Chuyên đề Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - Thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2013

Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó không chỉ đơn thuần là nơi sinh sống, sản xuất của con người mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, làm phong phú cuộc sống của con người, tạo nên nét văn hóa riêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Đất đai là nguồn gốc của mọi tài sản vật chất của con người. Qua quá trình sản xuất, khai thác từ nguồn lợi của đất, con người đã tạo ra lương thực, thực phẩm, trang phục, nơi làm việc Tuy nhiên, quỹ đất có hạn nó không thể sinh ra thêm do đó cần phải quản lý tốt quỹ đất hiện có. Vấn đề quản lý việc sử dụng đất đai ngày càng trở lên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, tài nguyên ngày càng cạn kiệt như ngày nay. Vì vậy công tác quản lý đất đai ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm để quản lý chặt chẽ những biến động cả về chủ sử dụng và bản thân đất đai thì Nhà nước phải thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai từ Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định :” đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” Các Luật Đất đai năm 1988, 1993, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2009 cùng với các văn bản pháp luật có liên quan đang từng bước đi vào thực tế. Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính. Đây thực chất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học. Nghĩa Thuận thuộc xã cửa ngõ phía Đông Nam Thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích là 3.095,28 ha. Xã Nghĩa Thuận được đánh giá là địa phương có điều kiện thuận lợi trong việc phát trển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập và phái triển hiển nay.

doc81 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14516 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - Thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ  GCN Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CT Chỉ thị CP Chính phủ CV Công Văn NĐ Nghị định QĐ Quyết định TCĐC Tổng Cục Địa Chính TT Thông tư TTg Thủ tướng chính phủ TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tôt quốc ĐKĐĐ Đăng kí đất đai DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng dân số xã Nghĩa Thuận năm 2013 Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng kinh tế năm 2013 Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính năm 2013 Bảng 3.4. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Bảng 3.5. Nhà văn hóa các xóm trên địa bàn xã Bảng 3.6. Sân thể thao các thôn xóm Bảng 3.7. Hệ thống kênh mương trên địa bàn xã Nghĩa Thuận Bảng 3.8. Hệ thống trạm điện trên địa bàn xã Nghĩa Thuận Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất xã Nghĩa Thuận năm 2013 Bảng 3.10 Thống kê số thửa đất xã Nghĩa Thuận Bảng 3.11. Biến động diện tích theo mục đích sự dụng năm 2013 so với năm 2012 và năm 2011 Bảng 3.12 Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đối với các loại đất chính trên địa xã Nghĩa Thuận đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.13 Thống kê tình hình cấp GCN sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tính đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.14 Thống kê tình hình cấp GCN lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tính đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.15 Thống kê kết quả cấp GCN ở cho hộ gia đình cá nhân đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.16 Thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đến ngày 31/12 2013 Bảng 3.17 Kết quả cấp giấy GCN cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Nghĩa Thuận qua 3 năm 2011-2013 Bảng 3.18 Kết quả cấp GCN cho tổ chức đối với các loại đất trên địa xã Nghĩa Thuận đến ngày 31/12/2013 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Nghĩa Thuận năm 2013 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu sự dụng đất xã Nghĩa Thuận Sơ đồ 1.1 trình tự, thủ tục cấp GCN Sơ đồ 3.1 trình tự, thủ tục cấp GCN đất xã Nghĩa Thuận MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó không chỉ đơn thuần là nơi sinh sống, sản xuất của con người mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, làm phong phú cuộc sống của con người, tạo nên nét văn hóa riêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Đất đai là nguồn gốc của mọi tài sản vật chất của con người. Qua quá trình sản xuất, khai thác từ nguồn lợi của đất, con người đã tạo ra lương thực, thực phẩm, trang phục, nơi làm việc… Tuy nhiên, quỹ đất có hạn nó không thể sinh ra thêm do đó cần phải quản lý tốt quỹ đất hiện có. Vấn đề quản lý việc sử dụng đất đai ngày càng trở lên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, tài nguyên ngày càng cạn kiệt như ngày nay. Vì vậy công tác quản lý đất đai ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm để quản lý chặt chẽ những biến động cả về chủ sử dụng và bản thân đất đai thì Nhà nước phải thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai từ Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định :” đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” Các Luật Đất đai năm 1988, 1993, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2009 cùng với các văn bản pháp luật có liên quan đang từng bước đi vào thực tế. Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính. Đây thực chất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học. Nghĩa Thuận thuộc xã cửa ngõ phía Đông Nam Thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích là 3.095,28 ha. Xã Nghĩa Thuận được đánh giá là địa phương có điều kiện thuận lợi trong việc phát trển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập và phái triển hiển nay. Để đảm bảo quản lý Nhà nước về đất đai một cách hợp lý, hiệu quả đến từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng, xã Nghĩa Thuận đã xác định đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là nội dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng. Thực tế thời gian xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để người dân thực hiện các thủ tục hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn còn nhiều tồn tại và gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cùng với sự nhận thức ở trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Hồng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất. - Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Đề xuất phương pháp giải quyết khó khăn trong công tác cấp GCN trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 3. Yêu cầu - Nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai, chính sách cấp GCN. - Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phảu có độ tin cậy, chính xác, phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp GCN trên địa bàn xã . - Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học để phân tích, đánh giá được các số liệu đã thu thập dược một cách chính xác, trung thực và khách quan. - Tiếp thu được toàn bộ công việc, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiếp cận với thực tế công việc để học hỏi và rèn luyện. - Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương liên quan đến công tác cấp GCN CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Quy mô đất đai của Thế giới và của mỗi quốc gia một số hữu hạn. Tài nguyên đất là nguồn có giới hạn về số lượng, được phân bố cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý chí chủ quan của con người. Trong quá trình phát triển của xã hội, con người luôn gắn chặt với đất đai, luôn tìm cách sử dụng đất đai có hiệu quả cao phục vụ cho cuộc sống của mình và bảo vệ tốt nhất nguồn tài nguyên đất. Trong quá trình sử dụng, đất đai luôn biến động để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của con người và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Vì thế, quản lý nhà nước về đất đai là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối vói mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi thời đại. Quản lý Nhà nước về đất đai thực chất là quản lý mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sử dụng đất, trong đó một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai là đăng ký đất đai, cấp GCN, lập và quản lý hồ sơ địa chính. Cho nên, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển được thì phải nắm chắc, quản lý chặt nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật để hướng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia đó. Trước đây, do nền kinh tế xã hội chia phát triển nên công tác quản lý đất đai chưa thực sự được quan tâm. Ngày nay, do công cuộc đổi mới kinh tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã gây sức ép không nhỏ đến quỹ đất vốn có hạn của chúng ta. Sự đa dạng của nền kinh tế làm cho mối quan hệ đất đai ngày càng phức tạp hơn. Từ thực tế đó, đòi hỏi nhà nước cần thực hiện việc đăng ký đất đai, cấp GCN, để giải quyết các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất, để việc sử dụng đất trở nên hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. 1.1.1. Đăng ký đất đai 1.1.1.1. Khái niệm đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. 1.1.1.2. Vai trò của công tác đăng ký đất đai - Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tố nhất. Nhà nước biết được chác để quản lý chung qua việc dung công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. - Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu Nhà nước Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không  được khai thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà nước. Bảo vệ hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống thông tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý. - Đăng ký đất đai để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa chính, hồ sơ địa chính cung cấp tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình sử dụng và quản lý của những thay đổi này. 1.1.2.3. Hình thức đăng ký đất đai Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 : đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2 : đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập 1.1.2. Khái niệm về Quyền sử dụng đất Chúng ta đều biết quyền sở hữu bao gồm các quyền sau: - Quyền chiếm hữu: là quyền năm giữ một tài sản nào đó và là quyền loại trừ người khác tham gia sử dụng tài sản đó. - Quyền sử dụng: là quyền được lợi dụng các tính năng của tài sản để phục vụ cho các lợi ích kinh tế và đời sống của con người. - Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản. Như vậy, quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai là quyền sở hữu và quyền sử dụng được áp dụng trực tiếp với khách thể đặc biệt là đất đai. Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thông nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ôn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Như vậy, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu đất đai, còn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ có quyền sử dụng đất đai chứ không có quyền định đoạt đất đai. 1.1.3. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN ) là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đâu tư, cải lạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính là cơ sở pháp lý đê Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng. GCN có vai trò rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các thấm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai. 1.1.4. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các tố chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đất trong các trường họp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đát đai trong việc châp hành luật đát đai. Đông thời, việc đăng ký và cáp GCN sẽ cung cáp thông tin đây đủ nhát và làm cơ sở pháp lý đê Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm ... đất đai. - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản ly chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thô. đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý,tiếtt kiệm và có hiệu quả cao nhất. Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích trong phạm vi lãnh thổ các cấp hành chính. Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với toàn bộ đất đai, thì trước hết phải nắm vững toàn bộ các thông tin về đất đai theo yêu cầu của quản lý. Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm: Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần có các thông tin sau: tên chủ sử dụng đất, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý. Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hình thể, diện tích, loại đất. Tất cả các thông tin trên phải được thế hiện chi tiết tới từng thửa đất. Thửa đất chính là đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai. - GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của thị trường này. - Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên thực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ sở quan trọng. Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp GCN đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Đối với công tác điều tra đo đạc: Kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí, hình thế, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng thực tế để phục vụ yêu cầu tổ chức cấp GCN. Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCN thông qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác minh những mảnh đất có nguồn gốc không rõ ràng. Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất cho thuê đất của Chính phủ hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định quyên họp pháp của người sử dụng đát khi đăng ký. Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên két quả phân hạng và định giá đất để xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đát trước và sau khi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời nó là cơ sở xác định trách nhiệm của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất của họ. Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh được tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai. 1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Luật đất đai 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009. - Chỉ thị số 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất; - Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, quy định về giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp; - Nghị định 02/CP ngày 5/01/1994 của Chính phủ quy định về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp; - Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính Phủ về việc mua bán kinh doanh nhà thuộc sở hữu Nhà nước; - Nghị định 88/CP ngày 7/8/1994 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng đất đô thị; - Chỉ thị số 10/1998/TTg-CP ngày 20/2/1998 của Chính phủ về việc đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn
Luận văn liên quan