Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã và đang góp phần vào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân. Nếu có một kế hoạch phát triển hợp lý, thì sức ép của sự phát triển lên môi trường ngày càng ít hơn. Sự tăng trưởng kinh tế, nếu không được quản lý một cách hợp lý, có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực, sự bền vững của hệ sinh thái và thậm chí của cả nền kinh tế có thể bị phá vỡ.
Các dự án phát triển ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nước trong quá trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế trong quá trình lập kế hoạch phát triển công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đến một cách đúng mức. Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này ở trong nước.Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai đánh giá TĐMT. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá TĐMT giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội của các dự án phát triển.
Phát triển bền vững có mục đích gắn kết các nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường để đạt được những mục tiêu sau:
Nâng cao mức sống của nhân dân trong một thời gian ngắn.
Đạt được lợi ích thực sự, đảm bảo sự cân bằng giữa con người, tự nhiên và các nguồn lợi kinh tế không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả thế hệ mai sau.
Đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hai đặc điểm chính quyết định sự phát triển bền vững, đó là:
Có hầu hết các hệ sinh thái năng suất cao và các vùng sinh thái nhạy cảm của thế giới, đó là rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn,
Sự yếu kém trong quá trình phát triển vẫn còn là chở ngại chủ yếu tiếp tục gây nên suy thoái môi trường.
Đánh giá tác động môi trường cần được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý môi trường và phát triển bền vững.
76 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4574 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
@&?
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành:
Kinh tế và Quản lý Môi trường
(Kinh tếQuản lý Tài nguyên và Môi trường)
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – HƯNG YÊN
Gỉang viên hướng dẫn:
TS. ĐINH ĐỨC TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện:
PHẠM THỊ HƯƠNG
Mã sinh viên:
CQ521754
Lớp:
Kinh tế và Quản lý Môi trường
Khóa:
52
Hệ :
Chính quy
HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2013
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Môi trường & Đô thị trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em xin cám ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô trong trường và trong khoa.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay và để có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: TS. Đinh Đức Trường, thày đã giúp em có được mảng đề tài phù hợp, hướng dẫn em nhiệt tình và tận tâm trong quá trình em làm chuyên đề. Em xin chân thành cám ơn thày!
Em xin chân thành cám ơn các anh, chị ở Chi cục Bảo vệ môi trườngSở Tài nguyên và Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài chuyên đề của mình!
LỜI CAM ĐOAN
"Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường”.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Hương
MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa ( Biochemical oxygen demand)
BTCT
Bê tông cốt thép
CIP
Vệ sinh tại chỗ (Cleaning in place)
CN
Công nghiệp
COD
Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical oxygen demand)
DO
Ôxy hòa tan
DTM
Đánh giá tác động môi trường
N tổng
Ni tơ tổng
P tổng
Phốt pho tổng
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
SS
Chất rắn lơ lửng
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
VSATLD
Vệ sinh an toàn lao động
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO
Tổ chức y tế thế giới ( World health organization)
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ các bước đánh giá tác động môi trường và dự án phát triển……….23
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Vị trí các điểm lấy mẫu chất lượng môi trường không khí…………43
Bảng 2: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí……44
Bảng 3: Kết quả phân tích nguồn tiếp nhận nước thải của công ty………….45
Bảng 4: Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm……………………………….…46
Bảng 5: Kết quả phân tích nước ngầm……………………………………...…46
Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng đất……………………………………..47
Bảng 7: Mức độ ô nhiễm khí thải từ các phương tiện chuyên chở………...…49
Bảng 8: Hệ số ô nhiễm của hàn điện và hơi………………………..……...….49
Bảng 9: Nguồn phát sinh tiếng ồn và mức độ áp âm………………...………..50
Bảng 10: Tải lượng chất thải khí phát thải do đốt than……………………….52
Bảng 11: Nồng độ tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong khí thải……………………………………………………………………...……...53
Bảng 12: Tính chất nước thải dòng tổng………………………..……………..54
Bảng 13: Tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu vực làm việc trong cơ sở sản xuất……55
Bảng 14: Tỷ lệ phần trăm trọng lượng hạt bụi theo kích thước……………....61
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã và đang góp phần vào xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân. Nếu có một kế hoạch phát triển hợp lý, thì sức ép của sự phát triển lên môi trường ngày càng ít hơn. Sự tăng trưởng kinh tế, nếu không được quản lý một cách hợp lý, có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực, sự bền vững của hệ sinh thái và thậm chí của cả nền kinh tế có thể bị phá vỡ.
Các dự án phát triển ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra những tác động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nước trong quá trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế trong quá trình lập kế hoạch phát triển công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đến một cách đúng mức. Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này ở trong nước.Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một dự án là triển khai đánh giá TĐMT. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá TĐMT giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và xã hội của các dự án phát triển.
Phát triển bền vững có mục đích gắn kết các nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường để đạt được những mục tiêu sau:
Nâng cao mức sống của nhân dân trong một thời gian ngắn.
Đạt được lợi ích thực sự, đảm bảo sự cân bằng giữa con người, tự nhiên và các nguồn lợi kinh tế không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả thế hệ mai sau.
Đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hai đặc điểm chính quyết định sự phát triển bền vững, đó là:
Có hầu hết các hệ sinh thái năng suất cao và các vùng sinh thái nhạy cảm của thế giới, đó là rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, …
Sự yếu kém trong quá trình phát triển vẫn còn là chở ngại chủ yếu tiếp tục gây nên suy thoái môi trường.
Đánh giá tác động môi trường cần được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý môi trường và phát triển bền vững.
Trong 5 năm gần đây, do tác động của những yếu tố chính như tốc độ tăng GDP, đời sống thu nhập được nâng cao, tăng dân số, đô thị hóa, du lịch, tốc độ đầu tư, sắp xếp tổ chức sản xuất,…ngành công nghiệp Bia Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 8 – 12% năm. Đặc biệt năm 2003, sản lượng bia đạt 1.290 triệu lít, đạt 79% so công suất thiết kế, tăng 20,7% so với thực hiện năm 2002, tăng 90 triệu lít theo Quy hoạch, nộp ngân sách khoảng 3650 tỉ đồng. Năm 2004 đạt 1.387,5 triệu lít ( tăng 15,6% so Quy hoạch năm 2005) và năm 2005 đạt 1500 triệu lít ( tăng 25% so Quy hoạch). Tiêu thụ bình quân đầu người đạt khoảng 18 lít/người/năm, tăng gấp đôi năm 1997 ( 8,5 lít/người/năm).
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐBCN ngày 8/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – RượuNước giải khát Việt Nam đến năm 2010 được điều chỉnh bổ sung như sau:
a. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh. Khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, có uy tín, thương hiệu hàng hóa mạnh trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa về chủng loại, cải tiến bao bì, mẫu mã; phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.
Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp mạnh, tập đoàn kinh tế trên cơ sở góp vốn liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất biarượunước giải khát thuộc mọi thành phần kinh tế.
b. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2010 sản xuất 3.500 triệu lít bia, 145 triệu lít rượu và 1.650 triệu lít nước giải khát.
Về quy hoạch sản xuất bia: Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn thiết bị hiện đại, sản xuất kinh doanh hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về môi trường theo quy chuẩn của nhà nước. Sản phẩm bia phải tuân thủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và giá thành được người tiêu dùng chấp nhận.
Trên cơ sở các phân tích về tình hình sản xuất và khu vực; thực trạng ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam; quy hoạch tổng thể phát triển ngành bia rượu nước giải khát; tình hình thị trường và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty BiaRượu – Nước giải khát Hà Nội. Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ BiaRượuNước giải khát Hà Nội quyết định đầu tư xây dựng mới Nhà máy bia công suất 50 triệu lít/năm tại tỉnh Hưng Yên.
Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài : “ Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên ( công suất 50 triệu lít/năm) “.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này cung cấp thông tin để hướng tới sự phát triển bền vững:
Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý.
Lường trước tác động đến môi trường trước khi đưa ra quyết định quản lý.
Gíup chủ đầu tư phòng tránh sự cố trong quá trình vận hành.
Có thể thực hiện theo các phương án của hoạt động phát triển, so sánh lợi hại theo các phương án, đề xuất lựa chọn phương án.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Bia là nước giải khát có từ lâu đời 7000 năm trước công nguyên đã có ghi chép về sản xuất bia. Hiện nay nhu cầu bia trên thế giới cũng như ở Việt Nam rất lớn vì bia là loại nước uống mát, có độ cồn thấp, có hương vị đặc trưng,…Đặc biệt, CO2 bão hòa trong bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát của người uống, nhờ những ưu điểm này mà bia được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới và sản lượng ngày càng tăng.
Trên cơ sở đó Nước giải khát Bia Hà Nội quyết định đầu tư xây dựng nhà máy bia tại Hưng Yên.
Do đó đối tượng nghiên cứu là : “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên ( công suất 50 triệu lít/năm)” .
4. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Chuỗi số liệu được sử dụng để phân tích chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2008.
Về không gian : Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp được sử dụng gồm có:
Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến dự án – dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên tại KCN, thu thập các số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực xây dựng dự án.
Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa:
Khảo sát đo đạc hiện trạng môi trường nền
Vị trí và các khu vực tiếp nhận nước thải
Hiện trạng nước mặt, nước ngầm khu vực thực hiện dự án
Đo đạc chất lượng môi trường nền: không khí, chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng đất
Phương pháp phân tích: Tập hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban hành từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá các ảnh hưởng đến môi trường do xây dựng và hoạt động của dự án.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu đã thu thập được, phân tích và rút ra những kết luận về ảnh hưởng từ các hoạt động của dự án đến môi trường. Đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường.
6. Nguồn số liệu, dữ liệu
Đa số các nguồn số liệu, dữ liệu có trong chuyên đề đều là nguồn số liệu, dữ liệu thứ cấp:
Công ty Bia – Rượu – Nước gỉai khát Hà Nội.
Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.
Bộ Tài nguyên và Môi trường : Quyết định số 122/2006/QĐBTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
Đánh giá tác động môi trường – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000
Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, tập I, II, III , 2001.
Hệ thống thông tin Địa lý GIS – Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Hà Nội, 2000.
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
7. Kết cấu chuyên đề
Kết cấu của chuyên đề gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư
Chương 2: Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà NộiHưng Yên ( Công suất 50 triệu lít/ năm)
Chương 3: Một số giải pháp để bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Hưng Yên (Công suất 50 triệu lít/năm)
Kết luận.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư
Từ những năm 60 trở lại đây thì nhận thức về dự án bắt đầu hoàn thiện, danh từ dự án được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, các mối quan hệ, mục tiêu, phạm vi khác nhau. Do vậy cơ cấu tổ chức của dự án cũng tương đối khác nhau. Các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều khái niệm về dự án. Mỗi một khái niệm nhấn mạnh một số khía cạnh của dự án cùng các đặc điểm quan trọng của nó trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Xét theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải đạt được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và phải theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới. Như vậy theo định nghĩa này thì: dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định; Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc nên một thực thể mới.
Xét về hình thức: Dự án đầu tư được hiểu là một tập tài liệu tổng hợp bao gồm các luận chứng cá biệt được trình bày một cách có hệ thống, chi tiết về một kế hoạch đầu tư nhằm đầu tư các nguồn tài nguyên của một cá nhân, một tổ chức vào một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội để tạo ra một kết quả kinh tế, tài chính kéo dài trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ hoạch định nỗ lực có thời hạn trong việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: Mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc khi xác định rõ ràng mục tiêu không thể đạt được và dự án bị loại bỏ; Sản phẩm hoặc dịch vụ mới được tạo ra khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư được xem là một kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư nhằm phát triển kinh tế, xã hội làm căn cứ đưa ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư.
Dù các định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của khái niệm dự án như sau:
Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải dảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
Dự án có chu kỳ phát triển riêng và tồn tại hữu hạn. Nghĩa là giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc.
Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án... Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, cơ quan quản lý Nhà nước... Vì mục tiêu của dự án các nhà quản lý dự án duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo. Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất.
Môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị.
Tính bất định và rủi ro cao: Hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư vào vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao.
1.1.2. Đặc điểm của dự án
Mặc dù mỗi một dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau có đặc điểm riêng của lĩnh vực đó nhưng nói chung dự án có những đặc điểm chung cơ bản sau:
Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thể độc lập trong một môi trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm.
Dự án có tính xác định: Dự án được xác định rõ ràng về mục tiêu cần phải đạt được, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc cũng như nguồn lực cần có với một số lượng, cơ cấu, chất lượng và thời điểm giao nhận.
Dự án có tính logic: Tính logic của dự án được thể hiện ở mốc quan hệ biện chứng giữa các bộ phận cấu thành dự án.
Một dự án thường có 4 bộ phận sau:
Mục tiêu của dự án: Một dự án thường có 2 cấp mục tiêu là mục tiêu phát triển và mục tiêu trực tiếp.
Mục tiêu phát triển là mục tiêu mà dự án góp phần thực hiện. Mục tiêu phát triển được xác định trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng.
Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong khuôn khổ nguồn lực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.
Kết quả của dự án: là những đầu ra cụ thể của dự án được tạo ra từ các hoạt động của dự án. Kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án.
Các hoạt động của dự án: Là những công việc do dự án tiến hành nhằm chuyển hoá các nguồn lực thành các kết quả của dự án. Mỗi hoạt động của dự án đều đem lại kết quả tương ứng.
Nguồn lực của dự án: Là các đầu vào về mặt vật chất, tài chính, sức lao động cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Nguồn lực là tiền đề để tạo nên các hoạt động của dự án.
Bốn bộ phận trên của dự án có quan hệ logic chặt chẽ với nhau: Nguồn lực của dự án được sử dụng tạo nên các hoạt động của dự án. Các hoạt động tạo nên các kết quả (đầu ra). Các kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp của dự án. Đạt được mục tiêu trực tiếp là tiền đề góp phần đạt được mục tiêu phát triển.
1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư
Đối với nhà đầu tư:
Một nhà đầu tư muốn đem tiền đi đầu tư thu lợi nhuận về cho bản thân thì căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư có nên đầu tư hay không là dự án đầu tư. Nếu dự án đầu tư hứa hẹn đem lại khoản lợi cho chủ đầu tư thì nhất định sẽ thu hút được chủ đầu tư thực hiện. Nhưng để có đủ vốn thực hiện dự án chủ đầu tư phải thuyết phục các tổ chức tài chính tài chính cho vay vốn và cơ sở để các nhà tài chính cho vay vốn thì phải dựa vào dự án có khả thi hay không? Vậy dự án đầu tư là phương tiện thu hút vốn. Dựa vào dự án, các nhà đầu tư có cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện dự án. Đồng thời bên cạnh chủ đầu tư thuyết phục các nhà tài chính cho vay vốn thì dự án cũng là công cụ để tìm kiếm các đối tác liên doanh. Một dự án tuyệt vời sẽ có nhiều đối tác để ý, mong muốn cùng tham gia để có phần lợi nhuận. Nhiều khi các chủ đầu tư có vốn nhưng không biết mình nên đầu tư vào đâu có lợi, rủi ro ít nhất, giảm thiểu chi phí cơ hội vì vậy dự án còn là một công cụ cho các nhà đầu tư xem xét, tìm hiểu lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất. Ngoài ra, dự án đầu tư còn là căn cứ để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án.
Đối với Nhà nước.
Dự án đầu tư là tài liệu để các cấp có thẩm quyền xét duyệt cấp giấy phép đầu tư, là căn cứ pháp lý để toà xem xét, giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sau này.
Đối với tổ chức tài trợ vốn.
Dự án đầu tư là căn cứ để cơ quan này xem xét tình khả thi của dự án để quyết định nên tài trợ hay không, tài trợ đến mức độ nào cho dự án để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.
Đối với việc hoạch định chiến lược phát triển.
Dự án là công cụ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 5 năm, chương trình phát triển một cách có hiệu quả nhất.
Dự án là phương tiện để gắn kết kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thi của kế hoạch, đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường theo định hướng xác định của kế hoạch.
Dự án góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển kinh tế xã hội và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.
Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội của từng vùng và của cả nước, tạo tiền đề cho các công ty, doanh nghiệp phát triển.
Do dự án có vai trò quan trọng như vậy nên dự án phát triển chiếm vị trí cốt yếu trong hệ thống kế hoạch hoá, trong chiến lược phát triển của công ty, của vùng, của cả nước. Nó là công cụ để triển khai nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
1.2. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG
Thất bại thị trường là một thuật ngữ kinh tế học miêu tả tình trạng thị trường không phân bổ thật hiệu quả các nguồn lực.
Thiệt hại do ô nhiễm môi trường vô cùng đa dạng. Thiệt hại về lợi ích kinh tế, sức khỏe người dân, suy giảm hệ sinh thái, ….Có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhi