Chuyên đề Đánh giá tình hình nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động then chốt của các ngân hàng thương mại (NHTM), do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Việc gia nhập WTO đã đặt các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Khi ấy các NHTM nước ngoài cũng tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, do đó tính cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên quyết liệt. Trong khi đó các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém không chỉ về vốn mà còn ở năng lực chuyên môn, đặc biệt là trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến con số nợ xấu, một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ở ngân hàng. Hiện nay nợ xấu đang là một trong những lo ngại hàng đầu của các các NHTM trong nước. Tính đến cuối quý 1 năm 2012, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với con số nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo các báo cáo tài chính quý 1/2012 của các ngân hàng như Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân Hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), dư nợ cho vay thì sụt giảm trong khi nợ xấu thì tăng nhanh. Hiện tượng này xảy ra ở cả các NHTM quốc doanh lẫn khối NHTM cổ phần tư nhân, ở cả các ngân hàng lớn cũng như những ngân hàng nhỏ. Trong khi đó những ngân hàng kể trên từng được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng quản trị tốt, được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% và được Ngân Hàng Nhà Nước xếp nhóm 1 về tăng trưởng tín dụng. Nếu vậy thì đối với các ngân hàng được xếp vào các nhóm thấp hơn về tăng trưởng tín dụng thì tình hình nợ xấu sẽ đi đến đâu? Các con số về chỉ tiêu nợ xấu ở các ngân hàng thay đổi như thế nào qua các năm? Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của các ngân hàng ? Những nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên? Giải pháp hạ thấp tỷ lệ nợ xấu là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được làm rõ qua chuyên đề mang tên : “ Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6827 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tình hình nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ CHUYÊN ĐỀ NGÂN HÀNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện ThS. NGUYỄN THỊ LƯƠNG BÙI HẢI ĐĂNG Mã số SV: 1081553 Lớp: Tài Chính K34 Cần Thơ - 2013 LỜI CAM ĐOAN ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 27 tháng 06 năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Hải Đăng LỜI CẢM TẠ --- –{— --- Trong quá trình học tập và nghiên cứu em được quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ nói chung và Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp em có đủ kiến thức và tự tin để thực hiện chuyên đề này. Để hoàn thành tốt chuyên đề này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Lương vì những kinh nghiệm quý bào mà Cô đã truyền đạt cũng như sự hướng dẫn tận tình của Cô trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu chuyên đề này. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên kết quả cuối cùng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong nhận được ý kiến quí báo của quý Thầy Cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khoẻ và niềm vui để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho chúng em và thế hệ mai sau. Trân trọng. Cần Thơ, ngày 27 tháng 06 năm 2013 Sinh viên thực hiện Bùi Hải Đăng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Lương MỤC LỤC PHẦN GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động then chốt của các ngân hàng thương mại (NHTM), do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM. Việc gia nhập WTO đã đặt các NHTM Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Khi ấy các NHTM nước ngoài cũng tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam, do đó tính cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên quyết liệt. Trong khi đó các NHTM Việt Nam còn nhiều yếu kém không chỉ về vốn mà còn ở năng lực chuyên môn, đặc biệt là trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến con số nợ xấu, một chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng ở ngân hàng. Hiện nay nợ xấu đang là một trong những lo ngại hàng đầu của các các NHTM trong nước. Tính đến cuối quý 1 năm 2012, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với con số nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Theo các báo cáo tài chính quý 1/2012 của các ngân hàng như Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân Hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân Hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB), Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), dư nợ cho vay thì sụt giảm trong khi nợ xấu thì tăng nhanh. Hiện tượng này xảy ra ở cả các NHTM quốc doanh lẫn khối NHTM cổ phần tư nhân, ở cả các ngân hàng lớn cũng như những ngân hàng nhỏ. Trong khi đó những ngân hàng kể trên từng được đánh giá là có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng quản trị tốt, được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 17% và được Ngân Hàng Nhà Nước xếp nhóm 1 về tăng trưởng tín dụng. Nếu vậy thì đối với các ngân hàng được xếp vào các nhóm thấp hơn về tăng trưởng tín dụng thì tình hình nợ xấu sẽ đi đến đâu? Các con số về chỉ tiêu nợ xấu ở các ngân hàng thay đổi như thế nào qua các năm? Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của các ngân hàng ? Những nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên? Giải pháp hạ thấp tỷ lệ nợ xấu là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được làm rõ qua chuyên đề mang tên : “ Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá và phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2012 nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục. 2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010- 2012. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Viêt Nam giai đoạn 2010- 2012. Từ đó rút ra được những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của thực trạng nợ xấu. Mục tiêu 3: Dựa vào những tồn tại gặp phải, đề ra định hướng khắc phục và các giải pháp nhằm làm giảm tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thưong mại trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các website của Ngân hàng, qua các bài báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3.2. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp suy luận, phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối để phân tích số liệu cần nghiên cứu. Phân tích số liệu dựa trên lý thuyết, sử dụng phương pháp mô tả để giải thích, nhận xét và đánh giá các vấn đề liên quan đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi thời gian Số liệu được thu thập từ 2010-2012. Thời gian thực hiện đề tài 17/05/2013 đến 6/2013. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 Nợ xấu ở các ngân hàng là khoảng nợ mà ngân hàng cho khách hàng vay, nhưng ngân hàng lại không thể thu hồi được do khách hàng làm ăn thua lổ hay phá sản. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN được ban hành ngày 22/4/2005, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Đến ngày 21/1/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 02. Thông tư này đã sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó, việc phân loại nợ để trích lập dự phòng cụ thể được quy định lại theo hướng siết chặt hơn so với Quyết định 493. Cụ thể là các khoản nợ được xếp vào loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 và một phần nợ nhóm 1. Thông tư 02 sẽ được áp dụng từ ngày 1/6/2013. Nhưng vào ngày 27/5/2013 thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-NHNN sửa đổi một số điều trong Thông tư 02. Theo đó, ngày áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN sẽ được gia hạn thêm 1 năm và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2014. Vì vậy chuyên đề này được nghiên cứu dựa trên Quyết định 493. Các nhóm nợ thuộc khoản nợ xấu: Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất cao Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ này được đánh giá là không có khả năng thu hồi, nguy cơ mất vốn 1.1. Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2010-2011 Theo thống kê của Ngân Hàng Nhà nước, cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng là 2,5%, chưa bao gồm dư nợ của hệ thống ngân hàng đối với Tập Đoàn Công Nghiệp và Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin). Nếu tính thêm cả dư nợ đối với Vinashin thì tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2010 sẽ là 3,2% tổng dư nợ cho vay. Trong đó nợ xấu từ phía các doanh nghiệp quốc doanh chiếm đến 60% tổng số nợ xấu. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại tiếp tục tăng lên đến mức 3,3%. Hầu hết các ngân hàng niêm yết đều có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với năm 2010. Cụ thể là tính đến 30/9/2011, tổng nợ xấu của 8 NHTM niêm yết là 15.018 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm 55,22% tương ứng với số tiền cụ thể là 8.293 tỷ đồng. Tình hình gia tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 8 ngân hàng niêm yết được thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM tại 30/09/2011 (Nguồn: Theo CafeF/TTVN/BCTC các NHTM) CTG: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VCB: Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam STB: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín EIB: Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ACB: Ngân Hàng TMCP Á Châu SHB: Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội HBB: Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội NVB: Ngân Hàng TMCP Nam Việt Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng nêu trên đều tăng trong giai đoạn 2010-2011. Trong năm 2011, phần lớn các ngân hàng trên có tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm nợ thuộc nợ xấu. Cũng trong năm 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) là cao nhất (3,4%), cao hơn cả tỷ lệ nợ xấu bình quân của cả hệ thống ngân hàng (3,3%) ở cùng thời điểm. Bên cạnh đó, Ngân Hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân Hàng TMCP Nam Việt cũng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá cao (2,8%). Bên cạnh những ngân hàng đang lo ngại về tỷ lệ nợ xấu khá cao, thì cũng có những ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu thấp như Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (0,6%). Dù tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2011 không đồng đều nhau, nhưng nhìn chung các tỷ lệ nợ xấu đều tăng so với năm 2010. 1.2. Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM trong giai đoạn 2011-2012 Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến thời điểm cuối tháng 10, nợ xấu của toàn hệ thống chiếm khoảng 8,8 - 10% trên tổng dư nợ và tốc độ tăng nợ xấu đã chậm lại kể từ sau tháng 6. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều tăng trong 9 tháng qua. Nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như Vietcombank tăng 1,21%, ACB tăng 1,2%, Sacombank tăng 0,83%, BaoVietBank tăng 1,57%, NaviBank tăng 1,05%. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank chỉ tăng 0,12%, KienLongBank 0,01%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% (cuối năm 2011) xuống còn 2,96%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu 9 tháng đầu năm của một số các NHTM được thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng qua 9 tháng đầu năm 2012 (Nguồn: Theo CafeF/TTVN/BCTC các NHTM) Đáng lưu ý trong bức tranh nợ xấu của các ngân hàng thời gian qua là nhóm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) mà ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro 100%. Theo báo cáo tài chính, hiện nay tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dư nợ cho vay khách hàng của BaoVietBank đang ở mức cao nhất với 2,93%, tiếp đến là của LienVietPostBank với 1,46%; của Vietcombank là 1,42%; của BIDV là 1,22%; của MB là 1,07%; của KienLongBank là 1,36%. Nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng khác trong khi đó cũng xấp xỉ mức 1% như Vietinbank là 0,86%; của Techcombank 0,99%; của ACB là 0,81%; PGBank 0,83% ... Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 30/9/2012 (Nguồn: Theo CafeF/TTVN/BCTC các NHTM) Về con số cụ thể, ngân hàng BIDV có khoản nợ có khả năng mất vốn cao nhất, lên tới 3.984,4 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2012; của Vietcombank cũng hơn 3.200 tỷ đồng; của Vietinbank là 2.578 tỷ đồng. Ngân hàng ACB hiện có 829,1 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn; MB có 629,4 tỷ đồng; Techcombank là 610,8 tỷ đồng ... So với thời điểm cuối năm 2011, nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng đặc biệt tăng rất mạnh, ngoại trừ KienLongBank giảm gần 4%. Có thể kể đến một số cái tên như LienVietPostBank tăng đến 53 lần so với cuối 2011 (từ 4,48 tỷ đồng lên 243,8 tỷ đồng); của BaoVietBank tăng hơn 6 lần từ 23,5 tỷ đồng lên hơn 170 tỷ đồng. Một số khác cũng có mức tăng nợ nhóm 5 khá mạnh như tại Techcombank là 1,7 lần; của ACB gần 1,8 lần; Sacombank hơn 1,5 lần, Vietinbank 1,82 lần Ngân hàng Vietcombank tăng nợ nhóm 5 thêm 41%; của MB tăng 33,5%; của Navibank tăng 79%. Qua đó cho thấy tốc độ nợ xấu vẫn tăng chóng mặt so với các năm trước, khi năm 2008 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,17%; năm 2009 là 2,2%; 2010 là 2,14% và 2011 là 3,3% trên tổng dư nợ thì đến năm 2012 tỷ lệ này đã tăng gần gấp đôi và hiện đạt mức 6% (theo công bố của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại thời điểm đầu năm 2013). Hình 4: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng của tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2012 (Nguồn: Theo TTVN/BCTC các NHTM) Trong đó, tồn tại những ngân hàng có nợ xấu rất cao, điển hình như Agribank với nợ xấu chiếm 5,8% trên tổng dư nợ và con số tuyệt đối là 27.803 tỷ đồng. Nợ xấu của Agribank cũng tương đương với tổng nợ xấu của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB và ACB cộng lại. Ngân hàng SHB năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu cũng rất cao, tới 8,53% tương đương 4.844 tỷ đồng do ngân hàng này phải gánh thêm nợ xấu sau khi hợp nhất với Habubank. 1.3. Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay và đối tượng vay Nợ xấu là một trong những con số nhạy cảm, những thông tin chi tiết về nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng mà được công bố thì rất hiếm hoi. So với năm 2010 thì chỉ có năm 2011 những thông tin về nợ xấu mới được thống đốc ngân hàng nhà nước công bố một cách chi tiết hơn. Do đó khi phân tích tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực cho vay thì đề tài này chỉ tập trung vào năm 2011. 1.3.1. Tỷ lệ nợ xấu đối với tín dụng bất động sản và cho vay phi sản xuất Như đã biết thì hầu hết các ngân hàng thường cho vay ở nhiều lĩnh vực khác nhau như cho vay sản xuất và cho vay phi sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông thôn. Theo như các chuyên gia kinh tế phân tích thì những khoản cho vay phi sản xuất thường không được ưu tiên và khuyến khích so với các lĩnh vực khác bởi vì tỷ lệ rủi ro cao và dễ gây ra nợ xấu. Đó là lí do tại sao Ngân Hàng Nhà Nước quy định tỷ lệ tối đa các ngân hàng cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất không vượt quá 16% (theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN, thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành vào ngày 1/3/2011). Tỷ trọng cho vay phi sản xuất tính đến cuối năm 2011 là 14,7%. Tương ứng với con số cụ thể hơn 400.000 tỷ đồng cho vay ở lĩnh vực “phi sản xuất”. Thống kê toàn hệ thống ngân hàng đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 201.000 tỷ đồng giảm 14,25% so với 31/12/2010 (Cafeland - số liệu từ báo cáo của NHNN), chiếm khoảng 8,45% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Nếu chỉ xét trên toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam, thì tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản chỉ chiếm 8,45% tổng dư nợ, nhưng khi xét riêng các ngân hàng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi mà thị trường bất động sản được đánh giá là khá sôi động, thì tỷ lệ này lại là một con số rất đáng quan tâm. Theo báo cáo của Ngân Hàng Nhà Nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối 7/2011, dư nợ cho vay bất động sản lên đến 89.530 tỷ đồng, chiếm 11,96% so với tổng dư nợ, giảm 8,88% so với năm 2010. Nợ xấu bất động sản chiếm 3,8% trong tổng dư nợ bất động sản, trong đó khối ngân hàng cổ phần có tỷ lệ nợ xấu bất động sản cao nhất, chiếm 2,61% trong tổng dư nợ cho vay bất động sản của khối này. Đến 31/8/2012 dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 6,6% (Vneconomy - số liệu từ báo cáo của NHNN). Trong khi đó, dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, như vay kinh doanh bất động sản, vay đầu tư sản xuất kinh doanh và thế chấp bằng bất động sản… vào khoảng 57% tổng dư nợ, tức là khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng. 1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu đối với những khoản vay đầu tư chứng khoán Cùng với tín dụng bất động sản, tín dụng đầu tư chứng khoán cũng được xem là lĩnh vực không được khuyến khích phát triển tín dụng. Do đó Ngân hàng Nhà Nước giới hạn tỷ trọng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán không vượt quá 16% tổng dư nợ tín dụng. Chỉ có những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt quá 3% thì mới đủ diều kiên để cấp tín dụng cho những khách hàng đầu tư chứng khoán. Nếu căn cứ theo quy định này thì tổng dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán tính trên toàn hệ thống phải rất thấp vì không được mấy ngân hàng đủ tiêu chuẩn để cho vay đối với những khách hàng đầu tư chứng khoán, hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 3% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên trên thực tế thì lại khác, theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước hiện nay dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm 6,5% vốn tự có, và tổng dư nợ cho vay ở lĩnh vực này lên đến hơn 10.000 tỷ đồng, nếu tính cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tính đến ngày 31/5/2012, dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán khoảng 12.000 tỷ đồng tương đương 6,5% dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh BĐS và con số nợ xấu cho vay BĐS chiếm 10,3% tổng nợ xấu của hệ thống và nợ xấu khoảng 485 tỷ đồng (tapchitaichinh - báo cáo của các TCTD). Cùng với kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thì tỷ trọng dư nợ chứng khoán và bất động sản chiếm 10 đến 12% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng. Kết hợp với tỷ lệ dư nợ bất động sản của toàn hệ thống ngân hàng là 8,45% tổng dư nợ (nguồn báo cáo của NHNN) thì tỷ lệ dư nợ của những khoản vay đầu tư vào chứng khoán tính toán được là 1,55 - 3,55%. Nhìn chung thì cho vay bất động sản và cho vay đầu tư chứng khoán là những vực không đước khuyến khích, nhưng trên thực tế thì dư nợ trong hai lĩnh vực này lại khá cao, do đó nguy cơ nợ xấu cũng có xu hướng tăng. 1.3.3. Tỷ lệ nợ xấu đối với các doanh nghiệp nhà nước Trong những đối tượng vay tín dụng ở ngân hàng, thì các doanh nghiệp quốc doanh là một trong những khách hàng lớn của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh hoặc các ngân hàng mà cổ phần nhà nước chiếm đại đa số như Vietinbank, Vietcombank, Agribank, Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ... Vì vậy tỷ lệ nợ xấu ở những ngân hàng này cao hơn mức bình quân của toàn ngành là 3,3% (tính đến cuối năm 2011). Cụ thể, nợ xấu của các NHTM Nhà nước là 3,76% và của NHTM cổ phần ngoài quốc doanh lên tới 4,73%. Đơn cử trong nhóm NHTM Nhà nước, Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lên tới 6,14%, xấp xỉ gấp đôi mức bình quân của ngành, tiếp theo là Vietcombank 3,55% (báo Dân Trí - báo cáo của các TCTD). Theo thống kê năm 2010, nợ xấu từ phía các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 60% tổng số nợ xấu. Thêm vào đó đến thời điểm tháng 9/2012, theo báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì DNNN sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. Tốc độ tăng của tỷ lệ nợ xấu từ phía các DNNN giai đoạn 2010-2011 là 16,67% (nguồn Internet). Theo những số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến 09/2011, tổng dư nợ vay tại các ngân hàng của các DNNN lên đến 415.000 tỷ đồng, tương đương 16,9% tổng dư nợ tín dụng. Từ thực tế trên có thể thấy được dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước tại các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng mà cổ phần nhà nước chiếm đại đa số nói riêng, đang tăng lên trong giai đoạn 2010-2011, và kéo theo tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiêp quốc doanh tăng từ 60% lên đến 70%. Những con số này đã góp phần đẩy tỷ lệ nợ xấu bình quân của toàn ngành tăng lên mức mức 3,3% năm 2011 và sau đó là 6% năm 2012. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012 1.4.1. Các nhân tố chủ quan Thứ nhất, chính sách quản lí việc cho vay của các ngân hàng chưa được tốt. Đa phần các ngân hàng tập trung vào cho vay để kinh doanh bất động sản và đầu tư vào chứng khoán. Trong đó dư nợ bất động sản chiếm 8,45%, dư nợ đầu tư chứng khoán là 3,55%. Điển hình nhất là trường hợp của Agribank, lãnh đạo của Agribank đã thừa nhận là phần lớn số nợ xấu của ngân hàng là nằm đọng trong bất động sản và những dự án đầu tư từ những năm 2008, 2009. Tiến Sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy Ban Tài Chính quốc gia đã dẫn chứng ra trong 2,39 triệu tỷ đồng dư nợ, thì dư nợ bất động sản chiếm 10,8%. Tỷ lệ nợ xấu bất động sản trong tổng dư nợ cho vay bất động sản là 4%. Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Huỳnh Bữu Sơn, trước đây quá nhiều ngân hàng chú tâm vào việc cho vay bất động sản. Tuy nhiên, vốn cho lĩnh vực bất động sản bị siết chặt, bong bóng bất động sản vỡ tan. Nhiều dự án đóng băng khiến các doanh nghiệp địa ốc điêu đứng ... Điều này đã khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Những năm gần đây các ngân hàng luôn có xu hướng cho vay ở các lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, vì ngân hàng luôn kỳ vọng sẽ thu được lãi suất cao đối với những khoản vay đó. Nhưng vốn
Luận văn liên quan