõ thêm những vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức em đã học. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài + Tìm hiểu chung về lịch sử hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình 525. + Dựa vào cơ sở lý luận về quản lý nguyên vật liệu để phân tích thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại công ty. + Rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân sau này. + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525, trụ sở tại 673 Trường Chinh – TP Đà Nẵng. + Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525. - Về mặt thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu. + Tổng hợp lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu từ các tài liệu chuyên môn. + Phương pháp mô tả dựa trên thông tin thứ cấp từ hoạt động thực tế của Công ty cổ phần xây dựng công trình 525. + Tham khảo tài liệu về quản trị nguyên vật liệu. + Phương pháp phân tích. 5. Kết cấu đề tài. Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Khái quát về công ty cổ phần xây dựng công trình 525. Phần 2: Thực trạng về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525. Phần 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525.

doc48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7042 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN (((((( Em rất vinh dự và tự hào khi mình là một sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tại đây, em được học tập, rèn luyện và hoạt động trong môi trường năng động, một môi trường giáo dục tiên tiến. Để được như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành bố mẹ, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để em phấn đấu học tập, rèn luyện được như ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Kiến trúc, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, không những đã truyền đạt cho em khối kiến thức nền tảng mà còn truyền đạt cho em những kinh nghiệm sống, tư tưởng tư duy, thổi vào em ngọn lửa kinh doanh… làm hành trang cho em bước vào đời. Để có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Đà đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng công trình 525, đặc biệt là các cô chú trong phòng vật tư thiết bị đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu và những kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn! Đà Nẵng, Tháng 03 năm 2011 Sinh viên thực hiện Đoàn Thanh Trà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4 GIỚI THIỆU 5 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 7 I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 7 1.Lịch sử hình thành 7 2.Quá trình phát triển 8 II. Lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 9 1. Lĩnh vực hoạt động 9 1.1. Kinh doanh 9 1.2. Đầu tư 10 1.3. Xây dựng 10 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 11 2.1. Nhiệm vụ của công ty 11 2.2. Quyền hạn của công ty 11 III. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 11 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 11 2. Chức năng và nhiệm vụ 13 2.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 14 3. Đặc điểm nguồn lực của công ty 17 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 19 4.1. Năng lực trang thiết bị 19 5. Tình hình tài chính của công ty 20 6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 21 6.1. Tình hình các mặt hoạt động 21 6.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 24 PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 25 I. Đặc điểm về nguyên vật liệu, cách phân loại nguyên vật liệu của công ty 25 1. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty 25 2. Phân loại nguyên vật liệu của công ty 26 II. Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty 27 1. Xây dựng định mức tiêu dùng của công ty 27 1.1. Phương pháp đinh mức tiêu dùng nguyên vật liệu của công ty 27 2. Bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 28 2.1. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng 28 2.2. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ 29 2.3. Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ 31 3. Xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu 31 4. Tổ chức thu mua và tiếp nhận nguyên vật liệu 33 4.1. Tổ chức thu mua 34 4.2. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu 34 5. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu 35 6. Tổ chức thanh quyết toán nguyên vật liệu 36 7. Thu hồi phế liệu phế phẩm 37 III. Công tác quản lý nhập kho nguyên vật liệu 38 1. Thủ tục nhập kho 38 2. Thủ tục xuất kho 39 PHẦN III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 41 I. Cơ sở tiền đề cho việc hoàn thiện 41 1. Định hướng phát triển của công ty 41 2. Những tồn tại trong công tác quản lý nguyên vật liệu 42 2.1. Những kết quả đạt được 42 2.2. Những mặt còn tồn tại 42 II. Những kiến nghị 43 KẾT LUẬN 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty....................................12 Bảng 1 : Cơ cấu đội ngũ nhân viên của công ty 2008-2010.........................17 Bảng 2 : Cơ cấu đội ngũ lao động về mặt chất lượng..................................18 Bảng 3: Năng lực trang thiết bị của công ty năm 2010................................19 Bảng 4: Số liệu về tài sản và nguồn vốn của công ty……………………...20 Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn công ty năm 2010......23 Bảng 6: Doanh thu các mặt hoạt đông của công ty trong 3 năm gần đây....24 Bảng 7: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.......25 Bảng 8: Bảng phân loại nguyên vật liệu của công ty...................................26 Bảng 9: Bảng một số nguyên vật liệu cần dùng cho công trình(T2/2011)..29 Bảng 10: Bảng tổng hợp một số nguyên vật liệu dự trữ tại công ty………30 Bảng 11: Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của công ty tháng 1,2 năm 2011…………………………………………………………………………….32 Sơ đồ 2: Hoạt động kinh doanh về mặt nguyên vật liệu của công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 525………………………………………………………33 LỜI GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí bỏ ra và thu về. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có biện pháp quản lý nguyên vật liệu một cách hợp lý. Phải tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan đến khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công trình. Phải tổ chức tốt công tác quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, phải kiểm tra giám sát việc chấp hành các khâu dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong xây dựng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động lớn và sử dụng nó một cách hợp lý. Việc quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng và đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vừa tiết kiệm chống những thất thoát của đơn vị. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 525, cũng đứng trước một vấn đề bức xúc là làm sao để quản lý nguyên vật liệu có hiệu quả nhất và làm sao để chi phí nguyên vật liệu thấp nhất. Vì chi phí nguyên vật liệu ở Công ty chiếm khoảng 70% đến 85% giá trị xây dựng đồng thời là bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất. Vấn đề khó khăn nhất ở đây là phải theo sát những biến động về nguyên vật liệu để làm thế nào quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất, đồng thời tìm được phương hướng để đưa lý luận vào thực tế vừa chặt chẽ vừa linh hoạt vừa đúng chế độ chung nhưng cũng phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp. Thời gian qua Công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng, tuy nhiên không phải là đã hết những mặt tồn tại, vướng mắc, do vậy đòi hỏi phải tìm ra phương hướng hoàn thiện. Chính vì vậy, qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 525 thấy được tầm quan trọng của nguyên vật liệu và những vấn đề chưa được hoàn thiện trong công tác quản lý nguyên vật liệu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng vật tư thiết bị và sự hướng dẫn của cô giáo: Nguyễn Thị Đà em đã lựa chọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525 để làm rõ thêm những vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức em đã học. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài + Tìm hiểu chung về lịch sử hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình 525. + Dựa vào cơ sở lý luận về quản lý nguyên vật liệu để phân tích thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại công ty. + Rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân sau này. + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525, trụ sở tại 673 Trường Chinh – TP Đà Nẵng. + Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525. - Về mặt thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu. + Tổng hợp lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu từ các tài liệu chuyên môn. + Phương pháp mô tả dựa trên thông tin thứ cấp từ hoạt động thực tế của Công ty cổ phần xây dựng công trình 525. + Tham khảo tài liệu về quản trị nguyên vật liệu. + Phương pháp phân tích. 5. Kết cấu đề tài. Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Khái quát về công ty cổ phần xây dựng công trình 525. Phần 2: Thực trạng về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525. Phần 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525. PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 I. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty 1. Lịch sử hình thành Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 Tên tiếng anh: CIVIL ENGINEERING CONSTRUCTION JSC NO. 525 Tên viết tắt : CECO 525 Trụ sở chính : 673 Trường Chinh – TP Đà Nẵng Fax : 0511.846119 Website : www.525.vn Vốn điều lệ : 22. 536. 000. 000 (VNĐ) Mã số thuế : 04 004 133 54 Các đơn vị trực thuộc: + Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 87E đường Bưng Ông Thoàn - Phường Phú Hữu – Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. + Chi nhánh tại tỉnh Quảng Bình: Tiểu khu 9 đường Hữu nghị - Thành phố Đồng Hới – Quảng Bình. Công ty cổ phần XDCT 525 tiền thân là đội Thanh niên xung phong 25 Anh hùng thuộc Ban xây dựng 67 tiền thân của Tổng Công ty XDCTGT5 ngày nay, thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập ngày 22/08/1965, lúc đầu mới thành lập Đội TNXP 25 (phiên hiệu N25) thuộc Tổng đội TNXP tỉnh Nam Hà. - Từ năm 1965 - 1974: Đội thanh niên xung phong 25 thuộc ban xây dựng 67. - Từ năm 1975 - 1977:đổi tên thành Công ty đường 25 thuộc xí nghiệp liên hiệp công trình III Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan Công ty đóng tại xã Sen Thuỷ - Lệ Thủy - Bình Trị Thiên làm nhiệm vụ khôi phục nâng cấp QL1A, đoạn từ Nam Quán Hàu đến xã Vĩnh Chấp - Vĩnh Linh thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. - Từ tháng 4/1977 đến 02/1982 đổi tên đơn vị thành Công ty cầu 25 thuộc Xí nghiệp Liên hợp Công trình III. - Đến tháng 3/1982: Đổi tên đơn vị thành Xí nghiệp xây dựng cầu 525, thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng và quản lý khu đường bộ 5. - Từ 1995: Tách xây dựng cơ bản ra khỏi quản lý nhà nước của khu Đường bộ 5. Đổi tên là Công ty công trình giao thông 525 thuộc Tổng công ty XDCTGT5. - Từ 1/2002 đến nay: Chuyển đổi Công ty thành Công ty cổ phần XDCT 525, thuộc Tổng Công ty XDCTGT 5. Hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty cổ phần XDCT 525. 2. Quá trình phát triển Sự phát triển của công ty đã trải qua nhiều thăng trầm và được chia làm 4 giai đoạn chính như sau: - Giai đoạn 1965 - 1977: Là đội thanh niên xung phong 25 thuộc ban xây dựng 67. Đến năm 1977 đổi thành Công ty đường 25 thuộc xí nghiệp liên hiệp công trình III Bộ Giao thông vận tải, tại Lệ Thủy. Trong giai đoạn đầu, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn tuy nhiên công ty cũng đảm nhiệm được nhiệm vụ quan trọng đó là khôi phục nâng cấp QL1A, đoạn từ Nam Quán Hàu đến xã Vĩnh Chấp - Vĩnh Linh thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Từ một cơ sở không tên tuổi, Công ty đã ngày càng khẳng định vị trí của mình tại Miền Trung, bảo đảm được thông suốt tuyến đường quốc lộ 1A tại đây luôn được thông suôt. - Giai đoạn 1978 đến 1982: Là thời kỳ công ty bắt đầu định hướng con đường sản xuất kinh doanh của mình. Tuy còn nằm dưới sự quản lý của Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng và quản lý khu đường bộ 5 nhưng công ty đã mạnh dạn phát triển thêm các hoạt động trong công tác xây dựng của mình. Năm 1982: Đổi tên đơn vị thành Công ty cầu 25 thuộc Xí nghiệp Liên hợp Công trình III. Tháng 3/1982: Đổi tên đơn vị thành Xí nghiệp xây dựng cầu 525, thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng và quản lý khu đường bộ 5. - Giai đoạn 1995-2002 : Đây là thời kì công ty bắt đầu tách ra và hạch toán độc lập (năm 1995), tự lập kế hoạch sản xuất và tự tìm thị trường và các khách hàng của mình.Trong giai đoạn này công ty đã có nhiều công trình xây dựng hơn và bắt đầu có uy tín trong hoạt động xây dựng và đấu thầu. - Giai đoạn 2002 đến nay: Chuyển đổi Công ty thành Công ty cổ phần XDCT 525, thuộc Tổng Công ty XDCTGT 5. Hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty cổ phần XDCT 525. Đến nay công ty đã mở rộng thêm hoạt động kinh doanh của mình sang đầu tư kinh doanh địa ốc, thương mại , các xây dựn khác như san lấp mặt bằng, xây dựng đường điện... Cùng với sự phát triển đó công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như khen thưởng thành tích hàng năm của Bộ xây dựng; khen thưởng của Đảng và chính phủ cho đơn vi thi đua giỏi; đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 về quản lý chất lượng II. Lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty 1. Lĩnh vực hoạt động 1.1. Kinh doanh - Kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn, vận tải hàng hóa - Mua bán nhà và dịch vụ chuyển quyền sử dụng đất - Khai thác khoáng sản và kinh doanh chế biến vật liệu xây dựng, cấu kiện thép,cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa. - Xuất khẩu vật tư thiết bị, sửa chữa xe máy, thiết bị thi công. - Tư vấn thiết kế, đầu tư giám sát các công trình không do công ty thi công. 1.2. Đầu tư - Đầu tư kinh doanh địa ốc: Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới của công ty cổ phần xây dựng công trình 525. Đa dạng hoá ngành nghề là bước đột phá của Công ty nhằm đáp ứng kịp thời với sự phát triển của đất nước nâng cao đời sống người lao động của ngành cầu đường. - Đầu tư kinh doanh thương mại: Trong xu hướng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, công ty đang triển khai một hướng kinh doanh mới là kinh doanh thương mại. - Đầu tư kinh doanh khác: Theo định hướng phát triển của công ty, công ty đang xúc tiến việc tìm kiếm các đối tác để thực hiện việc liên doanh liên kết, góp vốn đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề để đạt được một hiệu quả kinh doanh cao nhất. 1.3. Xây dựng - Xây dựng cầu đường: Là lĩnh vực chính của Công ty cổ phần xây dựng công trình 525. Để bắt kịp và đứng vững trong thương trường của ngành xây dựng cầu đường, công ty đã và đang tiếp thu những công nghệ tiên tiến thế giới, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tiếp nhận và đào tạo những cán bộ quản lý, kỹ sư có trình độ đại học và trên đại học, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. - Xây dựng khác: Ngoài lĩnh vực chính là xây dựng cầu đường, công ty còn hoạt động xây dựng các lĩnh vực khác như: san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và đường điện dưới 35 KV, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 2.1. Nhiệm vụ của công ty Hoạt động của công ty phải thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nhằm phục vụ công cuộc Công Nghiệp Hoá Hiện Đại Hoá đất nước và phù hợp với chính sách hội nhập của nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng hiểu biết và tính linh hoạt của cán bộ công nhân viên thích ứng với sự biến đổi của nền kinh tế, chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên . Mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả tự bù đắp chi phí, bảo tồn và phát triển vốn có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và tận dụng năng lực sản xuất địa phương ứng dụng tiến độ của khoa học kỹ thuật - công nghệ. Bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an ninh xã hội. 2.2. Quyền hạn của công ty Được quyền kinh doanh và và hoạt động trong lĩnh vực của mình. Được quyền chủ động mở rộng mọi hình thức liên doanh liên kết với các cơ quan nghiên cứu, cá nhân trong tổ chức khoa học ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Được quyền vay, mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng ngoại thương, được huy động cổ phần vay ở nước ngoài và các cán bộ công nhân viên của công ty. III. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ qua lại Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty chúng ta thấy bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty đều được chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc. Các vấn đề cơ bản trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của xưởng công trình và các đội xây lắp cũng do giám đốc trực tiếp chỉ đạo, các vấn đề khác được chỉ đạo thông qua các phòng ban chức năng của công ty. Với cấu trúc chức năng sẽ tạo lợi thế lớn cho công ty trong việc tiết kiệm chi phí, đạt được các mục tiêu chức năng và nâng cao trình độ của các nhân viên trong một lĩnh vực.Tuy nhiên nó cũng sẽ làm cho nhân viên không phát huy được khả năng sáng tạo của mình, mối liên hệ thông tin giữa các phòng ban cũng thấp và hoạt động không được liên kết chặt chẽ.Một điểm đáng chú ý ở cấu trúc này đó là vi phạm chế độ một thủ tướng. Điều này dẫn đến quyền hành trong tổ chức không rõ ràng, lẫn lộn nhau và nhân viên trong công ty sẽ phải thu thập thông tin khó khăn. Khi nhân viên làm việc thì sẽ phỉa chịu áp lực cao và hiệu quả trong công việc sẽ không đảm bảo. 2. Chức năng và nhiệm vụ: Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền và nhiệm vụ được luật pháp và Điều lệ công ty quy định. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lý công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị công ty có 07 thành viên và có nhiệm kỳ là 05 năm. Trong đó, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc: Lập chương trình kế hoạch hoạt động cho HĐQT và của Ban Giám đốc, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho từng thanh viên HĐQT, thành viên Ban Giám đốc. Chủ trì họp ĐHĐCĐ và thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại điều 81 Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội; các quy chế quản lý nội bộ để trình đại hội cổ đông thường niên hàng năm thảo luận và biểu quyết, ra nghị quyết thực hiên. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty theo các quy định của phát luật và điều lệ của công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát có 03 thành viên và có nhiệm kỳ là 05 năm, tương ứng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và có thể kéo dài thêm 90 ngày để giải quyết công việc tồn động. Ban Giám đốc: Cơ cấu Ban Giám đốc gồm có 4 người gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc, do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm. Ban Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Phó Giám đốc kế hoạch: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế hoạch, tìm kiếm việc làm, mở rộng quan hệ, liên danh, liên kết, hợp đồng kinh tế, giá cả, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, điều động sản xuất; công tác đấu thầu công trình. Phó Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công các công trìn
Luận văn liên quan