Tăng trưởng kinh tế là m ột trong những thước đo quan trọng nhất về thu
nhập và là điều kiện cần thiết để một quốc gia có thể đạt được sự phồn thịnh trong
tương lai. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng hàng năm, thì duy trì tốc độ tăng trưởng
cao trong dài hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của chính sách phát triển kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao trong suốt
15 năm qua, nhờ đó Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đã kéo dài nhiề u
năm qua kể từ khi đất nước thống nhất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
đã được cải thiện đáng kể, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền
kinh tế khu vực và toàn thế giới.
Cùng với chu kỳ lên xuống của kinh tế thế giới, trong 15 năm qua nền kinh
tế Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ khác nhau: tăng trưởng cao và liên tục (1991-1995),
tăng trưởng có chiều hướng giảm sút (1996-2000), và tăng trưởng phục hồi
(2001-2005). với tốc độ tăng trưởng như vậy Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng
trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, đứng thứ hai Châu Á (sau Trung Quốc).
Những thành công trong tăng trưởng kinh tế đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng
cao mức sống người dân và cải thiện phúc lợi xã hội.
Trong 5 năm qua, nhìn trên mặt lượng, kinh tế Việt Nam dường như ngày
càng sáng sủa hơn, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên
những dấu hiệu yếu kém, thậm chí giảm sút chất lượng kinh tế đang ngày càng rõ
rệt, với một xuất phát điểm thấp, nền kinh tế bị lạc hậu so với các nước trong khu
vực và thế giới thì sự phát triển của kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa trên việc khai
thác các nguồn lực theo chiều rộng, hiệu quả súc cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn diễn ra châm chạp, mặt khác sự tăng trưởng kinh tế trong 15 năm
qua đã kéo theo sự gia tăng về bất bình đẳng xã hội, sự xuống cấp của môi trường
tự nhiên, và hậu quả là những tác động tiêu cực đang tác động trở lại quá trình tăng
trưởng kinh tế.
80 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3571 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1991- 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991-2005
GVHD : Trần Văn Hùng
SVTH : Khiếu Văn Công
Lớp : Kinh tế học – k29
TP. Hồ Chí Minh 5/2007
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 2
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là một trong những thước đo quan trọng nhất về thu
nhập và là điều kiện cần thiết để một quốc gia có thể đạt được sự phồn thịnh trong
tương lai. Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng hàng năm, thì duy trì tốc độ tăng trưởng
cao trong dài hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của chính sách phát triển kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao trong suốt
15 năm qua, nhờ đó Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế đã kéo dài nhiều
năm qua kể từ khi đất nước thống nhất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
đã được cải thiện đáng kể, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền
kinh tế khu vực và toàn thế giới.
Cùng với chu kỳ lên xuống của kinh tế thế giới, trong 15 năm qua nền kinh
tế Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ khác nhau: tăng trưởng cao và liên tục (1991-
1995), tăng trưởng có chiều hướng giảm sút (1996-2000), và tăng trưởng phục hồi
(2001-2005). với tốc độ tăng trưởng như vậy Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng
trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, đứng thứ hai Châu Á (sau Trung Quốc).
Những thành công trong tăng trưởng kinh tế đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng
cao mức sống người dân và cải thiện phúc lợi xã hội.
Trong 5 năm qua, nhìn trên mặt lượng, kinh tế Việt Nam dường như ngày
càng sáng sủa hơn, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên
những dấu hiệu yếu kém, thậm chí giảm sút chất lượng kinh tế đang ngày càng rõ
rệt, với một xuất phát điểm thấp, nền kinh tế bị lạc hậu so với các nước trong khu
vực và thế giới thì sự phát triển của kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa trên việc khai
thác các nguồn lực theo chiều rộng, hiệu quả súc cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn diễn ra châm chạp, mặt khác sự tăng trưởng kinh tế trong 15 năm
qua đã kéo theo sự gia tăng về bất bình đẳng xã hội, sự xuống cấp của môi trường
tự nhiên, và hậu quả là những tác động tiêu cực đang tác động trở lại quá trình tăng
trưởng kinh tế.
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
1.1: Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.1.1: Khái niệm về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những vấn đề mà tất cả các quốc gia
trên thế giới đều quan tâm, cùng với thời gian và sự phát triển kinh tế, thì việc
nghiên cứu và các quan niệm về vấn đề phát triển kinh tế ngày càng đi vào hệ
thống và hoàn thiện hơn.
Việc nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả
những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng là hết sức
quan trọng đối với mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Các nhà khoa học đều cho rằng tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng
đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới và là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong
mỗi giai đoạn của một quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong khoảng
thời gian nhất định ( thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế còn thể hiện ở nhiều
khía cạnh khác nhau, sự gia tăng thể hiện ở quy mô hay tốc độ tăng trưởng. Quy
mô tăng trưởng thể hiện hay phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ thì lại thể
hiện, phản ánh mang ý nghĩa so sánh tương đối nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Ngoài ra tăng trưởng kinh tế còn được xem ở dưới góc độ số lượng và chất
lượng. Số lượng tăng trưởng thể hiện ở bên ngoài của sự tăng trưởng và thường
thông qua các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng kinh tế như: tổng thu nhập quốc nội
(GDP), thu nhập bình quân đầu người. Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
thì các giá trị phản ánh sự tăng trưởng là: tổng giá trị sản suất (GO), tổng thu nhập
quốc dân (GNI) hoặc (GNDI), thu nhập quốc dân (NI)… trong đó GDP là chỉ tiêu
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 4
quan trọng và được chú ý nhiều nhất. Lượng tăng trưởng là thể hiện tốc độ tăng
trưởng của các chỉ tiêu nói trên.
Nếu các chỉ tiêu phản ánh trên cao thì có thể nói đó là biểu hiện tốt về mặt
lượng của tăng trưởng kinh tế.
1.1.2: Khái niện về phát triển kinh tế.
Các quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Phát triển
kinh tế được coi là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, cả về mặt chất và
lượng, và là sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa hai vấn đề kinh tế và xã hội của một
quốc gia. Phát triển kinh tế là quá trình phát triển lâu dài và quyết định bởi các
nhân tố nội tại trong nền kinh tế. Nội dung của phát triển kinh tế được phát triển
theo 3 tiêu thức:
Phát triển kinh tế là phản ánh nền kinh tế có sự gia tăng về thu nhập và mức
thu nhập bình quân trên đầu người cùng gia tăng, đây là tiêu thức thể hiện sự biến
đổi về lượng của một nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất
của một quốc gia và thực hiện các mục tiêu phát triển khác.
Phát triển kinh tế là sự biến đổi theo đúng cơ cấu kinh tế mà quốc gia đang
theo đuổi, đây chính là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế của
quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển hay so sánh trình độ phát triển kinh
tế giữa các nước với nhau người ta thường dựa vào cơ cấu kinh tế ngành mà các
quốc gia đạt được.
Phát triển kinh tế chính là quan tâm đến các vấn đề xã hội, mục tiêu cuối
cùng của phát triển kinh tế là việc xóa đói, giảm nghèo, hạn chế suy dinh dưỡng,
nâng cao tuổi thọ bình quân đầu người. Khả năng tiếp can các dịch vụ y tế, nước
sạch, trình độ dân trí, giáo dục… đạt được các mục tiêu trên là sự thay đổi về chất
xã hội của phát triển kinh tế.
Ngày nay các nước trên thế giới không chỉ quan tâm đến vấn đề phát triển
kinh tế mà là quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế bền vững. Quan niệm này lần
đầu tiên được ngân hàng thế giới (WB) đề cập đến vào năm 1987:” …Sự phát triển
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 5
đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai”. Đây là quan niệm nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống của con
người trong quá trình phát triển.
Ngày nay quan niệm về phát triển bền vững được đề cập đến một cách có hệ
thống và đầy đủ hơn, bên cạnh các yếu tố về môi trường, tài nguyên thiên nhiên, thì
yếu tố về môi trường xã hội cũng được đặt ra mang ý nghĩa không kém phần quan
trọng. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững đã xác định: phát
triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý giữa 3
mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh tê, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo
vệ môi trường.
Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát triển bền vững
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2020 “ phát triển
nhanh, hiệu quả, và bền vững”. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường “ gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn
định chính trị, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
1.1.3: các chỉ tiêu đo lượng tăng trưởng kinh tế:
Theo mô hình kinh tế thị trường thước đo sự tăng trưởng kinh tế được xác
định theo các chỉ tiêu của hệ thống tài sản quốc gia (SNA).
1.1 3.1: Tổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ trên phạm
vi lãnh thổ của một quốc gia trong thời kỳ nhất định. Tổng giá trị sản xuất được
tính theo hai cách: thứ nhất là tổng doanh thu bán hàng thu được là các đơn vị, các
ngành trong toàn bộ nền kinh tế, thứ hai là tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm
chi phí trung gian và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ.
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 6
1.1.3.2: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gồm tổng các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và trong thời gian nhất
định (thông thường là 1 năm).
Có 3 cách tính GDP là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối.
từ sản xuất:
GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế, và được đo bằng tổng
giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế.
GDP = VA = Ĩ VAi (i=1;n)
Trong đó : VA là giá trị gia tăng của nền kinh tế.
VAi là giá trị gia tăng của ngành i.
VAi = GOi – ICi
Trong đó: GOi tổng giá trị sản xuất ngành i
ICi chi phí trung gian ngành i
Từ tiêu dùng:
GDP là tổng chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình (C), chi tiêu của chính phủ
(G), đầu tư tích lũy tài sản (I), và xuất nhập khẩu ròng. NX=X - M
GDP = C + G + I + X - M
Tiếp cận từ thu nhập (phân phối)
: GDP được xác định trên cơ sở sự hình thành thu nhập của người lao động
(trên long (W)), thu nhập từ việc cho thuê thuế kinh doanh Ti, và cuối cùng là lợi
tức (Pr).
GDP = W + R + In + Pr + Pp + Ti
1.1.3.3: Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
Tổng thu nhập quốc dân GNI thay cho GNP, về mặt ý nghĩa là như nhau,
song nếu sử dụng GNI là muốn nói đến cách tiếp cận từ thu nhập còn GNP nói theo
góc độ sản phẩm sản xuất.
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 7
GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân
của một nước tạo ra trong khoảng thời gian nhất định.
GNI bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần
đầu, có tính đến các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Như
vậy, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo
con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
1. 1. 3. 4: thu nhập quốc dân (NI) National Income.
Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong khoảng
thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhấp quốc dân loại bỏ đi khấu hao vốn cố
định của nền kinh tế.
NI = GNI – Pp
1.1.3.5: Thu nhập quốc dân sử dụng: NDI (national disposable Income)
Là thu nhập của quốc gia mà để chi tiêu, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy
thuần trong một thời gian nhất định.
Thực chất NDI là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản
thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường
trú, song xét trong toàn bộ nền kinh tế thì hai yếu tố này triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy
NDI là NI. Sau khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài.
NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài(A)
A = Thu chuyển nhượng hiện _ chi chuyển nhượng hiện
hành từ nước ngoài hành ra nước ngoài
1. 1. 4 . Các chi tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế.
Để phản ánh sự phát triển kinh tế người ta thường một số chỉ tiêu chính:
1.1.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế: đó là các chỉ số thu
nhập và thu nhập bình quân trên đầu người, như trình bày ở phần tăng trưởng kinh
tế.
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 8
1.1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế có nghĩa là chỉ ra mối tương quan giữa các bộ phận trong nền
kinh tế, chỉ ra mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất
lượng giữa các bộ phận với nhau. Các chỉ số về cơ cấu kinh tế bao gồm:
Chỉ số cơ cấu dưới góc độ ngành:
Chỉ số cơ cấu ngành phản ánh tỷ lệ giữa các ngành như nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ trong GDP. Tỷ lệ giữa công nghiệp và dịch vụ trong GDP càng cao
thì thể hiện nền kinh tế ngày càng phát triển.
Chỉ số cơ cấu dưới góc độ lãnh thổ:
Cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo sự phân bố trí lực giữa các vùng, quá
trình chuyển dịch cơ cấu vùng cần bảo đảm sự phát triển can đối, hái hòa giữa các
vùng để bảo đảm tính bền vững trong quá trình phát triển.
Chỉ số cơ cấu dưới góc độ sở hữu:
Là muốn nói đến có bao nhiêu loại hình kinh tế tồn tại và phát triển trong hệ
thống kinh tế, xem xét loại hình nào có tính chất quan trọng trong nền kinh tế ….
1.1. 4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế bao gồm:
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động-năng suất lao động. Các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn-hệ số ICOR. Tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng
góp của tăng trưởng TFP. Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa gía trị sản xuất(GO)
và giá trị gia tăng (VA) – tỷ lệ chi phí trung gian (IC) trong sản xuất
1.1.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Bao gồm :khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước,
khả năh cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nươc, và năng lực cạnh tranh của
cả nền kinh tế nói chung.
1.1.4.5. Các chỉ tiêu phản ánh liên quan đến môi trường và xã hội:
Bao gồm các vấn đề như là:giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tiến bộ
và công bằng xã hội, chất lượng môi trường, tài nguyên thiên nhiên…
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 9
1.2: Sơ lược các mô hình tăng trưởng kinh tế.
1.2.1: Các mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế.
Adam Smith (1723 – 1790) được coi là người sáng lập ra kinh tế học với
việc xuất bản cuốn “của cải các nước”, “ đây là tác phẩm đầu tiên trình bày một
cách đầy đủ và có hệ thống nhất về kinh tế học. Nội dung của cuốn sách gồm 3
phần cơ bản:
Học thuyết về” giá trị lao động” Ông cho rằng chính lao động chứ không
phải đất đai, tiền bạc là nguồn gốc cơ bản để tạo ra của cải của đất nước.
Học thuyết “bàn tay vô hình” Ông cho rằng tự chính bản thân người lao động
sẽ hiểu rõ nhất cái gì có lợi cho họ, và một khi không bị chính phủ kiểm soát, chi
phối thì người lao động sẽ được lợi nhuận thúc nay họ sản xuất hàng hóa và dịch vụ
cần thiết thông qua thị trường tự do mà lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích xã hội.
Ong cho rằng “mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích công cộng, mà chỉ
nhằm vào mục đích riêng của mình. Và ở đây cũng như nhiều trường hợp khác,
người đó được bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ mục đích không nằm trong ý
định của mình. Và ông đánh giá vai trò của chính phủ như sau “ Bạn nghĩ rằng bạn
đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và bằng
những hành động can thiệp của mình. Không xảy phải như vậy đâu hãy để mặc,
hãy để mọi sự việc ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm
cho các bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như kỳ diệu, không ai cần kế
hoạch, không ai cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả”.
Ông cũng đưa ra lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì
được nấy” tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì được địa tô, công
nhân thì được tiền công. Ông cho rằng nguyên tắc phân phối này là công bằng, hợp
lý.
Nếu Adam Smith được coi là người sáng lập ra kinh tế học thì David
Riacordo (1772-1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Ông thừa kế tư
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 10
tưởng của Adam Smith và một số nhà kinh tế cổ điển khác đã cho ra đời trường
phái kinh tế cổ điển.
Ông cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, vì vậy ông nói
rằng các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn.
Trong từng ngành riêng biệt thì tỷ lệ này là khác nhau giữa các ngành và nó là một
tỷ lệ cố định. Vì vậy, theo quan điểm của ông thì đường đẳng lượng có hình chữ
“L”.
Hình 1: Đường đồng sản lượng có dạng chữ L
Trong ba yếu tố trên thì ông cho rằng đất đai là yếu tố quan trọng nhất và nó
cũng là giới hạn của tăng trưởng kinh tế. Vì ông lập luận rằng: “ tăng trưởng là kết
quả của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản
xuất long thực, chi phí này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn của
tăng trưởng”.
Hình 2:Đường tăng trưởng của Ricardo:
đất đai là giới hạn của tăng trưởng
K
Kb
Ka
La Lb L
R
Ro
Y
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 11
Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng RiCardo chia xã hội thành ba nhóm
người: địa chủ, tư bản và công nhân. Sự phân phối thu nhập các nhóm người này
phụ thuộc vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất, địa chủ thì được địa tô, công nhân
thì nhận tiền công, tư sản thì nhận được lợi nhuận. Do đó thu nhập của xã hội =tiền
công + lợi nhuận + địa tô.
Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường với sự linh hoạt của giá cả và
tiền công có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối của nền kinh tế và xác lập
nên những cân đối mới.
1. 2. 2: Mô hình của K Marx về tăng trưởng kinh tế.
a> Các yếu tố tăng trưởng kinh tế.
Theo Marx các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động,
vốn và tiến bộ kỹ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc
sản xuất giá trị thặng dư. Marx xem sức lao động đối với các nhà tư bản là một loại
hàng hóa đặc biệt, giống như mọi hàng hóa khác. Nó được các nhà tư bản mua trên
thị trường và tiêu thụ trong quá trình sản xuất. Nhưng hàng hóa sức lao động khác
với hàng hóa khác là nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó
bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Về yếu tố kỹ thuật, Marx phân tích: Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng
dư, họ tìm mọi cách để tăng thời gian làm việc của công nhân, giảm tiền lương hay
nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kỹ thuật. Do hai phương pháp trên đều
có giới hạn nên nhà tư bản chủ yếu dựa vào cải tiến kỹ thuật.
b> Sự phân chia giai cấp trong xã hội.
GVHD: TRẦN VĂN HÙNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
SVTH:KHIẾU VĂN CÔNG 12
Cũng như Ricardo và các nhà kinh tế cổ điển, Marx chia xã hội ra làm ba
nhóm người: địa chủ, nhà tư bản, công nhân và hưởng ứng với thu nhập của ba
nhóm người này là đại tô, lợi nhuận và tiền công. Nhưng Marx cho rằng sự phân
phối này là không hợp lý mà ông cho rằng sự phân phối này mang tính chất bóc lột.
Do vậy Marx chia ba nhóm người này thành hai giai cấp là giai cấp bóc lột và giai
cấp bị bóc lột.
c> Các chi tiêu phản ánh tăng trưởng.
Marx chia hoạt động của xã hội ra làm hai lĩnh vực: Lĩnh vực sản xuất vật
chất và lĩnh vực phi sản xuất vật chất. Và Marx nói rằng chỉ có lĩnh vực sản xuất
vật chất mới tạo ra sản phẩm xã hội. Ngoài ra dựa vào thuộc tính hai mặt của lao
động Marx chia sản phẩm xã hội thành hai hình thái: hiện vật và giá trị.
Theo Marx thì lao động cụ thể thì tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động
trìu tượng là lao động tạo ra giá trị của hàng hóa. Marx nói: lao động cụ thể giữ
nguyên giá trị tư liệu sản xuất được sử dụng và chuyển vào giá trị hàng hóa mới
được sáng tạo ra (C) và lao động trìu tượng tạo ra giá trị mới (V+m). Về mặt hiện vật,
Marx chia thành hai bộ phận dựa vào công cụ của sản phẩm là: những sản phẩm
được sản xuất ra trong một giai đoạn sản xuất, rồi lại tiếp tục đi vào giai đoạn sản
xuất khác, được gọi là tư liệu sản xuất. Những sản phẩm sản xuất ra để trực tiếp phục
vụ đời sống con người gọi là tư liệu tiêu dùng.
Dựa vào sự phân chia như vậy Marx đưa ra khái niệm tổng sản phẩm XH và
thu nhập quốc dân để đánh giá hoạt động của nền kinh tế. Tổng sản phẩm xã hội là
toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra trong một thời gian nhất định bao gồm tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng (về mặt hiện vật). Về mặt giá trị bao gồm: tư bản bất
biến, tư bản khả biến và giá trị thặng dư (C+V+m). Thu nhập quốc dân là phần còn
lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã trừ đi các chi phí trong sản xuất và toàn bộ
tư liệu tiêu dùng. Về mặt giá trị bao gồm: tư bản khả