Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối
với công tác quản lý Nhà nước vềmọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, trong
đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan
hệxã hội phát sinh trong quá trình sửdụng đất của các tổchức, hộgia đình, cá
nhân. Trong nền kinh tếthịtrường định hướng xã hội chủnghĩa, các mối quan
hệxã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên
quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sửdụng đất. Các quan hệ đất đai
chuyển từchỗlà quan hệkhai thác chinh phục tựnhiên chuyển thành các quan
hệkinh tếxã hội vềsởhữu và sửdụng một loại tưliệu sản xuất đặc biệt quan
trọng. Đểphù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan
tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đểquản lý đất
đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh
đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sửdụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quảcao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản
phẩm của tựnhiên và nó tham gia vào tất cảcác hoạt động kinh tếxã hội do đó
các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đềphức tạp, đòi hỏi
phải có sựgiải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sửdụng đất.
Luật đất đai năm 2003 và bộluật dân sựnăm 2005 cũng đã có những quy định
đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm
2003 ban hành đặc biệt là do tác động của cơchếthịtrường, công tác quản lý
nhà nước về đất đai vẫn còn bịbuông lỏng chưa được quan tâm đúng mức.
Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử
dụng còn hạn chếdẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sửdụng đất gây
nhiều hậu quảxấu vềmặt kinh tếxã hội. Đối với huyện Kim Bôi, là một huyện
miền núi gặp nhiều khó khăn vềphát triển kinh tếxã hội , yêu cầu đặt ra đối với
công tác quản lý và sửdụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục
tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội của huyện. Mục tiêu đó
đã và đang được Đảng bộvà nhân dân huyện Kim Bôi quyết tâm thực hiện và đã
đạt được những kết quảkhông nhỏ, góp phần vào sựnghiệp phát triển kinh tếxã
hội của Kim bôi. Đểcó thể đạt được mục tiêu mà huyện Kim Bôi đềra cần phải
có sựphối hợp chặt chẽcủa các cấp chính quyền, các bộngành có liên quan. Vì
những lý do trên, chúng tôi đã chọn đềtài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010”làm
chuyên đềtốt nghiệp.
66 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4235 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình giai đoan 200 -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối
với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế -xã hội, trong
đó quản lý nhà nước về đất đai là một nội dung quan trọng nghiên cứu các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các mối quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng nóng bỏng phức tạp liên
quan trực tiếp tới lợi ích của từng đối tượng sử dụng đất. Các quan hệ đất đai
chuyển từ chỗ là quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên chuyển thành các quan
hệ kinh tế xã hội về sở hữu và sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng. Để phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước luôn quan
tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất
đai, điều chỉnh các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế. Bên cạnh
đó Đảng và nhà nước luôn khuyến khích động viên các đối tượng sử dụng đất
đúng mục đích, tiết kiệm đạt hiệu quả cao theo pháp luật. Tuy vậy đất đai là sản
phẩm của tự nhiên và nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội do đó
các quan hệ đất đai luôn chứa đựng trong nó mhững vấn đề phức tạp, đòi hỏi
phải có sự giải quyết kịp thời đảm bảo đươc các lợi ích của người sử dụng đất.
Luật đất đai năm 2003 và bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã có những quy định
đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhưng sau khi luật đất đai năm
2003 ban hành đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công tác quản lý
nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng chưa được quan tâm đúng mức.
Thêm vào đó, ý thức pháp và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối tượng sử
dụng còn hạn chế dẫn đến những vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây
nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội. Đối với huyện Kim Bôi, là một huyện
miền núi gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế xã hội , yêu cầu đặt ra đối với
công tác quản lý và sử dụng một cách hiệu quả đầy đủ, hợp lý đất đai là mục
tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện. Mục tiêu đó
2
đã và đang được Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bôi quyết tâm thực hiện và đã
đạt được những kết quả không nhỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của Kim bôi. Để có thể đạt được mục tiêu mà huyện Kim Bôi đề ra cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, các bộ ngành có liên quan. Vì
những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 - 2010” làm
chuyên đề tốt nghiệp.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của việc quản lý đất
đai.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Kim Bôi giai đoạn 2005 – 2010.
- Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý đất đai của
huyện. Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý
nhà nước đề đất đai của huyện ngày càng tốt hơn.
2. Yêu cầu thực hiện đề tài.
- Nắm vũng cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý của công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
- Năm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
- Các số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực khách quan.
- Đưa ra những ý kiến đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với thực trạng
của địa phương và qui định của nhà nước về quản lý đất đai.
3
PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái quát về quản lý nhà nước về đất đai:
Thuật ngữ “Quản lý” có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng nghiên cứu của
nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa học đều có định
nghĩa riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm chung nhất thì: “Quản
lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hoá
và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng
quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác
động đến quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả
nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ.
Quản lý đất đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các
phương pháp và công cụ quản lý: Phương pháp hành chính; phương pháp kinh
tế; thông qua quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp.
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về đất
đai từ trung ương đến địa phương, tại điều 6 chương I Luật đất đai 2003 nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam đã nêu nội dung quản lý nhà nước về đất
đai:
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
4
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao, đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Thống kê, kiểm kê đất đai;
g) Quản lý tài chính về đất đai;
h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
j) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
k) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
l) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực,
đảm bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
1.2. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỞ SỞ PHÁP LÝ CỦA QLNN VỀ ĐẤT ĐAI
1.2.1. Cơ sở lý luận
1.2.1.1. Khái niệm của đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất đai
là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,…) các lớp trầm tích
5
sát bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn
thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con
người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng
và theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người
1.2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối
với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động đến đất làm
tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó chúng ta phải
xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất
phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với
việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi
yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện kỹ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc
sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi
trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi
hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn
chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết
tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
1.2.2. Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai.
“Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm
trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”
6
“Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
Quản lý nhà nước về đất đai là nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu
nhà nước về đất đai và được tập trung vào 4 lĩnh vực cơ bản sau đây:
* Thứ nhất: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, tức là Nhà nước biết rõ các
thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện
trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể:
-Về số lượng đất đai: Nhà nước nắm về diện tích đất đai trong loàn quốc
gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa phương; nắm
về diện tích của mỗi loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, v.v...; nắm về
diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh thổ...
-Về chất lượng đất: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hoá tính của từng
loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v.v..., đặc biệt là đối với
đất nông nghiệp.
-Về hiện trạng sử dụng đất: Nhà nước nắm về thực tế quản lý và sử dụng
đất có hợp lý, có hiệu quả không? có theo đúng quy hoạch, kế hoạch không?
cách đánh
giá phương hướng khắc phục để giải quyết các bất hợp lý trong sử dụng đất đai.
*Thứ hai: Nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo
quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước chiếm hữu toàn bộ quỹ đất
đai, nhưng lại không trực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức, cá nhân sử
dụng. Trong quá trình phát triển của đất nước, ở từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu
sử dụng đất đai của các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng khác nhau. Nhà nước
với vai trò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng;
theo quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ
đất đai cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Để thực hiện việc phân
7
phối và phân phối lại đất đai, Nhà nước đã thực hiện việc chuyển giao quyền sử
dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều chỉnh giữa các loại đất,
giữa các vùng kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất và
thu hồi đất. Vì vậy, Nhà nước quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai.
Đồng thời, Nhà nước còn quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản
lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
*Thứ ba: Nhà nước thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử
dụng đất đai. Hoạt động phân phối và sử dụng đất do các cơ quan nhà nước và
do người sử dụng cụ thể thực hiện. Để việc phân phối và sử dụng được phù hợp
với yêu cầu và lợi ích của Nhà nước, Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá
trình phân phối và sử dụng đất Trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi
phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết
các vi phạm, bất cập đó.
*Thứ tư: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Hoạt
động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu
tiền sử dụng đất (có thể dưới dạng tiền giao đất khi Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, có thể dưới dạng tiền thuê đất, có thể dưới dạng tiền chuyển
mục
đích sử dụng đất), thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất (như thuế sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cao có được từ việc
chuyển quyền sử dụng đất...) nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng
thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất đều
nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Nắm
chắc tình hình đất đai là tạo cơ sở khoa học và thực tế cho phân phối đất đai và
sử dụng đất đai một cách hợp lý theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát là
8
củng cố trật tự trong phân phối đất đai và sử dụng đất đai, đảm bảo đúng quy
định của Nhà nước. Từ sự phân tích các hoạt động quản lý nhà nước đối với đất
đai như trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối
với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và
phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình
quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
1.2.3. Nội dung- Phương pháp- Quản lý nhà nước về đất đai
1.2.3.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu và nguyên tắc quản lý của QLNN về đất
đai
a. Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước ( toàn bộ trong phạm
vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển) đến từng chủ sử
dụng đất.
Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp, thống
nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên quốc gia, nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người chủ sở hữu.
Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong điều 5 luật
đất đai 2003 ghi “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ
sở hữư”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang nhân dân, cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình cá nhân
sử dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và
giao đất có thu tiền sử dụng đất.Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
thuê đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận
quyền sử dụng đất từ người khác trong luật này gọi chung là người sử dụng đất.
Được quy định ở điều 9 luật đất đai 2003.
b. Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất dai
9
- Mục đích
+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người sử dụng.
+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.
+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
- Yêu cầu:
Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất
lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương.
c. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà nước
về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản
lý lẻ tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng
phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong toàn quốc.
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất
so sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản
ánh được.
- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà
nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
10
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số liệu
nhận được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng
thực tế.
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các
biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên
môn từ trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.2.3.2. Phương pháp quản lý đất đai.
Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác động
đến đối tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các quyết định của
nhà nước.
Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý kinh
tế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phất triển của
công nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội.
Thông thường có 3 phương pháp:
- Phương pháp hành chính.
- Phương pháp đòn bẩy kinh tế.
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục.
1.2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Tại khoản 2 điều 6 luật đất đai 2003 đưa ra công tác quản lý nhà nước về
đất đai gồm 13 nội dung Tại điều 6 khoảng 2 luật đất đai 2003 có nêu rõ:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
11
- Khảo sát đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
1.2.4. Cơ sở pháp lý
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003.
- Hiến pháp 1992.
- Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban
hành ngày 29 tháng 10 năm 2004.
- Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày
01 tháng 11 năm 2004.
12
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 07
năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của phường
qua các năm.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất phường đến năm 2010.
1.2.5.Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của huyện Kim Bôi
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 ra
đời, công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp. Việc
thực hiện nội dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa bàn đạt được
những kết quả nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp, chưa sử dụng đã được
giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác giao đất thực hiện khá tốt; công
tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại được chú trọng, góp phần quan trọng
trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đa